« Home « Kết quả tìm kiếm

Văn hoá kinh doanh trong toàn cầu hoá


Tóm tắt Xem thử

- V¨n ho¸ kinh doanh trong toµn cÇu ho¸ Văn hoá kinh doanh trong toàn cầu hoá PGS.TS Nguyễn Hữu thụ Một trong những nét nổi bật nhất trong sự phát triển của xã hội loài người thế kỷ XXI là xu hướng toàn cầu hoá.
- Toàn cầu hoá xảy ra không chỉ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ mà còn cả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục.
- Chủ tịch ngân hàng thế giới ông Janes Wolfensohn trong cuộc họp thường niên của ngân hàng thế giới (2000) đã khẳng định “Chúng ta không thể ngăn cản được tiến trình toàn cầu hoá...Phương châm của chúng ta là toàn cầu hoá với gương mặt nhân văn- một quá trình toàn cầu hoá cho mọi người và thúc đẩy công bằng xã hội” (1).
- Ngân hàng thế giới còn dự đoán toàn cầu hoá và địa phương, khu vực hoá là hai động lực song hành thúc đẩy sự phát triển kinh tế thế giới ngày nay.
- Toàn cầu hoá thừa nhận tính đa dạng của các nền văn hoá, tính độc lập của các quốc gia dân tộc nhưng cũng thúc đẩy hội nhập quốc tế (trong đó có hội nhập văn hoá kinh doanh).
- Trong bối cảnh toàn cầu hoá với sự cạnh tranh hết sức khốc liệt trong những năm đầu của thế kỷ XXI này, để tồn tại các doanh nghiệp buộc phải mở rộng phạm vi kinh doanh ra khỏi lãnh thổ của quốc gia, dân tộc.
- Kinh doanh trong bối cảnh đa văn hoá, đa sắc tộc như vậy yêu cầu nhà kinh doanh có phẩm chất và năng lực mới.
- Họ cần trả lời được câu hỏi làm thế nào để doanh nghiệp của họ thích nghi được trong môi trường mới đó mà vẫn hoạt động kinh doanh thành đạt.
- Văn hoá có thể giúp doanh nghiệp thích nghi với một môi trường đang thay đổi đó hay không? Muốn trả lời được câu hỏi này trước hết cần hiểu rõ văn hoá kinh doanh là gì.
- Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá kinh doanh nhưng một định nghĩa đầy đủ nhất là: Văn hoá kinh doanh là hệ thống các giá trị (vật chất và tinh thần), hệ thống các chuẩn mực ứng xử của một nhóm người được sáng tạo và tích luỹ trong giao tiếp và hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- ở một mức độ nào đó văn hoá kinh doanh có liên quan tới các quy chuẩn hay phong cách ứng xử truyền thống được hình thành qua thời gian của một nhóm người.
- Văn hoá là khi có một người hành động không theo cách thông thường thì lập tức những người xung quanh cảm thấy khó chịu, buộc anh ta phải trở lại cách hành xử đã được thừa nhận.
- Một trong những điều kiện quan trọng để kinh doanh thành đạt trong thế kỷ XXI này là các doanh nghiệp cần tạo ra cho mình một văn hoá kiểu mới thuận lợi cho sự thay đổi đó là văn hoá thích nghi.
- Với kiểu văn hoá thích nghi này sẽ làm cho tính linh động của doanh nghiệp mềm dẻo hơn, dễ thích nghi với mọi thay đổi giúp công ty cạnh tranh thành công đem lại lợi nhuận cao hơn.
- Văn hoá thích nghi cần phải được xây dựng dựa trên các quan điểm triết học và các bản sắc văn hoá truyền thống của các công đồng.
- Nếu nhìn lại lịch sử số người kinh doanh có đạo đức là khá nhiều nhưng không chiếm ưu thế.
- Vì lý do đó, mà nghề kinh doanh dễ bị hiểu lầm và thậm chí còn bị khinh rẻ trong cả văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây cổ đại.
- Điều này không có gì khó hiểu “Văn hoá” với kinh doanh không có cùng một thước đo: Thước đo của văn hoá là thước đo về chất, còn thước đo của của kinh doanh (kinh tế) là thước đo về lượng.
- Sự khác biệt giữa văn hoá Việt Nam, Trung Hoa và phương Tây trong lĩnh vực truyền thống văn hoá ảnh hưởng rất lớn tời hình thái doanh nghiệp: Phương Tây thuộc loại hình văn hoá gốc du mục, có truyền thống tôn trọng pháp luật và trọng lợi hơn danh nên mọi việc kinh doanh không phạm luật đều được tôn trọng, triết lý này đã ảnh hưởng rất lớn tới hình thái và cấu trúc doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp công nghiệp lớn ra đời đầu tiên ở phương Tây với mục đích chạy theo lợi nhuận, các tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng được các doanh nghiệp này áp dụng ngay vào sản xuất để nâng cao năng xuất lao động nhằm thu được lợi nhuận nhiều hơn.
