« Home « Kết quả tìm kiếm

Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan


Tóm tắt Xem thử

- Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật;.
- Hải quan.
- Văn hóa pháp luật.
- Pháp luật Việt Nam.
- Lịch sử nhà nước pháp luật.
- Văn hóa luôn hiển hiện trong đời sống con người, người ta nhắc đến văn hóa như là những gì tốt đẹp, chuẩn mực được xã hội thừa nhận.
- Nhưng văn hóa là một khái niệm có nội hàm rộng lớn, có thể tiếp cận từ nhiều góc độ, liên ngành, đa ngành thì mới có thể nhận thức, đánh giá, nhận diện đầy đủ được, dù đó là hình thái văn hóa nào, chính trị, tôn giáo, kinh tế hay pháp luật.
- Mặc dù trên thế giới cho đến nay tồn tại nhiều cách tiếp cận khác nhau về văn hóa, dẫn đến những định nghĩa khác nhau song tựu trung lại, văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất, tinh thần được hình thành và sáng tạo trong hoạt động của con người được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ cộng đồng này sang cộng đồng khác.
- Nghiên cứu về văn hóa đòi hỏi sự tìm tòi để nhận diện được và đưa ra những giải pháp để xây dựng, vun đắp nền văn hóa càng phong phú, tiên tiến và đậm đà bản sắc..
- Khái niệm văn hóa pháp luật đã được biết đến ở nước ta từ lâu, nhưng sự nghiên cứu vẫn còn ở mức độ vừa phải, chưa đáp ứng được với tầm quan trọng của văn hóa pháp luật trong đời sống pháp luật Việt Nam.
- “Văn hóa pháp luật là hệ thống các yếu tố, giá trị vật chất và tinh thần thuộc lĩnh vực tác động của pháp luật được thể hiện trong ý thức, tư tưởng và hành vi của con người”[14].
- Hải quan Việt Nam không ngừng chăm lo xây dựng, hoàn thiện và nâng cao cơ sở pháp lý - quản lý Nhà nước để ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn của nước Việt Nam.
- Từ chỗ Hải quan Việt Nam còn phải tạm thời sử dụng những quy định nghiệp vụ về thuế quan của chính quyền thực dân đến nay đã xây dựng và ban hành được “Điều lệ Hải quan”, Pháp lệnh Hải quan và tiếp đó là Luật Hải quan Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2002.
- Với những mục tiêu nhằm tạo thuận lợi cho phát triển XNK, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển du lịch và giao thương quốc tế, đáp ứng được những yêu cầu hội nhập luôn là một nhiệm vụ quan trọng phải hoàn thành để ngành hải quan luôn xứng đáng là “chiến sỹ gác cửa nền kinh tế”.
- Là một công chức hải quan, tác giả luôn trăn trở với những vấn đề về chính sách pháp luật, về cách thức quản lý nhà nước về hải quan,về thực trạng thực hiện, chấp hành pháp luật hải quan của công chức hải quan và các đối tượng quản lý.
- Chính điều đó đã thúc đẩy người viết luận văn nghiên cứu sâu hơn về văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan để làm rõ thêm lý luận về văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về hải quan, đưa ra các tiêu chuẩn các hành vi ứng xử của các đối tượng tham gia vào lĩnh vực này..
- Tình hình nghiên cứu đề tài.
- Vấn đề văn hóa pháp luật ở nước ta hiện nay đã được nghiên cứu, bình luận, trao đổi dưới nhiều hình thức.
- Thông qua những Tạp chí chuyên ngành như: Nghiên cứu lập pháp, Luật học, Dân chủ và pháp luật, Nhà nước và pháp luật.
- các tác giả đã bày tỏ quan điểm cá nhân của mình xung quanh khái niệm, vai trò, và những biện pháp nâng cao vấn đề văn hóa pháp luật.
- Lê Đức Tiết (2005), Văn hóa pháp lý Việt nam, Nxb Tư pháp, Hà nội..
- Hoàng Thị Kim Quế (2004), “Văn hóa pháp lý – dòng riêng giữa nguồn chung của văn hóa dân tộc Việt nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật..
