« Home « Kết quả tìm kiếm

VĂN HÓA THÁI - MƯỜNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC Ở VÙNG MIỀN NÚI THANH HÓA


Tóm tắt Xem thử

- VĂN HÓA THÁI - MƯỜNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC Ở VÙNG MIỀN NÚI THANH HÓA.
- Miền núi Thanh Hoá là một khu vực rộng lớn, chiếm 2/3 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, bao gồm địa dư của mười một huyện: Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Bá Thước, Lang Chánh, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát.
- Đây là vùng đất giàu có về tài nguyên thiên nhiên, là địa bàn có tầm quan trọng về kinh tế, chính trị, là vùng quy tụ sinh sống của các dân tộc: Thái, Mường, Dao, Hmông, Thổ, Khơ mú và dân tộc Kinh.
- Do nhiều nguyên nhân về lịch sử, xã hội và đặc điểm phân bố dân cư của các dân tộc thiểu số trên địa bàn miền núi Thanh Hóa, nên ở nơi đây trong suốt quá trình phát triển của lịch sử đã diễn ra sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa giữa các tộc người, đặc biệt là sự giao lưu ảnh hưởng.
- văn hóa sâu sắc giữa hai tộc người Thái và người Mường, đã tạo nên các đặc trưng văn hóa của người Thái, người Mường ở khu vực này có nhiều nét địa phương.
- Trên cái nhìn tổng thể, bức tranh toàn cảnh về văn hóa của khu vực miền núi Thanh Hóa là sự đa dạng về sắc thái văn hóa tộc người, trong đó vượt trội lên cả về số lượng dân cư và sự ảnh hưởng văn hóa tới các tộc người khác là văn hóa của người Thái và người Mường..
- Vị trí lịch sử và vai trò của văn hóa Thái - Mường ở miền núi xứ Thanh Vị trí lịch sử:.
- Trong thành phần các dân tộc thiểu số ở Thanh Hóa, người Mường có số lượng dân cư đông nhất, đứng thứ hai là người Thái.
- Hai tộc người này có lịch sử cư trú lâu đời ở miền núi xứ Thanh và có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa và phòng thủ đất nước nước.
- Người Mường tập trung ở các vùng đồi núi thấp, người Thái tập trung ở các vùng dồi núi cao dọc theo hành lang phía Tây từ giáp Nghệ An và biên giới Việt- Lào.
- Nhưng nhìn tổng thể trên toàn khu vực miền núi xứ Thanh thì đặc điểm nổi bật về sự phân bố cư dân ở khu vực này là sự cư trú xen kẽ của các tộc người như có nhà dân tộc học đã tổng kết (1.
- Người Mường có mật độ dân cư lớn tại các huyện Ngọc Lặc, Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Bá Thước, Lang Chánh.
- Ở các địa bàn này, người Muờng thường cư trú xen kẽ với người Thái, người Việt hoặc với một bộ phận người Dao (như ở huyện Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc), người Thổ (như ở huyện như Xuân, Như Thanh)...Người Thái tập trung ở các huyện Thường Xuân, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Như xuân, Lang Chánh....Ở những địa bàn này, người Thái cư trú đan xen với người Mường, hoặc có vùng tiếp giáp xen kẽ với người Hmông, Khơmú (như ở huyện Mường Lát).
- Theo nguồn số liệu điều tra dân số năm 1999 của Ban dân tộc Thanh Hoá, dân số các tộc người thiểu sô ở miền núi Thanh Hóa như sau:.
- TT Huyện Dân tộc.
- Mường Dân tộc Thái.
- Dân tộc.
- Thổ Dân tộc Hmông.
- Dân tộc Dao.
- Dân tộc Khơmú.
- Những cư dân sớm nhất của vùng đất này hiện còn biết đến là người Mường, sau đó là người Thái.
- Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và các nguồn tài liệu khảo cổ học đều chứng tỏ rằng khu vực miền núi Thanh Hóa có con người cư trú từ rất lâu đời.
