« Home « Kết quả tìm kiếm

Văn hóa Tây Âu từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV


Tóm tắt Xem thử

- Văn hóa Tây Âu từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV 1.
- Văn hóa Tây Âu từ thế kỉ V đến thế kỉ X.
- Vào thời kì cuối của đế quốc La Mã, cùng với sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ chiếm hữu nô lệ và sự suy sụp toàn diện về kinh tế, nền văn hóa huy hoàng một thời cũng bị lụi tàn..
- Chính vì thế, chỉ có ở những cơ sở tôn giáo này mới giữ lại được một số thành tựu của nền văn hóa cổ đại..
- Trong khi đó, các vương quốc của người Giécmanh mới thành lập không hề chú ý tới sự nghiệp văn hóa giáo dục, cho nên hầu hết giai cấp quý tộc, kể cả nhà vua, đều mù chữ.
- Toàn xã hội không có trường học nào khác ngoài những trường lớp do giáo hội mở để đào tạo giáo sĩ..
- Tuy giáo sĩ là tầng lớp có văn hóa duy nhất trong xã hội nhưng nói chung trình độ học thức của họ rất có hạn, số người có trình độ học vấn tương đối cao rất ít..
- Ngoài thần học, còn có các môn Ngữ pháp, Tu từ học, Logic học, Số học, Hình học, Thiên văn học và Âm nhạc, được gọi là "Bảy môn nghệ thuật tự do".
- Số học dùng để giải thích một cách thần bí những con số gặp trong kinh thánh, đồng thời để biết tính toán đếm được gạch ngói khi xây dựng các cơ sở của giáo hội là được..
- Môn Thiên văn học chủ yếu là để chọn ngày cho nhà thờ làm lễ.
- Như vậy, tình hình văn hóa giáo dục ở Tây Âu trong thời kì này rất thấp kém và hoàn toàn bị giáo hội Kitô lũng đoạn.
- Hơn nữa, một khi trở thành kẻ được bảo tồn một số thành tựu của văn hóa cổ đại, giáo hội chỉ giữ lại những gì có lợi cho mình, còn những gì trái với giáo lí của đạo Kitô đều bị hủy bỏ hoặc cắt xén một cách không thương tiếc.
- Việc đó càng làm cho nền văn hóa Tây Âu bị suy sụp nghiêm trọng.
- "Thời Trung cổ đã phát triển trên một cơ sở hoàn toàn thô sơ Nó đã xóa sạch nền văn minh cổ đại, nền triết học, chính trị, luật học có đại để lại bắt đầu tất cả ngay từ đầu.
- Kết quả là, cũng giống như ở tất cả những giai đoạn phát triển lúc ban đầu, bọn giáo sĩ chiếm độc quyền trí dục và bản thân nền giáo dục cũng mang tính chất chủ yếu là thần học.
- Những giáo lí của giáo hội đồng thời cũng là những định lí chính trị và những đoạn kinh thánh cũng có hiệu lực trước mọi tòa án như là luật pháp”..
- Song song với việc lũng đoạn về văn hóa giáo dục, giáo hội còn tích cực truyền bá hệ tư tưởng của đạo Kitô thời Trung đại mà trong đó chủ yếu là chủ nghĩa cấm dục..
- Rõ ràng là quan điểm đó rất phù hợp với lợi ích của giáo hội và chế độ phong kiến.
- Do đó, nó được coi là nền tảng của hệ tư tưởng và quan điểm đạo đức của giáo hội Kitô thời Trung đại.
- Cùng với tình trạng kém phát triển về văn hóa giáo dục, sự gieo rắc tư tưởng này đã có tác dụng kìm hãm rất lớn đối với tư tưởng và tình cảm của nhân dân trong non 10 thế kỉ..
- Cái gọi là "Văn hóa phục hưng thời Carôlanhgiêng".
- Tuy nói chung, trong suốt 5 thế kỉ thời sơ kì phong kiến, nền văn hóa Tây Âu rất thấp kém, nhưng riêng dưới thời Sáclơmanhơ thì có phát triển ít nhiều.
- Lúc bấy giờ, Phrăng phát triển thành một đế quốc rộng lớn.
- và để có nhiều giáo sĩ cảm hóa nhân dân, nhất là đối với những vùng mới chinh phục, Sáclơmanhơ rất chú ý đến việc phát triển văn hóa giáo dục.
- Ông mở trường học cung đình, khuyến khích con em quý tộc theo học và mời các học giả nổi tiếng ở Tây Âu đến giảng dạy..
