« Home « Kết quả tìm kiếm

Văn hóa và văn hóa học


Tóm tắt Xem thử

- Văn hóa và văn hóa học 1.
- Con người chủ/khách thể của văn hóa.
- Một trong những khía cạnh cần xem xét của vấn đề là quan hệ giữa con người và văn hóa..
- Con người với tư cách là chủ thể sáng tạo của văn hóa,.
- Con người cũng là sản phẩm của văn hóa,.
- Con người cũng là đại biểu mang giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra..
- Như vậy, con người vừa là chủ thể nhưng vừa là khách thể của văn hóa.
- Có nhìn nhận văn hóa như một chỉnh thể thống nhất, chúng ta mới giải được mối quan hệ hữu cơ giữa con người với xã hội, giữa con người với tự nhiên.
- Trong những mối quan hệ ấy, con người là chủ thể, là trung tâm..
- Những định nghĩa khác nhau về con người.
- Con người là sự thống nhất của không gian và thời gian.
- Con người bao gồm cả vũ - không gian (trên dưới) và trụ - thời gian (xưa qua nav lại)..
- và quan niệm của Phật giáo cho rằng con người bình đẳng với muôn loài, hoàn toàn tương đồng với xu thế phát triển của sinh thái học hiện đại và sinh thái học văn hóa..
- Trong thời đại tin học, người ta hay sử dụng khái niệm con người nhiều chiều (Multidimension)..
- tâm linh, con người—chính mình..
- Trong khoa học sinh thái, con người được đặt trong sinh quyển, là một thành viên đặc biệt trong sinh quyển, do bản chất sinh vật phát triển hoàn hảo nhất và do bản chất văn hóa chỉ có ở con người.
- Con người cùng với quả đất là một hệ sinh thái.
- Đặc điểm của con người là sống cùng nhau, sống với nhau, thành một cộng đồng.
- Tính xã hội của con người được truyền qua con đường sinh học, và con đường văn hóa (thông qua trao đổi, tu dưỡng, giáo dục).
- Trong tất cả các loài, "Con người là sinh vật có tính xã hội cao nhất".
- Sự nhìn nhận vai trò của con người.
- Chúng ta nói văn hóa trước hết phải nói tới con người.
- Như vậy từ góc độ văn hóa, ta thấy con người một mặt sáng tạo ra văn hóa (nghĩa vụ), mặt khác con người là đối tượng của văn hóa (quyển lợi - văn hóa vì con người)..
- Yếu tố con người ngày càng được coi trọng.
- Con người là động lực, con người làm ra văn hóa, kinh tế xã hội.
- Con người Việt Nam, chủ-khách thể của văn hóa Việt Nam.
- về con người Việt Nam từ xưa tới nay.
- Song cho tới nay nhận thức về con người Việt Nam thực sự chưa đầy đủ.
- Phan Ngọc trong công trình Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, khẳng định: "Văn hóa là một quan hệ.
- Có như vậy, ta mới có thể lí giải một cách cặn kẽ, khoa học, lí tính những yếu tố trội trong tính cách, tâm lí, bản sắc dân tộc, bản sắc văn hóa của người Việt Nam trong lịch sử và cả giai đoạn hiện nay.
- Trong công trình nghiên cứu "Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay".
- gia trường đã và đang ảnh hưởng không ít tới công cuộc xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến mang đậm đà bản sắc dân tộc..
- Hằng số văn hóa Việt Nam cổ truyền về mật chủ thể là người nông dân Việt Nam với tất cả những tính chất tích cực và hạn chế của nó.
- Trên nền cơ bản là nông dân, song người nông dân đó lại tùy thuộc vào từng vùng (xứ, miền) văn hóa khác nhau mà lại mang những nét trội, riêng trong tính cách.
- Khái niệm văn hóa và các khái niệm khác.
- Khái niệm văn hóa.
- Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình minh của xã hội loài người.
- Ở phương Đông, từ văn hóa đã có trong đời sống ngôn ngữ từ rất sớm.