- Một loạt các địa điểm khảo cổ khác, nơi phát hiện có người Việt thời tối cổ cư trú phần nhiều là các hang động dọc theo triền sông Mã thuộc địa phận của các huyện Bá Thước, Cẩm Thủy, Thạch Thành (trên địa bàn huyện Bá Thước: Mái Đá Điều, Mái Đá Nước, hang Anh Rồ thuộc xã Hạ Trung.
- Trong nhiều vấn đề của lịch sử và văn hóa Mường ở Thanh Hóa có vấn đề nguồn gốc người Mường của khu vực này...Người Mường ở Thanh Hóa về nguồn gốc hợp thành có các bộ phận sau đây: một bộ phận là cư dân tại chỗ, một bộ phận di cư từ hoà Bình vào và có một bộ phận người Kinh bị Mường hóa.
- Như vậy, về mặt lịch sử cư trú của người Mường là tộc người có mặt ở khu vực này từ rất lâu đời ( 3.
- Khảo sát ở vùng miền núi Thanh Hóa, tác giả Robequain cũng đã nhận xét: Ở Thanh Hóa vùng người Mường thường là các cư dân có mặt đã lâu đời.
- Các chòm lúng ở đây, tuy có người Mường trong nội tỉnh, hoặc ở Ninh Bình, Hòa Bình di cư vào mà ở xen kẽ với nhau hoặc có nơi là người Kinh từ đồng bằng Thanh Hóa chuyển lên lâu đời rồi hóa thành người Mường.
- Nhưng xét kỹ thì các vùng thung lũng rộng và màu mỡ như Sa Lung, Thiết Ống, Hồ Điền, Cổ Lũng, vùng có núi thấp (Ngọc Lặc, Cẩm Thủy) thì người Mường đã ở đây từ rất xưa.
- Truyền thuyết, sử thi dân gian và ký ức trong tâm thức của cộng đồng người Mường từ bao thế hệ truyền lại vẫn cho chúng ta nhận thức đây là một vùng đất có con người cư trú lâu đời.
- Mo “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường có đoạn nói đến việc sinh ra các mường cổ, mường lớn như mường Ống, mường Ai, mường Khô (Bá Thước), mường Ấm, mường Um, mường Rặc (Ngọc Lặc), mường Đẹ (Thạch.
- Người Thái ở miền núi Thanh Hoá chiếm khoảng 1/6 tổng số người Thái ở Việt Nam và nổi bật hai nhóm Tày và Tày Dọ.
- Trải qua quá trình lịch sử đã có nhiều thăng trầm, người Thái và người Mường ở Thanh Hóa đã có sự hoà hợp từ rất lâu đời.
- Vì thế, giữa họ không chỉ có mối giao lưu ảnh hưởng sâu sắc về văn hóa mà còn có sự cố kết cộng đồng trên nền tảng của sự phát triển kinh tế và cùng có vai trò quan trọng trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm.
- Thế kỷ XV, cuộc chiến chống quân Minh được khơi phát mạnh mẽ từ vùng núi xứ Thanh.
- Địa bàn của khởi nghĩa Lam Sơn những năm đầu ở miền núi Thanh Hoá nằm trong địa bàn cư trú của một bộ phận người Thái và người Mường, trong đó căn cứ Chí Linh và các vùng phụ cận là nơi có nhiều người Thái, người Mường sinh tụ lâu đời.
- Mối quan hệ đoàn kết, thuỷ chung giữa các tộc người cùng chung một mục đích chống xâm lăng đã được phản ánh trong nhiều câu chuyện cảm động đang được lưu truyền trong dân gian.
- Dẫu đã trải qua nhiều thế hệ, ở các vùng người Thái và người Mường trên địa bàn miền núi xứ Thanh vẫn đang còn lưu giữ nhiều truyền thuyết và di tích lịch sử về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn..
- Càng về sau, trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm kéo dài của dân tộc, thì vai trò của miền núi trên địa bàn nước ta nói chung và ở xứ Thanh nói riêng lại càng nổi bật.
- Ở miền núi xứ Thanh, trên cơ sở mối quan hệ giao lưu nhiều mặt, trong đó hạt nhân thiết yếu là mối quan hệ văn hóa giữa các tộc người đã đặt cơ sở cho sự liên kết giữa các thủ lĩnh như Hà văn Mao và cầm Bá Thước và nhân dân các dân tộc ở miền núi xứ Thanh trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Hai thủ lĩnh tiêu biểu cho phong trào đấu tranh chống ngoại xâm ở miền núi Thanh Hóa là Hà Văn Mao và Cầm Bá Thước đã có vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo phong trào chống Pháp ở xứ Thanh cuối thế kỷ XIX.
