« Home « Kết quả tìm kiếm

VAI TRÒ PHỤ NỮ CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC KHMER TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ Ở KHU VỰC NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- VAI TRÕ PHỤ NỮ CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC KHMER TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ Ở KHU VỰC NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Nguyễn Thùy Trang 1 , Võ Hồng Tú 1 và Nguyễn Phú Son 2.
- Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang theo đuổi do tầm quan trọng của nó trong phát triển kinh tế - xã hội (Đảng cộng sản Việt Nam, 2006), đặc biệt là phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số.
- Mặc dù xếp hạng thứ 42 trong số 128 quốc gia về thực hiện bình đẳng giới, nhưng Việt Nam lại đứng thứ 103 về cơ hội học tập và thứ 91 về sức khỏe và an sinh (World Economic Forum, 2008).
- Điều này cho thấy vấn đề giới cũng cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa để tiến tới sự bình đẳng và phát triển toàn diện..
- Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những khu vực có tỷ lệ đông đồng bào dân tộc Khmer với khoảng 1,1 triệu người đang sinh sống, chiếm tỷ lệ khoảng 7% toàn dân số của khu vực.
- Trong đó, dân tộc Khmer sinh sống tập trung đông nhất ở hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng, với tỷ lệ lần lượt là 31,5 và 33,7% dân số của tỉnh (Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng, 2011)..
- Với tính chất đa dạng về thành phần dân tộc của khu vực ĐBSCL, việc nghiên cứu và tìm hiểu về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ là hết sức quan trọng, có ý nghĩa lớn trong công cuộc thực hiện bình đẳng giới của cả nước nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng..
- Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn rất ít các nghiên cứu về lĩnh vực này một cách cụ thể và sâu sắc để góp phần khẳng định vai trò và tầm quan trọng của phụ nữ trong quá trình phát triển, đặc biệt là phụ nữ đồng bào dân tộc Khmer.
- Vì vậy, đề tài nghiên cứu được thực hiện..
- 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Khung lý thuyết.
- Để thực hiện đánh giá về vai trò của phụ nữ Khmer trong phát triển kinh tế hộ, nghiên cứu tập trung vào ba khía cạnh chính là: (1) thực hiện các vai trò giới.
- (2) Tham gia đóng góp vào các hoạt động sản xuất và (3) là quyền ra quyết định của nữ giới trong các hoạt động của gia đình..
- Hình 1: Khung lý thuyết về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ Nguồn: á ả, 2012.
- 2.2 Phạm vi không gian nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ ở vùng nông thôn tỉnh Sóc Trăng và Kiên Giang, vì đây là hai tỉnh có tỷ lệ dân số Khmer đông lần lượt là 30,7% và 12,68%..
- Nghiên cứu không chọn tỉnh Trà Vinh do điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng và Trà.
- Hai huyện Mỹ Tú và Mỹ Xuyên của tỉnh Sóc Trăng và huyện Gò Quao của tỉnh Kiên Giang được chọn để thu thập số liệu với lý do là các huyện này có tỷ lệ dân tộc Khmer đông trong tỉnh, đối với Mỹ Tú là 24,1%, Mỹ Xuyên là 38,37%.
- Thực hiện vai trò giới.
- Ra quyết định.
- Tham gia đóng góp.
- Ba huyện có tỷ lệ đồng bào dân tộc Khmer đông nhất của hai tỉnh được chọn để thực hiện nghiên cứu (huyện Gò Quao (30,56%) của tỉnh Kiên Giang, huyện Mỹ Tú (24,1%) và Mỹ Xuyên (38,37%) của tỉnh Sóc Trăng).
- Trong đó, phỏng vấn nhóm và KIP của PRA được thực hiện ở bốn cấp (tỉnh, huyện, xã và cộng đồng) đối với các cán bộ đang làm việc liên quan đến bình đẳng giới là Hội phụ nữ và Phòng lao động thương binh và xã hội..
- Đối với điều tra hộ thì sử dụng bảng câu hỏi soạn sẵn bao gồm các thông tin về thực hiện vai trò giữa hai giới trong các lĩnh vực như sản xuất, chăm sóc gia đình và ra quyết định,….
- Trong nghiên cứu này, cách chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện được áp dụng để thu thập thông tin.
- 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
- 3.1 Sự đóng góp của phụ nữ trong thu nhập gia đình.
- Theo kết quả nghiên cứu cho thấy hai hoạt động sản xuất chính tại địa bàn nghiên cứu là sản xuất lúa và chăn nuôi (heo và bò), trong đó đối với sản xuất lúa thì có đến 73% hộ và 50%.
