« Home « Kết quả tìm kiếm

VAI TRÒ CỦA VỐN NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI


Tóm tắt Xem thử

- Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học của cả nước và cần phải được xây dựng văn minh, hiện đại, xanh, sạch đẹp.
- Nhu cầu về vốn để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đặc biệt là để phát triển cơ sở hạ tầng đối với Hà Nội trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là rất lớn.
- Tăng vốn đầu tư cho Hà Nội không chỉ có ý nghĩa phát triển bền vững đối với Hà Nội mà còn có ý nghĩa phát triển đối với cả nước Việt Nam..
- Trong hơn 20 năm đổi mới, cùng với cả nước, kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội đã đạt được những kết quả quan trọng.
- Nguồn vốn nước ngoài có vai trò như thế nào đối với phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội? Tại sao Thủ đô Hà Nội cần được ưu tiên trong việc thu hút nguồn vốn nước ngoài đặc biệt là nguồn vốn ODA? Hà Nội cần có những giải pháp gì để tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả nguồn vốn ODA và FDI? Ở những mức độ khác nhau, đã có một số bài viết, công trình khoa học phân tích vai trò của nguồn vốn ODA và FDI đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội.
- Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Sự cần thiết phải thu hút nguồn vốn nước ngoài đối với phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội.
- Nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
- Để xây dựng Hà Nội trở thành một thành phố văn minh, hiện đại, xanh, sạch đẹp, ngang tầm với Thủ đô của các nước trong khu vực thì phải cần một lượng vốn rất lớn..
- “Dự kiến trong 15 năm tới để phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô cần huy động và sử dụng có hiệu quả khoảng tỷ đồng vốn đầu tư xã hội” 1 .
- Nguồn vốn này được huy động từ ba nguồn chính: vốn đầu tư trong nước, nguồn vốn FDI và nguồn vốn ODA.
- Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, vừa mới thoát nghèo (ở nhóm nước có thu nhập thấp) thì nguồn vốn huy động từ bên ngoài có vai trò quan trọng.
- Nguồn vốn trong nước (nội lực: bao gồm vốn bằng tiền và vốn con người đóng vai trò quyết định) kết hợp với nguồn vốn bên ngoài (ngoại lực) sẽ kết hợp với nhau tạo thành nguồn vốn tổng hợp đáp ứng yêu cầu của sự phát triển trong giai đoạn mới.
- Đối với Hà Nội cơ sở hạ tầng cứng còn lạc hậu hoặc xuống cấp (bao gồm mạng lưới giao thông, hệ thống cấp và thoát nước, nguồn điện và lưới điện, nhà ga.
- Chúng ta ai cũng hiểu rõ và thừa nhận một thực tế chỉ cần mưa liên tục 3 - 4 giờ đồng hồ là nhiều tuyến phố ở Hà Nội bị ngập nước, giao thông ngưng trệ.
- Những trận mưa lịch sử của năm 2008 và 2009 ở Hà Nội đã cho thấy sự xuống cấp và lạc hậu của hệ thống thoát nước ở Hà Nội.
- “Ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cứ mưa to là nhiều đường phố biến thành sông” 2 .
- Nạn ùn tắc giao thông vẫn thường xuyên xảy ra đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Có lẽ không có thành phố nào trên Thế giới lại nhiều xe máy như Thủ đô Hà Nội.
- nhưng mặt khác cũng phản ánh sự hạn chế của mạng lưới giao thông đô thị của Hà Nội chưa phát triển.
- Nhìn nhận một cách khách quan, có thể nói cơ sở hạ tầng cứng (chưa nói hạ tầng mềm) của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng đã có bước phát triển vượt bậc so với thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, diện mạo Thủ đô ngày càng khang trang và phát triển, mang dáng dấp của một thành phố có tính hiện đại.
- Sự cần thiết phải tăng cường thu hút nguồn vốn nước ngoài.
- Để xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành Thủ đô văn minh, hiện đại, xanh, sạch đẹp như mục tiêu đã được xác định thì phải cần đến nhiều nguồn lực.
- Một trong những nguồn lực không thể thiếu và quan trọng là nguồn vốn đầu tư.
- Có đầu tư thì mới có: tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập và có tích lũy… Đầu tư sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo các vấn đề an sinh xã.
- Nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam.
- nhưng đối với Hà Nội có ý nghĩa quan trọng đặc biệt hơn, vì Hà Nội là đầu mối giao thông của cả nước.
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã từng nhấn mạnh: Việt Nam rất coi trọng các nguồn vốn ODA và FDI, vì đây là hai nguồn vốn chính, có vai trò lớn trong phát triển hạ tầng và đảm bảo an sinh xã hội.
- Đầu tư phát triển hạ tầng cho Hà Nội không chỉ có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế xã hội đối với Thủ đô mà còn có ý nghĩa đối với cả nước..
- Phải trên tầm nhìn đầu tư cho Hà Nội chính là đầu tư cho cả nước.
- Hà Nội phát triển sẽ thúc đẩy, lan toả tới mọi miền đất nước.
