« Home « Kết quả tìm kiếm

Vấn đề về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài


Tóm tắt Xem thử

- Vấn đề về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài.
- Luận văn ThS ngành: Luật Quốc tế.
- Abstract: Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài (TANN): trình tự thủ tục, các điều kiện công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN, pháp luật một số quốc gia trên thế giới về công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN.
- Nêu lên thực trạng pháp luật của Việt Nam về công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN: các điều ước quốc tế, các văn bản pháp luật, hiến pháp năm 1992, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định về công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN tại Việt Nam cũng như việc thi hành pháp luật về công nhận và thi hành bản án tại Việt Nam, quyết định của TANN.
- Đề xuất một số biện pháp để hoàn thiện pháp luật về công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN tại Việt Nam Keywords: Hợp tác tư pháp, Pháp luật, Thi hành án, Tư pháp, Án dân sự.
- Bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) đến nay, Nhà nước ta đã thi hành chính sách mở cửa, từng bước thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế.
- Đứng trước xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay, bên cạnh việc chủ động phát triển đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội bằng sức mạnh của mình, Nhà nước ta còn chủ trương không ngừng mở rộng các quan hệ quốc tế trên cơ sở hợp tác cùng có lợi, tạo điều kiện cho việc thiết lập các giao lưu dân sự quốc tế ngày càng phát triển, đưa nền kinh tế Việt Nam hòa nhập, phát triển cùng sánh vai với các nước trong khu vực cũng như khẳng định vị thế của mình trên thế giới..
- Việt Nam đã là thành viên thuộc khối ASEAN, một tổ chức có vị thế của khu vực Đông Nam á và năm 2007 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thể hiện sự rộng mở hơn của Việt Nam trong quan hệ quốc tế..
- Chúng ta đã ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế đa phương, song phương trên nhiều lĩnh vực nhằm thúc đẩy sự phát triển của đời sống xã hội, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
- Điều đó khẳng định chủ trương của nhà nước ta là mở rộng quan hệ quốc tế, cùng các quốc gia thực hiện mục tiêu chung là tiến tới ổn định, hòa bình và bình đẳng trên cơ sở hợp tác cùng có lợi, tôn trọng chủ quyền quốc gia của nhau trong quan hệ quốc tế với các quốc gia khác.
- Trong bối cảnh đó, các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài phát triển.
- Sự phát triển các quan hệ ấy cũng kéo theo sự gia tăng các tranh chấp dân sự, các yêu cầu dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài..
- Để bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên thúc đẩy quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài phát triển theo hướng phù hợp với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, việc phân định thẩm quyền quốc tế và xác định chọn luật áp dụng để giải quyết các tranh chấp và vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài một cách phù hợp có một ý nghĩa rất quan trọng.
- Song có một khâu cũng không kém phần quan trọng là việc công nhận và thi hành quyết định mang tính chất dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam và của Tòa án Việt Nam tại nước ngoài.
- Chính vì vậy, trong thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm giải quyết vấn đề phân định thẩm quyền quốc tế và chọn luật áp dụng để giải quyết các vấn đề trên, Nhà nước ta đã dành sự quan tâm thích đáng tới việc giải quyết vấn đề công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định mang tính chất dân sự của Tòa án nước ngoài..
- Tuy nhiên, thực tế giải quyết việc công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Tòa án nước ngoài còn gặp nhiều lúng túng như: hiểu thế nào là quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.
- trình tự, thủ tục công nhận và thi hành còn có nhiều vấn đề nan giải.
- các điều kiện công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Tòa án nước ngoài còn chưa được vận dụng một cách phù hợp..
- Các công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề trên bao gồm Giáo trình tư pháp quốc tế của Khoa Luật (do PGS.TS Nguyễn Bá Diến chủ biên), Trường Đại học quốc gia Hà Nội.
- Giáo trình Tư pháp quốc tế (do TS.
- Bùi Xuân Nhự chủ biên), Đại học Luật Hà Nội.
- Giáo trình tư pháp quốc tế (do TS.
- Giáo trình Tố tụng dân sự Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội.
