« Home « Kết quả tìm kiếm

Vấn đề oan và chính sách, pháp luật tố tụng hình sự về bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự


Tóm tắt Xem thử

- Vấn đề oan và chính sách, pháp luật tố tụng hình sự về bồi thường thiệt hại cho người bị.
- oan trong tố tụng hình sự.
- Abstract: Trình bày nhận thức về làm oan người vô tội và chính sách, pháp luật tố tụng hình sự về bồi thường thiệt hại cho người bị oan.
- Nghiên cứu tình hình làm oan người vô tội do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra và tình hình thực hiện chính sách, pháp luật tố tụng hình sự về bồi thường thiệt hại cho người bị oan.
- Tìm hiểu những nguyên nhân làm oan người vô tội và nguyên nhân gây nên những tồn tại trong thực hiện chính sách, pháp luật tố tụng hình sự về bồi thường thiệt hại cho người bị oan.
- Từ đó, nêu những giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa việc làm oan và thực hiện chính sách, pháp luật tố tụng hình sự về bồi thường thiệt hại cho người bị oan: hoàn thiện chính sách, pháp luật tố tụng hình sự về phòng ngừa làm oan và thực hiện bồi thường thiệt hại cho người bị oan.
- nâng cao trách nhiệm của cơ quan và những người tiến hành tố tụng để phòng ngừa việc làm oan trong tố tụng hình sự.
- Keywords: Bồi thường thiệt hại.
- Luật hình sự.
- Người bị oan.
- Tố tụng hình sự Content.
- Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng được đặt ra trong Bộ luật tố tụng hình sự nhằm góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
- Tuy nhiên, trong điều tra, khám phá, xử lý tội phạm và người phạm tội, do các nguyên nhân khác nhau, các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn gây nên oan cho người vô tội,.
- Quan điểm nhất quán của Nhà nước ta là đã gây nên thiệt hại cho người dân trong hoạt động tố tụng hình sự thì phải bồi thường theo tinh thần Điều 72 Hiến pháp quy định.
- Thể chế hóa Điều 72 Hiến pháp, Điều 29 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: "Người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra có quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi.
- Cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự đã làm oan phải bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị oan;.
- Để đáp ứng yêu cầu bồi thường cho người bị oan do những người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 về “Bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra”..
- Việc làm oan là phải bồi thường là điều dĩ nhiên trong hoạt động tố tụng hình sự..
- Tuy nhiên, vấn đề phòng, chống gây oan trong hoạt động tố tụng hình sự mới là điều quan trọng trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
- Trong thực tiễn những năm vừa qua, kể từ khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được Quốc hội thông qua, việc bồi thường cho người bị oan do những người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra đã và đang được tiến hành.
- Nhưng việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chính sách pháp luật tố tụng hình sự để phòng chống, oan chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, thậm chí còn nhiều vấn đề bất cập cần thiết phải được bổ sung, sửa đổi, hoàn chỉnh..
- Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài: "Vấn đề oan và chính sách, pháp luật tố tụng hình sự về bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự".
- để viết luận văn thạc sĩ với mong muốn góp phần hạn chế, từng bước loại trừ việc gây oan cho người vô tội trong hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng..
- Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về oan, minh oan trong tố tụng hình sự.
- TSKH Lê Văn Cảm đã đưa ra mô hình lý luận về đạo luật tố tụng hình sự, trong đó tác giả xây dựng độc lập nguyên tắc minh oan trong TTHS tại sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự, khi bàn về chính sách pháp luật tố tụng hình sự.
- Bùi Kiên Điện về “Khắc phục tình trạng oan, sai trong tố tụng hình sự".
- T.S Nguyễn Ngọc Chí, Đào Thu Hà “Bàn về oan, sai trong tố tụng hình sự” trên Báo pháp luật số 138 và 140 năm 2003 v.v.
- Tuy nhiên, trong các bài viết nêu trên mới chỉ đề cập đến hiện tượng oan sai do các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng gây ra và các biện pháp bảo đảm bồi thường.
- Đề tài khoa học này nhằm mục đích làm rõ được sự tác động của chính sách pháp luật tố tụng hình sự trong phòng ngừa gây oan cho người vô tội, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong hoạt động tố tụng hình sự..
