« Home « Kết quả tìm kiếm

Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường từ một số học thuyết kinh tế cận, hiện đại và vận dụng vào Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TỪ MỘT SỐ HỌC THUYẾT KINH TẾ.
- Tuy nhiên, xét ở góc độ quan niệm về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường thì lịch sử học thuyết kinh tế kể từ thời kỳ manh nha phát triển của CNTB đến nay là sự tranh luận giữa một bên đề cao vai trò của thị trường và một bên đề cao vai trò của nhà nước..
- Các đại biểu Cổ điển không phủ nhận sự tồn tại khách quan của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, họ chỉ chống lại sự can thiệp sâu, cứng nhắc, quá mức của nhà nước (sản phẩm của tư tưởng Trọng thương).
- tạo ra môi trường thể chế cho phát triển kinh tế thông qua hệ thống pháp luật.
- Keynes 2 cho rằng, cần phải tổ chức lại toàn bộ hệ thống kinh tế TBCN theo nguyên tắc lý thuyết mới.
- Chính ông đã làm một cuộc cách mạng về lý thuyết kinh tế trong đó nhấn mạnh vai trò của “bàn tay hữu hình” điều tiết nền kinh tế.
- Quan niệm về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở một số học thuyết kinh tế cận, hiện đại.
- Cũng giống như các nhà kinh tế Cổ điển, trường phái Tân cổ điển không xem xét vai trò của nhà nước một cách biệt lập mà đặt nó trong một hệ thống lý thuyết chung.
- Họ đưa ra một quan niệm tổng quát về nền kinh tế thị trường để từ đó đánh giá vai trò của nhà nước, phân biệt rõ chỗ nào để thị trường hoạt động, chỗ nào cần nhà nước can thiệp..
- Theo phái Tân cổ điển, nền kinh tế thị trường là một hệ thống mang tính ổn định, mà sự ổn định bên trong là thuộc tính vốn có chứ không phải là kết quả sự sắp đặt của nhà nước..
- Theo quan niệm phổ biến của phái Tân cổ điển, để lựa chọn được cách can thiệp hợp lý, nhà nước phải hiểu được cấu trúc của nền kinh tế thị trường, cơ chế vận hành của nó và tôn trọng những quy luật khách quan liên quan đến cung - cầu.
- Đây là cơ sở để nền kinh tế thị trường thích ứng với mọi sự thay đổi của giá cả.
- Chính chế độ sở hữu tư nhân là nhân tố cơ bản làm cho nền kinh tế thị trường luôn khôi phục được sự cân bằng chung.
- Do vậy, khi nhà nước thu hẹp không gian kinh tế của khu vực tư nhân chắc chắn dẫn tới sự bất ổn.
- Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, quyền tự do kinh doanh của các nhà sản xuất và quyền tự do lựa chọn của người tiêu dùng là những lực lượng chế ngự, chi phối.
- Khi nền kinh tế bắt đầu rơi vào tình trạng suy thoái, lãi suất sẽ giảm và do đó dẫn đến mức đầu tư tăng lên..
- Do vậy, để ổn định nền kinh tế và thích ứng với biến động suy thoái thì giải pháp tất yếu và cần thiết là sự can thiệp của chính phủ..
- Chính phủ có thể can thiệp vào nền kinh tế thông qua công cụ chính sách tài khóa, bao gồm thuế và chi tiêu ngân sách.
- Cách thức can thiệp của chính phủ như vậy sẽ dẫn đến hiệu ứng số nhân cho nền kinh tế..
- Sự gia tăng này cũng nhân bội sản lượng và thu nhập của nền kinh tế quốc dân.
- Khi nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng với mức sản lượng và việc làm cao hơn thì lạm phát tự động ngừng lại..
- Từ cách lập luận của Keynes có thể nhận định rằng, nền kinh tế thị trường không có khả năng tự điều tiết tuyệt đối và vô hạn.
- Keynes đề xuất phải tổ chức lại nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa theo một nguyên tắc gọi là: “Chủ nghĩa tư bản có điều chỉnh.”.
- Dựa trên cơ sở lý thuyết của Keynes, các nhà kinh tế học tiếp tục xây dựng thành trường phái Keynes.
