« Home « Kết quả tìm kiếm

VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER ĐỐI VỚI SỰ ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY


Tóm tắt Xem thử

- VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER ĐỐI VỚI SỰ ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY.
- Phật giáo Nam tông Khmer, phát triển xã hội.
- Mục đích của bài viết là đánh giá vai trò của Phật giáo Nam tông Khmer đối với sự ổn định và phát triển xã hội hiện nay, dựa trên nguồn dữ liệu khảo sát về đời sống kinh tế- xã hội của đồng bào Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long (2011).
- Các bằng chứng định lượng của cuộc khảo sát đã cho thấy rằng, vai trò đó được thể hiện thông qua (1) những lời huấn thị của Đức Phật đối với hành động của tín đồ trong sự ổn định và phát triển xã hội, (2) vai trò của sư sãi, tín đồ trong các hoạt động tuyên truyền thực hiện tốt chủ trương “Đạo pháp- Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”, hoạt động từ thiện và những mong muốn của sư sãi, tín đồ phật tử đối với sự phát triển và ổn định xã hội.
- Từ đó, bài viết gợi mở một số giải pháp tiếp tục phát huy vai trò của Phật giáo Nam tông Khmer đối với sự phát triển xã hội theo hướng bền vững..
- Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng đất hội tự khá nhiều tôn giáo lớn như Phật giáo, Công giáo, Hồi giáo, Phật giáo Hòa hảo….
- Trong đó, có hơn ½ là tín đồ phật giáo, bao gồm cả tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer (Tổng Cục thống kê, 2010).
- Điều này cho thấy, Phật giáo nói chung, Phật giáo Nam tông Khmer đã góp phần làm cho đời sống tôn giáo ở.
- Phật giáo Nam tông đã có mặt ở Đồng bằng sông Cửu Long từ rất sớm (vào khoảng thế kỷ thứ IV).
- Tính đến tháng 6/2010, Phật giáo Nam tông Khmer đã có 453 ngôi chùa với tổng số 8.017 chư Tăng, tăng hơn 20% so với thời điểm 1981, chiếm 19,3% tổng số sư trong.
- Có thể nói, trong ngôi nhà chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Nam tông Khmer đã có sự phát triển khá nhanh về số lượng tín đồ cũng như cơ sở thờ tự..
- Trong những năm gần đây, Phật giáo Nam tông Khmer đã nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động tín đồ thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện tốt phương châm “Đạo pháp- Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”.
- Ngoài ra, các tín đồ, sư sãi, chức sắc của Phật giáo Nam tông Khmer cũng đã tích cực trong các hoạt động từ thiện xã hội, góp phần xoa dịu nỗi đau của những người nghèo khổ, đảm bảo tốt an sinh xã hội đối với những nhóm xã hội dễ bị tổn thương.
- Như vậy, trong quá trình đồng hành cùng với dân tộc, Phật giáo Nam tông Khmer có vai trò quan trọng đối với sự ổn định và phát triển xã hội bền vững.
- Do đó, bài viết tập trung phân tích vai trò này ở một số giác độ như (1) vai trò của giáo lý, (2) vai trò của sư sãi, tín đồ và (3) mong muốn của sư sãi, tín đồ đối với sự phát triển xã hội..
- Nghiên cứu đã thực hiện trưng cầu ý kiến với 1419 đối tượng là tín đồ của Phật giáo Nam tông Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long và 224 đối tượng là sư sãi ở các chùa thuộc phái hệ Phật giáo Nam tông Khmer đóng trên khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
- 3.1 Giáo lý Phật giáo Nam tông đối với sự ổn định và phát triển xã hội.
- Phật giáo Nam tông Khmer vẫn chung thủy với giáo lý Phật giáo Nguyên thủy.
- Do đó, các sư sãi, tín đồ của Phật giáo Nam tông Khmer cũng được thực hành với những lời huấn thị của Đức Phật Thích Ca.
- tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer đã nỗ lực hoàn thiện bản thân, để tránh những cám dỗ xã hội đang bủa vây, không làm những việc làm trái với đạo lý con người, góp phần mang lại ổn định cho xã hội..