- "Thần xin cố gắng hết sức vào việc bồi dưỡng thật nhiều người có khả năng phục vụ giáo hội thần thánh của đức Chúa trời và để trang sức cho chính quyền của hoàng đế..
- Do vậy cung đình của Sáclơmanhơ trở thành trung tâm học thuật của Tây Âu lúc bây giờ, thêm nữa trường học cung đình của Sáclơmanhơ đã có ảnh hưởng rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng các trường học của giáo hội trong cả nước.
- "Phong trào văn hóa phục hưng thời Carôlanhgiêng"..
- Tuy nhiên, về thực chất thì phong trào học thuật này vẫn lấy thần học làm nội dung học tập chủ yếu, lấy cung đình và nhà thờ làm trung tâm, khác hẳn với phong trào văn hóa phục hưng lấy thành thị làm trung tâm ở Ý sau này.
- Những tài liệu giáo khoa về ngữ pháp, Tu từ học, Thiên văn học.
- Thời gian tồn tại của cái gọi là phong trào Văn hóa phục hưng Carôlanhgiêng cũng rất ngắn ngủi..
- Và sự phát triển tạm thời vể văn hóa cũng suy sụp..
- Văn hóa Tây Âu từ thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XIV.
- Đến thế kỉ XI, kinh tế công thương nghiệp ở Tây Âu bắt đầu phát triển dẫn tới sự ra đời của thành thị và một tầng lớp cư dân mới là thị dân.
- Do sự thúc đẩy của những điều kiện xã hội mới, nền văn hóa Tây Âu cũng bắt đầu khởi sắc.
- Sự phát triển bước đầu của văn hóa Tây Âu trong thời kì này biểu hiện ở các mặt như sự ra đời của các trường đại học, những thành tựu về triết học, văn học, kiến trúc..
- Sự thành lập các trường đại học.
- Cùng với sự phát triển về kinh tế, sự đòi hỏi con người về các loại tri thức cũng tăng lên, nhưng các trường học của giáo hội không đáp ứng được những yêu cầu đó, vì vậy trường học của thành thị dần dần ra đời..
- Đầu tiên, từ thế kỉ X, nhiều trường học không dính dáng gì đến giáo hội đã được thành lập ở các thành thị của Ý, tiếp đó là ở các thành phố khác ở Tây Âu.
- Những trường học thành thị này là cơ sở để phát triển thành các trường đại học sau này..
- Trường đại học ra đời sớm nhất ở Tây Âu là trường đại học Bôlôna ở Ý được thành lập vào thế kỉ XI mà tiền thân của nó là trường Luật Bôlôna.
- Sang thế kỉ XII, XIII nhiều trường đại học khác đã lần lượt xuất hiện như Trường đại học Pari, Trường đại học Oóclêăng ở Pháp.
- Trường đại học Oxphớt (Oxford), Trường đại học Kembrit (Cambridge) ở Anh.
- Trường đại học Xalamanca ở Tây Ban Nha.
- Trường đại học Palécmơ ở Ý v.v.
- Đến cuối thế kỉ XIV ở châu Âu đã có tất cả hơn 40 trường đại học..
- Khi mới thành lập, các trường đại học này gọi là "trường phổ thông".
- vì trường đại học lúc đầu thực sự là một tổ chức liên hợp gồm các đoàn thể của sinh viên và giáo sư, những.
- Trong số các trường đại học ở Tây Âu lúc bấy giờ, điển hình nhất và cũng nổi tiếng nhất là Trường đại học Paris, ra đời từ nửa đầu thế kỉ XII.
- Các giáo sư cũng gia nhập những tổ chức mà về sau phát triển thành các khoa.
- Đến cuối thế kỉ XII, các tổ chức của sinh viên và giáo sư mới bắt đầu liên hợp lại, bầu ra Hiệu trưởng để điều hành việc giảng dạy và học tập.
- Năm 1200, quy chế do trường đặt ra được vua Philip II phê chuẩn, và như vậy, trường đại học Paris được chính thức thành lập..
- Trường đại học Paris có 4 khoa là Nghệ thuật, Y học, Luật học, và Thần học, trong đó Nghệ thuật là khoa sơ cấp, chương trình học tập là "bảy môn nghệ thuật tự do".
- Những người có bằng cử nhân, Thạc sĩ hay Tiến sĩ mới được làm giáo sư giảng dạy ở trường đại học..
- Phương pháp tổ chức giảng dạy và học tập ở các trường đại học khác ở châu Âu cũng tương tự như thế.
- Như vậy, nội dung học tập trong các trường đại học ở châu Âu trong thời kì này không phải chỉ là thần học và các thầy giáo không phải là các giáo sĩ mà là những người thường.
