« Home « Kết quả tìm kiếm

Vai trò nữ trí thức trong việc duy trì bản sắc văn hoá dân tộc truyền thống


Tóm tắt Xem thử

- Nữ trí thức và duy trì bản sắc văn hoá truyền thống Vai trò nữ trí thức trong việc duy trì bản sắc văn hoá dân tộc truyền thống.
- Trải qua các thời đại, phụ nữ Việt Nam luôn giữ vai trò quan trọng và tích cực trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
- “Nói đến bản sắc dân tộc là nói đến bản sắc văn hoá dân tộc, tức là những đặc trưng tiêu biểu, riêng có, không thể trộn lẫn của một nền văn hoá, của một dân tộc với dân tộc khác, biểu hiện sức sống, sức sáng tạo, sức phát triển của dân tộc” (Ban TT –VH Trung ương, 1998, tr.43).
- Trải qua lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, do bảo vệ được bản sắc văn hoá của mình nên dân tộc ta đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách để tồn tại và phát triển.
- Bản sắc văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững được vun đắp nên qua lịch sử đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước.
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc chính là phát huy những giá trị tinh thần truyền thống đó.
- Bản sắc văn hóa Việt Nam còn được phản ánh trong các phương thức biểu hiện độc đáo như ngôn ngữ của dân tộc, tâm lý, phong tục, tập quán và những hình thức nghệ thuật truyền thống..
- Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, trải qua các thời đại, ở lĩnh vực nào, người phụ nữ cũng có những đóng góp đáng kể cho sự tồn tại, phát triển và tiến bộ của dân tộc, vì thế họ đã chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong tâm thức của mọi người dân Việt Nam.
- Trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nữ trí thức Việt Nam giữ vai trò quan trọng và tích cực..
- Nữ trí thức với việc duy trì bản sắc văn hoá dân tộc Vai trò nữ trí thức trong truyền thống văn hoá gia đình Người mẹ Việt Nam có vai trò quan trọng và quyết định đối với sự phát triển, sự trưởng thành của con cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như về nhân cách.
- Theo cố giáo sư Trần Quốc Vượng “chính các bà mẹ Việt Nam thời Bắc thuộc đã góp phần giữ gìn và phát triển tiếng nói của dân tộc: Từ trong lời ru của mẹ, tiếng hát nơi ruộng lúa, nương dâu, cho đến lời nói hàng ngày, đều biểu hiện cuộc sống và tâm hồn người Việt” (Trần Quốc Vượng, 2000, tr.
- Lê Thị Nhâm Tuyết khi nói về vai trò của phụ nữ trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc “Phụ nữ Việt Nam là người bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc bao gồm tất cả các dạng của nền văn hoá – văn hoá tinh thần, văn hoá xã hội và gia đình” (Lê Thị Nhâm Tuyết, 2001).
- Nhiều người cho rằng, muốn xây dựng nên một thế hệ biết sống có văn hóa không thể thiếu đi vai trò của người phụ nữ.
- Bởi một lẽ giản đơn là văn hoá ứng xử phải đi từ gia đình ra xã hội.
- Nhưng để thuyết phục được con cái nghe mình, trước tiên, chính người phụ nữ ấy phải gương mẫu, gương mẫu trong văn hoá, giao tiếp, ứng xử, dạy dỗ con cái từ nhỏ.
- Với vai trò làm mẹ người nữ trí thức sẽ có nhiều ưu thế hơn trong việc nuôi dạy con và duy trì truyền thống văn hoá gia đình, gìn giữ nếp nhà, gia phong..
- Đúng như ý kiến của một nữ trí thức “Theo tôi, cũng là nàng dâu, cũng là một người vợ, người mẹ trong gia đình nhưng người có trí tuệ, có văn hoá bao giờ cũng làm việc có năng suất, hiệu quả hơn” (Trung tá Trương Thị Thanh Mai - Nguyên Trưởng Ban Công tác nữ Công An thành phố Đà Nẵng).
- Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của gia đình Việt Nam không ngừng được cải thiện.
