« Home « Kết quả tìm kiếm

VAI TRÒ CỦA TỔ HỢP TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO NGUỒN LỰC SINH KẾ CHO NÔNG HỘ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ


Tóm tắt Xem thử

- VAI TRÒ CỦA TỔ HỢP TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO NGUỒN LỰC SINH KẾ CHO NÔNG HỘ: NGHIÊN CỨU.
- Qua kết quả khảo sát từ 65 nông hộ là thành viên của 7 tổ hợp tác (THT) và 47 nông hộ không tham gia THT tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ cho thấy, nhóm hộ tham gia THT sử dụng các nguồn vốn sinh kế có hiệu quả hơn so với nhóm hộ không tham gia vào THT.
- Kết quả phân tích cho thấy, THT có vai trò quan trọng trong việc giúp cải thiện hiệu quả sử dụng các vốn sinh kế của nông hộ về nguồn lực xã hội và nguồn lực tài chính, chẳng hạn như nông hộ tham gia THT dễ tiếp xúc cán bộ ở địa phương, được tham gia nhiều lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, dễ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, hiệu quả sử dụng đồng vốn và tích lũy thu nhập cũng cao hơn so với nông hộ không tham gia THT..
- Thực vậy, các hình thức THT và nhóm sở thích đã thu hút được sự tham gia của nhiều hộ nông dân, phù hợp với yêu cầu phát triển đa dạng ngành nghề trong nông nghiệp, phù hợp với từng cây trồng vật nuôi, với từng ngành nghề và sản phẩm, thực sự khuyến khích cuộc chạy đua tìm phương kế sinh nhai phù hợp nhất cho người nông dân (Đào Văn Toàn, 2010).
- Ngoài ra, theo Kofman và Senge (1993) thì việc tham gia vào THT còn giúp nông dân dễ tiếp cận khoa học kỹ thuật mới, và những nông này sẽ dễ chấp nhận áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào trong sản xuất hơn đối với những nông dân bên ngoài.
- Tuy nhiên, theo giá đánh giá của nhiều địa phương, hoạt động của các THT hiện nay còn mang tính hình thức, phong trào chưa thật sự thu hút được sự tham gia tích cực của người dân và lợi ích do THT mang lại cũng chưa được đánh giá rỏ.
- Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực sinh kế của nông hộ khi tham gia vào THT, nội dung đánh giá chủ yếu dựa vào việc sử dụng năm nguồn lực sinh kế của nông hộ: (1) nguồn nhân lực, (2) nguồn lực vật chất, (3) nguồn lực tự nhiên, (4) nguồn lực xã hội, và (5) nguồn lực tài chính..
- Nhóm nông hộ được chọn để khảo sát bao gồm những hộ tham gia và không tham gia vào THT.
- Nhóm hộ có tham gia THT được chọn ngẫu nhiên từ danh sách do lãnh đạo THT cung cấp, nông dân không tham gia THT cũng được chọn ngẫu nhiên từ danh sách do tổ trưởng tổ nhân dân tự quản cung cấp, nhưng cư ngụ cùng địa bàn với các tổ viên của THT.
- Tổng số nông hộ đã khảo sát là 112 hộ gồm 65 nông hộ là thành viên của 7 THT và 47 nông hộ không tham gia vào THT.
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Nguồn nhân lực của nông hộ 3.1.1 Số lao động trong nông hộ.
- Qua kết quả khảo sát cho thấy, số nhân khẩu trung bình của cả hai nhóm hộ là 5 người, trong đó số lao động trung bình tham gia sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp là 3,31 và 2,98 người lần lượt đối với nhóm hộ tham gia và không tham gia THT.
- Tuy nhiên, số lao động phụ thuộc (dưới tuổi lao động, già yếu và trong tuổi lao động nhưng không tham gia sản xuất) trung bình của nhóm hộ không tham gia THT lại cao hơn nhóm hộ có.
- tham gia THT lần lượt là 1,94 và 1,60 người.
- Từ kết quả phân tích trên cho ta thấy, ở nhóm hộ có tham gia THT sử dụng nguồn lực lao động trong nông hộ phần nào có hiệu quả hơn, thông qua việc có nhiều thành viên đóng góp vào thu nhập trong nông hộ so với nhóm hộ không tham gia THT, mặc dù sự chênh lệch số lao động này không có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%..
- 3.1.2 Chất lượng nguồn lao động trong nông hộ.
- Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, số thành viên có trình độ cao ở nhóm hộ tham gia THT nhiều hơn so với nhóm hộ không tham gia (Bảng 1), mặc dù không có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%, tuy nhiên, số thành viên có trình độ đại học/cao đẳng ở nhóm hộ tham gia THT nhiều hơn so với nhóm hộ không tham gia, và có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
- Qua đó, cho ta thấy nhóm hộ tham gia vào THT có trình độ học vấn cao hơn nhóm hộ không tham gia, hay nói cách khác nhóm nông dân có trình độ học vấn cao thường sẽ dễ tham gia vào THT hay các tổ chức nông dân khác ở địa phương.
- Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đánh giá được độ tuổi của chủ hộ, qua khảo sát thực tế cho thấy chủ hộ tham gia THT có xu hướng trẻ hơn so với chủ hộ bên ngoài, có 75% chủ hộ tham gia THT có độ tuổi từ 25 – 60 tuổi và 25 % trên 60 tuổi.
- trong khi đó nhóm chủ hộ không tham gia THT có 68% có độ tuổi từ 25 – 60 tuổi và 32 % trên 60 tuổi, điều này cho thấy, lao động trong nhóm hộ tham gia THT có xu hướng trẻ và năng động hơn nhóm hộ không tham gia..
- Bảng 1: Trình độ học vấn của các thành viên trong nông hộ Tiêu chí.
- Mức ý nghĩa Tham gia.
- gia THT Tham gia.
- THT Không tham gia THT.
- Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ tại huyện Phong Điền năm 2011, n = 112.
- 3.2 Nguồn lực vật chất của nông hộ 3.2.1 Nhà ở của nông hộ.
- Qua kết khảo sát cho thấy, có sự khác biệt về loại nhà ở giữa hai nhóm nông hộ, có đến 64,6% số hộ tham gia THT ở nhà kiên cố, trong khi đó nhóm hộ không tham gia THT chỉ có 46,8%.
- lại, 42,6% nhóm hộ không tham gia THT có nhà ở bán kiên cố, cao hơn rất nhiều so với nhóm hộ tham gia THT chỉ có 29,2%.
- Qua đây, cho thấy nhóm nông hộ tham gia vào THT thường là những hộ có nhà ở ổn định hơn so với nhóm nông hộ không tham gia THT, tuy nhiên, trong nghiên cứu này, không có phân tích mối tương quan ảnh hưởng giữa việc tham gia vào THT và loại nhà ở của nông hộ..
- Nhìn chung, qua kết quả khảo sát cho thấy cả hai nhóm nông hộ đã trang bị cho mình các phương tiện sinh hoạt cần thiết trong gia đình như: Phương tiện thông tin liên lạc: Ở nhóm hộ tham gia THT, 56,9% có điện thoại cố định và 97%.
- ở nhóm hộ không tham gia THT, 46,81% có điện thoại cố định, 91,5% có thoại di động, phương tiện đi lại: Ở nhóm hộ tham gia THT, 90,8% có xe máy, 61,5% có xuồng máy.
- ở nhóm hộ không tham gia THT, 76,6% có xe máy, 53,2% có xuồng máy, phương tiện truyền thông: Ở nhóm hộ tham gia THT, 98,5%.
- ở nhóm hộ không tham gia THT, 100% có tivi, 40,4% có radio, và phương tiện vật dụng cần thiết khác: Ở nhóm hộ không tham gia THT, 92,3% có nồi cơm điện, 46,2% có tủ lạnh và 36,9% có đầu DVD.
- ở nhóm hộ tham gia THT, 72,3% có nồi cơm điện, 46,8% có tủ lạnh và 17% có đầu DVD.
- Qua kết quả trên cho thấy, tỉ lệ lệ sỡ hữu các loại phương tiện sinh hoạt trong gia đình của hộ tham gia THT cao hơn hộ không tham gia, điều này phần nào chứng tỏ rằng nhóm hộ tham gia THT có chất lượng cuộc sống cao hơn.
- nhóm hộ tham gia THT sử dụng tivi/radio như là một nguồn quan trọng để cung cấp thông tin về khoa học kỹ thuật và tin thị trường cho mình, trong khi đó chỉ có khoảng 55% hộ không tham gia THT sử dụng tivi để tiếp cận thông tin về kỹ thuật và thì trường.
- Qua đây cho thấy, nhóm hộ tham gia THT phần nào biết phát huy lợi thế của các phương tiện truyền thông để mang lại lợi ích cho nông hộ mình, giúp tiếp cận nhanh thông tin khoa học kỹ thuật nhằm áp dụng vào sản xuất tốt hơn..
