« Home « Kết quả tìm kiếm

VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN THỦ ĐÔ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG


Tóm tắt Xem thử

- Phát triển bền vững đang là đòi hỏi bức xúc đối với mỗi quốc gia cũng như mỗi địa phương.
- Là Thủ đô nghìn năm tuổi, phát triển kinh tế bền vững của Hà Nội có ý nghĩa trên nhiều phương diện..
- Để phát triển kinh tế bền vững, Nhà nước Trung ương và chính quyền địa phương phải giải quyết hàng loạt vấn đề: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường.
- Nhờ đó, trong những năm qua, Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Tuy nhiên, kinh tế Hà Nội phát triển chưa thật bền vững: cơ cấu kinh tế lạc hậu, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
- Bởi vậy, Đảng, Nhà nước ta và chính quyền thành phố Hà Nội cần thực thi hàng loạt giải pháp để kinh tế Thủ đô phát triển bền vững.
- Phát triển bền vững và vai trò Nhà nước.
- Nói cách khác, phát triển bền vững phải dựa trên ba trụ cột: bền vững về kinh tế, về xã hội và môi trường..
- Bền vững về kinh tế đòi hỏi trước hết, tăng trưởng tương đối cao và ổn định.
- Tuy nhiên, kinh tế thị trường lại phát triển theo chu kỳ, sau một thời kỳ tăng trưởng nhanh nền kinh tế lại rơi vào suy thoái, thậm chí khủng hoảng, tức là kinh tế thị trường mang.
- Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- 2) Tăng trưởng kinh tế mang tính ổn định.
- Tính ổn định của tăng trưởng vừa thể hiện năng lực sản xuất ổn định, khả năng bảo đảm nguồn lực cho tăng trưởng và khả năng chống chịu được với những biến động bên trong và bên ngoài nền kinh tế.
- Ở nhiều nước, tăng trưởng kinh tế rất thấp nên đương nhiên ít có cơ hội mở rộng việc làm.
- Nhưng ngay cả những nước tăng trưởng kinh tế nhanh hơn thì cũng không chắc chắn là sẽ có thêm nhiều việc làm.
- Bền vững về môi trường đòi hỏi phát triển kinh tế phải gắn với sử dụng hiệu quả, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái.
- Phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ rừng và trồng rừng, bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
- Tăng trưởng kinh tế nhằm phục vụ lợi ích của thế hệ hiện tại không được làm xói mòn các cơ hội tăng trưởng và phát triển của thế hệ tương lai..
- Theo ý nghĩa này, tăng trưởng kinh tế nhanh đi kèm với sự gia tăng ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên là một quá trình tăng trưởng không có tương lai, không bền vững.
- Với vị thế là một trong ba đỉnh của tam giác tăng trưởng thuộc vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Hồng, là Thủ đô của Việt Nam, sự phát triển bền vững của Hà Nội sẽ lan toả mạnh mẽ đến vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Hồng và các vùng, địa phương khác.
- Bởi vậy, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của Hà Nội là nghĩa vụ của toàn dân, nhưng trước hết vẫn là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và chính quyền thành phố Hà Nội..
- Vai trò Nhà nước trong phát triển Thủ đô theo hướng bền vững trong những năm qua Trong thời kỳ Đổi mới, hàng loạt cơ chế, chính sách của Nhà nước và của chính quyền thành phố đã được ban hành, tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển nhanh và bền vững: chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần.
- Nhờ đó, đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng từng bước dân chủ hoá đời sống chính trị, xã hội.
- xây dựng cấu trúc nền kinh tế thị trường mang tính đồng bộ.
- Đó là những tiền đề quan trọng cho phát triển nhanh và bền vững..
- Trong những năm qua, Hà Nội đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế nhanh của đất nước..
- Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước và Hà Nội.
- Hà Nội .
- Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước.
- Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội đã trở thành đầu tầu tăng trưởng kinh tế của đất nước.
- Cơ cấu kinh tế của Hà Nội đã có những thay đổi tích cực..
- Bên cạnh khu vực kinh tế truyền thống, khu vực kinh tế hiện đại đã xuất hiện và có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế Thủ đô và đất nước.
- Chính quyền thành phố Hà Nội đã xây dựng và ban hành hàng loạt cơ chế, chính sách về thủ tục đầu tư các dự án trong nước và ngoài nước.
- về phát triển thị trường nội địa.
- xây dựng và hoàn chỉnh Quy hoạch tổng thể môi trường của thành phố Hà Nội.
- chính quyền thành phố đang phối hợp với Cục Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi Khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng Đề án lập bản đồ nhằm khắc phục tình trạng ngập lụt trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Trong thời kỳ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hà Nội đã có sự tiến bộ, đứng thứ 25/64, tăng 13 bậc so với năm 2006 (năm 2006 Hà Nội xếp vị trí 38/64;.