- Để đạt được mục đích nêu trên, nội dung nghiên cứu được đặt ra là: làm sáng tỏ khái niệm, nội dung, các lĩnh vực thể hiện của chính sách pháp luật tố tụng hình sự với vấn đề phòng ngừa gây oan nói riêng.
- làm rõ thực trạng tình hình gây oan cho người vô tội và những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này để đưa ra những giải pháp cần thực hiện trong chính sách pháp luật tố tụng hình sự trong việc phòng, chống oan.
- Nói cách khác là từ việc phân tích lý luận và thực tiễn về chính sách pháp luật tố tụng hình sự (với tính chất là tư tưởng, đường lối chỉ đạo trong công tác xây dựng, áp dụng pháp luật tố tụng hình sự) và vai trò của nó với vấn đề phòng và chống oan để chỉ ra những giải pháp khắc phục, hạn chế đến mức thấp nhất oan trong tố tụng hình sự..
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào chính sách chủ đạo của Đảng và sự thể chế hóa chính sách đó của nhà nước trong việc phòng ngừa gây oan trong hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan và người có thẩm quyền đó là pháp luật tố tụng hình sự..
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào xem xét tình trạng làm oan cho người vô tội từ khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đến nay, những nguyên nhân gây oan và các biện pháp bồi thường theo tinh thần Nghị quyết 388 của Ủy ban thường vụ Quốc hội..
- Đề tài nhằm phân tích mối quan hệ biện chứng giữa chính sách pháp luật tố tụng hình sự với vấn đề phòng và chống oan trong tố tụng hình sự.
- Trên cơ sở của những vấn đề đã phân tích luận văn đưa ra những kiến giải về mặt lập pháp cũng như về mặt khoa học và thực tiễn áp dụng pháp luật để phòng ngừa và chống làm oan trong tố tụng hình sự.
- Với những kết quả nghiên cứu đạt được người thực hiện luận văn mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận còn chưa được hiểu thống nhất về “Oan trong tố tụng hình sự” và vấn đề bồi thường thiệt hại cũng như phục hồi danh dự cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra..
- Nhận thức về làm oan người vô tội và chính sách, pháp luật tố tụng hình sự về bồi thường thiệt hại cho người bị oan..
- Tình hình, nguyên nhân làm oan và thực hiện chính sách, pháp luật tố tụng hình sự về bồi thường thiệt hại cho người bị oan..
- Những giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa việc làm oan và thực hiện chính sách, pháp luật tố tụng hình sự về bồi thường thiệt hại cho người bị oan.
- NHẬN THỨC VỀ LÀM OAN NGƢỜI VÔ TỘI VÀ CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI CHO NGƢỜI BỊ OAN.
- Nhận thức về làm oan người vô tội do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra.
- Cho nên theo quan điểm cá nhân của tác giả có thể nêu khái niệm “Oan trong tố tụng hình sự” là trường hợp một người không thực hiện hành vi cấu thành tội phạm mà bị áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự như bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án..
- Tuy nhiên, phải có yếu tố xác định một người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra.
- Cụ thể, a) Người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự huỷ bỏ quyết định tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
- b) Người bị tạm giam mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự huỷ bỏ quyết định tạm giam vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội.
- d) Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án ngoài các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội..
- Như vậy, về mặt hình thức đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội..
- 1.2 Nhận thức về chính sách, pháp luật tố tụng hình sự về bồi thường thiệt hại cho người bị oan.
- Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh”, người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra, có quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi;.
- Cơ quan có trách nhiệm bồi thường là những cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự.
- TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN LÀM OAN CHO NGƢỜI VÔ TỘI VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ BỒI THƢỜNG.
- Tình hình làm oan người vô tội và thực hiện chính sách, pháp luật tố tụng hình sự về bồi thường thiệt hại cho người bị oan.
- Từ những con số được nêu ra trong các Báo cáo có độ tin cậy cao như trên, có thể nói thực trạng oan trong tố tụng hình sự ở nước ta hiện nay rất đáng báo động, ngay cả khi Nghị quyết 388 ra đời, có hiệu lực từ lâu.
- Như đã phân tích ở các phần trước, Nghị quyết số 388 về “Bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra” đã và đang đáp ứng được yêu cầu bức xúc của thực tế, là sự thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bồi thường cho người bị oan.