- Giáo trình Luật quốc tế của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- các bài tạp chí chuyên ngành luật học như Tạp chí Luật học, Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Tòa án nhân dân, Nhà nước và pháp luật…, một số luận văn như luận văn cao học: về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.
- Luận văn tiến sĩ luật học về đổi mới và hoàn thiện khung pháp luật kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam....
- Các công trình trên đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong thời gian qua.
- Tuy nhiên, vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài chưa được nghiên cứu một cách hệ thống..
- Trong thời gian từ năm 1980 đến nay Nhà nước ta đã ký được 15 hiệp định tương trợ tư pháp trong đó có qui định thực hiện tương trợ về vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam và ngược lại.
- Để thực hiện các hiệp định này, pháp luật quốc gia có những qui định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục tiến hành công nhận và thi hành bán án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam.
- Trước khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 có hiệu lực, vấn đề công nhận và thi hành quyết định của Tòa án nước ngoài được qui định tại Pháp lệnh về công nhận và thi hành quyết định của Tòa án nước ngoài năm 1993.
- Khi Bộ luật tố tụng dân sự 2004 có hiệu lực thì đây là cơ sở pháp lý quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng nhằm bảo bệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân, pháp nhân trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài khi tranh chấp đó được Tòa án nước ngoài giải quyết.
- Tuy nhiên, việc áp dụng các qui định trong các văn bản kể trên về việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng..
- Chính vì vậy, việc nghiên cứu có hệ thống vấn đề công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam vẫn đang là một nhu cầu bức xúc trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng đòi hỏi cấp bách cả về lý luận và thực tiễn..
- Xuất phát từ những cơ sở nêu trên, tác giả đã lựa chọn: "Vấn đề về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài".
- Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài;.
- Xây dựng các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề trên..
- Luận văn phân tích cơ sở lý luận của việc công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài;.
- Đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài;.
- Phân tích các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài..
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quan hệ về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.
- Đây là vấn đề rất rộng bao gồm các khía cạnh.
- Tác giả dừng ở việc xem xét các khía cạnh pháp lý từ góc độ của tư pháp quốc tế..
- Điểm mới của luận văn.
- Phân tích một số vấn đề lý luận và nêu ra những hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam về việc công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài..
- Chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong việc thực hiện quá trình công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài.
- Đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài..
- ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.
- Góp phần làm rõ hơn các cơ sở lý luận của việc công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài..
- Có giá trị tham khảo đối với các cơ quan lập pháp trong quá trình hoàn thiện pháp luật về việc công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài..
- Có giá trị tham khảo đối với các cơ quan hành pháp và tư pháp trong hoạt động công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài..
- Có giá trị tham khảo cho giảng dạy và học tập chuyên đề về việc công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài..
- Có giá trị nâng cao kiến thức và tri thức của các cá nhân và pháp nhân Việt Nam cũng như nước ngoài về việc công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài..
- Văn bản pháp luật.
- Bộ Tư pháp (2000), Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài, Hà Nội..
- Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, hôn nhân gia đình giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài (1980), Nxb Pháp lý, Hà Nội..
- Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý ký kết giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nước (2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam, Hà Nội..
- Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội..
- Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội..
- Quốc hội (2001), Nghị quyết của Quốc hội số 51/2001/QH 10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Hà Nội..
- Quốc hội (2002), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội..
- ủy ban Thường vụ Quốc hội (1997), Pháp lệnh công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội..
- ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004) Pháp lệnh thi hành án dân sự, Hà Nội..
- Ban Biên tập Tạp chí Luật học Những ý kiến xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự", Luật học, (4)..
- Nông Quốc Bình Nguyên tắc công nhận và chi thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài", Luật học, (2), tr.
- Chính phủ (1997), Nghị định số 70/CP ngày 12/6/1997 về án phí, lệ phí Tòa án, Hà Nội..
- Đại học quốc gia Hà Nội (1997), Giáo trình Luật quốc tế, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội..
- Đại học quốc gia Hà Nội (2003), Giáo trình tư pháp quốc tế (Nguyễn Bá Diến chủ biên), Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
- Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Hà Mai Hiên, "Mấy ý kiến về phạm vi điều chỉnh của Bộ luật tố tụng dân sự", Luật học, tr.