- Trong bài “Ngoại mậu kiến liệt truyện” có thơ vịnh về hai người anh hùng của hai dân tộc Thái và Mường ở miền núi xứ Thanh, có đoạn sau:.
- Về vai trò của văn hoá Thái – Muờng ở miền núi xứ Thanh.
- Hai tộc người có số dân đông đảo nhất và cùng cư trú trên những địa bàn rộng nhất ở Thanh Hóa là người Thái và người Mường, cũng là hai tộc người đã sáng tạo và bảo lưu được kho tàng văn hóa dân gian phong phú, đồ sộ góp phần quan trọng tạo nên diện mạo, sắc thái độc đáo về văn hóa của các dân tộc ở xứ Thanh.
- Do đó, có thể nói rằng, từ vị trí lịch sử quan trọng của mình, văn hóa của người Thái và người Mường ở miền núi Thanh Hoá đã tác động, ảnh hưởng nhiều đến văn hóa của cộng đồng các dân tộc cùng cộng cư.
- Trong bức tranh văn hóa đa tộc người ấy, sắc thái văn hóa Thái - Mường là những mảng màu đậm và trên một số lĩnh vực có thể xem đó sắc thái văn hóa tiêu biểu cho khu vực miền núi xứ Thanh.
- Người Thái và người Mường đều sống bằng nông nghiệp trồng trọt, trong đó chủ yếu là nông nghiệp ruộng nước.
- Sự nhận thức tương đồng về cảm quan sinh thái và nền tảng của đời sống xã hội đã sớm khẳng định về vị trí của văn minh nông nghiệp, mà cốt lõi của nó là phương thức canh tác lúa nước.
- Về sự sáng tạo và tiếp nhận các giá trị của văn hóa tộc người, trong quá trình phát triển của lịch sử, người Thái và người Mường ở đây đã sáng tạo nên những nét đặc sắc trong kho tàng văn hóa của tộc người mình.
- Dân tộc Mường đã sinh thành và nuôi dưỡng những làn điệu Xường sâu lắng, những truyện thơ cháy bỏng khát vọng tình yêu như “Nàng Nga- Hai Mối”, “Nàng Ờm-chàng Bồng Bương”,...và áng sử thi thiên cổ “Đẻ đất đẻ nước”,...Người Thái tự hào có “Toi ặm óc nặm đin”, có những sách ghi chép tục ngữ thành những bài ca có vần điệu liền một mạch như những bài luân lý truyền dạy đạo đức, dạy lẽ ứng xử ở đời gọi là “Xư xon”.
- Đó là những lời ca trữ tình phản ánh quan niệm về lẽ sống, về cách ứng xử, về tình cảm quê hương xứ sở, về những đức tính cơ bản của con người như lòng nhân ái, sự vị tha, đức kính già, yêu trẻ đã được thể hiện trong cách ứng xử, trong quan hệ giữa các thành viên trong bản, trong mường và trở thành những giá trị truyền thống được người Thái, người Mường và tất cả mọi người dân, dù ở tộc người nào cũng thừa nhận xem đó là những giá trị chuẩn mực trong quan hệ giữa người với người và với cộng đồng.
- Sau đây là một đoạn Khặp của người Thái ở Thường Xuân:.
- Do quá trình lịch sử và định cư lâu dài sống xen kẽ bên cạnh người Mường nên người Thái ở Thanh Hóa có những nét riêng so với vùng Tây Bắc, Nghệ An.
- Người Thái ở Thanh Hóa thường không quan tâm nhiều đến cội nguồn họ thuộc Thái đen hay hay Thái trắng, mà thường gọi theo địa danh, họ ở mường nào thì gọi tên mường đó như ở mường Khoòng thì gọi là “Táy Khoòng”, ở Mường Đanh thì gọi là “Táy Đanh”,...Những câu chuyện về sự hình thành bản mường của người Thái trong ký ức của bao đời lưu truyền lại đều gắn với quê hương sở tại, với địa danh vùng đất xứ Thanh như Ải Lậc Cậc của Mường Ca Da, Lung Quan Khà của Mường Ký, Ải Pú Té.