- Người sử dụng từ văn hóa sớm nhất có lẽ là Lưu Hướng (năm 77-6 trước công nguyên), thời Tây Hán với nghĩa như một phương thức giáo hóa con người - văn trị giáo hóa..
- Văn hóa ở đây được dùng đối lập với vũ lực (phàm đấy việc võ là vì không phục tùng, dùng văn hóa mà không sửa đổi, sau đó mới thêm chém giết).
- Vậy chữ cultus là văn hóa với hai khía cạnh: trồng trọt, thích ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên và giáo dục đào tạo cá thể hay cộng đồng để họ không còn là con vật tự nhiên, và họ có những phẩm chất tốt đẹp..
- Tuy vậy, việc xác định và sử dụng khái niệm văn hóa không đơn giản và thay đổi theo thời gian thuật, ngữ văn hóa với nghĩa "canh tác tinh thần".
- Vào thế kỉ XIX thuật ngữ "văn hóa".
- Những học giả này cho rằng văn hóa (văn minh) thế giới có thể phân loại ra từ trình độ thấp nhất đến cao nhất, và văn hóa của họ chiếm vị trí cao nhất.
- Bởi vì họ cho rằng bản chất văn hóa hướng về trí lực và sự vươn lên, sự phát triển tạo thành văn minh, E.B.
- Theo ông, văn hóa là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội..
- văn hóa” thay đổi theo F.Boa (F Boas), ý nghĩa văn hóa được quy định do khung giải thích riêng chứ không phải bắt nguồn từ cứ liệu cao siêu như "trí lực", vì thế sự khác nhau về mặt văn hóa từng dân tộc cũng không phải theo tiêu chuẩn trí lực.
- "tương đối luận của văn hóa".
- Văn hóa không xét ở mức độ thấp cao mà ở góc độ khác biệt..
- A.L.Kroibơ ( A.L KroeberI và C.L.Kluchôn (c L.Kluckhohn) quan niệm văn hóa là loại hành vi rò ràng và ám thị đà được đúc kết và truyền lại bằng biểu tượng, và nó hình thành quả độc đáo của nhân loại khác với các loại hình khác, trong đó bao gồm cả đồ tạo tác do con người làm ra..
- Văn minh được dùng theo nghĩa tổ chức xã hội, tổ chức luân lí và hoạt động văn hóa..
- Theo F.Ângghen, vản minh là chính trị khoanh văn hóa lại và sợi dây liên kết văn minh là Nhà nước.
- Tuy vậy, người ta vẫn hay sử dụng thuật ngữ văn minh đồng nghĩa với văn hóa.
- Các học giả Anh và Pháp thường sử dụng lẫn lộn hai khái niệm văn hóa (culture), văn minh (civilisation) để chỉ toàn bộ sự sáng tạo và các tập quán tinh thần và vật chất riêng cho mọi tập đoàn người..
- Thực ra, văn minh là trình độ phát triển nhất định của văn hóa về phương diện vật chất, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời đại, hoặc cả nhân loại.
- Như vậy, văn minh khác với văn hóa ở ba điểm:.
- Thứ nhất, trong khi văn hóa có bề dày của quá khứ thi văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại..
- trong khi văn hóa hao gồm cả văn hóa vật chất lần tinh thán thì văn minh chỉ thiên về khía cạnh vật chất, kĩ thuật..
- Thứ ba, trong khi văn hóa mang tính dân tộc rõ rệt thì văn minh thường mang tính siêu dân tộc - quốc tế.
- Ví dụ nền văn minh tin học hay văn minh hậu công nghiệp và văn hóa Việt Nam, văn hóa Nhật Bản, văn hóa Trung Quốc.
- Mặc dù giữa văn hóa và văn minh có một điểm gặp nhau đó là do con người sáng tạo ra.
- Có thế hiểu văn hiến là văn hóa theo cách dùng, cách hiểu trong lịch sử.
- Từ văn hiến mà Nguyễn Trãi dùng ở đây là một khái niệm rộng chỉ một nền văn hóa cao, trong đó nếp sống tinh thần, đạo đức được chú trọng..