- Nguyễn Văn Động (2006), “Văn hóa pháp lý trong điều kiện phát huy dân chủ ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật..
- Lê Vương Long (2006), “Văn hóa pháp lý Việt nam trong xu thế toàn cầu hóa”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp..
- Lê Minh Tâm (1998), “Vấn đề văn hóa pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Luật học..
- Lê Thanh Thập (1999), “Mấy suy nghĩ về văn hóa và văn hóa pháp luật ở nước ta”, Tạp chí Luật học..
- Phạm Duy Nghĩa (2008), “Góp phần tìm hiểu văn hóa pháp luật”, Tạp chí khoa học – Đại học Quốc gia Hà nội..
- Nguyễn Thị Hồi (2008), “Ý thức pháp luật và văn hóa pháp luật”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật..
- Với đề tài Văn hóa pháp luật cũng đã từng có nhiều luận văn, luận án, khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu và phân tích.
- Điều này cho thấy tầm quan trọng của vấn đề nâng cao trình độ văn hóa pháp luật cho người dân cũng như thể hiện thái độ quan tâm, chú trọng của Đảng và nhà nước ta..
- Luận văn này người viết tập trung nghiên cứu những vấn đề về phương diện lý luận chung về văn hóa pháp luật, chú trọng văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan ở nước ta hiện nay và hoạt động xây dựng văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan, đáp ứng yêu cầu hội nhập của đất nước, những kết quả đạt được và những tồn tại.
- Đồng thời đưa ra một số quan điểm và giải pháp xây dựng văn hóa pháp luật hải quan trong bối cảnh hội nhập ở nước ta hiện nay..
- Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào cơ sở lý luận của văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan, đánh giá lại thực trạng của văn hóa pháp luật hải quan từ khi thành lập ngành hải quan Việt Nam cho tới nay, để từ đó đưa ra những quan điểm, giải pháp xây dựng văn hóa pháp luật hải quan trong bối cảnh hội nhập.
- Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của văn hóa pháp luật trong lĩnh vực Hải quan, đánh giá lại những điểm còn tồn tại trong thực trạng văn hóa pháp luật hải quan để từ đó đưa ra những quan điểm, giải pháp xây dựng văn hóa pháp luật hải quan trong bối cảnh hội nhập ở nước ta hiện nay..
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích làm sáng tỏ các khái niệm, vai trò và đặc trưng của văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan.
- Nghiên cứu thực trạng của văn hóa pháp luật hải quan ở góc độ các thành tố cấu thành, những mặt còn tồn tại để từ đó đề xuất giải pháp xây dựng..
- Nêu quan điểm cơ bản về xây dựng văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan và đề xuất những giải pháp xây dựng văn hóa pháp luật hải quan trong bối cảnh hội nhập ở nước ta hiện nay..
- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.
- Phần thứ nhất sẽ làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan.
- Phần thứ hai là nêu lên thực trạng của văn hóa pháp luật trong lĩnh vực hải quan từ lúc thành lập ngành hải quan Việt Nam (1945) đến nay dưới góc độ nghiên cứu thực trạng những thành tố cấu thành nên văn hóa pháp luật, đánh giá thực trạng và những vấn đề còn tồn tại.
- Phần thứ ba là đưa ra những quan điểm cơ bản và một số giải pháp xây dựng văn hóa pháp luật hải quan trong bối cảnh hội nhập ở nước ta hiện nay..
- Tổng hợp lại những vấn đề lý luận về văn hóa pháp luật trong lĩnh vực chuyên ngành, cụ thể là trong lĩnh vực pháp luật hải quan.
- Đánh giá chi tiết thực trạng của văn hóa pháp luật hải quan dưới góc độ các yếu tố cấu thành nên nó..
- Làm rõ vấn đề văn hóa pháp luật hải quan không chỉ đơn thuần là những hành vi văn minh, lịch sự của công chức hải quan, của khách hàng mà còn là cả hệ thống pháp luật hải quan tiên tiến, thích ứng với yêu cầu của công cuộc đổi mới, hội nhập hiện nay.