- Trung Hoa thuộc loại hình văn hoá nông nghiệp gốc du mục, có truyền thống trọng cả lợi lẫn danh nên họ cũng tôn trọng nghề buôn.
- Người Trung Hoa có ý thức cộng đồng rất cao trong hoạt động kinh doanh, họ sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh bởi họ chú trọng cả lợi nhuận kinh tế và danh tiếng gia đình, dòng họ, quốc gia, dân tộc.
- Các nhà nghiên cứu khẳng định mô hình doanh nghiệp gia đình, dòng họ rất được chú trọng ở Trung Hoa và những quốc gia mà dân số chiếm phần động là người Hoa.
- Chỉ riêng Việt Nam thuộc loại hình văn hoá nông nghiệp điển hình (nông nghiệp lúa nước) trọng danh hơn lợi nên mới có truyền thống khinh rẻ buôn bán.
- Trong vài chục năm trở lại đây xã hội đã có cái nhìn khác với việc kinh doanh buôn bán.
- Người dân dần dần nhận ra được giá trị đích thực mà kinh doanh có thể mang lại cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
- Nhiều hình thái doanh nghiệp được thừa nhận: tư nhân, Nhà nước, tập thể, tập thể và Nhà nước, tư nhân và Nhà nước, liên doanh....đặc biệt loại hình doanh nghiệp gia đình được pháp triển với một tốc độ nhanh chưa từng có.
- Nho giáo của Khổng tử hình thành trên cơ sở tiếp thu cả truyền thống văn hoá phương Bắc và phương Nam nên thứ hai mới là “công thương”.
- Công thương trong Nho giáo chính là quan niệm tiếp thu từ văn hoá phương Nam.
- Nho giáo ảnh hưởng rất lớn đề triết lý kinh doanh ở Việt Nam nhưng nó không chết cứng mà ngày càng tiếp thu thêm được những giá trị tiến bộ từ triết lý kinh doanh phương Tây.
- Như vậy các giá trị, bản sắc văn hoá ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh.
- Trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay thì văn hoá thích nghi là chìa khoá thành công của các doanh nghiệp.
- Làm thế nào để xây dựng được văn hoá thích nghi cho doanh nghiệp ? Bằng những kết quả nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới có thể nói, có năm yêu cầu quan trọng cho việc xây dựng văn hoá thích nghi cho doanh nghiệp.
- Thứ nhất, lãnh đạo phải biết xác định giá trị và vai trò của doanh nghiệp một cách đúng đắn, trung thực và sâu sắc.
- Việc xác định giá trị cần được tiến hành cho tất cả mọi người trong tổ chức (cả lãnh đạo và người lao động), đồng thời cũng xác định giá trị cho cả khách hàng, nhà cung ứng, các cổ đông và cả đối tác của doanh nghiệp.
- Cần có chính sách khuyến khích sự quan tâm của khách hàng, các cổ đông và người lao động tới sự phát triển của doanh nghiệp.
- Xây dựng ý thức doanh nghiệp cho tất cả mọi người trong doanh nghiệp, làm cho họ trở thành chủ nhân thực sự của doanh nghiệp, tận tình với công việc chung và luôn coi doanh nghiệp như chính gia đình của mình.
- Đối với lãnh đạo cấp cao, óc sáng tạo cần được thể hiện ở khả năng xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp phù hợp với tình hình cạnh tranh trên thương trường, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho doanh nghiệp.
- Đối với lãnh đạo cấp trung gian, óc sáng tạo thể hiện trong việc điều hành các bộ phận chức năng trong công ty phối hợp thực hiện tốt các chức năng của mình, thực sự làm cho doanh nghiệp gắn bó như một cơ thể sống.
- Thứ ba, đơn giản hoá cấu trúc doanh nghiệp.
- Để lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả cần hết sức quan tâm tới việc làm thế nào để giảm bớt các mắt xích trung gian trong doanh nghiệp bởi một lẽ hết sức đơn giản là tiết kiệm được chi phí tài chính (tiền lương) và làm cho quá trình truyền tin trong tổ chức đảm bảo được tính hiệu quả và độ chính xác cao hơn.
- ý thức hợp tác, ý thức doanh nghiệp còn tăng cường trách nhiệm của mỗi thành viên đối với tổ chức.
- Làm cho hệ thống của tổ chức ngày càng phát triển và phối hợp với nhau một cách có hiệu quả hơn.
- Cả bốn yêu cầu kể trên đều hướng tới môi trường văn hoá bên trong doanh nghiệp.
- Kết quả các công trình nghiên cứu các tập đoàn đa quốc gia kinh doanh thành đạt trong những năm gần đây cho thấy.
- một trong những yếu tố quyết định sự thành công là họ không chỉ xây dựng được văn hoá bên trong mà còn văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội bên ngoài quanh họ.
- Thứ năm, hãy quan tâm nhiều hơn tới môi trường xung quanh nơi hoạt động của doanh nghiệp (văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội).
- Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên được thể hiện qua nhận thức về việc bảo vệ môi trường sinh thái, đất đai, tài nguyên (nguồn nước, không khí, các thảm động vật và các hệ động vật xung quanh).