- 3.2.3 Phương tiện phục vụ sản xuất của nông hộ.
- Phương tiện sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ.
- Tuy nhiên, có tới 81,54% hộ tham gia THT có bình phun thuốc, trong khi ở nhóm hộ không tham gia THT chỉ có 55,3%, trung bình có 0,55-0,85 bình phun thuốc/hộ, cho thấy rằng còn một số nông hộ vẫn chưa trang bị được các phương tiện sản xuất cần thiết cho mình.
- Nhìn chung, theo ý kiến đánh giá của người dân về hệ thống giao thông và thủy lợi ở đây khá thuận lợi cho việc sản xuất và đi lại, và đánh giá giữa hai nhóm hộ cho thấy cũng không có sự khác biệt, do cả hai nhóm hộ đều cư ngụ trên cùng một địa bàn dân cư, cụ thể có 86,2% số hộ tham gia THT và 87,2% số hộ không tham gia THT cho rằng giao thông và thủy lợi rất thuận lợi.
- 3.3 Nguồn lực tự nhiên của nông hộ 3.3.1 Diện tích đất sản xuất của nông hộ.
- Qua kết quả thể hiện ở bảng 2 cho thấy, diện tích đất sản xuất giữa hai nhóm hộ không có sự chênh lệch đáng kể, cụ thể diện tích đất trung bình của nhóm hộ không tham gia và tham gia THT lần lượt là 0,53 ha và 0,57 ha, qua đó cho thấy qui mô sản xuất của nông hộ vẫn còn nhỏ lẻ và manh mún.
- 0,05, chứng tỏ rằng không có khác biệt về tổng diện tích đất sản xuất giữa hai nhóm nông hộ, điều này có nghĩa là THT không có ảnh hưởng đến qui mô diện tích đất sản xuất của nông hộ khi tham gia vào THT sản xuất, hay nói cách khác, qui mô sản xuất của nông hộ không có ảnh hưởng đến việc quyết định tham gia vào THT của người dân..
- Bảng 2: Phân bố diện tích đất của nông hộ.
- Tham gia THT Không tham gia THT Tần.
- 3.3.2 Mô hình sản xuất của nông hộ.
- Qua kết quả điều tra cho thấy, không có sự khác biệt về mô hình sản xuất giữa hai nhóm hộ, cả hai nhóm hộ đều có mô hình sản xuất chính là trồng cây ăn trái (dâu, măng cụt, vú sữa, sầu riêng), có 93,8% hộ tham gia THT và 93,6% hộ không tham gia THT có mô hình trồng cây ăn trái.
- Kết quả trên cho thấy, THT không có vai trò ảnh hưởng đến việc quyết định mô hình sản xuất của nông hộ cũng như trong việc giúp nông hộ đa dạng hóa các mô hình sản xuất..
- 3.4 Nguồn lực xã hội của nông hộ.
- 3.4.1 Tham gia vào các tổ chức xã hội ở địa phương.
- Nguồn lực xã hội của nông hộ được đánh giá qua sự tham gia của người dân vào các tổ chức ở địa phương như hội nông dân, hội phụ nữ, câu lạc bộ (CLB) nông dân,… và cũng như sự hỗ trợ và giúp đỡ của các tổ chức này đối với nông hộ, và ngược lại nông hộ cũng có cơ hội để trao đổi và góp ý về các thể chế và chính sách cho phù hợp hơn với mình.
- Kết quả khảo sát cho thấy, có đến 63,1% thành viên THT còn tham gia vào các tổ chức nông dân khác ở địa phương, trong khi đó nhóm hộ không tham gia THT chỉ có 40,4%.
- 0,05, chứng tỏ có mối quan hệ chặt ở mức ý nghĩa 5% giữa việc tham gia vào THT và tham gia các tổ chức khác, điều này cho ta thấy khi nông dân tham gia vào một tổ chức nào đó thì cũng sẽ dễ tham gia vào các tổ chức khác hơn.
- Qua đó cho ta thấy, THT có vai trò thúc đẩy nông dân mạnh dạn tham gia vào các hoạt động của các tổ chức khác tại địa phương, thông qua đó họ sẽ mở rộng được các mối quan hệ xã hội của mình, giúp trao đổi thông tin và kinh nghiệm sản xuất dễ hơn với những nông dân khác..
- Qua kết quả khảo sát cho thấy, tỉ lệ nông dân tiếp xúc với cán bộ các cấp tại địa bàn sinh sống của mình khá cao, có đến 76,9% nhóm hộ tham gia THT và chỉ có 40,4% hộ không tham gia THT được gặp gỡ/tiếp xúc với cán bộ các cấp.