- Bên cạnh những thành tựu, quá trình phát triển của Hà Nội còn nhiều biểu hiện chưa thật bền vững.
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Hồng, là Thủ đô của cả nước, Hà Nội có rất nhiều lợi thế trong quá trình phát triển.
- kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Hà Nội được xây dựng tương đối đồng bộ, hiện đại, chất lượng cao hơn nhiều địa phương khác.
- Hà Nội là trung tâm khoa học - công nghệ của cả nước.
- Với hơn 6,4 triệu dân, Hà Nội còn là thị trường tiềm năng về nhiều phương diện..
- “Chỉ số cạnh tranh của Hà Nội thấp là không oan”.
- Theo Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, vị trí của Hà Nội trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh các tỉnh là không “oan” khi đối chiếu với lợi thế.
- Ông Thảo cũng thẳng thắn cho rằng, độ nhạy của chính quyền và doanh nghiệp Hà Nội chưa cao..
- Trong buổi gặp gỡ với các doanh nghiệp trên địa bàn, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo thẳng thắn cho rằng, lãnh đạo các tỉnh khác “thèm” lợi thế của Hà Nội và thực tế, các tỉnh lân cận thường tìm cách tranh thủ ảnh hưởng những lợi thế của Hà Nội để phát triển..
- Tuy nhiên, Hà Nội với nhiều khả năng về đất đai, vốn, khoa học công nghệ, thị trường… nhưng lại chưa phát huy được..
- Nhờ những ưu thế của mình, Hà Nội có sức hút lớn với các nguồn vốn.
- năm 2008 tăng lên 44,42% thì năm 2009, do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên chỉ tăng 18,80%..
- Bảng 3: Vốn đầu tư ở Hà Nội trong những năm qua.
- Tuy nhiên, mức tăng trưởng kinh tế của Hà Nội lại thấp hơn nhiều.
- Năm 2008 chỉ ở mức 10,8% và chỉ cao hơn một chút so với mức tăng trưởng kinh tế bình quân của cả nước.
- Điều đó cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn ở Hà Nội rất thấp..
- Như vậy, mức độ hấp dẫn của Hà Nội đối với các nhà đầu tư nước ngoài rất thấp, nhưng với các nhà đầu tư trong nước lại khá cao..
- Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư theo các khu vực kinh tế ở Hà Nội.
- Cục Thống kê Hà Nội: Niên giám thống kê 2009, Hà Nội, tháng 5/2010, tr.208 (tính theo Hà Nội mở rộng)..
- Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả đầu tư của Hà Nội còn thấp.
- Nguyên nhân thứ nhất, Hà Nội quan tâm chưa đúng mức việc đầu tư cho khoa học - công nghệ..
- Đành rằng trên địa bàn Hà Nội có nhiều cơ quan khoa học của Quốc gia nhưng mức đầu tư như số liệu bảng 4 thì không thể đáp ứng yêu cầu khoa học - công nghệ của các doanh nghiệp địa phương, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chi của cả nước cho khoa học - công nghệ..
- Năm 2008, chi xây dựng cơ bản cho khoa học - công nghệ của Hà Nội là 0,022% tổng thu ngân sách Nhà nước của Hà Nội, năm .
- Đầu tư cho khoa học - công nghệ thấp nên khó có thể đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.
- Chính điều này đã làm cho năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hà Nội chỉ ở mức trung bình..
- Cục Thống kê Hà Nội: Niên giám thống kê 2009, Hà Nội, tháng 5/2010, tr.211-212 (tính theo Hà Nội mở rộng)..
- Với tỷ lệ đầu tư cho khoa học - công nghệ thấp như vậy, trình độ khoa học - công nghệ của Hà Nội chậm được cải thiện.
- Đồng thời những ngành kinh tế có hàm lượng khoa học - công nghệ cao chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.
- Do đó, cơ cấu kinh tế của Hà Nội chậm thay đổi, suốt từ năm 2005 đến năm 2009, tỷ trọng của công nghiệp và xây dựng cũng chỉ tăng được 0,4% (từ 40,7% lên 41,1.
- Bảng 6: Cơ cấu kinh tế của Hà Nội trong những năm qua.
- Cục Thống kê Hà Nội: Niên giám thống kê 2009, Hà Nội, tháng 5/2010, tr.60 (tính theo Hà Nội mở rộng)..
- Do cơ cấu kinh tế chậm thay đổi, các ngành dịch vụ quan trọng mặc dù đã hình thành nhưng phát triển chậm và đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương còn rất hạn chế (xem bảng 6)..
- Bảng 7: Đóng góp của các ngành dịch vụ cao cấp trong GDP của Hà Nội.
