« Home « Kết quả tìm kiếm

Vai trò địa chính trị của khu vực Đông Nam Á đối với Hoa Kỳ những năm đầu thế kỷ XXI


Tóm tắt Xem thử

- VAI TRÒ ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á ĐỐI VỚI HOA KỲ NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI.
- Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ, địa chính trị, địa chính trị Đông Nam Á, quan hệ Hoa Kỳ - ASEAN, quyền lực mềm Hoa Kỳ Keywords:.
- Hoa Kỳ là một trong số các cường quốc hàng đầu thế giới đánh giá cao yếu tố địa chính trị trong việc hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại.
- Tại đây, Đông Nam Á được đánh giá là địa bàn chiến lược với vai trò địa chính trị quan trọng trong chính sách đối ngoại của nhiều quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ.
- Bài viết đi sâu phân tích vai trò địa chính trị khu vực Đông Nam Á đối với Hoa Kỳ trên ba khía cạnh: chính sách chống khủng bố và an ninh, quan hệ thương mại và thực thi quyền lực mềm của Hoa Kỳ..
- Vai trò địa chính trị của khu vực Đông Nam Á đối với Hoa Kỳ những năm đầu thế kỷ XXI.
- chính sách đối ngoại của nhiều cường quốc trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ.
- Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Đương, Đông Nam Á là nơi đan xen lợi ích chiến lược của nhiều cường quốc, kể cả Hoa Kỳ..
- Bài viết đi sâu phân tích vai trò địa chính trị khu vực Đông Nam Á đối với Hoa Kỳ trên ba khía cạnh:.
- chính sách chống khủng bố và an ninh, quan hệ thương mại và thực thi quyền lực mềm của Hoa Kỳ..
- 2.1 Đông Nam Á là địa bàn chiến lược trong chính sách chống khủng bố toàn cầu và an ninh Châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.
- Đông Nam Á trong chiến lược chống khủng bố toàn cầu của Hoa Kỳ sau sự kiện 11/9/2001.
- Để thực hiện mục tiêu này, Hoa Kỳ đưa quân trở lại nhiều vùng trọng yếu trên thế giới, trong đó có khu vực Đông Nam Á..
- Trong bối cảnh đó, sự gia tăng ảnh hưởng của các nước Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ tại khu vực này càng khiến phía Hoa Kỳ lo ngại.
- Để không đánh mất vai trò ảnh hưởng tại Đông Nam Á, Hoa Kỳ đặt khu này trở thành mặt trận thứ hai trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu.
- Hoa Kỳ chủ trương “khuyến khích cộng tác với các đối tác trong khu vực để thực hiện các nỗ lực phối hợp nhằm dồn ép, siết chặt và cô lập các nhóm khủng bố” (The White House, 2003).
- Theo đó, Hoa Kỳ đã triển khai hàng loạt các hoạt động hợp tác song phương và đa phương với các nước ASEAN.
- Đặc biệt, Hoa Kỳ gia tăng huấn luyện và hỗ trợ quân đội Philippines trong việc chống lại các nhóm khởi nghĩa vũ trang.
- Các con số này cho thấy sự quyết tâm từ phía Hoa Kỳ trong việc thực hiện mục tiêu chống khủng bố và các vấn đề khác liên quan đến an ninh khu vực Đông Nam Á.
- Khoảng 5 năm sau sự kiện ngoài Philippines, Hoa Kỳ còn thực hiện các gói viện trợ tài chính về an ninh và kinh tế dành cho các quốc gia khác trong khu vực..
- Bảng: Viện trợ tài chính và an ninh của Hoa Kỳ cho các nước Đông Nam Á .
- Theo các chuyên gia phân tích, dù đã có những liên minh quân sự với các nước như Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu về an ninh của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
- Về lâu dài, Hoa Kỳ cần mở rộng hợp tác quân sự với các nước còn lại trong khu vực Đông Nam Á.
- nay, Hoa Kỳ đã xây dựng cơ chế an ninh 4 cấp ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm:.
- Cấp 1: Hoa Kỳ - Nhật Bản.
- Cấp 2: Hoa Kỳ - Australia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines.
- Cấp 3: Hoa Kỳ - Singapore, Indonesia.
- Cấp 4: Hoa Kỳ - Các quốc gia khác.
- Về mặt chiến lược, an ninh lâu dài của Hoa Kỳ ở khu vực này cần một mô hình hợp tác kiểu NATO ở Châu Á.
- Có thể thấy, chiến lược chống khủng bố của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á chính là cơ hội lớn để quốc gia này gia tăng sự can thiệp và lợi ích an ninh chiến lược tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương..
- Đông Nam Á trong tính toán địa chính trị về an ninh biển đảo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.