- Tuy nhiên, số lần được gặp cán bộ của người dân vẫn còn hạn chế, với hộ có tham gia THT, trung bình số lần gặp gỡ cán bộ khoảng 6,4 lần/năm, và với nhóm hộ không tham gia THT là 4,1 lần/năm (Bảng 3).
- 0,01 cho thấy có tồn tại mối quan hệ chặt ở mức ý nghĩa 1% giữa việc tham gia THT và được gặp cán bộ nhiều hơn.
- Tham gia THT Không tham gia THT Tỷ lệ tiếp.
- Tuy nhiên, tỉ lệ nông dân tham dự các khóa tập huấn vẫn còn thấp, kết quả khảo sát cho thấy, có 63,1% hộ tham gia THT được tham dự các khóa tập huấn kỹ thuật.
- trong khi đó ở nhóm hộ không tham gia THT chỉ có 29,8%.
- 0,01, có nghĩa là có mối quan hệ với mức ý nghĩa 1% giữa yếu tố tham gia THT và tham dự các khóa tập huấn kỹ thuật của người dân.
- Tuy nhiên, số lần tham dự các khóa tập huấn của người dân vẫn còn thấp, trung bình 3,4 lần/năm đối với hộ có tham gia THT, và 2,3 lần/năm đối với hộ không tham gia THT.
- Kết quả phân tích cho thấy, mức độ áp dụng kỹ thuật học được vào sản xuất của người dân có sự khác nhau giữa hai nhóm hộ, có 59,5% hộ tham gia THT và chỉ có 38,0% ở nhóm hộ không tham gia THT áp dụng kiến thức học được vào sản xuất.
- Qua phân tích trên cho thấy, khi nông hộ tham gia THT sẽ có nhiều cơ hội để học tập nâng cao trình độ sản xuất và áp dụng vào sản xuất cao hơn những hộ bên ngoài, góp phần giúp nông hộ sản xuất có hiệu quả cao hơn..
- 3.5 Nguồn lực tài chính của nông hộ.
- 3.5.1 Tiếp cận với các nguồn tín dụng của nông hộ.
- Qua kết quả phân tích cho thấy, khả năng tiếp cận vay vốn tín dụng của nông hộ ở địa bàn khảo sát khá cao, tuy nhiên khả năng được tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng có sự khác biệt nhau giữa hai nhóm, 70,8% nhóm hộ tham gia THT tiếp cận được tín dụng, và chỉ có 44,7% ở nhóm hộ không tham gia.
- Bên cạnh đó, đối với nhóm hộ tham gia THT còn được vay vốn từ nguồn vốn tương trợ của THT, do chính các thành viên đóng góp, trong khi đó nhóm hộ không tham gia THT thường vay mượn tiền từ hàng xóm, khi họ gặp khó khăn đột xuất về tài chính.
- Hơn nữa, kết quả được trình bày ở Bảng 4 cho thấy, điều kiện vay vốn đối với nhóm hộ có tham gia THT dễ hơn so với nhóm hộ không.
- tham gia THT (34,7%) so với 28,6% nhóm hộ không tham gia THT.
- Ngoài ra, nhóm hộ không tham gia THT khi vay vốn phải thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) chiếm 42,8%, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm hộ tham gia THT chỉ có 28,3%.
- Bảng 4: Điều kiện để được vay vốn của nông hộ.
- Điều kiện vay Tham gia THT Không tham gia THT Tần số % Tần số % Thế chấp giấy chứng nhận QSDĐ .
- 3.5.2 Các nguồn thu nhập của nông hộ.
- Nhìn chung, tổng thu nhập ròng từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của cả hai nhóm hộ tham gia và không tham gia THT lần lượt là 69,93 triệu và 52,22 triệu đồng/năm, cho thấy thu nhập của nhóm hộ tham gia THT cao hơn nhóm hộ không tham gia là 17,71 triệu đồng/năm, tức cao hơn 33,9%.
- Qua đây cho thấy, khi nông hộ tham gia vào THT thì việc sản xuất có hiệu quả hơn, được thể hiện qua các khoản thu nhập ròng từ sản xuất của nông hộ trong năm..
- Bảng 5: Các nguồn thu nhập của nông hộ trong năm.
- Đơn vị tính: 1.000 đồng/hộ/năm Nguồn thu nhập Tham gia THT Ko tham gia THT.