- Kết quả khảo sát về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer (2011) cho thấy, có 1109/1410 tín đồ (chiếm 79,2%) được hỏi về mục đích theo Phật giáo Nam tông thì họ cho rằng, họ theo Phật giáo Nam tông để giúp cho bản thân của họ được hoàn thiện hơn.
- Ngoài ra, có một tỷ lệ nhỏ cho rằng họ theo Phật giáo Nam tông để được không còn sự khổ đau, tai qua nạn khỏi, để giải thoát sau khi họ chết đi.
- Bảng 1: Mục đích của người dân theo Phật giáo Nam tông Khmer.
- Mục đích theo Phật giáo Nam.
- Thành phật, bồ tát, la hán 127 9.1 Được về cõi Tây phương cực lạc 120 8.6 Để chết không phải xuống địa ngục 102 7.3 Nguồn: Kết quả khảo sát về đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của tín đồ phật giáo Nam tông Khmer, 2011.
- Chính vì thế, có 87,5% tín đồ được hỏi về lợi ích khi theo Phật giáo Nam tông thì cho rằng, họ sống hòa đồng với cộng đồng hơn.
- có 80,6% cho rằng lương tâm của họ được thanh thản hơn và có 74,7% cho rằng họ hiểu biết xã hội nhiều hơn (Trung tâm Nghiên cứu tôn giáo, 2011).
- Như vậy, những lời răn dạy của Đức Phật sẽ là kim chỉ nam trong hành động của tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer, giúp họ hiểu hơn về đạo lý làm người, nhân quả của cuộc đời, từ đó, giúp họ hướng đến những hành động lương thiện, từ bi, bác ái, tránh xa những dục vọng, ham muốn cá nhân.
- Vì thế, bản chất của tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer khá hiền hòa, chân thật, ít bon chen với tiền tài và danh lợi.
- Chính điều này, đã góp phần làm cho xã hội được ổn định và phát triển theo hướng tích cực hơn..
- Vì thế, tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer luôn có một lòng hướng Phật để hoàn thiện nhân cách của họ, hướng đến một cộng đồng giàu lòng nhân ái.
- nghĩa rất lớn đối với sự ổn định và phát triển xã hội trong bối cảnh hiện nay.
- Các hoạt động trong thực tiễn của tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer là một trong những bằng chứng thuyết phục về vai trò của Phật giáo Nam tông đối với sự ổn định và phát triển xã hội hiện nay thông qua thực hiện tốt phương châm ”Đạo pháp- Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”..
- 3.2 Vai trò của chức sắc, sư sãi và tín đồ đối với sự ổn định và phát triển xã hội.
- Các bằng chứng này cho thấy, sư sãi có vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội của tín đồ.
- Vì thế, họ có sức ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến các hành động của tín đồ trong việc duy trì sự ổn định và phát triển xã hội ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.
- Vai trò đó được thể hiện ở các khía cạnh (1) tuyên truyền, vận động, (2) tích cực hoạt động từ thiện xã hội và (3) mong muốn về sự phát triển xã hội..
- 3.2.1 Tuyên truyền, vận động sư sãi, tín đồ thực hiện tốt phương châm “Đạo pháp- Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”.
- Trong những năm qua, cùng với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Nam tông Khmer cũng đã tích cực tuyên truyền, vận động sư sãi và đồng bào Phật tử thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước.
- rằng, có 92,3% tín đồ và 90,4% sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer cho rằng họ thường xuyên được các chức sắc tôn giáo tuyên truyền, vận động thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
- sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer cho rằng các chức sắc tôn giáo tuyên truyền, vận động cảnh giác trước sự lợi dụng và xúi giục của kẻ xấu (Trung tâm Nghiên tôn giáo, 2011).
- Điều này cho thấy, Phật giáo Nam tông Khmer đã tích cực trong việc tuyên truyền, vận động thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao nhận thức của sư sãi, tín đồ phật giáo Nam tông trước những âm mưu và thủ đoạn lợi dụng tôn giáo cho mưu đồ chính trị của các thế lực phản động.
- Đồng thời, kết quả cũng cho thấy vai trò của Phật giáo Nam tông Khmer trong việc đấu tranh chống lại các luận điểm xuyên tạc của các thế lực thù địch.