- hộ đang thực hiện hoạt động chăn nuôi.
- Chính vì vậy, các phần sau của nghiên cứu này chỉ tập trung nhiều vào phân tích cho hai hoạt động này..
- Về vai trò đóng góp của phụ nữ đồng bào dân tộc Khmer, kết quả nghiên cứu Hình 2 cho thấy phụ nữ đóng góp rất lớn vào hoạt động phát triển kinh tế hộ, trong đó đóng góp vào hoạt động sản xuất lúa chiếm 37% trong tổng thu nhập của hoạt động này và cũng được xem là hoạt động có đóng góp của phụ nữ ít nhất vì phần lớn các công đoạn yêu cầu nhiều về sức lực mà chỉ nam giới mới có thể đáp ứng được như sạ phân, phun thuốc, sạ lúa, bơm nước,….
- Đối với các hoạt động sản xuất còn lại, vai trò của người phụ nữ là rất quan trọng trong tạo ra thu nhập, dao động từ 57-70% trong tổng thu nhập của từng hoạt động, đối với chăn nuôi lên đến 70%, làm thuê nông nghiệp là 57%, làm cán bộ là 58%, làm thuê phi nông nghiệp là 68%..
- Hình 2: Tỷ trọng đóng góp của phụ nữ vào nguồn thu nhập 1 và độ lệch chuẩn Nguồn: Kết quả đ ều tr nôn ộ 2012, n=201.
- 1 Tỷ trọng đóng góp của phụ nữ vào các nguồn thu nhập được đo lường dựa trên kết quả phỏng vấn về thời gian tham gia, số người tham gia trong từng hoạt động sản xuất, vai trò và mức độ đóng góp trong từng nguồn thu nhập theo đánh giá của chính người được phỏng vấn..
- Nếu tính trung bình thì phụ nữ đóng góp đến 58% trong tổng thu nhập của cả hộ hay 28 triệu đồng/năm, trong đó đóng góp vào sản xuất lúa khoảng 9,8 triệu đồng và kế đến là chăn nuôi 4,1 triệu đồng..
- Để thấy rõ hơn vai trò của phụ nữ, nghiên cứu này cũng đi sâu tìm hiểu về sự tham gia vào các hoạt động sản xuất của hai giới.
- Theo kết quả nghiên cứu Bảng 1 cho thấy số thành viên nữ tham gia vào các hoạt động sản xuất là.
- tương đương so với nam giới, đối với sản xuất lúa là khoảng 1.1 và 1.2 và chăn nuôi là 1.1 và 1.1 người..
- Từ đây ta có thể kết luận rằng phụ nữ đồng bào dân tộc Khmer có đóng góp rất lớn vào hoạt động kinh tế của nông hộ và không thua kém so với nam giới, nếu xét về đóng góp trong tổng thu nhập thì nữ chiếm 58% trong khi đó nam chỉ là 42%..
- Bảng 1: Số thành viên hộ tham gia vào hoạt động sản xuất phân theo giới tính và sự khác biệt theo kiểm định T-test.
- động sản xuất.
- Nguồn: Kết quả đ ều tr nôn ộ 2012, n=201.
- 3.2 Vai trò của phụ nữ trong sản xuất, sinh hoạt gia đình và công tác xã hội.
- Các vai trò của giới và nhu cầu phát triển bản thân là tiêu chí quan trọng đánh giá vai trò, vị trí cũng như thực trạng bình đẳng giới dựa trên việc phân công lao động và công việc hàng ngày giữa nam và nữ..
- Trong sản xuất: Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với vai trò sản xuất thì thời gian làm việc trên ngày của nam nhiều hơn khoảng 1 giờ so với nữ giới, điều này cũng dễ hiểu rằng sản xuất lúa là hoạt động sản xuất chính của địa bàn nghiên cứu và yêu cầu nhiều đầu tư về thời gian, hơn nữa hoạt động chăn nuôi, đặc biệt là nuôi bò thì hàng ngày nam giới thường là người đi cắt cỏ và cũng cần một thời gian tương đối nhiều nên nhìn chung thời gian làm việc của nam nhiều hơn nữ trong vai trò sản xuất này và kết quả cũng trùng khớp với nhiều nghiên cứu trước đây tại ĐBSCL về vai trò của nam giới trong sản xuất vì họ là “trụ cột” của.
- gia đình.
- Tuy nhiên, thời gian làm việc trên ngày của nữ là 7h cũng không phải là ít, từ đây ta có thêm bằng chứng để khẳng định vai trò của người phụ nữ trong hoạt động sản xuất của nông hộ (Hình 3)..