- 3.5.3 Các khoản chi tiêu của nông hộ.
- Qua kết quả phân tích thể hiện ở bảng 6 cho thấy, chi tiêu trung bình giữa hai nhóm nông hộ trong năm có sự chênh lệch đáng kể.
- đối với nhóm hộ tham gia THT các khoản chi tiêu trung bình hàng năm là 40,03 triệu đồng, hộ không tham gia là 36,53 triệu đồng.
- Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể là do nhóm hộ tham gia THT có thu nhập cao hơn nên cũng chi tiêu nhiều hơn, hộ có thu nhập càng cao thì thường có xu hướng chi cho tiêu dùng nhiều hơn so với hộ có thu nhập thấp.
- Cả hai nhóm hộ đều chi cho thực phẩm là cao nhất trong tổng chi tiêu, ở hộ có tham gia THT trung bình là 35,88% và hộ không tham gia là 36,21%, ngoài ra việc chi tiêu cho lương thực, đám tiệc và chi phí cho con đi học cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng chi tiêu của nông hộ, kết quả này cho thấy THT không có vai trò trong việc tiết giảm các khoản chi tiêu của nông hộ..
- Bảng 6: Các khoản chi tiêu của nông hộ trong năm Tiêu chí.
- Tham gia THT Không tham gia THT Trung bình.
- 3.5.4 Tích lũy thu nhập và hiệu quả sử dụng đồng vốn của nông hộ.
- Cụ thể, đối với nhóm hộ tham gia THT mỗi năm nông hộ có thể tích lũy được 29,90 triệu đồng, trong khi đó hộ không tham gia THT chỉ có thể tích lũy được 15,68 triệu đồng, hay nói cách khác, tích lũy thu nhập của nhóm hộ tham gia THT cao hơn nhóm hộ không tham gia là 14,22 triệu đồng/năm, tức là cao hơn 90,7%.
- Tổ hợp tác đã có vai trò quan trọng góp phần nâng cao tích lũy thu nhập cho nông hộ..
- Ngoài ra, qua phân tích hiệu quả sử dụng đồng vốn của nông hộ cũng cho thấy nhóm hộ tham gia THT sử dụng đồng vốn có hiệu quả cao hơn nhiều so với nhóm hộ không tham gia, và có sự khác biệt thống kê ở mức nghĩa 5%, hộ tham gia THT có hiệu quả sử dụng đồng vốn cao hơn hộ không tham gia là 1,26 đồng lợi nhuận ròng, tức cao hơn 34,8%.
- Nhóm hộ tham gia THT dễ tiếp cận các nguồn tín dụng, có nhiều cơ hội trao đổi, học tập kinh nghiệm sản xuất, KHKT mới và tiếp cận với.
- Bảng 7: Khả năng tích lũy thu nhập của nông hộ/năm.
- Đơn vị tính: triệu đồng/hộ/năm Tiêu chí Tham gia THT Không tham gia THT.
- nhất Trung bình Tổng thu nhập ròng Chi tiêu trong nông hộ Khả năng tích lũy thu.
- 3.5.5 Phân loại kinh tế của nông hộ.
- Kết quả đánh giá phân loại kinh tế hộ của gười dân cho thấy có sự khác biệt lớn về kinh tế giữa hai nhóm hộ, đối với hộ tham gia THT kinh tế nông hộ được xếp vào loại khá/giàu chiếm 52,3%, nhóm nông hộ bên ngoài chỉ chiếm 19,1%.
- Ngược lại, đối với hộ không tham gia THT thì kinh tế nông hộ đa số được xếp vào loại trung bình chiếm 68,1%, trong khi đó nhóm tham gia THT chỉ có 43,1%.
- Còn lại là nhóm nghèo chiếm tỉ lệ không đáng kể (nhóm hộ tham gia THT chiếm 4,6% và nhóm hộ bên ngoài chiếm 12,8.
- Qua kết quả phân tích ở bảng 7 đã cho thấy, thu nhập ròng từ sản xuất và khả năng tích lũy thu nhập của nhóm hộ có tham gia THT cao hơn so với nhóm hộ không tham gia, điều này cho thấy đánh giá của người nông dân về hiện trạng kinh tế nông hộ của mình hoàn toàn phù hợp với kết quả đã phân tích, và cho thấy nhóm hộ tham gia THT có kinh tế khá hơn nhóm hộ không tham gia..
- Minh chứng cho điều này là các hộ có tham gia vào THT có thu nhập cao hơn so với nhóm hộ không tham gia vào THT.