- Nhờ đó, các chức sắc, sư sãi và phật tử Phật giáo Nam tông Khmer đã thể hiện thái độ phản đối trước các thế lực thù địch lợi dung tôn giáo cho mưu đồ chính trị.
- phật tử Phật giáo Nam tông Khmer cho rằng họ luôn cảnh giác trước sự lợi dụng của kẻ xấu.
- có 94,3% các chức sắc, sư sãi và 93,2% phật tử Phật giáo Nam tông Khmer cho rằng, họ kiên quyết đấu tranh chống lại các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để góp phần cho đời sống tôn giáo của đồng bào Khmer được ổn định (Trung tâm Nghiên cứu tôn giáo, 2011).
- Như vậy, kết quả cho thấy, biểu hiện tích cực của sư sãi, phật tử Phật giáo Nam tông Khmer trong việc đấu tranh chống lại những âm mưu và thủ đoạn lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch, góp phần mang lại sự ổn định và phát triển xã hội bền vững cho khu vực Tây Nam Bộ..
- Bên cạnh đó, chức sắc của Phật giáo Nam tông Khmer cũng đã tuyên truyền vận động tín đồ thực hiện tốt các giải pháp nâng cao nhận thức và có thái độ tích cực đối với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
- Kết quả khảo sát 1419 tín đồ phật giáo Nam tông Khmer về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội trong đề án tôn giáo và chính sách Phật giáo Nam tông Khmer do Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện (2011) cho thấy, để thực hiện phương châm hành động “Đạo pháp- Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội” thì có 96,3% cho rằng, cần phải chấp hành tốt chủ trương, chính sách của nhà nước.
- Kết quả này cho thấy rằng, tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer ở Tây Nam Bộ xem phương châm hoạt động “Đạo pháp- Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội” thường gắn với “chấp hành tốt chủ trương chính sách của Nhà nước” và ít quan tâm đến sự lợi dụng của kẻ xấu.
- Như vậy, nhận thức và thái độ của tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer trong thực hiện tốt chủ trương “Đạo pháp- Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội” đã góp phần làm thất bại những âm mưu gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, đảm bảo sự ổn định xã hội trong cộng đồng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long..
- 3.2.2 Tích cực trong các hoạt động từ thiện xã hội Ngay từ buổi đầu hình thành, Phật giáo nói chung, Phật giáo Nam tông Khmer nói riêng đã thể hiện tinh thần cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh..
- Ngoài ra, giáo lý Phật giáo cũng quan niệm con người cần có lòng từ bi, hỉ xả (Tứ vô lượng tâm), đây là nhân tố chủ yếu giúp phát triển tâm từ bi, hạnh cứu khổ, đưa đến việc định hướng cho mọi hoạt động của Phật giáo cho con người và vì con người (xem Dương Hoàng Lộc, 2012).
- sư sãi và tín đồ Phật giáo Nam tông đã nỗ lực một cách tích cực trong các hoạt động từ thiện xã hội, nhằm mang lại niềm vui, hạnh phúc đến cho những mảnh đời, số phận kém may mắn..
- Sự giao hòa giữa giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam với giáo lý nhà Phật đã tạo ra sức sống mãnh liệt và vững chãi của Phật giáo ở nước ta.
- Phật giáo Nam tông Khmer là tổ chức phật giáo nằm trong sự thống nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
- Cho nên, Phật giáo Nam tông Khmer cũng đã cùng đồng hành với dân tộc, góp phần xây.
- Các hoạt động xã hội của Phật giáo Nam tông Khmer nhằm xoa dịu những số phận kém may mắn cũng diễn ra khá tích cực.
- Theo quan niệm của Phật giáo Nam tông Khmer, sư sãi và bách tính có mối quan hệ khăng khít với nhau, nên hoạt động từ thiện của chùa là việc làm thường xuyên mang ý nghĩa cứu nhân độ thế.