- Văn hiến (hiến = hiến tài)- truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp.
- Truyền thống văn hóa tốt đẹp biểu hiện ở nhiều nhân tài trong lịch sử và nhiều di tích lịch sử..
- Như vậy, cho đến nay chưa phải mọi người đã đồng ý với nhau tất cả về định nghĩa của văn hóa.
- Chúng tôi xin trích dẫn một số định nghĩa đã được công bố trong những giáo trình và công trình nghiên cứu về văn hóa học hay Cơ sở văn hóa Việt Nam.
- Theo một số học giả Mĩ "Văn hóa là tấm gương nhiều mặt phản chiếu đời sống và nếp sống của một cộng đồng dân tộc".
- Ở trung tâm của văn hóa quyển là hệ tư tưởng cũng được xem là một hệ văn hóa..
- Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa"..
- Cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: "Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con ngươi trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử.
- cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hóa với nghĩa bao quát và cao đẹp nhất của nó, bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh.".
- Phan Ngọc đưa ra một định nghĩa văn hóa mang tính chất thao tác luận, khác với những định nghĩa trước đó, theo ông đều mang tính tinh thần luận.
- "Không có cái vật gì gọi là văn hóa.
- cả và ngược lại bất kì vật gì cũng có cái mặt văn hóa.
- Văn hóa là một quan hệ.
- Nét khác biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hóa khác nhau là độ khúc xạ.
- Trần Ngọc Thêm đã đưa ra một định nghĩa về văn hóa như sau: "Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình".
- Định nghĩa này đã nêu bật 4 đặc trưng quan trọng của văn hóa: tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử, tính nhân sinh.
- Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng như lõi rộng, lối suy nghĩ, lối ứng xử.
- Văn hóa hiểu theo nghĩa hẹp như văn học, văn nghệ, học văn, và tùy theo từng trường hợp cụ thể mà có những định nghĩa khác nhau.
- Ví dụ xét từ khía cạnh tự nhiên thì văn hóa là "cái tự nhiên được biến đổi bởi con người".
- hay "tất cả những gì không phải là thiên nhiên đều là văn hóa"'..
- Nguyền Từ Chi đã quy các kiểu nhìn khác nhau về văn hóa vào hai góc độ:.
- Theo cách hiểu góc rộng - văn hóa là toàn bộ cuộc sống (nếp sống, lối sống) và vật chất xã hội và tinh thần của từng cộng đồng.
- Ví dụ: nghiên cứu văn hóa Việt Nam là nghiên cứu lối sống của các dân tộc Việt Nam..
- Văn hóa từ góc nhìn "báo chí” tuy cũng có những cách hiểu rộng hơn hay hẹp hơn, nhưng trước đây thường gần với kiến thức của con người, của xã hội.
- Ngày nay, văn hóa dưới góc "báo chí".
- Định nghĩa văn hóa của Unesco.
- Trong ý nghĩa rộng nhất, "Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân.
- Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những.
- Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đạt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mở và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân"..
- Như vậy, văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt.
- Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra.
- Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển..
- Theo quan niệm của UNESCO có 2 loại di sản văn hóa:.
- Một là, những di sản văn hóa hữu thể (Tangible) như đình, đền, chùa, miếu, lăng, mộ, nhà sàn v.v....
- Hai là, những di sản văn hóa vô hình (Intangible) bao gồm các biểu hiện tượng trưng và "không sờ thấy được".
- của văn hóa được lưu truyền và biến đổi qua thời gian, với một số quá trình tái tạo,.
- Những di sản văn hóa tạm gọi là vô hình này theo UNESCO bao gồm cả âm nhạc, múa, truyền thống, văn chương truyền miệng, ngôn ngữ, huyền thoại, tư thế (tư thái), nghi thức, phong tục, tập quán, y dược cổ truyền, việc nấu ăn và các món ăn, lễ hội, bí quyết và quy trình công nghệ của các nghề truyền thống...