- Thế là trường đại học đã thoát li khỏi Giáo hội và phát triển một cách tự do, đó là điều giáo hội không thể chấp nhận được, nên giáo hội phải tìm cách nắm lấy trường đại học, loại trừ các giáo sư có tư tưởng chống lại giáo hội và ca ngợi lí trí con người.
- Đến giữa thế kỉ XIII, Trường đại học Paris bị giáo hội khống chế hoàn toàn.
- Từ đó môn học chiếm vị trí quan trọng nhất trong trường đại học là môn triết học kinh viện.
- Triết học kinh viện.
- Triết học kinh viện là một thuật ngữ dịch từ chữ scolasticus trong tiếng Latinh, nghĩa là triết học nhà trường, vì đó là một môn học rất được chú trọng trong các trường đại học lúc bấy giờ..
- Được hình thành vào khoảng thế kỉ XI, XII, môn học này gắn liền với tên tuổi của các học giả như Anxenmơ Rốtxơlanh, Guyôm đơ Sămpô Abêla .
- Sang thế kỉ XIII, XIV, thuộc về đội ngũ các nhà triết học kinh viện còn có Anbe vĩ đại (1193-.
- Cũng trong quá trình ấy, vào thế kỉ XII, tại cung đình vương quốc Noócmăng ở đảo Xixin và trường đại học Tôlêđô ở Tây Ban Nha, các học giả đã tiến hành phiên dịch những tác phẩm của Hi Lạp cổ đại đã được dịch ra tiếng Arập và các tác phẩm của các nhà khoa học Arập, đồng thời còn dịch các tác phẩm bằng tiếng Hi Lạp được bảo tồn ở Bidantium.
- Việc đó đã làm cho sự hiểu biết của người Tây Âu càng được mở rộng, nhưng các nhà triết học kinh viện muốn khai thác kiến thức ấy để phục vụ cho thần học, do đó đã vận dụng một cách xuyên tạc học thuyết của các triết gia Hi Lạp và La Mã cổ đại, nhất là của Arixtốt, người có thành tích lớn nhất về mặt này là Anbe, một giáo sĩ người Đức.
- Ông đã chú thích toàn bộ các tác phẩm của Arixtốt thuộc các lĩnh vực Logic học, Siêu hình học, Luân lí học, Vật lí học, Thiên văn học, Địa lí học, Động vật học, Thực vật học, qua đó để chứng minh rằng giáo lí của đạo Kitô không hề trái ngược với triết học và khoa học tự nhiên.
- Triết học kinh viện có một đặc điểm là áp dụng phương pháp biện luận cực kì rắc rối, rất chú trọng lôgic hình thức.
- Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu vấn đề khái niệm chung, các nhà triết học kinh viện đã chia làm hai phái là phái duy danh (nominalisme) và phái duy thực (réalisme).
- Chính vì thế, tuy vẫn tin Chúa nhưng các nhà duy danh thường bị giáo hội ngược đãi và rút phép thông công, trái lại những người duy thực rất được đề cao, trong đó người tiêu biểu nhất là Tômát Ackinát (Thomas Acquinas), người ta quen gọi Tômát Đacanh (Thomas d'Aquin), một giáo sĩ người Ý, học trò của Anbe vĩ đại..
- Ông đã biên soạn nhiều tác phẩm trong đó quan trọng nhất là "Thần học toàn thư".
- Tác phẩm này rất đồ sộ, chia làm bốn phần, gồm 100 chương, trong đó dùng quan điểm của giáo hội để giải quyết 1.000 vấn đề thần học và bác lại 10.000 thuyết.
- Tác phẩm này được giáo hội thừa nhận là một sự tổng kết về giáo lí của đạo Thiên chúa.
- Do công lao ấy, sau khi ông chết không lâu, đến đầu thế kỉ XIV ông được giáo hội phong Thánh..
- Trong số các nhà triết học kinh viện có một trường hợp ngoại lệ đặc biệt, đó là Râugiơ Bâycơn (Roger Bacon), một giáo sĩ người Anh và là giáo sư Trường đại học Oxphớt (Oxford)..
- Do những hiểu biết sâu rộng ấy, ông được gọi là "nhà bác học đáng khâm phục", nhưng cũng vì những đề xuất mạnh dạn ấy, ông bị giáo hội kết tội là một tên phù thủy đề xướng dị đoan và bị bắt bỏ ngục.
- Sang thế kỉ XIV, triết học kinh viện bắt đầu suy thoái.
