« Home « Kết quả tìm kiếm

VĂN BIA LÊ SƠ: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC


Tóm tắt Xem thử

- Kho thác bản văn khắc Hán Nôm tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm chiếm tới 1/2 kho sách với hơn 50 000 đơn vị ký hiệu văn bản, phần lớn trong số này là văn bia.
- Văn bia Lê sơ thuộc vào lớp bia có niên đại sớm sau Lý Trần nên số lượng còn lại không nhiều như văn bia giai đoạn về sau và cách tạo dựng chúng cũng có những điểm khác biệt so với văn bia sau này.
- Mỗi một văn bia đều được chuyển tải trên những phiến đá có kích cỡ và hình dáng khác nhau, chúng ta vẫn thường gọi là bia đá.
- Hình thức tạo dựng bia đá ban đầu cũng phản ánh một số đặc điểm nhất định, bia được đặt ở đâu, trong loại hình di tích nào đều có liên quan đến nhân vật, sự kiện được nêu trong văn bia..
- Trong số văn bia Lê sơ còn lại đến ngày nay chủ yếu có ba kiểu được tạo dựng:.
- Trong loại này đáng kể là cụm văn bia ở khu di tích Lam Kinh Thanh Hoá.
- Đó là bia: Lam Sơn Vĩnh lăng bi, tạo năm Thuận Thiên 6 (1433), bia Lam Sơn Hựu lăng bi, tạo năm Đại Bảo 3 (1442), bia Đại Việt Lam Sơn Chiêu lăng bi, tạo năm Cảnh Thống 1(1498), bia Khôn Nguyên Chí Đức chi bi, tạo năm Cảnh Thống 1 (1498), bia Đại Việt Lam Sơn dụ lăng bi tạo năm Cảnh Thống 7 (1504).
- Ngoài ra còn có bia Đại Việt Lam Sơn Kính lăng bi, tạo năm Đoan Khánh 1(1505) và bia ở khu lăng mộ của các cung phi, công chúa, hoàng tử và các quan đại thần như: bia Thọ An cung kính phi Nguyễn thị thần đạo bi, tạo năm Hồng Đức 16 (1485) tại xã Lư Khánh huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá.
- bia Đại Việt Cẩm Vinh trưởng Công chúa chi bi, tạo năm Cảnh Thống 1 (1498) tại xã Đại La, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá.
- bia Đại Việt Thụy Hoa công chúa thần đạo bi, tạo năm Hồng Đức tại xã Quảng Thí, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá.
- bia Châu Quang Ngọc Khiết chi bi, tạo năm Cảnh Thống 1 (1498) tại lăng Công chúa Thiều Dương xã Vân Lai, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá.
- bia Đại Việt Đường Vương thần đạo bi, tạo năm Hồng Đức 23 (1492) tại mộ Đường Vương xã Yên Lạc, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá.
- bia Gia Thục công chúa chi mộ ký, tạo năm Hồng Đức 14 (1483) tại xã Song An huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình.
- bia Quận Thượng chúa Lê thị chi mộ chí, tạo năm Hồng Đức 2 ở xã Trung Giám tổng Chuyên Nghiệp, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
- bia Hàm Hoằng Quang Đại chi bi, tạo năm Đoan Khánh 1 (1505) tại xã Dao Xá, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá.
- bia Cảnh Thống đề thơ tại khu lăng Lam Kinh huyện Thọ Xuân Thanh Hoá, tạo năm Cảnh Thống 1 (1498.
- Có một số bia khác dựng tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, trong các ngôi chùa hoặc đền, bia dựng tại đình chỉ có một cụm bia tạo dựng vào các năm Hồng Đức ở xã Trung Bản, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh là được đặt tại đình.
- Trong niên đại Hồng Đức còn có một loại bia đá chỉ có chức năng như cột mốc địa giới trong quá trình quai đê lấn biển.
- Ngoài hai kiểu tạo dựng văn bản như trên thì văn bia Lê sơ còn được tạo dựng bằng cách bạt đá núi để khắc, văn bản này chúng ta vẫn quen gọi là bia ma nhai.
- Bia ma nhai là phương tiện để chuyển tải nhiều bài thơ hay của các vị hoàng đế và văn nhân các đời, nó không chỉ xuất hiện vào thời Lê sơ mà trước đó trong văn bia Lý Trần và sau đó trong văn bia Lê trung hưng, Tây Sơn, Nguyễn đều có..
