« Home « Kết quả tìm kiếm

Vấn đề thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo pháp luật nước ngoài


Tóm tắt Xem thử

- Vấn đề thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo pháp luật nước ngoài.
- Tổng quan về cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
- Trình bày những nội cung cơ bản trong pháp luật cạnh tranh của các quốc gia trên thế giới đồng thời nêu các quy định cụ thể liên quan đến thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của 03 nước đại diện cho ba châu lục khác nhau gồm Mỹ - đại diện cho Châu Mỹ, Nhật Bản – đại diện cho Châu Á và Thụy Sỹ - đại diện cho Châu Âu.
- Nghiên cứu pháp luật kiểm soát thỏa thuận HCCT của Việt Nam và đưa ra đề xuất về định hướng và những giải pháp hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh nền kinh tế của đất nước trong điều kiện hội nhập thương mại quốc tế hiện nay..
- Pháp luật cạnh tranh.
- Hạn chế cạnh tranh.
- Trong nền kinh tế thị trường, cùng với sự đa dạng của các hình thái kinh tế là sự phong phú trong các hình thức hợp đồng, thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh.
- Trong các thỏa thuận đó có những hình thức gây hạn chế cạnh tranh không chỉ ảnh hưởng và tác động tiêu cực đến nền kinh tế của một quốc gia mà còn tác động tiêu cực đến quá trình tự do hoá thương mại thế giới..
- Bản chất của cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải nỗ lực để đạt được lợi thế hơn so với đối thủ.
- vượt qua nếu các doanh nghiệp tìm mọi cách để hạn chế cạnh tranh không phải dựa vào các lợi thế mà họ xây dựng được, mà bằng cách cấu kết với nhau.
- Nhà kinh tế học người Anh Adam Smith trong cuốn sách Nghiên cứu bản chất và nguyên nhân sự giàu có của các quốc gia viết năm 1776 đã phát hiện ra rằng những đối thủ kinh doanh cùng ngành hiếm khi gặp nhau, thậm chí để giải trí hay vui vẻ, nhưng khi họ ngồi lại với nhau thì kết thúc cuộc đối thoại bao giờ cũng là âm mưu chống lại công chúng hoặc một số thủ đoạn tăng giá..
- Hiện tượng kinh tế nêu trên được chuyển hóa vào pháp luật cạnh tranh của các quốc gia trên thế giới dưới thuật ngữ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, đó là hành vi cấu kết hay thoả thuận giữa các chủ thể kinh doanh nhằm làm giảm, làm sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường..
- Kể từ khi pháp luật cạnh tranh ra đời, các cơ quan cạnh tranh trên thế giới đều thống nhất một quan điểm cho rằng thỏa thuận HCCT, đặc biệt thỏa thuận các-ten, vi phạm trực tiếp các nguyên tắc cạnh tranh và được thừa nhận là một trong những hành vi phản cạnh tranh có tác động nghiêm trọng nhất.
- Nó được coi là căn bệnh ung thư của nền kinh tế thị trường, bởi bằng cách hạn chế cạnh tranh nó đã gây tác hại nghiêm trọng cho nền kinh tế và người tiêu dùng.
- Hầu hết các nước trên thế giới, bên cạnh việc nhìn nhận thỏa thuận HCCT ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu dùng cá nhân, tác động tiêu cực đến thương mại nội địa, còn cho rằng có ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế thế giới, ngăn cản quá trình tự do hoá thương mại..
- Thực tiễn cho thấy thoả thuận HCCT xuất hiện từ rất lâu, trong mọi ngành hay lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, đồng thời xuất hiện ở khắp các quốc gia từ nước có nền kinh tế phát triển tiên tiến hiện đại cho đến những nước đang phát triển hay kém phát triển..
- Do tính chất nguy hiểm và khả năng tác động tiêu cực nên kiểm soát thoả thuận HCCT là mục tiêu hàng đầu trong chính sách cạnh tranh của nhiều quốc gia nhằm (i) duy trì, bảo vệ cạnh tranh tự do và thúc đẩy cạnh tranh hiệu quả, (ii) bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, (iii) bảo vệ tổng phúc lợi xã hội và sự phát triển kinh tế bền vững, thúc đẩy sự phát triển của khoa học, công nghệ..
- Thoả thuận HCCT đã được pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới quy định từ rất lâu như tại Mỹ từ năm 1890, tại Nhật từ năm 1947 hay tại Châu Âu từ năm 1957.
- Hiện nay, thoả thuận HCCT được quy định trong pháp luật cạnh tranh của hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ..
- Theo xu thế chung và giống như ở nhiều nước, Luật cạnh tranh của Việt Nam được ban hành năm 2004 trong đó bao gồm các quy định kiểm soát thoả thuận HCCT.