- Trong sinh hoạt gia đình: Ngược lại, đối với vai trò chăm sóc gia đình như: nấu cơm, chăm sóc con cái, giặt quần áo.
- thì thời gian làm việc trên ngày của nữ cao hơn nhiều, 4 giờ/ngày đối với nữ và chỉ có 1.3 giờ/ngày đối với nam.
- Điều này cho thấy bên cạnh vai trò sản xuất người phụ nữ cũng phải gánh thêm một vai trò khác vô cùng quan trọng mà nhiều khi bị xã hội “lờ đi” và xem đây là một nhiệm vụ hiển nhiên của người phụ nữ.
- Chính vì thế, những công việc không tên này đã làm người phụ nữ ít có thời gian nghỉ ngơi và làm đẹp cũng như học hỏi để phát triển kiến thức, nâng cao sự hiểu biết..
- Trong xã hội: Đối với vai trò cộng đồng như tham gia vào các tổ chức, làm từ thiện thì.
- kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò này rất ít phổ biến trong địa bàn nghiên cứu, trung bình cả nam và nữ giới chỉ dành 0.1 giờ cho hoạt động này, đây chỉ là con số trung bình vì theo kết quả điều tra nông hộ cho thấy có hơn 90%.
- hộ không có thực hiện vai trò này..
- Đối với nhu cầu phát triển bản thân, đây không phải là vai trò của giới nhưng cũng là một trong các chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ hưởng thụ của cả nam và nữ sau một ngày làm việc.
- Theo kết quả nghiên cứu, nam dành nhiều thời gian hơn cho nhu cầu này (khoảng 5.3 giờ/ngày) như: xem tivi, thăm hàng xóm, nghỉ ngơi, nghe nhạc… Trong khi.
- đó, trong khoảng thời gian nghỉ ngơi này của nam giới thì phụ nữ phải thực hiện vai trò chăm sóc gia đình nên thời gian hưởng thụ của nữ chỉ có khoảng 4.2 giờ/ngày..
- Khi tổng hợp chung về ba vai trò giới thì thời gian thực hiện ba vai trò này của nữ nhiều hơn so với nam giới khoảng 1.5 giờ, lần lượt là 11 và 9.6 giờ/ngày.
- Kết quả nghiên cứu này cũng giống với nhiều nghiên cứu trước đây nhưng sự chênh lệch này có khuynh hướng thấp hơn.
- Điều này cho thấy rằng, vai trò và tầm quan trọng của nữ giới không thể chối cải được..
- Hình 3: Phân công vai trò giới trong đời sống hàng này Nguồn: Kết quả đ ều tr nôn ộ 2012, n=201.
- 3.3 Quyền quyết định của phụ nữ trong sản xuất và sinh hoạt gia đình.
- 3.3.1 Trong ho t động sản xuất.
- Như đã được giới thiệu ở phần trên thì hoạt động sản xuất lúa và chăn nuôi là hai hoạt động chính và đóng góp lớn nhất vào tổng thu nhập của nông hộ nên nghiên cứu này chỉ tập trung tìm hiểu về việc tham gia và ra quyết định của cả hai giới trong từng khâu của mỗi hoạt động sản xuất nhằm thấy rõ hơn về vai trò, tầm quan trọng và quyền lực của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình..
- Sản xuất lú.
- Theo kết quả điều tra cho thấy đối với hoạt động sản xuất lúa thì vấn đề tham gia và ra.
- quyết định của người phụ nữ chiếm tỷ lệ rất thấp.
- Đối với ra quyết định thì đa phần trong các khâu sản xuất chồng là người quyết định ngoài trừ việc giữ tiền, chỉ có khâu cấy giậm và nhổ cỏ thì quyền quyết định của phụ nữ cao hơn, tuy nhiên vẫn ở mức không đáng kể tương ứng 19.4% và 20.6%.
- Khi quyết định giá bán thì có sự tham gia ra quyết định của cả hai vợ chồng, chiếm tỷ lệ 49% (Bảng 2)..
- Đối với tham gia thì tương tự như ra quyết định, hầu hết các khâu trong quá trình sản xuất thì nữ tham gia rất ít so với nam, trung bình dưới 10% ý kiến cho rằng có nữ tham gia, còn lại khoảng 90% là nam tham gia vào các khâu sản xuất (Bảng 2)..
- Bảng 2: Quyền ra quyết định và tham gia vào sản xuất lúa của hai giới Hoạt động sản.
- xuất lúa.
- Tham gia.