- Trường phái Keynes đã phát triển việc phân tích nền kinh tế từ trạng thái tĩnh, ngắn hạn sang phân tích động, dài hạn.
- động kinh tế và tăng trưởng kinh tế, cụ thể hóa các chính sách kinh tế và hoàn thiện cơ chế điều chỉnh nền kinh tế TBCN..
- Chủ nghĩa tự do mới là một trong những trào lưu tư tưởng kinh tế lớn xuất hiện từ những năm 1930 và phát triển cho tới nay.
- Mặt khác, trường phái này lại muốn xây dựng một hệ thống lý thuyết mới nhằm điều tiết nền kinh tế thị trường hiện đại một cách có hiệu quả hơn trên cơ sở khai thác những luận điểm của các phái phi cổ điển..
- Lý thuyết tự do kinh tế ở Mỹ biểu hiện thành nhiều trào lưu cụ thể với những tên gọi khác nhau.
- Trong đó nổi bật là phái Trọng tiền, phái Trọng cung, và phái Kinh tế vĩ mô mong đợi hợp lý..
- Phái Trọng tiền (còn gọi là phái Chicago) đứng đầu là Milton Friedman 3 đã cổ vũ nhiệt tình cho một nền kinh tế thị trường tự do không có sự can thiệp của chính phủ.
- Theo phái Trọng tiền, sự can thiệp của nhà nước thường phá vỡ những cân bằng tự nhiên của thị trường - do vậy có hại cho nền kinh tế.
- Milton Friedman chủ trương để cho nền kinh tế thị trường tự do điều tiết, nhà nước can thiệp chỉ làm xấu thêm tình hình của thị trường, vì nếu thị trường có khuyết tật thì bản thân nhà nước cũng có khuyết tật của nó.
- Trong hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách cơ bản và quan trọng nhất chính là chính sách tiền tệ..
- Phái Trọng cung thì cho rằng, nguyên nhân làm nền kinh tế Mỹ suy yếu cả ở trong nước và cả trên thị trường quốc tế những năm 1970 nằm ngay trong chính sách kinh tế của nhà nước Mỹ.
- Họ đề cao một chính sách kinh tế giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của nhà nước bằng cách kết hợp giữa giảm thuế và bãi bỏ các qui định hạn chế gây cản trở cho sức cung.
- 3 Milton Friedman Nhà kinh tế học Mỹ, được giải Nobel Kinh tế năm 1976..
- 4 Chủ tịch hội đồng cố vấn kinh tế của tổng thống Mỹ R.
- Phái Kinh tế vĩ mô mong đợi hợp lý cũng cho rằng, đa số chính sách của nhà nước ít có tính hiệu quả, hoặc chỉ đạt hiệu quả ở mức rất thấp.
- Xuất phát từ giả định trong nền kinh tế thị trường hiện đại, ứng xử kinh tế của mọi người đều dựa trên những dự liệu hợp lý, dân chúng có thể hiểu biết về tình trạng của nền kinh tế không kém gì nhà nước và các nhà kinh tế học chuyên nghiệp.
- Tựu chung lại, các phái của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ về cơ bản đều cho rằng, chính sách can thiệp kinh tế của nhà nước có hại nhiều hơn có lợi và nên giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế..
- Cách nhìn nhận của phái Kinh tế thị trường xã hội về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế có sự khác biệt so với các phái tự do mới của Mỹ.
- Nền kinh tế thị trường xã hội đòi hỏi nhà nước phải mạnh.
- Như vậy, trong nền kinh tế thị trường xã hội, nhà nước phải đề ra những chính sách kinh tế tích cực, tức là nhà nước phải là người bảo vệ sở hữu tư nhân, phải có trách nhiệm không để cho các nguyên tắc cạnh tranh bị phá vỡ, phải đưa ra những khuôn khổ và qui tắc, “luật chơi”.
- Mặt khác, nhà nước phải làm cho nền kinh tế thị trường càng ngày càng mang tính xã hội, làm dịu các mâu thuẫn xã hội thông qua phân phối lại thu nhập quốc dân.
- Theo phái này, tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá chính sách cũng như vai trò kinh tế của nhà nước và khu vực tư nhân trước sau vẫn là hiệu quả kinh tế.