- Đây là văn bản có niên đại sớm nhất trong số văn bia Lê sơ còn lại.
- Đến triều vua Lê Thánh Tông thì đã có nhiều bia ma nhai khắc những bài thơ của nhà vua khi đi thưởng lãm phong cảnh thiên nhiên đất nước như: khắc bài thơ trên vách đá động Long Quang xã Võng Châu huyện Đông Sơn, Thanh Hoá, bia tạo năm Hồng Đức 9 (1478), hay cho khắc bài thơ trên vách núi đá động Hồ Công xã Thiên Vực huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá cũng vào năm Hồng Đức 9, khắc thơ trên núi Truyền Đăng tỉnh Quảng Ninh vào năm Quang Thuận 9 (1468), khắc thơ trên núi Dục Thuý năm Quang Thuận .
- Theo thống kê của chúng tôi, hiện nay tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn lưu giữ 73 thác bản văn bia có niên đại từ Thuận Thiên đến Thống Nguyên..
- Riêng số bia Lê sơ ở Thanh Hoá mới được in rập về đã bổ sung cho số văn bia Lê sơ được lưu giữ tại Viện tăng lên đáng kể.
- Đã có thêm 12 văn bia Lê sơ từ Thanh Hoá lần đầu được in rập và lưu trữ tại Viện Hán Nôm.
- Như vậy, chỉ với con số chưa đầy đủ đó, tại Viện đã có 85 văn bia Lê sơ được bảo quản.
- Theo một số phát hiện mới những năm gần đây, đã có một số văn bia niên đại Lê sơ ở các địa phương được phát hiện và giới thiệu.
- Bài thơ này có niên đại Hồng Đức Đinh Tỵ (1497) tác giả của bài thơ là Hữu Bình Địch.
- Bản thân chúng tôi trong quá trình đi sưu tầm tư liệu Hán Nôm ở huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình trong hai năm cũng phát hiện ra hai văn bia niên đại Hồng Đức.
- Một là cột mốc đê ở xã Thụy Lương huyện Thái Thụy, một bia khác thì chỉ còn đọc được dòng niên đại Hồng Đức và một số chữ, còn lại đều bị mờ..
- Trong số các văn bia Lê sơ đó, niên hiệu Thuận Thiên có 2 văn bản, niên hiệu Thiệu Bình có 1 văn bản, niên hiệu Đại Bảo có 2 văn bản, niên hiệu Thái Hoà có 3 văn bản, Quang Thuận có 6 văn bản, Hồng Đức có 36 văn bản, Cảnh Thống có 12 văn bản, Đoan Khánh có 6 văn bản, Hồng Thuận 16 văn bản, Quang Thiệu 2 văn bản, Thống Nguyên 2 văn bản.
- Thống kê trên cho thấy trong các văn bia của thời kỳ Lê sơ thì số mang niên đại Hồng Đức chiếm nhiều nhất, điều này cũng hợp lý vì niên đại Hồng Đức kéo dài nhất (27 năm) trong toàn bộ các niên đại của thời kỳ Lê sơ.
- Số văn bia niên đại Hồng Đức được phân bố ở nhiều địa phương.
- Riêng tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội đã có 9 bia niên đại Hồng Đức ghi danh các tiến sỹ của các khoa: khoa Nhâm Tuất năm Đại Bảo năm thứ ba, khoa Mậu Thìn năm Thái Hoà thứ 6, khoa Quý Mùi năm Quang Thuận thứ 4, khoa Bính Tuất năm Quang Thuận thứ 7, khoa Ất Mùi năm Hồng Đức thứ 6, khoa Mậu Tuất năm Hồng Đức thứ 9, khoa Tân Sửu năm Hồng Đức 12, khoa Đinh Mùi năm Hồng Đức 18, khoa Bính Thìn năm Hồng Đức 27..
- Số bia Hồng Đức còn lại được đặt tại các địa điểm như sau:.
- Bia Phúc Thắng tự bi, tạo năm Hồng Đức 1 (1470) đặt tại chùa Phúc Thắng, xã Thuý Lai, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội)..
- Bia Tự điền bi ký, tạo năm Hồng Đức 2 (1471) đặt tại xã La Uyên, tổng Khê Cầu, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình..
- Bia Thiện sỹ tạo kiều bi ký, tạo năm Hồng Đức 2, đặt tại cầu xã Thọ Lão, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên..
- Bia về việc đắp đê Yên Mô, tạo năm Hồng Đức 3 (1472) đặt tại đình xã Yên Mô, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình..