- Từ đây các nhà triết học kinh viện không nghiên cứu khoa học tự nhiên và các tác phẩm cổ điển nữa mà chỉ làm công việc biện hộ cho giáo lí của đạo Thiên chúa mà thôi, đồng thời họ đấu tranh mạnh mẽ với những nhà khoa học của giai cấp tư sản mối ra đời tức là những người theo chủ nghĩa nhân văn..
- Văn học.
- Đến thời kì này, ngoài văn học dân gian bao gồm các bài hát, các truyện kể.
- và văn học La tinh (hay văn học nhà thờ) bao gồm thơ, kịch, truyện viết bằng tiếng Latinh về đề tài tôn giáo, còn có hai loại văn học mới thể hiện sự phát triển của nền văn học Tây Âu là văn học kị sĩ và văn học thành thị..
- Vào khoảng thế kỉ XII, do sự trưởng thành của mình và do chịu ảnh hưởng của văn minh thành thị, giai cấp quý tộc phong kiến Tây Âu đòi hỏi phải có một dòng văn học phục vụ cho đời sống tinh thần của mình.
- Văn học kị sĩ vì vậy càng có điều kiện phát triển..
- Văn học kị sĩ thường được bắt nguồn từ những câu chuyện được lưu truyền trong nhân dân, nhưng nhân vật chính trong đó được xây dựng thành một con người mang đầy đủ các tính cách của giới kị sĩ, đó là trung thành với lãnh chúa, ngoan đạo, tôn thờ người đẹp và dũng cảm trong chiến đấu, nhất là đối với dị giáo..
- Văn học kị sĩ có thể chia làm hai loại chính là anh hùng ca và thơ trữ tình.
- Bài ca Xít xuất hiện vào thế kỉ XII ở Tây Ban Nha, nội dung miêu tả sự đấu tranh giữa người Tây Ban Nha và người Arập, trong đó bao gồm cả cuộc đấu tranh với Hồi giáo..
- Bài ca Nibêlunghen xuất hiện vào thế kỉ XIII ở Đức miêu tả sự đấu tranh của người Buốcgônhơ chống lại người Hung nô vào thế kỉ V..
- Còn loại thơ trữ tình thì chủ yếu phát triển ở Đức và Pháp.
- Tình yêu lãng mạn, say đắm và mạo hiểm kiểu kị sĩ là chủ đề của loại thơ này mà tác phẩm tiêu biểu nhất là Tơrixtăng và Ydơ..
- Bắt nguồn từ một truyền thuyết lưu hành trong các bộ lạc Xentơ và được bổ sung bằng một số chi tiết bắt chước câu chuyện cánh buồm đen và cánh buồm trắng trong thần thoại Êgiê, tác phẩm này miêu tả tình yêu mãnh liệt giữa Tơrixtăng và Ydơ:.
- Văn học thành thị ra đời vào khoảng giữa thế kỉ XII, khi tầng lớp thị dân đang ngày một lớn mạnh.
- Nguồn gốc của dòng văn học này cũng là dân ca và những truyện dân gian do những.
- Vì vậy loại văn học này viết bằng tiếng nói của nhân dân và nội dung mang tính chất chống lại phong kiến và chống lại giáo hội Thiên Chúa rất rõ rệt..
- Văn học thành thị bao gồm các hình thức thơ, kịch, truyện ngắn và thường mang tính chất trào phúng nhằm đả kích giai cấp phong kiến, vạch trần sự tham lam và những hành vi xấu xa của tầng lớp giáo sĩ, đồng thời miêu tả sự thông minh tháo vát của nhân dân.
- kể chuyện một linh mục đã chôn con lừa của mình vào đất thánh của giáo hội nên bị phạt, nhưng theo lời trăn trối của con lừa, đem nộp cho giáo chủ một số tiền nên được tha..
- Tác phẩm nổi tiếng nhất lúc bấy giờ là kịch "Rôbanh và Mariông".
- Nghệ thuật kiến trúc.
- Đến nửa sau thế kỉ XII, ở miền Bắc nước Pháp xuất hiện một kiểu kiến trúc mới gọi là kiến trúc Gôtích.
- Do những ưu điểm đó, lối kiến trúc Gôtích này được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước Tây Âu như Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Tiệp Khắc....
- Tóm lại, từ thế kỉ XI đến XIII, tuy giáo hội Thiên chúa vẫn giữ vai trò lũng đoạn về tư tưởng, nhưng về văn hóa đã đạt được những thành tựu nhất định.
- Tình hình đó là một trong những tiền đề dẫn đến phong trào Văn hóa Phục hưng, một bước phát triển nhảy vọt về văn hóa trong những thế kỉ sắp tới.