- Có thể nói rằng, việc bảo tồn và phát triển văn hoá con người trong gia đình, chính là người phụ nữ đảm đương, đặc biệt là nữ trí thức là tầng lớp xã hội làm tốt vai trò này hơn tất cả.
- Trong quá trình duy trì và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, phụ nữ nói chung và nữ trí thức nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng gia đình Việt nam, phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn bản sắc văn hoá, dân tộc.
- Là những người mẹ có học vấn, nữ trí thức không chỉ nuôi dạy con biết làm điều hay, lẽ phải, điều gì nên làm và được làm, và những điều không nên làm hoặc không được làm mà còn có phương pháp sư phạm – khoa học trong giáo dục con cái, đem lại cho thế hệ tương lai những giá trị văn hoá truyền thống đích thực.
- Giáo dục - đào tạo với chức năng truyền tải giá trị văn hoá truyền thống và vai trò nữ trí thức.
- Trong thành tựu chung của phụ nữ nước nhà có sự đóng góp tích cực và quan trọng của đội ngũ nữ trí thức ngành giáo dục và đào tạo.
- Nhiều nữ nhà giáo đã nỗ lực phấn đấu tốt, trở thành những giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp, những nhà khoa học đầu ngành, đạt thành tích cao trong nghiên cứu khoa học, trong các cuộc thi tài năng, các giải thưởng lớn giành cho phụ nữ.
- Hàng năm, đã có 87,6% chị em đạt danh hiệu “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” các cấp và có 95,6% gia đình nữ giáo viên đạt danh hiệu gia đình nhà giáo văn hoá.
- Đội ngũ nữ trí thức đã góp phần xứng đáng thực hiện quá trình đổi mới công tác giáo dục, y tế, văn hoá, các chính sách xã hội, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tiến tới xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới Hộp 2: MỘT NGƯỜI TẬN TỤY VỚI NGHỀ DẠY HỌC Sinh năm 1948 tại Hải Dương, bà Phạm Thị Ngâm theo học khoa Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Vai trò của nữ trí thức trong hoạt động văn hoá nghệ thuật Từ xưa, đã có những nữ trí thức nổi tiếng trong lĩnh vực văn hoá - nghệ thuật.
- Trong 8 vị tổ của hát chèo Việt Nam thì có hai vị là nữ.
- Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX có Hồ Xuân Hương được coi là “bà chúa thơ Nôm”, người dùng tài thơ văn chiến đấu chống lại lễ giáo và đạo đức phong kiến, đấu tranh cho quyền sống và hạnh phúc của phụ nữ.
- Bà Sương Nguyệt Anh con gái thứ năm nhà thơ yêu nước lớn Nguyễn Đình Chiểu) là nữ chủ bút đầu tiên của báo chí Việt Nam, là người sáng lập tờ báo phụ nữ đầu tiên - tờ “Nữ giới chung” (tháng 2–1918).Trong số những nữ văn nghệ sĩ trước thế kỷ XX, có ba người được đưa vào danh sách những phụ nữ Việt Nam huyền thoại để cùng 185 quốc gia trên thế giới tuyển chọn “Những hình tượng phụ nữ nổi tiếng nhất của nhân loại từ thời tiền sử đến nay”.
- 83) Nối tiếp và phát huy truyền thống của lớp văn nghệ sĩ đi trước, nhiều nữ trí thức ngày nay trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật đã sáng tác rất nhiều những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, nổi tiếng cả ở trong và ngoài nước..
- Tháng 3-1992, nữ hoạ sĩ Văn Dương Thành được mời tham gia cùng với 82 nữ hoạ sĩ của 26 nước trong cuộc triển lãm tranh: “Các nữ hoạ sĩ quốc tế” tại Trung tâm văn hoá Bangkok, Thái Lan.
- Thành vẽ về sự êm ả của làng quê Việt Nam.
- Tranh của chị diễn tả sự mềm mại và quyến rũ của cuộc sống hết sức bình thường: các em bé câu cá, người phụ nữ tắm dưới ánh trăng.