- Bia Quận Thượng chúa Lê thị chi mộ chí, tạo năm Hồng Đức 2 (1471) đặt tại xã Trung Giám, tổng Chuyên Nghiệp, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam..
- Bia Phụng tự bi ký, tạo năm Hồng Đức 4 (1473) đặt tại đình thôn Cam Thịnh xã Đường Lâm, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội)..
- Bia về việc đắp đê ở cánh đồng xã Phù Sa Thượng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, tạo năm Hồng Đức 5 (1474)..
- Bia Đề Long Quang động, tạo năm Hồng Đức 9 (1478), tại vách đá động Long Quang, xã Võng Châu, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá..
- Bia Đề Hồ Công động, tạo năm Hồng Đức 9, tại vách đá động Hồ Công núi Xuan Đài, xã Thiên Vực, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá..
- Bia Diên Khánh tự bi, tạo năm Hồng Đức 10 (1479) tại chùa Diên Khánh xã Lãng Ngâm, tổng Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh..
- Bia Gia Thục Công chúa chi mộ ký, tạo năm Hồng Đức 14 (1483) tại xã Song An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình..
- Bia Thọ An Cung Kính Phi Nguyễn thị thần đạo bi, tạo năm Hồng Đức 16 (1485) tại xã Lư Khánh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá..
- Bia Ngự đề, tạo năm Bính Ngọ (1486), đặt tại chùa Quang Khánh, xã Dưỡng Mông, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương..
- Bia Phật, tạo năm Hồng Đức 18, đặt tại chùa Thiên Phúc, xã Trạch Lôi, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội)..
- Bia Trăn Tân từ lệ bi, tạo năm Hồng Đức đặt tại đền Trăn Tân, xã Phúc Thọ, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh..
- Bia Phật pháp tam bảo, tạo năm Hồng Đức đặt tại chùa Đại Bi, xã Ngọc Xuyên, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh..
- Bia Chuyết Sơn tự Di Đà Phật bi, tạo năm Hồng Đức đặt tại chùa Chuyết Sơn, xã Kinh Lương, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng..
- Bia Hồng Đức nhị thập tứ niên, tạo năm Hồng Đức đặt tại đình xã Hà Nam, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh..
- Bia Hồng Đức nhị niên, tạo năm Hồng Đức 26, đặt tại đình xã Trung Bản, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh..
- Bia Đại Việt Đường Vương thần đạo bi, tạo năm Hồng Đức đặt tại xã Yên Lạc, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá..
- Bia Đại Việt Thụy Hoa Công chúa thần đạo bi, tạo năm Hồng Đức đặt tại lăng công chúa Thụy Hoa..
- Bia Từ Mẫn Nguyễn công ký thất Hoàng thị chi mộ, tạo năm Hồng Đức Giáp Thìn (1484), đặt tại mộ ông bà họ Nguyễn, xã Kim Chân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh..
- Bia ma nhai tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, tạo năm Hồng Đức Đinh Tỵ (1497)..
- Bia Phò mã Đô uý khảo tỷ chi mộ, tạo năm Hồng Đức 19 (1488) ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá..
- Bia Từ Mẫn Nguyễn công ký thất Hoàng thị chi mộ, tạo năm Hồng Đức Giáp Thìn (1484) tại xã Kim Chân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh..
- Bia tặng Tặng Thư Quận công Trịnh công thần đạo bi, tạo năm Hồng Đức 28 đặt tại xã Định Hải, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá..
- Trở lại với số văn bia từ niên đại Thuận Thiên đến niên đại Thống Nguyên của thời kỳ Lê sơ, chúng tôi thấy rằng văn bia giai đoạn đầu gắn liền với những nhân vật trong vương triều và các sự kiện chính trị - xã hội.
- Hầu hết số văn bia trong thế kỷ XV đều đề cập đến các vị vua khai sáng ra triều đại Hậu Lê như Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông và sau đó là Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông..
- Bên cạnh đó là văn bia ghi về những bà vợ vua, là bia về bà Quang Thục Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao mẹ vua Lê Thánh Tông.
- Ngoài ra còn có một loạt văn bia trên mộ của các vị công chúa và hoàng tử, như bia về công chúa Cẩm Vinh là con gái thứ 12 của vua Lê Thánh Tông, bia về công chúa Thụy Hoa con gái thứ 3 của vua Lê Thánh Tông, bia về công chúa Thièu Dương là con gái thứ 5 của.