- Sau sự kiện Hoa Kỳ tiến hành đánh giá lại môi trường an ninh cho Chiến lược toàn cầu mới, trong đó bao gồm mục tiêu đảm nhận trách nhiệm bảo vệ an ninh của các nước đồng minh và bạn bè của Hoa Kỳ, kiểm soát các khu vực chiến lược quan trọng ven biển Châu Á.
- Theo đó, tính toán chiến lược địa chính trị về an ninh biển đảo khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ nhắm vào 2 hướng chính là an ninh eo biển Malacca và biển Đông..
- Hoa Kỳ cho rằng nếu có quốc gia nào sử dụng vũ lực để giành chủ quyền ở biển Đông, họ có thể sẽ can thiệp.
- Báo cáo Chiến lược an ninh quốc gia của Hoa Kỳ ở Đông Á (2/1995) đã chỉ rõ: “Mỹ coi những vùng biển sâu ở biển Nam Trung Hoa (biển Đông) là vùng biển chung của quốc tế.
- Tháng 6 cùng năm, hạ viện thông qua “Dự án Luật lợi ích hải ngoại của Mỹ”, khẳng định tự do hàng hải ở biển Đông là “đặc biệt quan trọng” với an ninh quốc gia Hoa Kỳ và các nước đồng minh.
- Hoa Kỳ cũng chỉ ra rằng “tự do hàng hải” ở khu vực này là lợi ích cơ bản của Hoa Kỳ..
- Trong đó, nổi bật lên vai trò của Hoa Kỳ trong việc kiềm chế Trung Quốc và kiểm soát các vấn đề tranh chấp chủ quyền trong khu vực.
- Trong khuôn khổ ETC, Hoa Kỳ đã triển khai thường xuyên các cuộc tập trận chung với các nước, trong đó các cuộc tập trận CARAT.
- Mục tiêu của chính sách này nhằm tăng cường những cam kết ngoại giao và an ninh của Hoa Kỳ ở khu vực thông qua việc củng cố các mối liên minh song phương và ủng hộ chủ nghĩa đa phương khu vực.
- Tuyên bố Hà Nội (7/2010) cho thấy sự quan ngại ngày càng sâu sắc của Hoa Kỳ đối với những hành động khiêu khích ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại biển Đông.
- Ngoại trưởng Hillary đồng thời cũng gợi mở chiến lược “kiềm chế” Trung Quốc của Hoa Kỳ ở biển Đông..
- Trong năm 2014, quan chức Hoa Kỳ thực hiện liên tiếp các chuyến thăm và làm việc tại Singapore, Myanmar, Trung Quốc.
- Đây được xem là những động thái tích cực của chính phủ Hoa Kỳ trong việc thực hiện mục tiêu bảo vệ lợi ích quốc gia, duy trì tự do, ổn định hàng hải và thương mại quốc tế cũng như an ninh chiến lược biển Đông..
- Hoa Kỳ tăng cường can dự sâu hơn vào các vấn đề trọng yếu tại Đông Nam Á, đặc biệt là vấn đề biển Đông, các vấn đề an ninh phi truyền thống khác, tạo nhân tố cân bằng quan hệ với các cường quốc trong khu vực..
- Tuy nhiên, với những lợi ích trước mắt và lâu dài, an ninh hàng hải và an ninh chiến lược biển Đông là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ trong cả thế kỷ XX và XXI..
- 2.2 Lợi ích kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á.
- Bên cạnh việc tăng cường các mối quan hệ song phương với từng quốc gia, Hoa Kỳ không ngừng nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác với ASEAN.
- Chính sách kinh tế của Hoa Kỳ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương với động cơ chính là nhằm duy trì sự phồn thịnh kinh tế của Hoa Kỳ, đảm bảo sự chi phối và ảnh hưởng của Hoa Kỳ cùng với những ưu thế khác về quân sự và dân chủ của khu vực..
- Ngoại trưởng James Keylly xác định mục tiêu kinh tế hàng đầu của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á là thúc đẩy tăng trưởng thông qua việc mở rộng thương mại và đầu tư.
- Với tư cách là một khu vực quan trọng trong chính sách châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đông Nam Á là đối tác thương mại triển vọng, thu hút một lượng lớn các nhà đầu từ Hoa Kỳ..
- Về lợi ích kinh tế, Đông Nam Á được xem là mảnh đất đầu tư màu mỡ của Hoa Kỳ.
- Sau Nhật Bản và EU, Đông Nam Á là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Hoa Kỳ.
- Năm 2001, kim ngạch thương mại hai chiều Hoa Kỳ - ASEAN đạt 107 tỷ USD.
- Ước tính, FDI của Hoa Kỳ vào Đông Nam Á gấp nhiều lần so với Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ cộng lại.