- Các chất thải trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ được sử lý ra sao có đảm bảo cân bằng cho hệ sinh thái môi trường xung quanh hay không.
- Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội xung quanh được thể hiện ý thức và hành vi đối với cộng đồng dân cư địa phương, với đối thủ cạnh tranh và với khách hàng trong hoạt động kinh doanh như thế nào.
- Mức độ tham gia của doanh nghiệp vào các phong trào hoạt động xã hội như: trợ giúp người nghèo, đấu tranh với đại dịch AID và chương trình nước sạch, trồng rừng và tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống, xây dựng văn hoá cộng đồng ở các địa phương.
- Với nền văn hoá phương Đông chịu ảnh hưởng rất mạnh của triết lý âm dương và tư tưởng Khổng giáo, các nhà kinh doanh đã đặc biệt chú ý yếu tố an toàn (cân bằng giữa Âm và Dương) cho doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của thế kỉ XXI.
- Trong một công trình nghiên cứu của Tổ chức Kinh tế Thế giới trên 150.000 doanh nghiệp ở các nước Trung Hoa, Hàn Quốc và Singapore từ năm doanh nghiệp ở Singapore và 50.000 doanh nghiệp ở Đài Loan và 50.000 doanh nghiệp ở Hàn quốc).
- Kết quả nhận được cho thấy ngoài năm yếu tố kể trên thì các doanh nghiệp ở các nước trên đặc biệt quan tâm tới yếu tố qui mô doanh nghiệp và yếu tố gia đình, dòng họ trong xây dựng văn hoá thích nghi.
- Trong số các doanh nghiệp nghiên cứu ở Trung Hoa có tới 82,5 % là doanh nghiệp vừa và nhỏ, 76,8 % doanh nghiệp có yếu tố gia đình, dòng họ.
- ở Hàn Quốc có tới 92,3 % là doanh nghiệp vừa và nhỏ, 70,6 % doanh nghiệp có yếu tố gia đình, dòng họ.
- ở Singapore cũng có một bức tranh tương tự là 80,2 % là doanh nghiệp vừa và nhỏ và 68,7 % là doanh nghiệp có yếu tố gia đình, dòng họ.
- Như vậy các quốc gia châu á mô hình tổ chức doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ rất phổ biến, là cơ sở quan trọng để tạo ra văn hoá thích nghi của doanh nghiệp.
- Trong hoạt động kinh doanh yếu tố gia đình, dòng họ sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể huy động được nguồn tài chính lớn nhất mà không phụ thuộc nhiều vào thị trường chính khoán và lãi suất ngân hàng.
- Như vậy, yếu tố gia đình, dòng họ sẽ giúp cho doanh nghiệp có được độ an toàn cao hơn, thúc đẩy văn hoá kinh doanh thích nghi phát triển.
- Để tạo ra văn hoá kinh doanh thích nghi-một sự biến đổi lớn trong doanh nghiệp, không phải chỉ cần có một người lãnh đạo năng động mà còn phải có một nhóm người có khả năng làm thay đổi.
- Để tồn tại và phát triển trong môi trường thay đổi nhanh chống như hiện nay, văn hoá thích nghi yêu cầu nuôi dưỡng và tạo ra nhiều nhà lãnh đạo.
- Tuy nhiên điều quan trọng nhất ở đây là lãnh đạo ở cấp cao nhất trong doanh nghiệp cần biết qui tập những người thuộc cấp, có khả năng điều hành mọi dòng chảy trong doanh nghiệp theo cùng một hướng.
- Khi đó doanh nghiệp sẽ có hàng ngàn “cỗ máy” chạy cùng một nhịp với “cỗ máy” trung tâm và doanh nghiệp sẽ có sức mạnh vượt trội.
- Như vậy, để kinh doanh thành đạt trong xu hướng toàn cầu hoá như hiện nay thì vai trò chủ đạo thuộc về lãnh đạo doanh nghiệp.
- Chìa khoá thành để họ thành công là xây dựng cho được văn hoá thích nghi dựa trên cơ sở của hai quá trình thống nhất và bổ xung, qui định lẫn nhau của toàn cầu hoá là Quốc tế hoá và Khu vực hoá.
- Văn hoá kinh doanh thích nghi là tài sản và động lực quan trọng giúp các doanh nghiệp không chỉ kinh doanh có hiệu quả mà vẫn giữ được những nét bản sắc dân tộc.
- Trần Ngọc Thêm (2003), Văn hoá doanh nhân và văn hoá doanh nhân Việt Nam, Báo cáo hội thảo văn hoá doanh nhân Việt Nam- Tp HCM 3.
- Đỗ Minh Cường (2001), Văn hoá kinh doanh vả triết lý kinh doanh, NXB Chính trị Quốc gia.
- Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lý học trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập Quốc tế, Kỉ yếu khoa học “Tâm lý học, giáo dục học trong thời kì đổi mới: thành tựu và triển vọng” (2006)