« Home « Kết quả tìm kiếm

Vai trò của phân hữu cơ trong cải thiện tính chất hóa học đất và năng suất của bưởi Năm Roi ở Hậu Giang


Tóm tắt Xem thử

- VAI TRÒ CỦA PHÂN HỮU CƠ TRONG CẢI THIỆN TÍNH CHẤT HÓA HỌC ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT CỦA BƯỞI NĂM ROI Ở HẬU GIANG.
- Bưởi Năm Roi, đất liếp, hóa học đất, năng suất trái, phân hữu cơ.
- Nghiên cứu được thực hiện trên đất liếp trồng bưởi Năm Roi ở Châu Thành – Hậu Giang nhằm mục tiêu: khảo sát hiệu quả của sử dụng phân hữu cơ tại các nông hộ trong cải thiện tính chất hóa học đất và năng suất bưởi Năm Roi ở Châu Thành – Hậu Giang.
- Hai nhóm vườn, gồm có bón phân hữu cơ (trung bình 1,71 tấn/ha) và không bón phân hữu cơ, có tính tương đồng về kỹ thuật canh tác và độ tuổi cây (3-5 năm tuổi) được chọn trong nghiên cứu.
- Tuy nhiên, các vườn trồng bưởi bón phân hữu cơ có sự gia tăng khả năng trao đổi cation (CEC), hàm lượng chất hữu cơ, lân hữu dụng Bray-2, K, Ca và Mg trao đổi trong đất.
- Năng suất trái bưởi của nhóm vườn có bón phân hữu cơ đạt năng suất trung bình 10,7 tấn/ha cao hơn khác biệt so với nhóm vườn trồng bưởi không có bón phân hữu cơ (7,2 tấn/ha)..
- Vai trò của phân hữu cơ trong cải thiện tính chất hóa học đất và năng suất của bưởi Năm Roi ở Hậu Giang.
- đó, người dân chưa áp dụng các biện pháp cải tạo đất trồng hợp lý, lạm dụng phân hóa học, bón phân mất cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng NPK (652gN, 375gP 2 O 5 và 179gK 2 O/cây/năm) (Nguyễn Thị Thúy Kiều và Ngô Ngọc Hưng, 2019).
- Ngoài ra, nông dân chưa quan tâm đến vai trò của phân hữu cơ trong việc cải tạo đất, bởi vì ủ phân hữu cơ tốn khá nhiều công sức và thời gian so với sử dụng phân hóa học.
- Diện tích trồng bưởi Năm Roi của tỉnh Hậu Giang tập trung nhiều nhất ở huyện Châu Thành, phần lớn nông dân canh tác bưởi ở đây ít sử dụng phân hữu cơ bón cho cây.
- Bón phân hữu cơ không chỉ giúp cải thiện các đặc tính lý, hóa và sinh học trong đất mà còn gia tăng hàm lượng dinh dưỡng hữu dụng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng (Islam et al., 2017).
- Theo Võ Văn Bình và ctv., (2014), bón phân hữu cơ với lượng 20kg/cây kết hợp với lượng phân vô cơ theo khuyến cáo cho cây chôm chôm ở Bến Tre đã làm gia tăng giá trị pH đất, chất hữu cơ, K trao đổi, phần trăm bazơ bão hòa trong đất đưa đến cải thiện độ màu mỡ của đất và cải thiện năng suất trái.
- Bên cạnh đó, bón phân hữu cơ còn góp phần làm gia tăng: số nhánh trên cây, đường kính cây, tỷ lệ đậu trái, kích cỡ trái, độ Brix, TSS, từ đó làm gia tăng năng suất trái và chất lượng trái (Khehra and Bal, 2014.
- Ở ĐBSCL đã có các nghiên cứu công bố về ảnh hưởng của sử dụng phân hữu cơ đến sự thay đổi của các tính chất hóa học của đất vườn cây ăn trái (Võ Văn Bình và ctv., 2017).
- Tuy nhiên, việc khảo sát về hiện trạng sử dụng phân hữu cơ và vai trò của nó trên cây bưởi Năm Roi còn khá hạn chế.
- Do đó, đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu: khảo sát hiệu quả của sử dụng phân hữu cơ tại các nông hộ trong cải thiện tính chất hóa học đất và năng suất bưởi Năm Roi ở Châu Thành – Hậu Giang..
- trạng canh tác như sau: tuổi liếp trồng bưởi Năm Roi trung bình 15-18 năm, chiều cao của lớp đất mặt so với mực nước mương trong vườn là 0,5m.
- Nhóm nhà vườn có sử dụng phân hữu cơ bón cho đất trồng bưởi (63,3%) đạt năng suất trái cao hơn so với nhóm nhà vườn không bón hữu cơ (36,7%)..
- 2.2 Khảo sát tình hình sử dụng phân hữu cơ và dạng phân hữu cơ.
- Theo kết quả điều tra của Nguyễn Thị Thúy Kiều và Ngô Ngọc Hưng (2019) về tình hình sử dụng phân hữu cơ trong hai năm gần nhất, với lượng phân hữu cơ trung bình bón cho cây bưởi là 1,71 tấn/ha/năm.