- Cho nên khả năng giải quyết các vấn đề xã hội của nhà nước về căn bản phụ thuộc vào tính hiệu quả của nền kinh tế.
- Với các quan điểm nêu trên, những đại biểu của học thuyết nền kinh tế thị trường xã hội ở Đức đã đưa nhà nước lên tầm cao hơn hẳn chủ nghĩa tự do cũ.
- Trong mô hình nền kinh tế thị trường xã hội, về nguyên tắc, nguyên lý nhà nước tối thiểu vẫn có giá trị với việc duy trì hiệu năng và tạo ra những cân bằng xã hội bên ngoài nền kinh tế.
- Quan điểm của một số trào lưu kinh tế khác.
- Ngoài các trường phái cơ bản đã phân tích ở trên, còn nhiều trào lưu kinh tế hiện đại cũng thể hiện quan điểm của mình về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
- Có thể kể đến Chủ nghĩa thể chế, trào lưu chính sau Keynes, kinh tế học Phái tả, Kinh tế chính trị cấp tiến....
- Trong lý luận kinh tế của mình, những người theo Chủ nghĩa thể chế phê phán tư tưởng tự do và cách tiếp cận nền kinh tế theo kiểu vi mô của Tân cổ điển, ủng hộ sự can thiệp của nhà nước trong quản lý nền sản xuất.
- Họ đưa ra khẩu hiệu “kiểm tra về mặt xã hội,” tuyên truyền cho việc tổ chức điểu chỉnh nền kinh tế trong điều kiện của CNTB độc quyền nhà nước.
- Samuelson 7 với quan điểm về nền kinh tế hỗn hợp.
- 6 Wesley Mitchell nhà kinh tế Mỹ thuộc trường phái thể chế.
- Samuelson (sinh năm 1915), nhà kinh tế Mỹ, được giải Nobel kinh tế năm 1970.
- Tuy nhiên, trên thực tế, điều khó khăn nhất đối với điều hành kinh tế của các chính phủ là xác định được ranh giới này..
- Kinh tế học Phái tả cũng là trường phái phê phán gay gắt các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới.
- Từ đó, kinh tế học Phái tả chủ trương dùng kế hoạch hóa thay thế thị trường để kinh doanh hàng hóa.
- Kỹ thuật hiện đại cũng đòi hỏi tăng cường vai trò của nhà nước hiện đại, trong đó có vai trò kinh tế của nhà nước.
- Họ chủ trương xây dựng chế độ tư hữu lớn và kế hoạch hóa dân chủ nền kinh tế.
- Kinh tế chính trị học Cấp tiến cho rằng, nhà nước tư sản có hai chức năng: một là, thực hiện tích lũy tư bản, duy trì nhịp độ ổn định tăng trưởng kinh tế.
- Đánh giá quan niệm của các trường phái kinh tế trong lịch sử về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
- Đánh giá một cách khách quan, nhà nước luôn là một bộ phận hữu cơ nằm trong cấu trúc tổng thể của kinh tế thị trường.
- Sự khác biệt giữa các giai đoạn lịch sử và các quốc gia chỉ ở chỗ tính chất của nhà nước như thế nào, cách thức can thiệp, quản lý điều tiết và hệ quả của sự can thiệp này ra sao đối với nền kinh tế.
- Tất cả các trường phái kinh tế lớn trong lịch sử học thuyết kinh tế đều đề cập đến vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
- Từ việc hệ thống hóa quan niệm của các trường phái về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường có thể thấy, không một cách.
- Galbraith nhà kinh tế học Phái tả của trường đại học Harvard..
- tiếp cận nào mang tính vạn năng, có thể giải đáp được tất cả các tình huống khác nhau của nền kinh tế.
- Do vậy, tác động thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển kinh tế thị trường của mỗi cách tiếp cận đều có những giới hạn nhất định..
- Cuộc khủng hoảng này đòi hỏi nhìn nhận lại nguyên lý cân bằng, hài hoà trong việc giải quyết mối quan hệ giữa thị trường và nhà nước trong vận hành nền kinh tế thị trường.
- Rõ ràng là nếu nhà nước bỏ mặc thị trường, để thị trường tự do chi phối thì nền kinh tế sớm muộn cũng sẽ lâm vào tình trạng bất ổn và khủng hoảng.