- Cục Thống kê Hà Nội: Niên giám thống kê 2009, Hà Nội, tháng 5/2010, tr.69-70 (tính theo Hà Nội mở rộng)..
- Nguyên nhân thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực của Hà Nội rất thấp: 68,87%.
- Mặc dù vấn đề môi trường đã được chính quyền thành phố quan tâm nhưng đây vẫn là thách thức thật sự với phát triển bền vững của Hà Nội.
- Theo một kết quả nghiên cứu công bố năm 2008 của Ngân hàng Thế giới, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn bị ô nhiễm nặng nhất.
- So với yêu cầu, hệ thống thoát nước ở Hà Nội chỉ đạt chưa đến 40%.
- Ước tính loại rác thải rắn y tế có khoảng 34 tấn mỗi ngày, trong đó Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 1/3.
- Theo ước tính, mỗi ngày có khoảng 1,8 triệu lượt xe gắn máy và hai bánh lưu hành qua Thủ đô Hà Nội.
- Bầu khí quyển tại Hà Nội có mức benzene và sulfur dioxide đáng báo động.
- Mức PM10 ở Hà Nội hiện là 80 micrograms/mét khối, gấp đôi mức Bangkok và trên mức trong bản hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
- Chỉ trong 10 năm phát triển tại 4 quận nội thành Hà Nội cũ, diện tích cây xanh đã bị mất đến 12%.
- Đầu năm 2008, Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc báo cáo rằng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu Á về mức độ ô nhiễm bụi.
- trình công nghiệp hoá và là thách thức lớn trong quá trình phát triển tiếp theo của Hà Nội và của đất nước ta..
- Chính phủ và các bộ ngành, chính quyền thành phố Hà Nội hàng năm đều có kế hoạch bảo vệ môi trường như: đầu tư ngân sách, nhân lực cho các hoạt động bảo vệ môi trường, thường xuyên quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường, tiến hành thanh tra nhà nước về môi trường, mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, không ngừng giáo dục và nâng cao nhận thức cho toàn dân về bảo vệ môi trường, phát động các phong trào, các chương trình quốc gia về bảo vệ môi trường… Mặc dầu vậy, chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường vẫn chưa được phát huy đầy đủ.
- Sự yếu kém trong quản lý nhà nước về môi trường bộc lộ rõ ở các vấn đề sau: khi hoạch định các chương trình, dự án phát triển chưa coi trọng yếu tố bảo vệ môi trường ngang cấp quan hệ với phát triển kinh tế.
- Năng lực và hiệu lực của bộ máy làm công tác bảo vệ môi trường chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển bền vững..
- Một số khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò Nhà nước, phát triển Thủ đô theo hướng bền vững.
- Thứ nhất, Hà Nội cần đi trước cả nước trong việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu.
- Trong mô hình này, Hà Nội cần đặc biệt quan tâm phát triển khoa học - công nghệ và phát triển nguồn nhân lực..
- Thứ hai, Hà Nội cần coi xây dựng cơ chế, thể chế là khâu đột phá.
- Do đó, có thể coi sự thiếu hụt cơ chế, thể chế là nguyên nhân quan trọng nhất của những hạn chế trong thực hiện định hướng XHCN nền kinh tế thị trường ở nước ta những năm qua.
- Bởi vậy, để thực hiện tốt hơn định hướng XHCN, nền kinh tế thị trường ở nước ta những năm tới cần phải coi việc hoàn thiện cơ chế, thể chế là khâu đột phá..
- Nhưng điều đó không đến tự nhiên, mà phải bằng đường lối phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, mô hình phát triển phù hợp, bằng các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội;.
- Kinh nghiệm của các nước phát triển kinh tế thị trường rút ngắn trên thế giới và thực tiễn phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam những năm qua đã minh chứng cho điều đó..
- Phát triển kinh tế bền vững đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt vấn đề: kinh tế, xã hội và môi trường.
- Trong bối cảnh hiện nay, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN còn gặp phải sự chống đối của các thế lực thù địch trong và ngoài nước với những hình thức đa dạng và tinh vi, xảo quyệt.
- Những nỗ lực chủ quan phải dựa trên các quy luật kinh tế khách quan mới làm cho các nguồn lực được sử dụng hiệu quả.
- định hướng được nền kinh tế thị trường phát triển theo con đường XHCN.
- Do đó, việc nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật kinh tế - xã hội là đòi hỏi bức thiết, là yêu cầu hàng đầu trong các hoạt động lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước..
- 1 Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội: Tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố Hà Nội sau 3 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới phương hướng, nhiệm vụ năm 2010 và các năm tiếp theo..
- 2 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được xác định trên cơ sở 10 tiêu chí: 1) Chính sách phát triển kinh tế tư nhân