- Hoàng Phước Hiệp (2002), Chuyên đề về vấn đề thi hành án có yếu tố nước ngoài - thực trạng và giải pháp, Đề tài cấp nhà nước độc lập, Bộ Tư pháp..
- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Quan hệ Quốc tế, (2002), Một số vấn đề về quan hệ quốc tế trong giai đoạn hiện nay, Nxb thống kê năm 2002..
- Học viện Quan hệ Quốc tế (1999), Luật kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Đào Văn Hội Tiếp tục hoàn thiện tổ chức hoạt động của Toà kinh tế", Dân chủ và pháp luật, (8), tr.
- Nguyễn Công Khanh Những vướng mắc từ việc công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài", Tòa án nhân dân, (11), tr..
- Nguyễn Công Khanh Cần tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động tương trợ tư pháp quốc tế ở nước ta", Dân chủ và pháp luật, (3)..
- Hoàng Thế Liên, Phạm Hữu Nghị, Trần Hữu Huỳnh (1993), Hợp đồng kinh tế và vấn đề giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh..
- Hoàng Thế Liên Giới thiệu khái quát về các phương thức giải quyết tranh chấp chủ yếu tại Việt Nam trong lĩnh vực thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài", Trong sách: Giải quyết tranh chấp kinh tế có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Vũ Đức Long (2002), Chuyên đề về vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài và quyết định của trọng tài nước ngoài, Đề tài cấp nhà nước độc lập, Bộ Tư pháp..
- Nguyễn Minh Mẫn (1996), Đổi mới và hoàn thiện khung pháp luật kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội..
- Nguyễn Hiền Nhân Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 và những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung", Nhà nước và pháp luật, (9)..
- Nhà pháp luật Việt - Pháp (2000), Hội thảo về pháp luật tố tụng dân sự Pháp, Hà Nội..
- Nhà pháp luật Việt - Pháp (2001), Hội thảo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, Hà Nội..
- Nhà pháp luật Việt - Pháp, Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa Pháp, (bản dịch tiếng Việt), Hà Nội..
- Nhà pháp luật Việt - Pháp, Bộ luật tố tụng dân sự của nước Cộng hòa Pháp, (bản dịch tiếng Việt), Hà Nội..
- Kenzie M.C Tầm quan trọng của các Hiệp định song phương và Công ước quốc tế liên quan đến việc công nhận và thi hành các quyết định và phán quyết nước ngoài", trong sách: Giải quyết tranh chấp kinh tế có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Nguyễn Như Phát So sánh tổng quan hệ thống pháp luật Hoa Kỳ và Việt Nam", Trong sách: Tìm hiểu pháp luật Hoa Kỳ trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới (Phạm Duy Nghĩa chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Vũ Xuân Phong Giải quyết tranh chấp kinh tế có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam", Trong sách: Giải quyết tranh chấp kinh tế có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Lê Minh Tâm Một số ý kiến về khái niệm hệ thống pháp luật và những tiêu chuẩn xác định mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật", Nhà nước và pháp luật, (1)..
- Nguyễn Văn Thắng Vấn đề thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án", Dân chủ và pháp luật, (11)..
- Hoàng Ngọc Thanh, "Vấn đề công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, bản án quyết định của Tòa án nước ngoài và trọng tài nước ngoài", Tòa án nhân dân, (7), tr.
- Đỗ Ngọc Thịnh Hoàn thiện cơ sở pháp luật của cơ chế kinh tế thị trường ở nước ta", Luật học, (2)..
- Nguyễn Trung Tín Sự phát triển của tư pháp quốc tế Việt Nam", Nhà nước và pháp luật, (3)..
- Tòa án nhân dân tối cao (2002), Báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa X, ngày 15/03, Hà Nội..
- Hoàng Bảo Trang Xung quanh việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài và quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam", Dân chủ và pháp luật, (9), tr.
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Viện Nghiên cứu Khoa học và pháp lý (1997), Kết quả nghiên cứu của hoạt động tương trợ tư pháp của các nước trên thế giới, Hà Nội.