- Đây là một gợi ý cho việc hoạch định chiến lược và chính sách phát triển cho Việt Nam: không được buông lỏng vai trò và chức năng quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường.
- Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở các nước XHCN theo mô hình cũ là một bằng chứng.
- Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng sai lầm trong chính sách và điều hành của chính phủ cũng gây hậu quả cho nền kinh tế to lớn không kém gì sai lầm do điều tiết thị trường tự phát gây ra.
- Lịch sử phát triển của kinh tế thị trường minh chứng rõ sự thay đổi của các lý thuyết kinh tế thống trị gắn với các chu kỳ của nền kinh tế TBCN: khi nền kinh tế bị khủng hoảng do vai trò điều tiết của nhà nước bị xem nhẹ, còn thị trường được “thả lỏng” thì lý thuyết Keynes được đề cao.
- Còn khi nền kinh tế trì trệ kéo dài do nhà nước can thiệp quá mức kìm hãm tính năng động của các lực lượng thị trường thì lúc đó, lý thuyết “bàn tay vô hình” và trường phái Tân cổ điển phục hồi trở lại và chiếm ưu thế.
- Thực ra, đây là một quá trình điều chỉnh để tái lập sự cân bằng chức năng nh à nước - thị trường trong việc điều hành nền kinh tế [5]..
- Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Từ những lý thuyết kinh tế chính trên thế giới và các mô hình thực tiễn về vai trò của nhà nước trong kinh tế thị trường ở một số quốc gia, có thể kiểm nghiệm lại việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường ở Việt Nam thời gian qua.
- Trải qua hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã có những thành công bước đầu trong việc hình thành và hoàn thiện cơ chế thị trường, cũng như điều chỉnh vai trò tương ứng của nhà nước trong nền kinh tế.
- Trước hết, đó là sự thay đổi cơ bản quan niệm về chức năng của nhà nước trong nền kinh tế.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã xác định rõ định hướng đổi mới chính sách căn bản là: “Tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế.
- Tuy nhiên, những chuyển biến tích cực trong việc xác định lại vai trò kinh tế của nhà nước thời gian qua vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thời kỳ phát triển mới.
- nhà nước còn can thiệp quá sâu vào quá trình vận hành của kinh tế thị trường.
- Những thách thức trên cho thấy, việc xác định vai trò kinh tế của nhà nước là một quá trình khó khăn, phức tạp..
- cả vô hình lẫn hữu hình mới là yếu tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển..
- Việc xác định rõ hơn vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong thời gian tới là cần thiết và cần chú ý một số điểm cơ bản sau đây:.
- Một là, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về kinh tế.
- Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam phải thực hiện vai trò quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế, nghĩa là thực hiện tổng thể các tác động có tổ chức bằng quyền lực của nhà nước đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân và các bộ phận cấu thành của nó, thông qua các công cụ kinh tế, pháp luật, hành chính.
- Bên cạnh đó, cần từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế.
- Đồng thời, phải coi kế hoạch hóa là công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế.
- Hai là, coi trọng đúng mức chức năng “làm kinh tế” của nhà nước.
- Thực tế phát triển kinh tế của Việt Nam cho thấy vẫn cần có sự hiện diện của nhà nước trong nền kinh tế để phát huy mọi nguồn lực cho phát triển, để sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, vốn, tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
- Tuy nhiên, để thực thi có hiệu quả chức năng này, nhà nước cần tìm ra những giải pháp thích hợp về kinh tế và xã hội đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước còn kém hiệu quả.
- Ba là, thực hiện tốt chức năng của “nhà nước phúc lợi.” Với nhiệm vụ xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN, bên cạnh việc chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, Việt.
- Như vậy, nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam cùng một lúc phải thực hiện nhiều vai trò khác nhau.
- Đây là những nhiệm vụ không dễ dàng, đòi hỏi nỗ lực cao từ phía nhà nước, người dân và các tác nhân khác trong nền kinh tế..
- Mối tương quan “động” này về chức năng chính là yếu tố làm cho mối quan hệ nhà nước - thị trường luôn là vấn đề được bàn luận sôi nổi trong lý thuyết và thực tiễn phát triển kinh tế thị trường.