- Ngược lại với hoạt động sản xuất, hoạt động chăn nuôi, cụ thể là nuôi heo và nuôi bò thì vấn đề ra quyết định và tham gia của phụ nữ nhiều hơn so với nam giới.
- Trung bình trong tất cả các khâu sản xuất thì quyền ra quyết định của phụ nữ chiếm khoảng 45% ý kiến trong khi đó chỉ khoảng 15% đối với nam..
- Mặc dù quyền ra quyết định phần lớn là do nữ nhưng khi xem xét đến vấn đề tham gia thì.
- cả hai cùng tham gia chiếm tỷ lệ rất lớn khoảng 60% ý kiến, một điều đơn giản cho lý do này là vì các hoạt động như cho ăn đối với nuôi bò thì người chồng phải đi cắt cỏ, còn khâu chăm sóc thì người chồng chịu trách nhiệm vệ sinh chuồng trại cho heo/bò đi ngủ,…Tuy nhiên, vẫn có đến khoảng 30% ý kiến cho rằng trong tất cả các khâu thì phụ nữ đều là người chủ yếu và chỉ có khoảng 8% là có sự tham gia hoàn toàn chỉ một mình nam giới (Bảng 3)..
- Bảng 3: Quyền ra quyết định và tham gia vào hoạt động chăn nuôi của hai giới Hoạt động chăn.
- Ra quyết định Tham gia.
- Chăm sóc .
- 3.3.2 Ra quyết định của phụ nữ tron á ho t độn àn n ày.
- Mặc dù vai trò đóng góp của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ là rất quan trọng nhưng quyền kiểm soát và ra quyết định về sử dụng tài sản của người phụ nữ lại bị hạn chế, đặc biệt là các trường hợp quyết định các vấn đề quan trọng hoặc có giá trị lớn như mua tài sản lớn, mua bán đất và sửa chữa nhà cửa (Hình 4)..
- Đối với việc quyết định những chuyện nhỏ.
- thì phần lớn do phụ nữ đảm nhận như: chi tiêu hàng ngày, đi chợ, mua thức ăn, mua đồ dùng nội trợ....
- Tuy nhiên, có đến hơn 60% các hộ có ý kiến cho rằng có sự tham gia của phụ nữ trong ra quyết định các chuyện lớn của gia đình cùng chồng.
- Đây là một con số hết sức quan trọng thể hiện quyền lực kiểm soát và ra quyết định của người phụ - khi sự tham gia của người phụ nữ càng lớn thì hiệu quả trong hoạt động sản xuất và kinh tế của gia đình càng tốt hơn.
- Hình 4: Quyền ra quyết định của phụ nữ trong các hoạt động hàng ngày Nguồn: Kết quả đ ều tr nôn ộ 2012, n=201.
- Về việc quyết định trong vấn đề học tập của con cái thì kết quả nghiên cứu cho thấy 11% là phụ nữ có quyền tự quyết định và 79% là cả hai vợ chồng cùng quyết định.
- Như vậy, về lĩnh vực giáo dục thì phụ nữ có vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định..
- Nhìn chung phụ nữ có đóng góp rất quan trọng vào phát triển kinh tế nông hộ, đối với khía cạnh đóng góp thì phụ nữ tạo ra đến 37%.
- thu nhập cho lĩnh vực sản xuất lúa và khoảng 70% thu nhập trong lĩnh vực chăn nuôi, điều này cũng đồng nghĩa với việc tham gia của phụ nữ vào hoạt động chăn nuôi là rất quan trọng và tham gia cũng như ra quyết định hầu hết các khâu của hoạt động này.
- Đối với hoạt động sản xuất lúa thì phụ nữ chỉ tham gia vào các khâu như cấy giậm, nhổ cỏ.
- Đối với khía cạnh ba vai trò giới thì phụ nữ có đóng góp rất quan trọng trong vai trò chăm sóc gia đình và hoạt động sản xuất thì ít hơn nam giới nhưng nhìn chung cả ba vài trò thì tổng thời gian đóng góp hay làm việc trong ngày của nữ là nhiều hơn nam khoảng 1,5 giờ..
- Phụ nữ nôn t ôn và p át tr ển n àn n ề p nôn n ệp.
- Thực tr n bìn đẳng giớ và v trò p ụ nữ đồn bào dân tộc mer tron p át tr ển kinh tế hộ ở khu vực nôn t ôn đồng bằn sôn ửu Long.
- Báo cáo tốt nghiệp luận văn thạc sĩ ngành Phát triển Nông thôn năm 2012.
- Báo áo kinh tế xã ộ năm 2011 và p n ớn năm 2012