- Vườn bón phân hữu cơ cao nhất là 3,14 tấn/ha/năm và vườn bón phân hữu cơ thấp nhất là 0,93 tấn/ha/năm.
- Phân hữu cơ được nông dân tự ủ từ xác bã thực vật (rơm, cỏ và lục bình) kết hợp với phân gà.
- Trong khảo sát này, hàm lượng dinh dưỡng có trong phân hữu cơ chưa được xác định..
- Phương pháp thu mẫu đất: mẫu đất được thu ở độ sâu 0 - 20cm và 20 - 40cm để xác định một số tính chất hóa học trong đất.
- Một số chỉ tiêu phân tích trong đất: pH, EC (mS/cm), carbon hữu cơ, P hữu dụng, cation trao đổi trong đất (Ca, Na, Mg, K) và sa cấu..
- 4 Carbon hữu cơ %C Phương pháp Walkley-Black.
- 3.1 Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến giá trị pH và EC trong đất.
- Hình 1 cho thấy giá trị pH và EC giữa hai nhóm vườn canh tác bưởi không có sự chênh lệch lớn ở cả 2 độ sâu: 0-20 cm và 20-40 cm.
- Giá trị pH của các vườn trồng bưởi đều nhỏ hơn 5,0.
- Bón phân hữu cơ không chỉ làm gia tăng giá trị pH, mà còn có thể làm.
- giảm giá trị pH nhưng không đáng kể (Yousefzadeh et al., 2015).
- (2014), bón phân hữu cơ đã làm gia tăng giá trị pH trong đất vườn trồng chôm chôm có ý nghĩa thống kê so với không có bón.
- Theo kết quả nghiên cứu của Courtney and Mullen (2008), bón phân hữu cơ làm gia tăng giá trị EC trong đất là do trong phân hữu cơ có chứa các dinh dưỡng khoáng như: Ca, Na và Mg.
- Tuy nhiên, trong kết quả của nghiên cứu này lại chưa cho thấy có sự khác biệt về giá trị EC trong đất khi có bón phân hữu cơ.
- Giá trị trung bình của EC trong đất trồng bưởi là 0,15 mS/cm, với khoảng giá trị này thì không gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây bưởi..
- Hình 1: Giá trị pH và EC giữa hai nhóm vườn canh tác bưởi ở độ sâu 0-20 (n=15) và 20-40 cm (n=15) (Ghi chú: các thanh đứng trên các cột thể hiện độ lệch chuẩn (Standard Deviation))..
- 3.2 Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến giá trị CEC và chất hữu cơ trong đất.
- Khả năng trao đổi cation trong đất giữa hai nhóm vườn canh tác bưởi có sự khác biệt giữa các giá trị trung bình ở cả hai độ sâu khảo sát (Hình 2a).
- Cụ thể, ở độ sâu 0-20 cm nhóm vườn canh tác bưởi có bón phân hữu cơ là 22,1 meq/100g và nhóm vườn canh tác bưởi không bón phân hữu cơ là 19,0.
- meq/100g lớn hơn so với nhóm vườn canh tác bưởi không bón phân hữu cơ là 19,7 meq/100g.
- Theo thang đánh giá của Landon (1984), CEC của đất vườn canh tác bưởi Năm Roi ở mức trung bình.
- Hình 2 cho thấy, bón phân hữu cơ đã làm gia tăng giá trị CEC trong đất, dẫn đến cải.
- Hình 2: Giá trị CEC và carbon hữu cơ giữa hai nhóm vườn canh tác bưởi ở độ sâu 0-20 (n=15) và 20- 40 cm (n=15).
- (Ghi chú: các thanh đứng trên các cột thể hiện độ lệch chuẩn (Standard Deviation)) Kết quả trình bày ở Hình 2b cho thấy hàm lượng.
- chất hữu cơ trong đất giữa hai nhóm vườn canh tác bưởi có sự khác biệt giữa các giá trị trung bình ở cả hai độ sâu khảo sát.
- Cụ thể, hàm lượng chất hữu cơ ở các vườn có bón phân hữu cơ là 2,52% và 2,19%C (tương ứng ở độ sâu 0-20 cm và 20-40 cm) cao hơn so với nhóm đất vườn không bón phân hữu cơ lần lượt là: 1,89% và 1,52%C.
- Bón phân hữu cơ đã làm gia tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất, tuy nhiên, hàm lượng chất hữu cơ trong đất chỉ ở mức trung bình (theo thang đánh giá của Metson, 1961)..
- 3.3 Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến hàm lượng lân hữu dụng và K trao đổi trong đất.
- Hàm lượng lân hữu dụng trong đất giữa hai nhóm vườn canh tác bưởi có sự khác biệt giữa các.
- giá trị trung bình ở cả hai độ sâu khảo sát (Hình 3a)..
- (2011), đối với nhóm vườn canh tác bưởi có bón phân hữu cơ với hàm lượng lân hữu dụng trong đất rất cao ở độ sâu 0-20 cm và trung bình ở độ sâu 20-40 cm.