- Vì vậy, nghiên cứu một cách tổng thể vấn đề thoả thuận HCCT theo pháp luật nước ngoài để có cơ sở thực hiện việc phân tích so sánh nhằm tìm ra những điểm tiến bộ để từ đó đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật kiểm soát thoả thuận HCCT của Việt Nam là rất cần thiết.
- Vì lý do đó nên tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài "Vấn đề thoả thuận hạn chế cạnh tranh theo pháp luật nước ngoài” làm luận văn tốt nghiệp..
- Đề tài đi sâu nghiên cứu để trả lời những câu hỏi gồm thoả thuận HCCT là gì, có tác hại hay tác động tiêu cực gì, vì sao phải kiểm soát và việc kiểm soát như thế nào, thực tiễn quy định của pháp luật nước ngoài ra sao, cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam..
- Tình hình nghiên cứu của đề tài.
- Trên thế giới, mặc dù có bề dày phát triển song pháp luật cạnh tranh chỉ có những bước đột phá thực sự từ những năm 70 của thế kỷ trước.
- Vấn đề cạnh tranh, chính sách và luật cạnh tranh đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ trong những công trình của nhiều nhà nghiên cứu, thậm chí các tổ chức trong và ngoài nước khác nhau.
- Thoả thuận HCCT là một phần nội dung trong các nghiên cứu đó..
- Ở phạm vi trong nước, trước khi Luật cạnh tranh được ban hành năm 2004, đã có một số công trình nghiên cứu về pháp luật cạnh tranh trong đó bao hàm vấn đề thỏa thuận HCCT..
- Có thể kể đến Chuyên đề về cạnh tranh, chống cạnh tranh bất hợp pháp và kiểm soát độc quyền của Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp năm 1996.
- Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường ở Việt Nam của PGS.TS..
- Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay của PGS.TS..
- Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương năm 2002.
- Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam của TS.
- Sau khi được ban hành đã có khá nhiều nghiên cứu hoặc bình luận về Luật cạnh tranh, như Tiêu chí đánh giá tính bất hợp pháp của các-ten trong Luật cạnh tranh Hoa Kỳ, Cộng đồng Châu Âu, Nhật Bản và một số bình luận về Luật cạnh tranh của Việt Nam của Nguyễn Văn Cương được Nhà xuất bản Tư pháp phát hành năm 2004.
- Tìm hiểu về Luật Cạnh tranh.
- Bình luận khoa học Luật Cạnh tranh của TS.
- Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam của PGS.TS.
- Báo cáo rà soát các quy định của pháp luật cạnh tranh của Việt Nam của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, năm 2012.
- Ngoài ra, cũng có một số công trình khoa học nghiên cứu về pháp luật cạnh tranh được đăng ở một số báo, tạp chí chuyên ngành..
- Tuy nhiên, các công trình trên đây cũng mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các quy định của pháp luật cạnh tranh nói chung, về cạnh tranh không lành mạnh và chống HCCT trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam nói riêng chứ chưa phân tích, đánh giá chuyên sâu về những quy định của pháp luật và thực tiễn các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong khi về vấn đề này có những đặc thù riêng rất cần được nghiên cứu chi tiết, cụ thể..
- Ở phạm vi ngoài nước, các nghiên cứu liên quan đến chính sách và pháp luật cạnh tranh nói chung, và thỏa thuận HCCT nói riêng rất phong phú và đa dạng, được thực hiện bởi nhiều cá nhân và tổ chức khác nhau.
- Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu công phu khác như Luật chống độc quyền và Kinh tế (Antitrust law and Economics) của nhóm ba tác giả Ernest Gellhorn, William E..
- Kovacis, Stephen Calkings do Thomson West phát hành năm 2004 (tái bản lần 5), Chính sách cạnh tranh và pháp luật chống độc quyền quốc tế (International antitrust law and policy) do Viện nghiên cứu pháp luật luật cạnh tranh thuộc Đại học Fordham của Hoa Kỳ thực hiện và phát hành năm 2008, Pháp luật cạnh tranh Châu Âu (EC Competition Law) của nhóm tác giả Joanna Goyder, Albertina Albors-llorens được Nhà xuất bản Oxford University Press phát hành năm 2009.
- Vấn đề pháp luật cạnh tranh bao gồm thỏa thuận HCCT cũng được các tổ chức như UNCTAD, OECD, WTO, APEC, ASEAN.
- và các diễn đàn kinh tế khác nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau..
- Mặc dù số lượng các nghiên cứu đề cập tới vấn đề thỏa thuận HCCT không ít nhưng xét trên góc độ và theo hướng nghiên cứu của đề tài thì không có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện và tổng thể vấn đề thoả thuận HCCT ở cả góc độ lý luận và quy định pháp lý giống như những nội dung nghiên cứu trong đề tài luận văn.