- Vì thế, hoạt động từ thiện xã hội luôn được Phật giáo Nam tông Khmer coi là một trong những công tác trọng tâm, được chư tăng, phật tử tích cực hưởng ứng các phong trào giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh gặp khó khăn, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình thương, cứu trợ đồng bào bị lũ lụt, thiên tai… với số lượng, giá trị vật chất quyên góp, ủng hộ qua các năm ngày càng được cao hơn như: Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Trà Vinh năm 2009 quyên góp và ủng hộ được hơn 1,6 tỷ đồng, 978 giã gạo, 29.630 tập viết, 33.878 cây bút, còn năm 2010 quyên góp và ủng hộ được gần 2 tỷ đồng, 1012 giã gạo, 327.565 tập viết, 44.878 cây bút.
- Từ năm 2008 đến 2010, Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Kiên Giang quyên góp và ủng hộ dược trên 4,5 tỷ đồng.
- Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Vĩnh Long quyên góp và ủng hộ được 10 giếng nước ngầm, 60.570kg gạo, 30.800 tập viết, 5.600 gói mì, 2.700 bộ quần áo, 250 cái màn, thuốc chữa bệnh trị giá trên 10 triệu đồng,… (Lê Khánh, 2013)..
- Tại Cà Mau, Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Cà Mau luôn phát huy những giá trị tích cực của giáo lý Đức Phật, góp phần tích cực đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương đất nước..
- Nhiều hoạt động Phật sự ích đạo lợi đời được các cấp Tỉnh Hội Phật giáo tỉnh Cà Mau và cá nhân mỗi tăng ni, phật tử quan tâm chú trọng, triển khai toàn diện không chỉ ở trong nước mà còn đối với cộng đồng quốc tế và cộng đồng phật tử Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài.
- hoạt động từ thiện xã hội của Giáo hội, nhằm góp phần cùng Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc tỉnh nhà đẩy mạnh sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo.
- Như vậy, các bằng chứng cho thấy những nỗ lực của sư sãi, tín đồ Phật giáo Nam tông đối với các hoạt động xoa dịu nỗi đau của nhiều hoàn cảnh bất hạnh và kém may mắn, đảm bảo độ bao phủ về an sinh xã hội đến với các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, góp phần cho làm cho xã hội ở được ổn định và phát triển hơn.
- Có thể khẳng định rằng, Phật giáo Nam tông Khmer có vai trò tích cực đối với các hoạt động an sinh xã hội, đảm bảo sự ổn định và phát triển xã hội ở vùng sông nước Cửu Long hiện nay.
- Ngoài ra, sư sãi, tín đồ Phật giáo Nam tông không chỉ đóng góp vào các hoạt động từ thiện mà họ còn có mong muốn đối với sự phát triển xã hội một cách toàn diện và bền vững..
- 3.2.3 Mong muốn của sư sãi, tín đồ đối với sự ổn định và phát triển xã hội.
- Tuy nhiên, kết quả khảo sát (2011) cho thấy, sư sãi và tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer mong muốn đất nước, xã hội phồn vinh chiếm tỷ lệ khá cao (87,1% và 96,2.
- tiếp đến là mong muốn xã hội luôn đảm bảo công bằng, chăm lo cho đời sống văn hóa, xã hội của đồng bào, giữ gìn bản sắc dân tộc, đạo đức của người dân được nâng lên, chính trị- xã hội được ổn định và chăm lo giáo dục, y tế cho đồng bào (Bảng 2)..
- Bảng 2: Mong muốn của sư sãi và tín đồ đối với phát triển xã hội.
- Đảm bảo công bằng xã hội .
- Chăm lo đến đời sống văn hóa, xã hội của đồng bào .
- Tình hình chính trị- xã hội ổn định .
- Nguồn: Kết quả khảo sát về đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của tín đồ phật giáo Nam tông Khmer, 2011 Kết quả ở Bảng 1 đã phản ánh mong muốn của.
- sư sãi cũng như tín đồ Phật giáo Nam tông về một xã hội luôn đảm bảo các giá trị bình đẳng, công bằng, công ăn việc làm ổn định, chính trị- xã hội ổn định hơn và không còn nghèo đói, góp phần làm cho đời sống xã hội của người dân được ổn định và bình an.
- Chính vì thế, thông qua những mong muốn của sư sãi, tín đồ, vai trò của Phật giáo Nam tông một lần nữa được khẳng định khá tích cực đối với sự phát triển xã hội ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.