- Nhóm vườn canh tác bưởi không bón phân hữu cơ với hàm lượng lân hữu dụng được đánh giá ở mức nghèo..
- Bón phân hữu cơ đã làm gia tăng hàm lượng lân hữu dụng trong đất so với không bón phân hữu cơ (Hình 3a).
- Bón phân hữu cơ đã làm gia tăng hoạt động của vi sinh vật trong đất, các vi sinh vật này có vai trò hòa tan P ở các dạng khó tiêu sang dạng hữu dụng (Yousefzadeh et al., 2015)..
- Hình 3: Giá trị lân hữu dụng và kali trao đổi giữa hai nhóm vườn canh tác bưởi ở độ sâu 0-20 (n=15) và 20-40 cm (n=15).
- Tương tự với kết quả hàm lượng lân hữu dụng trong đất, hàm lượng kali trao đổi trong đất trồng bưởi Năm Roi ở 2 nhóm vườn có sự khác biệt về giá trị trung bình (Hình 3b), kali trao đổi của nhóm vườn có bón phân hữu cơ là 0,67 và 0,46 meq/100g (tương ứng ở độ sâu 0-20 cm và 20-40 cm) cao hơn nhóm đất vườn không bón phân hữu cơ lần lượt là 0,40 và 0,34 meq/100g.
- Theo Mylavarapu and Zinati (2009), bón phân hữu cơ đã làm gia tăng hàm lượng kali trao đổi trong đất, góp phần cải thiện độ phì của đất..
- 3.4 Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến hàm lượng cation trao đổi và thành phần cấp hạt trong đất.
- Hàm lượng Ca và Mg trao đổi trong đất trồng bưởi Năm Roi ở 2 nhóm vườn canh tác có sự khác.
- biệt ý nghĩa thống kê, riêng hàm lượng Na không có sự khác biệt (Bảng 2).
- Hàm lượng Ca trao đổi của vườn có bón phân hữu cơ ở độ sâu 0-20 cm và 20- 40 cm đều là 10,2 meq/100g, cao hơn nhóm vườn không bón phân hữu cơ (lần lượt là 7,47 và 8,76 meq/100g).
- Hàm lượng Mg trao đổi của vườn có bón phân hữu cơ là 8,78 và 9,57 meq/100g (độ sâu 0-20 cm và 20-40 cm, tương ứng), cao hơn so với nhóm vườn không bón phân hữu cơ (lần lượt là 6,24 và 7,44 meq/100g).
- (2001), hàm lượng Ca và Mg trao đổi trong đất vườn canh tác bưởi Năm Roi ở mức cao.
- Hàm lượng Na trao đổi trong đất vườn canh tác bưởi Năm Roi dao động từ 0,42-0,60 meq/100g.
- Bảng 2: Hàm lượng cation trao đổi và thành phần cấp hạt trong đất trồng bưởi Năm Roi ở 2 nhóm vườn canh tác.
- Vườn canh tác.
- Có bón phân.
- hữu cơ (n=15).
- Không bón phân hữu cơ (n=15).
- ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê) 3.5 Vai trò của phân hữu cơ trong cải thiện.
- năng suất trái bưởi (tấn/ha).
- Kết quả trình bày trong Bảng 3 cho thấy, năng suất trung bình ở nhóm vườn canh tác không bón phân hữu cơ là 7,24 tấn/ha thấp hơn nhiều so với nhóm vườn canh tác có bón phân hữu cơ là 10,7 tấn/ha.
- Bón phân hữu cơ đã làm gia tăng hàm lượng chất hữu cơ, lân hữu dụng, CEC, từ đó đưa đến cải thiện năng suất trái..
- Bảng 3: Năng suất trái bưới giữa hai nhóm vườn canh tác.
- bón phân hữu cơ (n=15).
- Giá trị thấp nhất 4,67.
- Giá trị cao nhất 11,3.
- Có bón phân hữu cơ (n=15).
- Giá trị thấp nhất 6,02.
- Giá trị cao nhất 21,6.
- Đất trồng bưởi của hai nhóm vườn không có sự khác biệt về sa cấu, pH, EC và Na trao đổi.
- Tuy nhiên, các vườn trồng bưởi bón phân hữu cơ có sự gia tăng khả năng trao đổi cation (CEC), hàm lượng chất hữu cơ, lân hữu dụng Bray-2, K, Ca và Mg trao đổi trong đất.
- Năng suất trái bưởi ở các vườn có bón phân hữu cơ đạt năng suất trung bình 10,7 tấn/ha cao hơn khác biệt so với vườn trồng bưởi không có bón phân hữu cơ (7,24 tấn/ha)..
- Khảo sát hiện trạng canh tác bưởi 5 Roi trồng trên đất liếp ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
- Phân tích hiệu quả kinh tế của phân hữu cơ trên vườn cây ăn trái ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Hiệu quả của phân hữu cơ để cải thiện độ phì nhiêu đất và năng suất trái chôm chôm tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre