« Home « Kết quả tìm kiếm

VẤN ĐỀ CÔNG BẰNG VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐỐI VỚI NỮ TRÍ THỨC


Tóm tắt Xem thử

- BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ HIỆN TƯỢNG THIẾU CÔNG BẰNG VỚI PHỤ NỮ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN VỊ THẾ CỦA PHỤ NỮ, HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC XÃ HỘI.
- Trong cấu trúc này, phụ nữ nằm ở nhóm xã hội “tôi”, “con”, “vợ” là nhóm phải chịu sự giáo dục, sự thống trị tuyệt đối của nam giới.
- Nho giáo còn coi phụ nữ ngang hàng với tiểu nhân, là loại bị khinh miệt, không đáng đếm xỉa.
- Phụ nữ còn phải tuân theo các quy tắc của "Tam tòng", "Tứ đức".
- Nho giáo cho rằng phục vụ vô điều kiện cho nam giới là chức năng, nhiệm vụ, thiên chức của phụ nữ.
- Những quan niệm và nguyên tắc này đã cột chặt cuộc đời người phụ nữ vào cái xiềng của gia đình ngay cả sau khi chồng của họ đã chết.
- Con cái hư hỏng thì đổ tội cho phụ nữ không biết dạy con “Con hư tại mẹ” (Nhị trình tập, trích trong Đạo trị gia, 2003).
- Bằng cách đó, phụ nữ bị hạn chế không được tham gia các công việc xã hội.
- Một số nam giới vẫn cho rằng: sinh ra là phận gái thì phụ nữ phải phục tùng đàn ông trên cả hai phương diện gia đình và xã hội.
- Trong xã hội phụ quyền, phụ nữ bị hạn chế không được tham gia các công việc xã hội không có nghĩa là họ chỉ làm việc trong gia đình.
- Đặc biệt phụ nữ bị hạn chế trong những hoạt động lãnh đạo và trí tuệ.
- Phụ nữ chỉ được học để phục vụ chồng, con và những người thân trong gia đình mà không được thi thố ngoài xã hội.
- Hiện tượng này không chỉ hàm ý khinh miệt sâu sắc nhân cách và trí tuệ của phụ nữ mà còn kìm hãm năng lực của họ trên cương vị lãnh đạo để phục vụ đất nước.
- Một nửa dân số đất nước là phụ nữ bị kìm hãm, sống trong nghèo đói và thất học, bị hạn chế không được đóng góp trực tiếp vào sự phát triển.
- Không có nhà khoa học nổi tiếng nào là phụ nữ.
- Phụ nữ và tri thức Cho đến tận nửa đầu thế kỷ 20, phụ nữ nhiều nước vẫn bị cấm đoán trong lĩnh vực khoa học.
- Phụ nữ không được học hành đầy đủ như nam giới, vì lẽ đó những danh nhân khoa học là phụ nữ trên thế giới chỉ là một thiểu số rất nhỏ so với nam giới.
- Thế kỷ 17 có trên 4000 phụ nữ trong đó hầu hết là nhà khoa học bị nhà thờ Thiên Chúa giáo buộc tội là phù thuỷ và bị đàn áp.
- (Tạp chí Khoa học & Phụ nữ, 1990) Tuy nhiên, chính sự xuất hiện của một số ít nữ trí thức khoa học lớn đã phản ánh trí tuệ và sức phấn đấu phi thường của phụ nữ.
- Ngay từ Làn sóng thứ 2, lần đầu tiên, phong trào Nữ quyền đã cho ra đời những nghiên cứu của phụ nữ với tư cách là nhà khoa học.
- Theo bà Eva Gamarnikow, ban đầu các nghiên cứu phụ nữ được coi là nhằm khôi phục lại thế cân bằng trong Xã hội học bằng cách đưa phụ nữ vào đó do trước đây họ bị gạt ra ngoài các lĩnh vực khoa học và bị hạn chế trong gia đình để thực hiện các chức năng sinh học.
- Từ đó các nhà nữ quyền bắt đầu đặt dấu hỏi về lý do của sự vắng mặt phụ nữ trong cơ chế chính trị, trong các hoạt động trí thức và xã hội.
- Việc phụ nữ bị gạt ra ngoài lề của dòng chảy phát triển đã kích thích tư tưởng và khả năng nghiên cứu của nhiều nhóm phụ nữ trí thức.
- Trong hoàn cảnh khoa học còn đang là lĩnh vực độc quyền của nam giới, nhiều nhóm phụ nữ đã trình bày các quan điểm mới nhìn nhận vấn đề phụ nữ trong so sánh với nam giới trên những vấn đề về chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, gia đình.
- Nhiều trường phái nữ quyền đã dựa vào các học thuyết xã hội và tìm cách đưa vấn đề phụ nữ với tư cách là một nửa nhân loại, là một lực lượng xã hội quan trọng vào các học thuyết.
- Bản thân thuyết Nữ quyền cũng được phân chia theo các chuyên ngành: có các nhà nữ quyền địa lý, lịch sử, khoa học tự nhiên, khoa học chính trị, tâm lý, xã hội học… với sự mong muốn rằng tiếng nói và kinh nghiệm của phụ nữ cũng được coi trọng như nam giới.
- Mục tiêu của các nhà nữ quyền là tạo điều kiện để phụ nữ có thể tham gia vào các ngành khoa học.
- Vào cuối những năm 1960 khi làn sóng thứ ba nổi lên, phụ nữ ở Anh và Mỹ đã được cho phép vào các lĩnh vực kiến thức của nam giới.
- Các tờ tạp chí Nữ quyền thời kỳ này đều đưa ra các nguyên nhân và những cố gắng của phụ nữ trong xã hội học tập.
- Phong trào “Nữ quyền Tự do” đòi bình đẳng về quyền và cơ hội giữa nam và nữ trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là yêu cầu phụ nữ cũng được tiếp cận bình đẳng với giáo dục và vị trí chính trị như nam giới.
- Phản đối quan niệm cho rằng phụ nữ chỉ là người giúp đàn ông trong việc sinh nở, sức mạnh về trí tuệ của phụ nữ ít hơn nam giới, các nhà nữ quyền Tự do đã cho rằng phụ nữ cũng có khả năng trí tuệ như nam giới.
- Theo họ, sự bị trị của phụ nữ nằm trong những ràng buộc về tập quán và pháp lý.
- Theo luật pháp và phong tục, phụ nữ bị tước đi việc học hành và bị giam hãm trong gia đình.
- Những ràng buộc này ngăn cản phụ nữ tham gia hoặc thành công trong những những nơi được coi là thế giới công cộng (public world).
- Chủ nghĩa nam quyền đã gạt bỏ phụ nữ ra khỏi hàn lâm viện, các diễn đàn và thương trường.
- Phụ nữ ít có cơ hội để học tập và phát huy trí tuệ của mình và vì vậy trí tuệ của họ luôn bị thấp hơn nam giới.
- Nam và nữ không được hưởng chế độ giáo dục như nhau nên không thể nói rằng phụ nữ không có khả năng trí tuệ như nam giới.
- Do chính sách sai lầm này, tiềm năng đích thực của nhiều phụ nữ không được bộc lộ.
- Phụ nữ không được bình đẳng khi nam giới được coi là “trí tuệ” còn phụ nữ là “lao động chân tay”.
- Muốn thay đổi vai trò của phụ nữ trong xã hội cần phải thông qua cải cách và giáo dục một cách công bằng cho cả nam và nữ.
- Họ cho rằng cái khác biệt giữa nam giới và phụ nữ là hình dáng cơ thể chứ không phải trí tuệ.
- ở đây, điều kiện cần thiết chỉ là cung cấp cho phụ nữ các cơ hội bình đẳng, sau đó người ta tin rằng phụ nữ sẽ thực hiện và được hưởng thụ theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn như nam giới và đem lại các kết quả như nhau nhưng thực tế sự đối xử bình đẳng không luôn luôn đem lại kết quả bình đẳng.
- Nguyên tắc đối xử như nhau, không phân biệt là điều hết sức cần thiết, song có lẽ nó chưa đủ để phụ nữ được bình đẳng thực sự.
- Điều đó là một sự tiến bộ lớn, tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở mức độ này, phụ nữ vẫn chưa được bình đẳng thực sự.
- Cũng là con người như nam giới nhưng phụ nữ lại có những đặc tính về giới tính hết sức riêng biệt do đặc trưng sinh học và đặc trưng xã hội quy định chi phối, cho nên, nếu chỉ thực hiện sự đối xử như nhau (căn cứ vào cái chung) mà không chú ý đến cái riêng để có các đối xử đặc biệt thì sẽ không có bình đẳng thực sự..
- Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển, giữa nam và nữ đã không có cùng một điểm xuất phát, cho nên cơ hội mở ra như nhau nhưng phụ nữ khó nắm bắt được nó như nam giới.
- Ví dụ: Khi cơ hội tìm việc làm, có thu nhập cao mở ra cho cả nam và nữ thì phụ nữ khó có thể đón nhận được cơ hội đó như nam giới (vì lý do sức khoẻ, công việc gia đình, các quan niệm cứng nhắc trong phân công lao động) Ngay cả khi có điểm xuất phát như nhau (do đã được tạo điều kiện) thì quá trình phát triển tiếp theo của phụ nữ cũng gặp những khó khăn, cản trở hơn so với nam giới..