- Biểu hiện đặc trưng về văn hóa của người Thái ở Thanh Hóa là vừa giữ được những nét chung nhất của cộng đồng người Thái ở Việt Nam, vừa hình thành sắc thái địa phương cả về hình thức thể hiện, ngôn ngữ và nội dung gắn với lịch sử, địa danh của vùng đất Thanh Hóa.
- Văn hóa của người Thái ở Thanh Hóa có sự giao thoa, hòa quện với văn hóa Mường ở Thanh Hóa mà trực tiếp là nhóm Mường Trong (người Mường ở Thanh Hóa gọi bộ phận những người Mường di cư ở Hoà Bình vào là người Mường Ngoài).
- Do quá trình hòa nhập đã diễn ra hàng nghìn năm, cho nên hầu hết các lĩnh vực sinh hoạt văn hóa vật chất và tinh thần của người Thái và người Mường ở Thanh Hóa có nhiều nét tương tự nhau, không phân biệt được nguồn gốc từ Mường hay từ Thái.
- Trong tiềm thức của mình, người Thái ở Thanh Hóa có những ký ức về văn hóa Chăm Pa, Lào.
- Một số truyện thơ đặc sắc như UThềm, Tư Mã Hai Đào, Tén Tằn...được lưu truyền phổ biến trên các vùng người Thái ở Thanh Hóa, nhất là ở các vùng tiếp giáp với Lào như Lang Chánh, Quan Sơn, Mường Lát,...Có thể, đây là điều mờ nhạt đối với người Thái ở Tây Bắc..
- Các đặc trưng văn hóa tộc người xét về mặt hình thức thì người Thái ở Thanh Hóa có nhiều nét gần gũi với người Mường ở Thanh Hóa hơn là người Thái Tây Bắc.
- Nguời Mường ở Thanh Hóa lại gần gũi người Thái hơn người Mường ở Hòa Bình, Phú Thọ....Các biểu hiện về sự gần gũi hoà quyện giữa người Thái và người Mường ở Thanh Hóa có thể nhận thấy cả trong văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần..
- Trong văn hóa vật chất, nhà cửa là một trong những dấu hiệu mang tính tộc người rõ nét, như có nhà dân tộc học đã khẳng định: Nhà sàn là một hiện tượng văn hóa mang đặc tính khu vực, vừa thể hiện đặc trưng tộc người, nhưng lại có tính địa phương khá rõ ( 7.
- Nhà sàn truyền thống của người Thái, người Mưòng ở Thanh.
- Với người Mường và người Thái, ngôi nhà là nơi diễn ra và chứng kiến những sự kiện quan trọng của một vòng đời người.
- Từ đó, ngôi nhà không chỉ có ý nghĩa đối với gia đình mà còn mang ý nghĩa cộng đồng xã hội, ngôi nhà không chỉ là nhu cầu về vật chất để trú ngụ nắng mưa, ngủ nghỉ mà còn đáp ứng nhu cầu tâm linh Nhìn chung, người Thái và người Mường không coi trọng nhiều đến việc dựng nhà theo hướng nào mà chỉ cốt thuận lợi cho đi lại và lao động sản xuất.
- Tất cả những cái đó tạo cho bản làng của người Thái, người Mường ở Thanh hóa cảm giác vừa vững vàng vừa cởi mở với những nét độc đáo riêng.
- Nhà sàn của người Thái ở Thanh Hóa có nét khác so với nhà sàn của người Thái đen ở Tây Bắc nhưng lại giống với nhà sàn của người Mường ở Thanh Hóa..
- Nhà người Thái ở Thanh Hóa không có khau cút như nhà của người Thái ở Tây Bắc, họ làm sàn giống nhà người Mường, mái nhà sàn giống nhau đều là kiểu nhà bốn mái, hai đầu nhà có thang lên xuống..
- Trang phục của phụ nữ Thái và phụ nữ Mường ở Thanh Hóa có nét giống nhau.