- Vua Lê Tương Dực khi đi bái yết sơn lăng trở về cũng có bài thơ Ngự chế Kim Âu tự tịnh tự, tạo năm Hồng Thuận 3 (1511), khắc trên núi Kim Âu nay là xã Kim Âu, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá..
- Có thể nói văn bia Lê sơ trong thế kỷ XV là những văn bản chủ yếu ghi về các vị vua Lê cùng vợ con và một vài nhân vật có thế lực trong triều nhưng cũng là hoàng thân quốc thích với triều đình nhà Lê.
- Có những nhân vật gắn liền với quá trình lập quốc của triều đại này nhưng số văn bia đề cập đến họ thì còn quá ít ỏi.
- Qua các đợt sưu tầm tư liệu tại Thanh Hoá của Viện Nghiên cứu Hán Nôm trong ba năm chúng tôi thấy có ba văn bia liên quan đến ba vị khai quốc công thần của triều đình Lê sơ, hai trong ba bia ấy đã bị mờ khá nhiều chữ.
- Văn bia cũng bị mờ rất nhiều chữ.
- Bia về Trịnh Công Đán chữ còn rõ hơn, văn bia do Thân Nhân Trung soạn năm Hồng Đức 28, đặt tại đình làng Sét xã Định Hải huyện Yên Định tỉnh Thanh Hoá..
- Văn bia cho biết Trịnh Công Đán là con của Trịnh Khả, từng được phong là Thượng trụ quốc Liệt Quận công.
- Hai bia này đều có niên đại Quang Thuận, bia Thái sư Cương Quốc công bi ký tạo năm Quang Thuận 8 (1467), bia này do Trạng nguyên Nguyễn Trực soạn, bia Tiên tổ di huấn do chính Nguyễn Xí soạn vào năm Quang Thuận 3 (1462) nhưng được khắc vào thời Nguyễn sau này..
- Có thể kể những bia do Lương Thế Vinh soạn là: bia Gia Thục công chúa chi mộ ký, soạn năm Hồng Đức 14, bia Từ Mẫn Nguyễn công ký thất Hoàng thị chi mộ, soạn năm Hồng Đức Giáp Thìn, bia Thọ An Cung Kính phi Nguyễn thị thần đạo bi, soạn năm Hồng Đức 16....
- Đầu thế kỷ XVI, vẫn có một số văn bia ghi lại những sự việc, sự kiện liên quan đến triều đình Lê sơ.
- Đó là bia Hiển Thụy am bi, tạo năm Cảnh Thống 3 (1500) tại xã Đa Phúc tổng Lật Sài phủ Quốc Oai tỉnh Sơn Tây là bia ghi về việc cầu tự để Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao sinh ra Hoàng đế Lê Thánh Tông;.
- Bia tạo năm Đoan Khánh 1 (1505), đặt tại chùa Hoà Lạc, xã Hành Lạc, tổng Như Quỳnh huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, ghi về Trì Uy Tướng quân, giữ chức Thanh Hoa Đô Tổng binh sứ ty, Tổng binh Thiêm sự.
- là bia Cổ tích linh từ bi ký tạo năm Hồng Thuận 3 (1511), đặt tại đền thờ thần thôn Sơn, xã Long Châu, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, ghi về thần Cao Sơn Đại Vương đã phù giúp cho các tướng lĩnh của vua Lê Tương Dực dẹp Lê Uy Mục..
- Nhóm bia còn lại là những bia rải rác trong các địa phương để ghi nhận một số hoạt động chung của cộng đồng như: bia Trăn Tân từ lệ tạo năm Hồng Đức 18 ở huyện Lang Tài tỉnh Bắc Ninh ghi lại quá trình tế lễ thần linh của các xã xung quanh ngôi đền.
- bia Diên Khánh tự bi tạo năm Hồng Đức 10 ở đình thôn Môn Ải, xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ghi lại hiện tượng cúng ruộng gửi giỗ vào chùa đã xuất hiện từ thời Trần.
- bia Phụng tự bi ký tạo năm Hồng Đức 4 đặt tại đình giáp Đoài Thượng tổng Cam Thịnh nay là thôn Cam Thịnh, xã Đường Lâm thị xã Sơn Tây, ghi lại hành trạng và sự nghiệp của Phùng Hưng - Bố Cái Đại Vương.