- Tính đến 2014, FDI của Hoa Kỳ vào ASEAN đạt 226 tỷ USD, thuộc nhóm các nhà đầu tư lớn nhất ASEAN (An Nhiên, 2016)..
- Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Hoa Kỳ (2/2016), đại sứ Hoa Kỳ tại ASEAN Nina Hachigian khẳng định Hoa Kỳ có mối quan hệ ngày càng sâu rộng với các nước ASEAN..
- Nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh với các quốc gia khác tại thị trường Đông Nam Á, Hoa Kỳ tăng cường các chính sách tự do hóa thương mại đối với khu vực.
- Năm 2005, ASEAN và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ đối tác tăng cường.
- Năm 2009, Hoa Kỳ tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC).
- Trong bối cảnh hiện nay, việc mở cửa thị trường và tạo dựng sự kết nối cho các doanh nghiệp của Hoa Kỳ tại các quốc gia Đông Nam Á mang ý nghĩa quan trọng.
- Mối quan hệ hợp tác ngày càng chặt chẽ hơn giữa Hoa Kỳ và ASEAN kỳ vọng hứa hẹn những lợi ích tốt đẹp cho cả đôi bên.
- Về phía Hoa Kỳ, Đông Nam Á là nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng cao, có khả năng tạo dựng uy tín và ảnh hưởng tại khu vực khi Hoa Kỳ gắn kết quan hệ thương mại.
- Dưới thời Tổng thống Obama, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được xem là một nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc tăng cường hợp tác kinh tế với các nước châu Á – Thái Bình Dương nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng.
- Năm 2002, Tổng thống Bush đề xuất sáng kiến doanh nghiệp ASEAN (EAI) và mở rộng hiệp định buôn bán tự do (FTA) giữa Hoa Kỳ với các nước ASEAN, tiến tới thành lập mạng lưới FTA song phương tại Đông Nam Á.
- đến hiện nay, Hoa Kỳ đã ký FTA với Singapore (2004).
- Việc ký kết FTA đã thúc đẩy quan hệ thương mại Hoa Kỳ - Singapore phát triển nhanh chóng..
- Hoa Kỳ trở thành nhà đầu tư hàng đầu tại Singapore, vượt qua nhiều cường quốc khác ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương như Nhật Bản, Australia.
- Đây được xem là nền tảng để Hoa Kỳ tiếp tục mở rộng FTA với các quốc gia Đông Nam Á khác..
- Ngoài ra, Hoa Kỳ còn tích cực thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác thương mại song phương với nhiều quốc gia trong khu vực.
- Sau Singapore, Hoa Kỳ đang trong quá trình đàm phán FTA với Thái Lan, Malaysia và Indonesia.
- Cho đến nay, Hoa Kỳ đã ký kết Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư với Philippines (1989), Indonesia (1996), Brunei (2002), Thái Lan (2002), Malaysia (2004), Campuchia (2006), Việt Nam (2007).
- Đối với Myanmar, năm 2004 Tổng thống Bush tuyên bố ngừng viện trợ, trừng phạt kinh tế và can thiệp vào các vấn đề chính trị, dân chủ, quan hệ thương mại Hoa Kỳ - Myanmar suy giảm nghiêm trọng..
- Hoa Kỳ ngày càng coi trọng vai trò then chốt của ASEAN trong chiến lược châu Á – Thái Bình.
- Mức độ hợp tác giữa Hoa Kỳ và ASEAN ngày càng sâu rộng, chặt chẽ trên nhiều mặt, cả ở góc độ song phương và đa phương..
- 2.3 Đông Nam Á là địa bàn triển khai “sức mạnh mềm” của Hoa Kỳ.
- Cho đến nay, có thể thấy Hoa Kỳ đã sử dụng ba công cụ chính trong chính sách đối ngoại nhằm tác động đến các quốc gia khác để đạt được mục đích của mình là đe dọa (cây gậy), dụ dỗ (củ cà rốt) và lôi cuốn, hấp dẫn.
- Từ sau chiến tranh lạnh đến nay, bằng nhiều công cụ khác nhau, Hoa Kỳ đã tác động và gây ảnh hưởng đến Đông Nam Á thông qua “sức mạnh mềm”..
- Sau chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ tăng cường lợi dụng vấn đề dân chủ và nhân quyền nhằm can thiệp vào nội bộ các quốc gia.
- Bằng phương thức ngoại giao sử dụng “dân chủ và nhân quyền”, Hoa Kỳ tranh thủ sự ủng hộ của dư luận trong và ngoài nước..
- Ở khu vực Đông Nam Á, Hoa Kỳ thực hiện gây sức ép thông qua dân chủ và nhân quyền với mức độ và hình thức khác nhau ở mỗi quốc gia.