- Hiện nay, địa giới hành chính của thành phố Hà Nội đã được mở rộng bao gồm cả tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã huyện Lương Sơn (tỉnh Hoà Bình) thì nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng lại càng lớn hơn.
- Trong lúc nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước có hạn thì việc thu hút nguồn vốn ODA và FDI từ bên ngoài có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội.
- Việc thu hút nguồn vốn FDI và phân bổ nguồn vốn ODA cần phải được ưu tiên đầu tiên đối với Hà Nội và có vị trí tương xứng với Thủ đô của một nước.
- Nguồn vốn ODA, khoảng một phần năm không phải hoàn lại (nhưng rất có ý nghĩa), còn phần lớn phải trả gốc và lãi trong thời gian dài, do đó rất phù hợp cho ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của Thủ đô Hà Nội.
- Thành phố Hà Nội cần tận dụng cơ hội và tạo ra môi trường thu hút nguồn vốn FDI có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này..
- Phân tích vai trò nguồn vốn ODA và FDI đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội 2.1.
- Nguồn vốn ODA.
- Nguồn vốn ODA có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng..
- Những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội trong những năm qua “là kết quả nỗ lực của Thủ đô, sự chỉ đạo của Nhà nước, sự hợp tác của các địa phương và bạn bè quốc tế trong đó có sự đóng góp của nguồn vốn ODA.
- Chỉ tính riêng giai đoạn nguồn vốn ODA đã đóng góp bình quân khoảng 1,5%.
- trong tổng vốn đầu tư xã hội và 5% trong tổng đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước của Thủ đô.
- “Tính đến nay thành phố Hà Nội đã triển khai thực hiện trên 75 dự án với giá trị tài trợ trên 2.400 triệu USD.
- Các dự án sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông đô thị chiếm 72%, cấp nước và thoát nước 23,6%, còn lại là các lĩnh vực.
- Có thể dẫn chứng một số công trình tiêu biểu sử dụng nguồn vốn ODA như:.
- Về thoát nước: Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn vốn vay ODA của JBIC (Nhật Bản) đã triển khai thực hiện góp phần hạn chế tình trạng úng ngập tại Hà Nội từ năm 2000.
- Hệ thống sông thoát nước ở Hà Nội như sông Kim Ngưu, sông Tô Lịch… đã được nạo vét, cải tạo, nâng cấp rất nhiều..
- Về hạ tầng đô thị: Các dự án: Đèn tín hiệu giao thông ở Hà Nội .
- Tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị Hà Nội .
- Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội giai đoạn I .
- Trong số đó số vốn giải ngân của Hà Nội trong 3 năm chỉ đạt 182,78 triệu USD chiếm 2,28% so với số vốn giải ngân của cả nước.
- Số vốn cam kết và ký kết vào Hà Nội là 1.693,3 triệu USD, tỷ lệ giải ngân chỉ đạt được 10,8%..
- Nguồn vốn FDI.
- Hà Nội đứng vị trí số 3 với số vốn đăng ký đạt 20.884,9 triệu USD chiếm 10,83% so với cả nước..
- Trong đó FDI đăng ký vào Hà Nội là 8.044,2 triệu USD chiếm 7,02% so với cả nước.
- Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài công bố: trong 100 doanh nghiệp 100% vốn FDI lớn nhất tại Việt Nam thì vào địa bàn Hà Nội có 15 doanh nghiệp, có những doanh nghiệp có tổng vốn đầu tư rất lớn như Công ty TNHH 1 thành viên Keangnam - Vina đến từ Hàn Quốc, kinh doanh khách sạn, bất động sản, dịch vụ nhà hàng với số vốn đầu tư USD.
- Công ty TNHH Phát triển T.H.T (Dự án TT đô thị mới Tây Hồ Tây) đến từ Hàn Quốc, đầu tư xây dựng khu đô thị mới với diện tích 207,66 ha với số vốn đầu tư USD.
- Với sự tương hỗ của các dự án ODA, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tác động rất tích cực tới phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội như sau:.
- Thứ nhất, bổ sung nguồn vốn và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
- Đến nay nguồn vốn của các doanh nghiệp có vốn FDI chiếm khoảng 11,5% đến 12% trong tổng vốn đầu tư xã hội của Hà Nội và đóng góp vào tăng tưởng GDP từ đến .
- Như vậy, nếu tính cả nguồn vốn ODA thì sẽ đóng góp khoảng 13,5% tổng nguồn vốn đầu tư xã hội của Hà Nội..
- Thứ hai, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất.
- Nhờ phát triển sản xuất và tăng xuất khẩu, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp tích cực vào ngân sách của thành phố Hà Nội.
- Điều đó cho thấy các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh phát triển, hiệu quả và khả năng đóng góp vào ngân sách Hà Nội sẽ tăng hơn nữa..
- liệu xây dựng, hàng tiêu dùng… của Hà Nội đã được hình thành và phát triển, áp dụng công nghệ cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
- lĩnh vực chế tạo ô - tô, xe máy có VMC, Mê Công, Yamaha, VMEP,… Các công ty trong lĩnh vực bưu chính viễn thông của Nhật Bản, Đức,… cũng góp phần tích cực phát triển hệ thống điện thoại viễn thông và xây dựng, lắp đặt đồng hồ mạng điện thoại cố định ở Hà Nội 4.