- Trong thời gian này, nam giới có thể chuyên tâm vào học tập, nâng cao trình độ, còn phụ nữ lại phải chi phối hơn việc sinh đẻ và nuôi con nhỏ.
- Theo quan điểm này thì mọi điều kiện cần thiết chỉ là cung cấp cho phụ nữ các cơ hội bình đẳng và người ta mong đợi phụ nữ sẽ tiếp cận các cơ hội này, thực hiện và hưởng lợi theo theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn như nam giới.
- Điều này đặt ra sức ép vô cùng lớn đối với phụ nữ trong khi đó lại thu hẹp sự tiếp cận của họ tới các kỹ năng và các nguồn cần thiết để có thể tận dụng”các cơ hội bình đẳng”.
- Quan điểm thứ hai về bình đẳng với nhận thức giới: Theo chúng tôi, khi đã thừa nhận phụ nữ có những khác biệt cả về tự nhiên và xã hội so với nam giới, thì đối xử như nhau sẽ không đạt được bình đẳng.
- Cho nên, bình đẳng giới không chỉ là việc thực hiện sự đối xử như nhau giữa nam và nữ trên mọi lĩnh vực xã hội, theo phương châm phụ nữ có thể có quyền làm tất cả những gì nam giới có thể và có quyền làm.
- Bình đẳng giới còn là quá trình khắc phục tình trạng bất bình đẳng giữa hai giới nhưng không triệt tiêu những khác biệt tự nhiên giữa họ, thông qua các đối xử đặc biệt với phụ nữ.
- Cho phụ nữ đi đào tạo truớc nam giới, khi họ rảnh rỗi.
- Phải đánh giá phụ nữ cao hơn khi họ có cùng một thành tích như nam giới).
- Các đối xử đặc biệt tác động làm thay đổi vị thế người phụ nữ do lịch sử để lại cần được duy trì chừng nào đạt được sự bình đẳng hoàn toàn.
- Bình đẳng giới là một tình trạng lý tưởng trong đó phụ nữ và nam giới được hưởng vị trí xã hội như nhau, được tạo cơ hội và điều kiện thích hợp để phát huy đủ khả năng của mình, được đánh giá khác nhau dựa trên cơ sở giới tính để họ đóng góp cho sự phát triển của quốc gia và được hưởng lợi từ các kết quả của quá trình phát triển đó.
- Chúng ta cần phải xem xét cẩn thận những cản trở tiềm ẩn đối với sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ, điều này có nghĩa là phải đối xử khác nhau giữa phụ nữ và nam giới để họ có thể được hưởng lợi một cách chính đáng và đó không thể coi là phân biệt giới.
- Trên cơ sở Luật Bình đẳng giới thì không thể đem một phụ nữ cụ thể để xét các tiêu chuẩn ngang bằng với một nam giới cụ thể trong các việc đào tạo, đề bạt, sử dụng và khen thưởng mà không tính toán đến những cản trở về giới tính của họ.
- Muốn đạt đến các thành tích như nam giới thì phụ nữ phải phấn đấu, phải bỏ công sức ít nhất là gấp đôi (đặc biệt là trong lĩnh vực tri thức, chính trị).
- Vài nét về chính sách và việc thực hiện chính sách: Phụ nữ nhận ra rằng quyền lực của nam giới là sức mạnh của nhà nước và muốn xây dựng xã hội bình đẳng giới thì phải tìm được sự đồng tình và can thiệp của nhà nước.
- Quan điểm giải phóng phụ nữ của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã hỗ trợ cho phụ nữ trong cuộc đấu tranh vì bình đẳng giới.
- Đó cũng chính là một trong những nội dung cơ bản của cách mạng XHCN, “Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người.
- Nếu không giải phóng phụ nữ thì xây dựng CNXH chỉ một nửa”( Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 8, 1989).
- Đây cũng là nội dung cho các công ước quốc tế sau này trên vấn đề phụ nữ, điển hình là Công ước xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ - CEDAW (1979).
- Phụ nữ và nam giới có quyền và trách nhiệm như nhau.
- Không coi nam giới cao hơn phụ nữ - Phụ nữ được quyền lợi, được đi học, được chữa bệnh như nam giới - Phụ nữ có thai và nuôi con nhỏ được chăm sóc đặc biệt.
- Phụ nữ cũng được tạo điều kiện tham gia công việc xã hội như nam giới - Nam giới cũng làm việc gia đình.
- Nhà nước cần có chính sách ưu tiên, gia đình, nam giới có trách nhiệm chăm sóc cho phụ nữ khi họ có thai, sinh và nuôi con nhỏ.
- Ưu tiên cho phụ nữ đi học, được có việc làm, được đề bạt, được tham gia hoạt động xã hội, đánh giá cao hơn khi họ có cùng một thành tích như nam giới.
- Đây là các chính sách thực hiện công bằng cho phụ nữ.
- Phụ nữ chiếm tỷ lệ 61% trong số những người có trình độ cao đẳng, 34% những người có trình độ đại học, 30% trình độ thạc sỹ, 21% tiến sĩ và 4% tiến sĩ khoa học.
- Cuốn “Nữ tiến sỹ Đại học Quốc gia Hà Nội” do Trung tâm nghiên cứu về phụ nữ chủ biên đã đưa ra chân dung của 149 các nhà khoa học nữ có nhiều thành tích trong nghiên cứu và giảng dạy.
- Một số nữ trí thức được giải thưởng Kovalepskaia, phụ nữ trí thức còn là những doanh nhân nổi tiếng, những chuyên gia đầu ngành của một số ngành khoa học.
- Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Giới và Phát triển (RCGAD)- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về vấn đề phụ nữ tham gia HĐND tại Hải Phòng đã cho thấy trình độ học vấn của các nữ đại biểu cao ngang với nam đại biểu.
- Điều nghịch lý là trong nhiều trường hợp, trình độ năng lực và kiến thức khoa học công nghệ của phụ nữ đã không thua kém nam giới, thậm chí chính những người đang điều hành các công trình này.
- Rõ ràng là những chính sách về phụ nữ vẫn còn những điều bất cập.
- Điều luật này đã ảnh hưởng đến thời gian đào tạo và đề bạt của phụ nữ.
- Nhiều trường đại học, viện nghiên cứu đã phải thực hiện Quy chế là phụ nữ phải giỏi hơn nam giới để được đào tạo và đề bạt trước nam giới 5 năm trong khi họ phải dành 10 năm tuổi trẻ để sinh đẻ và nuôi con nhỏ.
- Đó là sự thay đổi rất lớn vềg“iá trị” trong gia đình từ truyền thống sang hiện đại, từ chỗ nam giới chỉ chấp nhận phụ nữ làm những công việc gia đình đến việc chấp nhận phụ nữ mang trí tuệ của mình phục vụ và lãnh đạo xã hội.
- Trong các cuộc điều tra xã hội học của chúng tôi, khi phải chọn lựa giữa hai giá trị gia đình và công việc, phụ nữ thường chọn gia đình.
- Khác với nam giới, phần lớn phụ nữ cho rằng đạt được thành tích hoặc chức vụ lãnh đạo cũng tốt, không được cũng không sao, nhưng chăm sóc một gia đình êm ấm là trách nhiệm của họ.
- Yếu tố giới, đặc thù giới ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò và nhận thức của phụ nữ nói chung và nữ trí thức nói riêng.
- Chẳng hạn, ngược với sự tự tin của nam giới, phụ nữ thường hay tự ti, cứ nghĩ rằng chắc là mình không làm được việc.
- Phụ nữ trí thức còn gặp cản trở, sự ganh ghét từ phía nam đồng nghiệp và từ chính phụ nữ đồng nghiệp.
- Trong khi đó, người lãnh đạo nhiều khi cũng lại có ý nghĩ rằng, việc này thì nam giới làm sẽ tốt hơn phụ nữ.
- Phụ nữ trí thức phải chịu quá trình đào tạo đứt đoạn trong khi nam giới có quá trình đào tạo liên tục.
- Tính cách và phẩm chất giới (kiên nhẫn, khiêm tốn, vị tha) là những thuận lợi cho sự hình thành và biểu lộ tri thức của phụ nữ.
- Tham gia vào khoa học vừa là dịp thử thách năng lực, phẩm chất của phụ nữ, vừa là cơ hội tốt cho sự phát triển và tiến bộ của phụ nữ.
- So với nam giới, phụ nữ thường ít tính quyết đoán mạnh mẽ trong một số trường hợp.
- Điều này cũng cản trở phụ nữ trong công việc.
- Phụ nữ ít điều kiện giao tiếp như nam giới.
- Báo cáo của Ban Tổ chức Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 2005 4.
- Lê Thị Quý, Từ Thuý Quỳnh, Nguyễn Tuyết Nga, Phụ nữ tham gia Hội đồng nhân dân, Tạp chí Khoa học Phụ nữ, số 3/2006.
- Lê Thị Quý, Phụ nữ trong chính quyền thành thị, Báo cáo cho tổ chức ESCAP, khu vực Châu A, Thái Bình Dương, 2001 13.
- Nguyễn Thị Ninh, Phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý và hoạt động xã hội, bài trình bày tại trường hội phụ nữ, 5/2008 19.
- Tuyên bố và chương trình hành động của Hội nghị phụ nữ quốc tế lần thứ 4 tại Bắc kinh – 1995 22.
- Uỷ ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ, Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam tới năm 2010.
- Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam: Hướng dẫn lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách, Hà nội 2004..
- Uy ban Quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ - UNDP, Thống kê về Giới ở Việt nam