- Thành đã phối hợp mỹ thuật truyền thống Việt Nam và mỹ thuật phương Tây.
- Hoạt động trong lĩnh vực văn hoá- nghệ thuật, nữ trí thức không chỉ sáng tạo những tác phẩm đậm đà bản sắc văn hoá truyền thống, mà còn giúp cho nhiều tầng lớp dân cư cảm nhận được cái hay, cái đẹp của kho tàng văn hoá, nghệ thuật truyền thống có sức cảm hoá, thức tỉnh cả những người lầm đường, lạc lối.
- Giọng hát các làn điệu dân ca Huế của Châu Loan trên đài Tiếng nói Việt Nam đã trở thành quen thuộc và thân thiết hàng ngày với nhân dân cả hai miền Nam - Bắc từ gần ba mươi năm, kể từ khi chị xuất hiện lần đầu tiên trên làn sóng điện.
- Nói đến bà Nguyễn Thị Kim là nói đến nữ nghệ sĩ điều khắc với tác phẩm phong phú, đa dạng về đề tài, đặc biệt về phụ nữ.
- Rõ ràng nữ trí thức Việt Nam đã góp phần cống hiến lớn lao trong việc sáng tạo một nền văn hoá dân tộc, đã đóng góp vào đó những đại biểu xuất sắc.
- Từ lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng, phụ nữ còn là những nghệ sĩ sáng tác và biểu diễn những điệu múa dân tộc uyển chuyển, mềm mại, hát các làn điệu dân ca trong sáng, bình dị, thiết tha và tham gia xây dựng nền nghệ thuật sân khấu cổ truyền tài hoa, hiếm có..
- Hộp 3: CHU THÚY QUỲNH – ĐẠI BIỂU CỦA NGHỆ SỸ VIỆT NAM Đã có rất nhiều người nói về những thành công trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật rực rỡ của Nghệ sỹ nhân dân Chu Thúy Quỳnh.
- Trong cuộc đời của người nghệ sỹ nhân dân này, ngoài công việc chuyên môn như Chủ tịch Hội nghệ sỹ múa 3 khóa liên tục mà chị đảm nhiệm hiện nay, còn một loạt các trọng trách, công việc xã hội khác như Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ, Ủy viên Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam… Coi trọng và phát huy tính dân tộc không phải là chơi “đồ cổ”.
- Chúng ta đã bước sang thế kỷ XXI, tôi mong muốn được cùng đồng nghiệp xây dựng một nền nghệ thuật múa Việt Nam dân tộc và hiện đại, một trường phái nghệ thuật múa phương Đông ở Việt Nam”.
- Nữ trí thức với những sản phẩm văn hoá vật chất.
- Các sản phẩm văn hoá vật chất của dân tộc được sáng tạo ra để đáp ứng các nhu cầu cuộc sống như ăn, mặc, ở, học hành, đi lại.
- Văn hoá biểu thị trình độ phát triển, sức sáng tạo của một cá nhân, cộng đồng như một mã di truyền xã hội, một ký ức tập thể được sàng lọc, thử thách, tái hiện với trình độ hoàn thiện ngày càng cao hơn theo thời gian, tạo nên tính liền mạch của bên văn hoá dân tộc và đọng lại thành di sản văn hoá.
- Di sản văn hoá thể hiện hệ thống các giá trị văn hoá của dân tộc.
- Những công việc thường ngày mà người phụ nữ đảm nhiệm như nấu ăn, dệt vải, thêu thùa, may vá.
- tưởng như rất đơn giản, nhưng lại góp phần tích cực vào việc bảo tồn và phát triển nền văn hóa vật chất của dân tộc.
- Trong nền văn hóa vật chất, việc ăn mặc của phụ nữ bao giờ cũng là nhân tố phản ánh trung thực, đậm nét tính chất dân tộc.
- Là những người tự dệt ra vải lụa, tạo ra màu sắc, tự cắt may theo kiểu cách của mình, người phụ nữ đã thể hiện tâm hồn, tình cảm, nhận thức về tự nhiên và xã hội trên các sản phẩm mà họ làm ra.