- Bia Tổng đốc Đại Vương thần từ ký tạo năm Hồng Thuận 4 (1512) đặt tại ngôi miếu xã Mậu Hoà, tổng Dương Liễu, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây, ghi về ngôi đền thờ thần Tổng đốc Trục Đông Nga Vương.
- Một cụm bia đặt tại đình xã Trung Bản tổng Hà Nam, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh được khắc vào các năm Hồng Đức 20, Hồng Đức 24, Hồng Đức 25, Hồng Đức 26 đã ghi các sắc chỉ của vua Lê Thánh Tông cho phép các xã Vỵ Dương, Lương Quy, Phong Lưu thuộc huyện Yên Hưng, phủ Hải Đông cùng với nhân viên của các nha môn về đo khám lại toàn bộ số ruộng đất của các xã này, cấp đất cho dân làm nhà ở, cày cấy và nộp thuế theo đúng lệ định.
- Đó là các bia: Phật pháp tam bảo, tạo năm Hồng Đức đặt tại chùa Đại Bi, xã Ngọc Xuyên, huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh.
- bia Chuyết Sơn tự Di Đà Phật bi, tạo năm Hồng Đức đặt tại chùa Chuyết Sơn, xã Kinh Lương, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.
- bia Bối động Thánh tích bi ký, tạo năm Thái Hoà 11 (1453) và bia Đại Bi tự tạo năm Hồng Thuận 7 (1515) đặt tại xã Bối Khê, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.
- bia Minh Khánh đại danh lam bi, tạo năm Hồng Thuận 3 (1511) đặt tại chùa Minh Khánh, huyện Thanh Hà, phủ Nam Sách nay là thôn Bình Hà, xã Thanh Bình, huyện Ninh Thanh, tỉnh Hải Dương.
- bia Vô Vi tự bi tạo năm Hồng Thuận 7 đặt tại xã Tử Trầm huyện Quốc Oai tỉnh Sơn Tây.
- huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam, bia tạo năm Quang Thuận 8 (1467) và thơ khắc trên núi Dục Thuý tỉnh Ninh Bình..
- Đặc biệt trong nhóm bia liên quan đến Phật giáo, có một văn bản tạo năm Thái Hoà 7 (1449) được khắc trên lưng pho tượng Phật Quan Thế Âm đặt trong chùa thôn Cung Kiệm, xã Nhân Hoà, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh là văn bản có niên đại sớm nhất 8 .
- Trong số văn bia Lê sơ, có hai thể loại được dùng để chuyển tải thông tin, phản ánh nội dung.
- Số văn bia còn lại chủ yếu được viết theo thể ký ghi chép những sự kiện liên quan đến nhân vật được đề cập.
- Tác giả của những bài văn bia ấy đều là những bậc đại danh nho như Nguyễn Trãi, Nguyễn Thiên Tích, Nguyễn Nhân Thiếp, Trình Chí Sâm, Nguyễn Xung Xác, Nguyễn Bảo.
- Số tác giả của những bài văn bia khác cũng đều là những nhà khoa bảng nổi danh như Trạng nguyên Nguyễn Trực, Trạng nguyên Lương Thế Vinh, là Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận đều là Phó Nguyên soái Hội thơ Tao Đàn với vua Lê Thánh Tông là Nguyễn Đôn Phục, Lưu Hưng Hiếu, Lê Tung, Vũ Duệ....
- Hầu hết số văn bia Lê sơ, từ bia lăng của Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông đến bia trên lăng của vợ con vua hoặc bia mộ của các nhân vật khác đều dùng thể ký ghi chép các sự kiện liên quan đến nhân vật.
- Tóm lại, chúng tôi đã trình bày một cách tổng lược nhất về đặc điểm, giá trị của văn bia Lê sơ kéo dài ngót 100 năm.
- nhận tổng quan về toàn bộ văn bia Lê sơ trên bình diện không gian, thời gian, loại hình văn bản..
- 1 Xem: Thuỳ Vinh “Những di tích, di vật, di văn liên quan đến triều Hồng Đức Lê Thánh Tông ở huyện Thái Thụy, Thái Bình.
- 2 Xem: Phạm Thị Thuỳ Vinh, “Về một loại bia mộ thời Hồng Đức” in trong Lê Thánh Tông, con người và sự nghiệp, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997..
- 4 Xem: Hoàng Lê, bài “Bia mộ ông Từ Mẫn họ Nguyễn và bà vợ họ Hoàng do Trạng nguyên Lương Thế Vinh soạn”, tạp chí Hán Nôm số 3/1993.