- Căn cứ Nghị quyết 388 và Thông tư 01, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Chỉ thị số 04 ngày 13 tháng 5 năm 2004 về việc triển khai thi hành Bộ luật tố tụng hình sự và yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân các cấp tiến hành tổng rà soát, lập danh sách những người bị oan thuộc trách nhiệm bồi thường của Viện kiểm sát nhân dân.
- Ngày 9/11/2004 Bộ Công an cũng đã ban hành Thông tư số 18/2004/TT-BCA (V19) “Hướng dẫn bồi thường thiệt hại cho các trường hợp bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự thuộc Công an nhân dân gây ra”..
- Còn theo Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Bồi thường Nhà nước thì sau 4 năm thi hành “Tính đến hết năm 2007, các cơ quan tiến hành tố tụng đã giải quyết được gần 200 vụ, với số tiền phải bồi thường là gần 15 tỷ đồng”.
- Nguyên nhân làm oan người vô tội và nguyên nhân gây nên những tồn tại trong thực hiện chính sách, pháp luật tố tụng hình sự về bồi thường thiệt hại cho người bị oan.
- Thứ nhất, do tính chất phức tạp của vụ án, sự nóng vội, muốn nhanh chóng giải quyết được vụ án, cũng như sự khó khăn khách quan về tổ chức và hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng..
- Thứ hai, gây oan do hành vi, thái độ tiêu cực của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
- Nguyên nhân này cần phân tích hai trường hợp sau đây: Oan do cố ý vi phạm các nguyên tắc quan trọng của luật hình sự và tố tụng hình sự và Oan do thái độ làm việc quan liêu và thiếu trách nhiệm của những tiến hành tố tụng..
- Thứ ba, gây oan do trình độ pháp luật và năng lực chuyên môn, nghề nghiệp của cán bộ tiến hành tố tụng hạn chế..
- Thứ tư, tình trạng oan xảy ra do tố tụng hình sự ở nước ta còn tồn tại thiên hướng.
- Như vậy, có nhiều nguyên nhân gây nên oan trong hoạt động tố tụng hình sự, trong đó những nguyên nhân xuất phát từ trách nhiệm, trình độ, năng lực của người tiến hành tố tụng là nguyên nhân chủ yếu.
- Nếu như tất cả những người tiến hành tố tụng đều có trách nhiệm trước công dân.
- đều có đủ năng lực, trình độ, kiến thức cần thiết về pháp luật nói chung, pháp luật hình sự, tố tụng hình sự nói riêng thì có thể hạn chế đến mức thấp nhất hoặc trách được những trường hợp làm oan cho người vô tội..
- Những tồn tại trong thực hiện chính sách pháp luật về bồi thường cho người bị oan thể hiện: Số lượng người được bồi thường do các cơ quan tiến hành tố tụng gây oan cho họ nhiều hơn gấp nhiều lần so với người có đơn yêu cầu bồi thường.
- việc giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan do các cơ quan tiến hành tố tụng gây ra đang gặp nhiều khó khăn do các cơ quan tiến hành tố tụng làm thất lạc hồ sơ vụ án hình sự.
- việc thống kê các trường hợp bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra còn chưa đầy đủ, tình trạng giải quyết bồi.
- Như vậy, bên cạnh những kết quả đạt được chính sách pháp luật tố tụng hình sự đối với người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra cũng còn những tồn tại nhất định cần khắc phục kịp thời..
- Những nguyên nhân gây nên tồn tại vướng mắc trong việc thực hiện chính sách pháp luật tố tụng hình sự đối với người bị oan, theo nghiên cứu của tác giả:.
- Nhiều nội dung trong Nghị quyết 388 còn chưa được hiểu thống nhất và thiếu đồng bộ trong phối hợp giải quyết giữa các cơ quan chức năng nên dẫn tới hiện tượng ban hành văn bản hướng dẫn không thống nhất, hạn chế việc bồi thường cho người bị oan nên việc thực hiện chính sách pháp luật tố tụng hình sự với người bị oan còn chưa đạt mục tiêu như mong muốn..
- Các yếu tố bảo đảm thực hiện tốt chính sách pháp luật tố tụng hình sự đối với những người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra chưa được kiện toàn và thực thi đầy đủ cũng gây ra nhiều hạn chế trong việc thực hiện chính sách này..
- Ngoài ra, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung trong đó có pháp luật tố tụng hình sự như Nghị quyết 388… nói riêng còn chưa cho hiệu quả mong muốn..
- NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA VIỆC LÀM OAN VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ BỒI.
- Những giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật tố tụng hình sự về phòng ngừa làm oan và thực hiện bồi thường thiệt hại cho người bị oan.
- Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự 2003 trong đó có các chế định liên quan tới phòng ngừa việc làm oan..
- Thứ nhất, cần bổ sung chế định minh oan trong Bộ luật tố tụng hình sự.
- Cần thiết phải coi minh oan là một nguyên tắc quan trọng trong Bộ luật tố tụng hình sự và có quy định rõ các trường hợp được minh oan và trình tự, thủ tục bồi thường thiệt hại cũng như các hình thức khôi phục danh dự, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị oan do những người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây nên..
- Thứ hai, nâng cao vai trò và tạo điều kiện cho người bào chữa thực hiện nhiệm vụ của mình trong tố tụng hình sự với tư cách là người bảo vệ lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
- Xây dựng chế định bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra trong Luật bồi thường nhà nước trên cơ sở kế thừa Nghị quyết 388 bảo đảm mấy yêu cầu sau:.
- Thứ nhất, việc xác định các trường hợp bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra cần được xác định rõ hơn, cần làm rõ hoặc thay thế khái niệm “không thực hiện hành vi phạm tội” trong Điều 1 Nghị quyết 388 cho phù hợp với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự trong các trường hợp đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, bản án xác định bị cáo, người bị kết án không có tội..
- 3.2 Những giải pháp nâng cao trách nhiệm của cơ quan và những người tiến hành tố tụng để phòng ngừa việc làm oan trong tố tụng hình sự.
- Giáo dục phẩm chất đạo đức, nâng cao trách nhiệm, và trình độ, năng lực pháp luật cho những người tiến hành tố tụng hình sự..
- Có chính sách tuyển dụng công khai, minh bạch, thu hút những người có tài, có đức vào làm việc trong các cơ quan tiến hành tố tụng..
- Tăng cường thanh tra, kiểm sát, giám sát đối với hoạt động tố tụng hình sự và xử lý nghiêm những cán bộ, công chức trong hoạt động của mình đã làm oan người vô tội..
- Tăng cường và tôn trọng vai trò của báo chí, công luận trong việc phát hiện những nhân tố tích cực cũng như những vấn đề tiêu cực trong hoạt động tố tụng hình sự,.
- Nghị quyết 388 nói riêng, chính sách pháp luật tố tụng hình sự về bồi thường cho người bị oan trong tố tụng hình sự nói chung dù còn những hạn chế nhất định song rõ ràng nó đã tạo ra những thay đổi lớn lao trong hoạt động của các cơ quan tố tụng cũng như lấy lại niềm tin không chỉ của những người từng chịu oan ức mà cả nhiều người dân khác.
- Trong thời gian tới, nếu những chủ trương, định hướng rõ ràng của Đảng được Nhà nước thể chế hóa bằng luật một cách triệt để và việc tổ chức thực hiện pháp luật được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả hy vọng rằng chúng ta sẽ nhận được nhưng kết quả khả quan hơn trong việc phòng, chống oan trong tố tụng hình sự, góp phần hoàn thiện nhanh hơn Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam..
- Bộ luật hình sự 1985.
- Bộ luật hình sự 1999.
- Bộ luật tố tụng hình sự 1988.
- Bộ luật tố tụng hình sự 2003.
- Nghi quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 10 tháng 08 năm 2003 về “Bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra”.
- Thông tư số 18/2004/TT-BCA (V19) ngày 9/11/2004 của Bộ Công an “Hướng dẫn bồi thường thiệt hại cho các trường hợp bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự thuộc Công an nhân dân gây ra”.
- Báo cáo số 66/CP-NC ngày của Chính phủ “Về các trường hợp bị oan trong tố tụng hình sự và việc xử lý đối với cán bộ có liên quan”.
- Báo cáo số 94/ VKSTC-V1 ngày 10 tháng 8 năm 2005 của VKSNDTC về “Kết quả thực hiện Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH11 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong tố tụng hình sự gây ra.”.
- Nguyễn Ngọc Chí, Đào Thu Hà, Cơ chế minh oan trong tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Số 3, 2005.
- Bùi Kiên Điện, Khắc phục tình tạng oan, sai trong tố tụng hình sự, Tạp chí luật học số 1/2001