- Với những nước là đồng minh hoặc tích cực hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố ở Đông Nam Á, Hoa Kỳ không thúc ép quá mạnh trong vấn đề nhân quyền..
- Về vấn đề dân chủ và nhân quyền, Hoa Kỳ luôn đặt tiêu chuẩn dân chủ Mỹ làm giá trị khuôn mẫu, mục tiêu làm thay đổi các quốc gia theo mô hình dân chủ Mỹ.
- Khi vấp phải sự phản đối từ các quốc gia trong khu vực, Hoa Kỳ áp dụng những biện pháp trừng phạt về kinh tế, quân sự.
- Cho đến nay, gây ảnh hưởng và can thiệp bằng nhân quyền và dân quyền vẫn là một trong những trụ cột chính của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ đối với Đông Nam Á.
- Có thể nói, “Trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, không một vấn đề nào trở thành trung tâm trong quan hệ giữa Hoa Kỳ với Đông Nam Á hơn là vấn đề dân chủ và nhân quyền” (Sukma Rizal, 2000).
- Tuy nhiên, chính sách nhân quyền của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á dưới thời Bill Clinton không đạt được nhiều kết quả như mong muốn..
- Tại Đông Nam Á, Hoa Kỳ hạn chế vấn đề dân chủ và nhân quyền nhằm thực hiện mục tiêu chính trị ưu tiên hàng đầu là chống khủng bố.
- Tuy vậy, trợ lý ngoại trưởng James Kelly khẳng định Hoa Kỳ “vẫn có những quan tâm nghiêm túc về vấn đề nhân quyền ở một số nước thành viên ASEAN” (Nguyễn Văn Lan, 2005)..
- Ủng hộ các lợi ích địa chiến lược của Hoa Kỳ.
- USAID tại Đông Á tập trung vào các chính sách về kinh tế, thương mại, song song với việc hỗ trợ thực hiện các chính sách dân chủ của Hoa Kỳ tại khu vực này.
- Vấn đề thúc đẩy phát triển dân chủ và nhân quyền của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á được thực hiện với những tính toán cẩn thận về chính trị thông qua các công cụ hỗ trợ phát triển “có điều kiện”, đồng thời can thiệp vào tín ngưỡng, tôn giáo các quốc gia..
- Đây là điều kiện để Hoa Kỳ có cơ hội can thiệp vào các nước thông qua các khoản.
- Hoa Kỳ đã tham gia nhiều diễn đàn khu vực như Hội nghị Ngoại trưởng các nước ASEAN (PMC), Diễn đàn an ninh ASEAN (ARF) và nhiều diễn đàn kinh tế khác nhằm tranh thủ sự ủng hộ và duy trì ảnh hưởng ở khu vực này..
- Đồng thời, Hoa Kỳ tích cực thúc đẩy, lôi kéo các nước ASEAN như Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore, Brunei, Indonesia phát triển theo hướng dân chủ và nền kinh tế thị trường kiểu Mỹ..
- Cho đến nay, phần lớn các quốc gia ASEAN vẫn giữ vững quan điểm và lập trường về vấn đề dân quyền và nhân quyền tại Đông Nam Á, hạn chế sự can thiệp sâu của Hoa Kỳ vào độc lập chủ quyền của các nước..
- Nhìn chung, trước phản ứng mạnh mẽ của các nước trong khu vực, Hoa Kỳ đã có những điều chỉnh nhất định trong việc sử dụng “nguồn lực mềm”.
- Tuy vậy, song song với việc gây sức ép về kinh tế, quân sự, “quyền lực mềm” vẫn được Hoa Kỳ sử dụng như một phương pháp nhằm tạo ảnh hưởng và tăng cường vai trò của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á..
- Qua 4 nhiệm kỳ Tổng thống, trước nhiều biến động của tình hình thế giới và khu vực, Hoa Kỳ luôn đánh giá cao vai trò và vị trí chiến lược của Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại quốc gia.
- Vị trí địa chính trị quan trọng của khu vực Đông Nam Á đối với Hoa Kỳ được đặt trong tâm trên 3 phương diện chính là quan hệ an ninh – quốc phòng, quan hệ thương mại và địa bàn lan tỏa sức mạnh mềm của Hoa Kỳ.
- Mặc dù có những phản ứng nhất định của các quốc gia Đông Nam Á trước sự can dự ngày càng sâu của Hoa Kỳ tại khu vực này nhưng có thể thấy rằng với vị trí chiến lược đặc biệt, Đông Nam Á sẽ luôn là nước cờ địa chính trị quan trọng mà Hoa Kỳ không thể bỏ qua trong chính sách đối ngoại tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.