- Đưa ra những giải pháp cơ bản để xây dựng và phát triển văn hóa pháp luật hải quan, có tính chất định hướng rõ để xây dựng ngành hải quan “chuyên nghiệp – minh bạch – hiệu quả”.
- Văn hóa pháp luật xét về phương diện lý luận và thực tiễn là vô cùng phức tạp, đa dạng cả về hình thức và nội tại và biểu hiện bên ngoài.
- quản lý nhà nước về hải quan cũng là một lĩnh vực đòi hỏi sự nhanh nhạy và chuyển biến kịp thời với sự phát triển của kinh tế.
- Tuy có nhiều cố gắng nhưng nội dung của luận văn này vẫn còn nhiều thiếu sót, tác giả chỉ mong đóng góp một phần cho sự phát triển của nền văn hóa pháp lý trong lĩnh vực mình công tác.
- Bộ tài chính (2014), Thông tư 22/2014/TT-BTC quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại..
- Chính phủ (2005), Nghị định 154/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 12 năm 2005, Quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan..
- Chính phủ (2013), “Báo cáo về việc thi hành Luật Hải quan năm 2002-2013”.
- Nguyễn Văn Động (2006), “Văn hóa pháp lý trong điều kiện phát huy dân chủ ở nước.
- ta hiện nay”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (9), tr.
- Nguyễn Thị Hồi (2008), “Ý thức pháp luật và văn hóa pháp luật”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật , (2), tr15-20..
- Lê Vương Long (2006), “Văn hóa pháp lý Việt nam trong xu thế toàn cầu hóa.
- Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (4), tr.
- Phạm Duy Nghĩa (2008), “Góp phần tìm hiểu văn hóa pháp luật”, Tạp chí khoa học – Đại học Quốc gia Hà Nội, (24), tr.
- Hoàng Thị Kim Quế (2004), “Văn hóa tư pháp”, Sách chuyên khảo Cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, NXb Đại học quốc gia Hà Nội..
- Hoàng Thị Kim Quế (2011), “Bàn về hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (4)..
- Hoàng Thị Kim Quế (2012), “Quyền con người, đạo đức và pháp luật”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (3)..
- Hoàng Thị Kim Quế (2005), “Đa dạng hành vi pháp luật và xây dựng môi Trường xã hội – pháp lý cho những hành vi hợp pháp”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (8)..
- Hoàng Thị Kim Quế (2010), “Văn hóa pháp luật giao thông, các giá trị chân – thiện – mỹ - ích”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (167)..
- Hoàng Thị Kim Quế (2011), “Văn hóa pháp luật – nhận thức và hệ thống các vấn đề cơ bản”, Sách chuyên khảo Văn hóa pháp luật những vấn đề lý luận cơ bản và ứng dụng chuyên ngành, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Hoàng Thị Kim Quế (2012), “Ý thức hiến pháp trong nhà nước pháp quyền – nhận thức và những đặc trưng cơ bản”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (12)..
- Hoàng Thị Kim Quế (2011), “Tiết kiệm pháp luật và lãng phí pháp luật”, tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (9)..
- Hoàng Thị Kim Quế (2012), “Văn hóa hiến pháp, những giá trị nền tảng của xã hội pháp quyền, dân chủ”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (4)..
- Hoàng Thị Kim Quế (2004), “Văn, hóa pháp lý – dòng riêng giữa nguồn chung của văn hóa dân tộc Việt nam”, Dân chủ và Pháp luật, (10)..
- Hoàng Thị Kim Quế (2013), “Tôn vinh văn hóa pháp luật và ý nghĩa ngày pháp luật của nhân dân”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (11), tr.7-11..
- Quốc hội (2005), Luật Hải quan..
- Lê Minh Tâm (1998), “Vấn đề văn hóa pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Luật học, (5), tr.
- Lê Thanh Thập (1999), “Mấy suy nghĩ về văn hóa và văn hóa pháp luật ở nước ta”, Tạp chí Luật học,(2), tr.
- Tổng cục Hải quan (2011), “Tuyên ngôn phục vụ khách hàng của ngành hải quan”.
- Tổng cục Hải quan (2013), “Báo cáo thu thuế xuất nhập khẩu từ năm 2002 đến năm 2 2013”.