- Đặc biệt, tại Việt Nam đề tài luận văn còn khá mới mẻ vì chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách tổng thể vấn đề thoả thuận HCCT theo pháp luật nước ngoài để từ đó đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thoả thuận HCCT của Việt Nam..
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài.
- Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay vấn đề cạnh tranh, chính sách và luật cạnh tranh trong đó bao gồm thoả thuận HCCT đang ngày càng được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn.
- Pháp luật cạnh tranh cũng đã được đưa vào giảng dạy tại nhiều trường đại học trong cả nước.
- Vì vậy, nội dung và kết quả nghiên cứu trong đề tài luận văn trước hết là một bức tranh toàn diện và tổng thể dưới góc độ lý luận về cạnh tranh, chính sách và pháp luật cạnh tranh trong đó bao gồm thoả thuận HCCT làm nguồn tài liệu tham khảo và học tập cho các học giả, các nhà nghiên cứu, các bạn sinh viên và cộng đồng.
- Bên cạnh đó đề tài luận văn còn đi sâu nghiên cứu thực tiễn các quy định kiểm soát thoả thuận HCCT theo pháp luật nước ngoài nhằm đánh giá và thấy được những mặt tiến bộ hay điểm hạn chế trong mối liên hệ so sánh, đối chiếu với thực tiễn các quy định của Việt Nam để từ đó đưa ra định hướng và giải pháp sửa đổi, bổ sung cho phù hợp..
- Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài.
- Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử có dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu gồm phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và đối chiếu, tổng hợp, tham vấn.
- Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu nêu trên, các tài liệu liên quan đến đề tài luận văn được thu thập để rà soát, phân tích và dẫn làm nội dung tham khảo.
- Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu trước đây được tổng hợp và kế thừa về mặt nội dung.
- Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn là nhằm làm sáng tỏ vấn đề thoả thuận HCCT ở cả góc độ lý luận và thực tiễn quy định theo pháp luật cạnh tranh nước ngoài trong mối liên hệ so sánh để từ đó đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật kiểm soát thỏa thuận HCCT của Việt Nam..
- Để đạt được mục đích đó, đề tài luận văn lần lượt giải quyết từng mục tiêu cụ thể gồm (i) nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn cạnh tranh, chính sách và pháp luật cạnh tranh trong đó bao gồm thoả thuận HCCT dưới góc độ lý luận, (ii) nghiên cứu thực tiễn các quy định kiểm soát thoả thuận HCCT theo pháp luật nước ngoài, và (iii) nghiên cứu các quy định kiểm soát.
- thỏa thuận HCCT theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam trong mối liên hệ phân tích so sánh với pháp luật nước ngoài..
- Từ các kết quả nghiên cứu cụ thể, luận văn đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật kiểm soát thỏa thuận HCCT của Việt Nam..
- Đề thực hiện những mục tiêu trên, luận văn trước hết tập trung nghiên cứu một cách toàn diện nội dung và các vấn đề liên quan đến cạnh tranh, chính sách và luật cạnh tranh trong đó có vấn đề thoả thuận HCCT.
- Tiếp đó, vấn đề thoả thuận HCCT được nghiên cứu một cách tổng thể về mặt lý luận và đặc biệt là tác động của nó đến sự vận hành của nền kinh tế để từ đó làm sáng tỏ lý do đặt mục tiêu kiểm soát thoả thuận HCCT trong chính sách và luật cạnh tranh của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
- Sau khi nghiên cứu dưới góc độ lý luận, luận văn đi sâu nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan đến thoả thuận HCCT theo pháp luật nước ngoài, trong đó dẫn chứng các quy định kiểm soát thỏa thuận HCCT của một số quốc gia tiêu biểu gồm Mỹ, Nhật Bản và một đại diện của Châu Âu (Thụy Sỹ)..
- Như đã đề cập, tại Việt Nam, những nội dung nghiên cứu trong đề tài luận văn còn khá mới mẻ.
- Đề tài luận văn đi sâu nghiên cứu một cách tổng quát những vấn đề pháp lý về thỏa thuận HCCT trên cơ sở các quy định và kinh nghiệm của các nước đi trước trên thế giới để từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật kiểm soát thỏa thuận HCCT của Việt Nam.
- Từ việc nghiên cứu đó, luận văn chỉ ra rằng việc kiểm soát thỏa thuận HCCT bằng những quy định của pháp luật cạnh tranh là cần thiết nhằm đảm bảo duy trì và bảo vệ cạnh tranh, động lực phát triển của nền kinh tế thị trường mở cửa, và cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội.
- Pháp luật kiểm soát thỏa thuận HCCT đã được Việt Nam xây dựng nhưng còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn quy định trên thế giới.
- Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra định hướng và những giải pháp để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định về thỏa thuận HCCT trong pháp luật cạnh tranh của Việt Nam..
- Chương 1: Tổng quan về cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
- Chương 2: Vấn đề thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo pháp luật của một số nước trên thế giới.
- Chương 3: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam và định hướng hoàn thiện.
- Trong đó Chương 1 nêu lên đồng thời đi sâu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc bảo vệ môi trường cạnh tranh, các nội dung chủ yếu của chính sách và pháp luật cạnh tranh.
- Đồng thời chương này cũng đi sâu phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về thỏa thuận HCCT và khái quát các vấn đề pháp lý liên quan đến thỏa thuận HCCT.
- Tiếp đó, Chương 2 đề cập đến những nội cung cơ bản trong pháp luật cạnh tranh của các quốc gia trên thế giới đồng thời nêu các quy định cụ thể liên quan đến thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của 03 nước đại diện cho ba châu lục khác nhau gồm Mỹ - đại diện cho Châu Mỹ, Nhật Bản – đại diện cho Châu Á và Thụy Sỹ - đại diện cho Châu Âu.
- Và cuối cùng, Chương 3 đề cập đến pháp luật kiểm soát thỏa thuận HCCT của Việt Nam và mạnh dạn đưa ra đề xuất về định hướng và những giải pháp hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh nền kinh tế của đất nước trong điều kiện hội nhập thương mại quốc tế hiện nay..
- Bộ Công Thương (2010), Báo cáo đánh giá thực tiễn đàm phán, quy định về chính sách cạnh tranh trong FTAs/RTAs trên thế giới, đề xuất về đàm phán chính sách cạnh tranh trong FTAs/RTAs của Việt Nam ở giai đoạn tiếp theo..
- Bộ Công Thương (2004), Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội đối với dự án Luật cạnh tranh..
- Chỉ thị số 11/2000/CT-BTM ngày 12/5/2000 của Bộ Thương mại về việc triển khai soạn thảo Luật cạnh tranh và chống độc quyền..
- Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương (2012), Báo cáo rà soát các quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam..
- Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương (2010), Hướng dẫn điều tra thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, tr.13, NXB Thời đại, Hà Nội..
- Nguyễn Văn Cương (2004), Tiêu chí đánh giá tính bất hợp pháp của các-ten trong Luật cạnh tranh Hoa Kỳ, Cộng đồng Châu Âu, Nhật Bản và một số bình luận về Luật cạnh tranh của Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội..
- Đặng Vũ Huân (2004), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, tr.19, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Luật cạnh tranh Việt Nam năm 2004..
- Tăng Văn Nghĩa (2006), “Chính sách cạnh tranh”, Nghiên cứu kinh tế, số 33/2006..
- Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh..
- Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh..
- Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh (2001), Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh và chống độc quyền trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, NXB Công an Nhân Dân, Hà Nội..
- Nguyễn Như Phát, Trần Đình Hảo (2001), Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh hiện nay ở Việt Nam, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội..
- Lê Ngọc Thạch (2013), “Một số bất cập của pháp luật cạnh tranh hiện hành”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật (bản điện tử: http://www.moj.gov.vn/tcdcpl)..
- Phan Công Thành (2009), “Chính sách khoan hồng và tác động phá vỡ các-ten”, Bản tin cạnh tranh và người tiêu dùng (Cục QLCT), số 1-2009, tr.24-26..
- Lê Viết Thái (1996), “Chính sách cạnh tranh một công cụ cần thiết trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 221/1996, tr.28..
- Hoàng Thị Thu Trang (2009), “Một số sự kiện liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh.
- trong năm 2008”, Bản tin cạnh tranh và người tiêu dùng (Cục QLCT), số 2-2009, tr.7-9..
- Hoàng Thị Thu Trang (2012), “Hình sự hóa các-ten, kinh nghiệm của một số quốc gia”, Bản tin cạnh tranh và người tiêu dùng (Cục QLCT), số 31-2012, tr.7-9..
- Hoàng Thị Thu Trang (2012), “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc từ góc nhìn của EU”, Bản tin cạnh tranh và người tiêu dùng (Cục QLCT), số 36-2012, tr.27-29..
- Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2005), Pháp luật cạnh tranh của cộng hòa Pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Nguyễn Thị Hồng Vân (2011), “Cạnh tranh và các dạng thức thỏa thuận hạn chế cạnh tranh”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, tháng 7/2011..
- Lê Danh Vĩnh (2006), Pháp luật cạnh tranh Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội..
- Lê Danh Vĩnh (2007), “Tiếp tục thực thi Luật cạnh tranh trong điều kiện đất nước chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí phát triển kinh tế điện tử.