- Từ chiếc khăn đội đầu đến màu áo yếm, cách ăn mặc, kiểu trang phục của người phụ nữ đã tạo nên những tình cảm đẹp, có ảnh hưởng tích cực trong đời sống xã hội.
- Chiếc khăn Piêu từ bao đời nay đã tôn vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ Thái.
- Từ hàng trăm năm nay, chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam đã được coi là "quốc hồn quốc tuý" của dân tộc và được coi như một biểu tượng Việt Nam.
- Vẻ đẹp mềm mại, dịu dàng và kín đáo của chiếc áo dài Việt Nam được thể hiện bằng cổ cao, bờ vai tròn trịa mềm mại với hai tà áo thướt tha.
- Chiếc áo dài Việt Nam cũng đầy nữ tính, gợi cảm..
- Trong những năm gần đây, với sự nỗ lực của một số hoạ sĩ, nhà tạo mẫu là nữ trí thức đã đem lại một vẻ đẹp mới cho tà áo dài Việt Nam.
- Vẫn giữ nguyên kiểu dáng, cấu trúc của chiếc áo dài cổ điển, họ đưa thêm nhiều chất liệu mới và thổi vào đó vẻ đẹp mới, hiện đại được chắt lọc từ văn hoá truyền thống Việt Nam như thêu, vẽ những hoạ tiết trang trí, điểm xuyết những hoa văn từ các trang phục của các dân tộc Việt Nam, hoạ tiết từ trống đồng Ngọc Lũ, phục hồi chiếc áo dài 300 năm, phục hồi nghệ thuật thêu truyền thống trên áo dài.
- đã tạo nên một ấn tượng đẹp cho áo dài Việt Nam.
- Trong số những nhà tạo mẫu, có những gương mặt nữ trí thức nổi tiếng trong làng thời trang không chỉ ở trong nước.
- Nhà thiết kế thời trang Minh Hạnh: Minh Hạnh đã dành hết thời gian trong sự nghiệp thời trang của mình để tôn vinh chiếc áo dài Việt Nam và không mệt mỏi để mang nó đi giới thiệu với nhiều nền văn hóa trên thế giới.
- Vẻ đẹp truyền thống và bí ẩn của chiếc áo dài Việt Nam - theo chị là “một ngôn ngữ không cần phiên dịch”.
- Với chiếc áo dài cách điệu từ những chiếc áo dài dân tộc, Minh Hạnh đang thổi những đường nét nghệ thuật rất nữ tính vào áo dài và còn quảng bá với thế giới về một mẫu trang phục rất đặc trưng của phụ nữ Việt, có thể phổ biến cho phụ nữ trên toàn thế giới sử dụng được.
- Nhà tạo mẫu La Hằng: Từ những tà áo dài truyền thống, La Hằng đã biết làm phù hợp với vóc dáng của phụ nữ hiện đại.
- Nhất là việc phát huy những họa tiết trên áo, có thể qua thêu, qua vẽ và được cải tiến từng ngày đã khiến cho thương hiệu La Hằng đến giờ vẫn đang là sự lựa chọn số một của những phụ nữ Thủ đô Hộp 4: Minh Hạnh - người hồi sinh cho áo dài Việt Nam.
- Bài viết sau đây là của một tác giải người Mỹ - Ông Joan Collins về Minh Hạnh, người phụ nữ tiên phong trong lĩnh vực thời trang của Việt Nam đã được đăng trên tạp chí People (Mỹ) trong số ra đặc biệt (kỷ niệm 20 năm đất nước Việt Nam sau ngày giải phóng Năm 2000, Minh Hạnh trở thành nhà thiết kế áo dài hàng đầu của Việt Nam, người đã có công thổi vào trang phục dân tộc một sinh khí mới và đưa chúng lên sàn diễn thời trang.