- Ở các vùng cư trú đan xen với mật độ dân cư lớn giữa người Thái với người Mường như các huyện Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh,...nếu nhìn về hình thức trang phục, chúng ta khó có thể phân biệt được phụ nữ Thái và phụ nữ Mường..
- Về ngôn ngữ tiếng nói, nhìn tổng thể thì ngôn ngữ Thái, Mường được coi là ngôn ngữ phổ thông cho toàn vùng miền núi Thanh Hóa.
- Phần lớn người Mường, người Thổ, người Hmông, người Khơ mú đều nói được tiếng Thái và phần lớn.
- người Thái đều nói thạo tiếng Mường.
- Trong thực tế hiện nay, quan hệ hôn nhân giữa các tộc người đã và đang diễn ra ngày càng phổ biến.
- Rất nhiều gia đình chồng là người Thái, vợ là người Mường hoặc vợ là người Thái, chồng là người Mường, con dâu, con rể là người Thái, người Mường hoặc ở các tộc người khác.
- Đó cũng chính là môi trường nuôi dưỡng sự hoà hợp, thẩm thấu và tiếp nhận ngôn ngữ tiếng nói cùng nhiều nét sinh hoạt văn hóa giữa các tộc người với nhau..
- Như vậy, trong quá trình phát triển của lịch sử, tất cả những yếu tố trên của văn hóa Thái - Mường ở miền núi Thanh Hóa đã có nhiều tác động đến một vùng cư dân có nhiều tộc người cùng sinh sống có đặc trưng cư trú đan xen từ lâu đời và có mối quan hệ giao lưu, ảnh hưởng văn hóa thường xuyên.
- Trong bối cảnh đó, văn hóa của người Thái và người Mường ở Thanh Hóa một mặt vẫn được duy trì và được nuôi dưỡng trong môi trường sinh thái- nhân văn của tộc người mình để bảo lưu những nét riêng, một mặt lại hoà quyện với nhau tạo nên sắc thái địa phương của văn hóa Thái - Mường ở Thanh Hóa và mặt khác có sự chi phối, lan toả ảnh hưởng mạnh mẽ tới các tộc người khác cùng cộng cư trên địa bàn miền núi xứ Thanh..
- Đã có những công trình khoa học nghiên cứu phân vùng văn hóa Việt Nam và miền núi Thanh Hóa thuộc vùng văn hoá Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ là một trong bảy vùng văn hóa lớn của nước ta (8.
- Như vậy, nếu coi xứ Thanh là một vùng văn hóa, thì toàn bộ khu vực miền núi Thanh Hóa sẽ là một tiểu vùng văn hóa với những nét văn hóa độc đáo mà đặc trưng nổi bật đó là bức thảm nhiều màu sắc tộc người: Thái, Mường, Thổ, Hmông, Dao, Khơmú, Kinh.
- Tuy nhiên, xét trên toàn cảnh thì như ở phần trên đã nêu về vị trí lịch sử và vai trò của văn hóa Thái- Mường ở khu vực này là người Thái, người Mường có số lượng đông hơn và văn hóa Thái, Mường có ảnh hưởng lớn chi phối trên một không gian rộng của toàn vùng miền núi xứ Thanh.
- Do đó mà trên nhiều phương diện, văn hóa Thái, Mường không chỉ là tài sản của người Thái, người Mường mà nó còn ảnh hưởng, lan toả tới cộng đồng các dân tộc khác cùng cộng cư.
- Nơi đây, từ lâu hai tộc người Thái, Mường đã có sự giao lưu ảnh hưởng lẫn nhau khá sâu sắc, những nơi người Mường tập trung cư trú đông nhất thì văn hóa Mường ảnh hưởng mạnh tới văn hóa Thái, và ngược lại những nơi người Thái cư trú đông thì văn hoá Thái trở thành yếu tố chủ đạo.
- Đây là sự giao lưu ảnh hưởng hai chiều, trong văn hóa Mường có yếu tố của văn hóa Thái.
- và ngược lại trong văn hóa Thái có sự thẩm thấu của văn hóa Mường.