- Do đó, cần có những giải pháp phát huy và duy trì những suy nghĩ cũng như hành động tích cực của sư sãi, tín đồ Phật giáo Nam tông, góp phần tạo ra sự ổn định và phát triển xã hội một cách toàn diện và bền vững ở khu vực Tây Nam Bộ trong bối cảnh hiện nay..
- 4 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP Như vậy, trong ngôi nhà chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Nam tông Khmer cũng đã có những nỗ lực tích cực trong quá trình đồng hành cùng dân tộc thông qua các hoạt động răn dạy các tín đồ, sư sãi thực hành theo những lời huấn thị của Đức Phật “từ bi, bác ái, hỉ xả”, cứu giúp những mảnh đời, số phận kém may mắn..
- Ngoài ra, trong đời sống chính trị, Phật giáo Nam tông cũng đã tích cực tuyên truyền, vận động tín đồ, sư sãi chấp hành nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, góp phần làm thất bại âm mưu các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta và thực hiện tốt phương châm.
- “Đạo pháp- Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”.
- Từ những hoạt động đó, Phật giáo Nam tông Khmer đã đóng góp vai trò tích cực trong việc xây dựng đất nước phồn thịnh, xã tắc được bình an, đời sống của người dân được an lạc.
- (1) Thứ nhất, Đảng và Nhà nước tiếp tục phát huy vai trò của Phật giáo Nam tông Khmer trong công tác vận động tín đồ, sư sãi thực hiện tốt phương châm “Đạo pháp- Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”.
- Trước hết, Đảng và Nhà nước coi trọng vai trò của chức sắc Phật giáo Nam tông Khmer và khuyến khích họ tham gia các hoạt động phát triển văn hóa, xã hội.
- Vì thế, việc khuyến khích chức sắc Phật giáo Nam tông vào công việc phát triển xã hội sẽ khơi dậy lòng tương ái của tín đồ và khi đó, đạo đức xã hội sẽ được nâng lên, góp phần làm cho xã hội được ổn định hơn.
- Bởi vì, phật tử là chủ thể của sự phát triển xã hội.
- Do đó, để thực hiện tốt việc chăm sóc đời sống tôn giáo nói riêng, đời sống kinh tế- xã hội nói chung, Đảng và Nhà nước tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong việc thực hiện chính sách tôn giáo, dân tộc đối với các nhóm dân tộc thiểu số, các nhóm phật tử có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn..
- (2) Thứ hai, Phật giáo Nam tông Khmer tiếp tục phát huy vai trò của mình trong công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước trong các chức sắc, tăng ni, phật tử.
- Phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của Phật giáo trong suốt hơn 2000 năm qua ở Việt Nam.
- Có chính sách đào tạo đội ngũ chức sắc, đội ngũ chức sắc trẻ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Nam tông Khmer, góp phần đáp ứng nhu cầu về lâu dài trong sinh hoạt tôn giáo..
- (3) Cuối cùng, bản thân của các chức sắc, sư sãi, phật tử tiếp tục phát huy những hành động có ý nghĩa đối với đất nước trong suốt thời gian qua, tích cực tham gia các hoạt động xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội một cách rộng rãi đến từng nhóm xã hội dễ bị tổn thương.
- thực hiện đầy đủ tất cả quyền và nghĩa vụ của công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- “Hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo với những vấn đề xã hội ở Việt Nam hiện nay”.
- “Phật giáo Nam tông Khmer trong bối cảnh thống nhất và hội nhập của Phật giáo Việt Nam”.
- “Phật giáo Nam tông Khmer sau 30 năm trong ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam”.
- Tại Hội nghị chuyên đề phật giáo Nam tông Khmer lần IV tại Kiên Giang..
- Kết quả khảo sát về “xây dựng chính sách tổng thể đối với Phật giáo Nam tông Khmer và đồng bào Khmer vùng Tây Nam Bộ đến 2020”..
- “Phật giáo Nam Tông Khmer Đồng bằng sông Cửu Long đồng hành cùng dân tộc trong ngôi nhà chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam”..
- Tạp chí Giáo hội Phật giáo Việt Nam.