- Trong suốt thời gian dài sau năm 1975, hoạt động thời trang Việt Nam không có điều kiện phát triển, một số người thì cho đó là lố bịch, lai căng, một số khác lại đánh giá quá thấp tiềm năng phát triển của ngành này ở Việt Nam, đặc biệt là là tiềm năng của những chiếc áo dài: “Bây giờ thì mọi người có thể thấy áo dài giúp cho người phụ nữ thanh lịch và giản dị như thế nào”.
- Nữ trí thức với quảng bá văn hoá Người Việt Nam dù ở nơi đâu trên thế giới vẫn mang trong mình bản sắc văn hóa Việt Nam, là đại diện cho văn hóa Việt Nam, đồng thời là nhân tố quảng bá hình ảnh và văn hóa Việt Nam, trực tiếp và thường xuyên tác động đến quan niệm, nhận thức và tình cảm của người nước ngoài đối với Việt Nam.
- Bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc Việt Nam với những nét độc đáo về nghệ thuật, ẩm thực, thời trang, thuần phong mỹ tục và lối sống đã tạo nên một nét riêng của người Việt Nam ở nước ngoài, phân biệt với các dân tộc Châu Á khác.
- Với mong muốn làm một điều gì đó cho quê hương, xứ sở từ nhiều năm nay chị Lê Thị Bích Hường vẫn thường xuyên giúp đỡ Đại sứ quán Việt Nam trong các hoạt động đối ngoại và truyền bá văn hóa Việt Nam tại Italia và Brasil, gần đây nhất là giới thiệu về cuộc chiến tranh ở Việt Nam và vai trò của phụ nữ Việt Nam trong quá khứ cũng như trong hiện tại.
- Nhờ những hoạt động không mệt mỏi của chị, các bạn Brasil cũng được thấy một Việt Nam trữ tình với những làn điệu dân ca, điệu múa, áng thơ, với các thiếu nữ duyên dáng trong bộ áo dài dân tộc thấp thoáng sau vành nón trắng, với các cô thôn nữ yếm thắm kín đáo mà không kém phần say đắm.
- Với những sản phẩm thời trang áo dài giàu bản sắc văn hoá truyền thống, nhà tạo mẫu Minh Hạnh không chỉ chinh phục các kinh đô thời trang nổi tiếng thế giới như ở Pháp, Italia mà chị còn được vinh dự nhận danh hiệu Hiệp sĩ Nghệ thuật và Văn chương do Bộ trưởng Văn hóa Thông tin Pháp trao tặng.
- Năm 1968 bà được cử làm Bộ trưởng Bộ ngoại giao Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Trưởng đoàn đàm phán của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam tại Hội nghị Paris về Việt Nam.
- Năm 1973, Hiệp định Paris được ký kết, bà Nguyễn Thị Bình trở về, tiếp tục công việc Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
- Nữ trí thức trước những thách thức trong việc duy trì bản sắc văn hoá truyền thống..
- Trong bối cảnh toàn cầu hoá, thách thức văn hoá cũng là một trong những thách thức rất đáng kể.
- Bất chấp việc có người tán thành, có người phản đối hay thậm chí phủ nhận toàn cầu hoá văn hoá, thì toàn cầu hoá vẫn đang tác động mạnh đến văn hoá.
- Những sản phẩm văn hoá Mỹ, như phim ảnh, nhạc, thức uống, các món ăn nhanh của Mỹ hoặc y phục thời trang, nước hoa và mỹ phẩm Pháp… đã trở thành món ăn tinh thần và vật chất của nhiều người thuộc các châu lục khác nhau, nhất là của lớp trẻ.
- Trong toàn cầu hoá, văn hoá dân tộc, văn hoá truyền thống có nguy cơ bị xói mòn.
- Ở cấp độ vi mô, bàn về văn hoá ứng xử, người ta có thể dẫn ra không ít ví dụ về những biểu hiện thiếu văn hoá, phi văn hoá trong giới trẻ nói chung, nữ trí thức trẻ nói riêng.
- Ngay trên đất Hà Nội “ngàn năm văn hiến” vốn được mệnh danh “thanh lịch” nhưng qua các lễ hội hoa anh đào, lễ hội hoa Hà Nội gần đây, người ta thấy lo ngại về sự xuống cấp của một bộ phận không nhỏ trong những người trẻ với những hành vi, ngôn ngữ thiếu văn hoá..