- Do có thế mạnh về vốn, công nghệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm nên nguồn vốn FDI đã góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu và tạo ra nhiều việc làm cho người lao động của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
- Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả nguồn vốn nước ngoài vào Thủ đô Hà Nội.
- Chính sách phát triển đối với Thủ đô Hà Nội.
- Nghị quyết của Bộ Chính trị số 15 - NQ/TW về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đã chỉ rõ: Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.
- Với vị trí đặc biệt quan trọng đó, Thủ đô Hà Nội sẽ có nhiều tiềm năng và cơ hội để tạo ra một môi trường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư trên địa bàn.
- Để đạt được mục tiêu Hà Nội phải trở thành Thủ đô: văn minh, hiện đại, xanh, sạch đẹp ngang tầm với thủ đô của một đất nước 100 triệu dân và sánh vai với thủ đô của các nước trong khu vực cần phải có một chính sách phát triển đặc biệt.
- Trong chính sách phát triển đó phải thể hiện “Nhất định phải dành cho Thủ đô những quy định đặc biệt.
- Phải trên tầm nhìn đầu tư cho Hà Nội là đầu tư cho cả nước, có như vậy mới tạo thành sức mạnh đột phá.
- Những quy định đặc biệt, một mặt từ phía Trung ương ban hành, tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển.
- nhưng mặt khác Hà Nội cũng cần chủ động nghiên cứu đề xuất các quy định nhằm phát huy các lợi thế mà Hà Nội vốn có..
- Nhìn chung vấn đề giải ngân nguồn vốn ODA ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng thường đạt tỷ lệ không cao.
- Nhiều kiến nghị đã được đề xuất nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam và Hà Nội nói riêng.
- Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cũng đã chủ động đề xuất 7 giải pháp để nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA.
- Để xây dựng Thủ đô văn minh hiện đại, xanh, sạch đẹp cần phải có nhiều chính sách và giải pháp lớn của nhiều ngành, nhiều cấp của Trung ương và Hà Nội.
- Việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phải tính đến xây dựng vành đai cây xanh bao quanh thành phố Hà Nội.
- Hiện nay ở Hà Nội đã có một số công viên và đường phố có nhiều cây xanh;.
- Nhưng đồng thời Hà Nội cũng sẽ tiếp tục đầu tư từng bước để “xoá rác trên không - dây điện chằng chịt.
- Thực hiện được như vậy, thiết nghĩ sẽ góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của Thủ đô Hà Nội.
- Các dự án ODA trong thời gian tới cần được ưu tiên nhiều hơn trong phát triển cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường của Thủ đô Hà Nội.
- Có thể khẳng định: Hà Nội có nhiều lợi thế so với các địa phương khác, chẳng hạn như có các Đại sứ quán nước ngoài, các Tổ chức quốc tế và đại đa số là các văn phòng Đại diện của Công ty nước ngoài đóng trên địa bàn Hà Nội.
- Hà Nội tuy đứng thứ hạng cao về thu hút FDI và được các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là Nhật Bản đánh giá cao về môi trường đầu tư.
- Theo công bố của Dự án hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Dự án Nâng cao Năng lực cạnh tranh Việt Nam cho thấy: chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh về môi trường kinh doanh của Hà Nội đã tụt từ vị trí số 14 (năm 2005.
- Nếu tính từ năm 2006 đến năm 2009, PCI của Hà Nội có được cải thiện, nhưng mức độ không lớn.
- Ở vị trí này rõ ràng không tương xứng với những lợi thế của Thủ đô và Hà Nội cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
- Môi trường kinh doanh được cải thiện: có như vậy mới hấp dẫn thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài..
- Nguồn vốn ODA và FDI có một vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
- Công tác quy hoạch thu hút đầu tư đặc biệt là nguồn vốn bên ngoài vào sản xuất và kinh doanh dịch vụ, phát triển hạ tầng kinh tế xã hội để xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại, xanh, sạch đẹp là một vấn đề có ý nghĩa cấp bách và lâu dài.
- Do yêu cầu và vị trí của Hà Nội trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng thì nhu cầu nguồn vốn đầu tư cho Hà Nội sẽ càng lớn hơn.
- Với tầm nhìn đầu tư cho Hà Nội chính là đầu tư cho cả nước;.
- Đã đến lúc Hà Nội cần có “Những quy định đặc biệt” để tận dụng mọi cơ hội bên trong, bên ngoài và phát huy mọi điều kiện để phát triển, vươn lên tầm cao mới..
- Hi vọng bài viết này sẽ góp một tiếng nói nhỏ, thiết thực kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội..
- 1 Kỷ yếu Hội thảo khoa học Kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Thủ đô Hà Nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Hà Nội 2008..
- 3 Nguyễn Thị Bài, Vai trò của ODA với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội, http://hapi.gov.vn:8080.
- 4 Lê Bộ Lĩnh: Hoạt động FDI ở Hà Nội và TP