- Chính yếu tố giao lưu là một trong những tác nhân quan trọng làm cho văn hóa của người Thái và người Mường ở vùng miền núi Thanh Hóa có xu hướng ngày càng lan toả mạnh mẽ tạo thành sắc thái nổi trội của vùng này và đồng thời hình thành nên những sắc thái văn hóa Thái - Muờng mang tính địa phương khá rõ.
- Vì lẽ đó, nếu coi thống nhất văn hóa là từ đa dạng, thì miền núi Thanh Hóa là một tiểu vùng văn hóa độc đáo của xứ Thanh nói riêng, của văn hóa Việt Nam nói chung..
- Thứ nữa việc cư trú đan xen thuận lợi về phương diện địa lý cũng là một trong những tác nhân quan trọng góp phần làm cho văn hóa của hai dân tộc Thái - Mường ở miền núi xứ Thanh thường xuyên có sự giao lưu, ảnh hưởng, bổ sung cho nhau, cùng vận động phát triển theo tiến trình đi lên của lịch sử.
- Tuy nhiên, người Thái ở Thanh Hóa có chữ viết để bảo lưu, truyền dạy văn hoá truyền thống của mình nên văn hóa Thái đang có nhiều điều kiện ảnh hưởng lan toả mạnh mẽ.
- Người Mường cư trú tiếp giáp gần người Việt hơn, và về cội nguồn thì vốn trước đây là hai tộc người sinh ra từ một gốc, vì vậy mà quá trình tiệm cận về văn hóa của người Mường với người Việt trong tương lai sẽ diễn ra nhanh hơn so với các tộc người khác.Trong bối cảnh đó, chúng ta có thể nhận thấy xu hướng chính trong biến đổi và phát triển văn hóa các tộc người ở vùng miền núi Thanh Hóa là:Giao lưu và ảnh hưởng văn hóa, đó là một trong những xu hướng và tác nhân quan trọng đối với sự phát triển văn hóa của các tộc người ở miền núi Thanh Hóa nói riêng và ở nước ta nói chung...
- Những vấn đề bài viết trình bày ở trên là mong muốn góp thêm một cái nhìn về vai trò của văn hóa Thái - Mường và sắc thái văn hóa truyền thống của người Thái và người Mường ở Thanh Hóa, để từ đó đặt ra vấn đề bảo tồn phát huy bản sắc văn hoá các tộc người và giải quyết vấn đề đa dạng văn hóa trong quá trình phát triển bền vững của khu vực miền núi xứ Thanh nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung..
- Trong thời kỳ phát triển hiện nay, yêu cầu đặt ra là vừa phải bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc vừa có chính sách tạo động lực cho quá trình hoà hợp các dân tộc trên cơ sở giữ gìn bản sắc văn hoá tộc người, bảo vệ và giữ gìn tính đa dạng của văn hóa các dân tộc ở Thanh Hóa nói riêng ở việt Nam nói chung..
- (1) Lê Sỹ Giáo, Đặc điểm phân bố các tộc người ở miền núi Thanh Hóa, Tạp chí Dân tộc học, 1991, số 2, tr 37-43.
- (3) Lê Sỹ Giáo, Một số vấn đề văn hóa- xã hội các cư dân vùng gò đồi xứ Thanh và sự phát triển,Tạp chí Dân tộc, 1998, sô 3, tr 27-37..
- (4) Robequain.C1992), Tỉnh Thanh Hóa, (Xuân Lênh dịch), tài liệu in rônêô, Ty Văn hóa Thanh Hóa ấn hành, 1992, tr 66..
- (5) Dẫn theo Đặng Huy Vận – Đinh xuân Lâm , Hà Văn Mao và Cầm Bá Thước đối với phong trào chống Pháp của miền núi Thanh Hóa hồi cuối thế kỷ XIX”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 140, 1971.
- 6) Hợp tuyển văn học dân gian các dân tộc Thanh Hóa, Nxb Văn học, H, 1990, tr 115,116.
- (7) Lê Sỹ Giáo, Đặc điểm phân bố các tộc người ở miền núi Thanh Hóa, Tạp chí Dân tộc, 1991, số 2, tr 37-43.
- (8) Ngô Đức Thịnh, Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb Trẻ, 2004