- Bên cạnh hành vi ứng xử thiếu văn hoá, còn có một bộ phận thanh niên nói chung và nữ thanh niên nói riêng, kể cả nữ sinh viên có những biểu hiện ăn mặc lố lăng, phản cảm không phù hợp với phẩm chất người phụ nữ Việt Nam và văn hoá dân tộc.
- Về thời trang, có không ít các nhà tạo mẫu đang chạy theo sự "cách tân" một cách quá đà, đang đi tìm sự độc đáo, cái lạ hơn là sáng tạo nên đã biến chiếc áo dài Việt Nam đôi khi bị lai căng.
- Do vậy, thách thức khó khăn nhất với nữ trí thức trong việc duy trì, bảo vệ những giá trị văn hoá truyền thống là làm thế nào phát huy được những giá trị văn hoá tốt đẹp, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, góp phần giáo dục thế hệ trẻ, phòng ngừa, hạn chế những ảnh hưởng của sự lai căng văn hoá, đấu tranh với những biểu hiện sai lệch trong văn hoá, tư tưởng.
- Kết luận Ngày nay, trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, khi chúng ta mở cửa để hội nhập với thế giới, thì việc khẳng định “cái tôi”, khẳng định bản sắc riêng của Việt Nam là vấn đề quan trọng.
- Do vậy, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là nhiệm vụ của toàn xã hội, của toàn dân trong đó có sự đóng góp tích cực của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam, nhất là nữ trí thức..
- Nữ trí thức Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy tinh hoa của nền văn hoá dân tộc.
- Cố Tổng bí thư chí Lê Duẩn nhận định rất sâu sắc “Phụ nữ có tính dân tộc hơn ai hết” và “những cái gì đẹp đẽ, tinh anh nhất (của dân tộc) đều nằm trong các bà mẹ”.
- Cũng có thể nói rằng, nữ trí thức là tầng lớp tinh hoa của phụ nữ Việt Nam, và họ là những hạt nhân nòng cốt trong việc duy trì, sang tạo và phát triển nền văn hoá truyền thống với những giá trị đậm đà bản sắc dân tộc..
- Cần quan tâm, khuyến khích, tạo điều kiện để nữ trí thức có những sáng tạo mới trên nền truyền thống để luôn luôn có cái mới gắn với nhịp sống văn hóa của thời đại, từ hiện đại làm vững bền hơn truyền thống, làm cho văn hoá truyền thống thêm sức sống mới, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.
- Ban tư tưởng – văn hoá Trung ương: Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, 1998 2.
- Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH TW khoá X về Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
- Lê Thị Nhâm Tuyết (chủ biên, 2005): Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trên thềm thế kỷ XXI.
- Lê Thị Nhâm Tuyết (2001): Đặc thù giới ở Việt Nam và bản sắc văn hoá dân tộc.
- Kỷ yếu Hội thảo Việt Nam học lần thứ nhất.
- Đó là những chức vụ không hề nhẹ nhàng, đặc biệt đối với người phụ nữ.
- Chị Đặng Thị Thanh Hương - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng đã có lần phát biểu về chị Tâm Đan: "Là một phụ nữ thông minh với cương vị là Phó Giáo sư, Tiến sỹ, có trí tuệ và tâm huyết, chị là người rất am tường trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
- Một số tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Quỹ phát triển Liên hợp quốc dành cho phụ nữ (UNIFEM), UNESCO phối hợp với Pháp cùng tổ chức một dự án có quy mô toàn cầu và đồ sộ bậc nhất về phụ nữ.
- Đó là dự án tuyển chọn những hình tượng phụ nữ nổi tiếng nhất của nhân loại từ thời tiền sử đến nay.
- Việt Nam đã đưa ra danh sách 23 phụ nữ Việt Nam huyền thoại (xếp theo thứ tự ưu tiên đóng góp của từng người) để gửi lên Hội đồng tuyển chọn quốc tế.