« Home « Kết quả tìm kiếm

VĂN HOÁ VIỆT NAM: TOÀN CẦU HOÁ VÀ THỊ TRƯỜNG


Tóm tắt Xem thử

- Quá trình toàn cầu hoá, một hiện tượng nổi bật vào những thập kỷ gần đây, có một ý nghĩa quan trọng đối với văn hoá của các nước khác nhau trên thế giới.
- Trong điều kiện hiện nay, văn hoá cần được nhìn nhận như một khía cạnh nhất định của toàn cầu hoá, chứ không phải chỉ như phản ứng đối với việc toàn cầu hoá về mặt kinh tế..
- Tuy nhiên, ở đây cần nhớ rằng toàn cầu hoá văn hoá không có nghĩa là xác lập một kiểu loại văn hoá chung duy nhất trên phạm vi toàn thế giới.
- Thực tế cho thấy rằng quá trình này bao gồm cả những đụng độ và mâu thuẫn về văn hoá..
- với nhau, có tác động qua lại với các nền văn hoá bản địa và có ảnh hưởng nhất định đến chúng:.
- (1) Văn hoá quốc tế của các giới kinh doanh và chính trị hàng đầu thế giới;.
- (2) Văn hoá thế giới mang tính chất trí tuệ;.
- (3) Văn hoá đại chúng;.
- Tất cả các hiện tượng này của toàn cầu hoá văn hoá (chúng cũng là những động lực) bằng cách này hay cách khác đều hiện diện ở Việt Nam hiện nay, nhưng có những điểm khác biệt về hình thức và tính chất ảnh hưởng của chúng đến đời sống xã hội đất nước.
- Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện việc kiểm soát và đồng thời sử dụng chúng một cách thực dụng vì lợi ích phát triển kinh tế và xã hội của đất nước..
- Do kết quả của sự tác động qua lại giữa toàn cầu hoá và văn hoá bản địa, ta có thể thấy những biểu hiện của các hậu quả khác nhau:.
- Văn hoá bản địa được thay thế bằng văn hoá toàn cầu;.
- Văn hoá toàn cầu và văn hoá bản địa cùng tồn tại mà không có bất cứ một sự dung hợp nào;.
- Đang diễn ra sự tổng hợp giữa văn hoá toàn cầu mang tính chất phổ quát và văn hoá bản địa;.
- Tôn giáo bản địa hùng mạnh phủ nhận văn hoá toàn cầu..
- Cũng như trong một số nước khác ở Đông Nam Á, ở Việt Nam, toàn cầu hoá làm nảy sinh sự khu biệt ''văn hoá.
- văn hoá toàn cầu được tiếp nhận nhưng với những biến dạng quan trọng.
- Nói một cách khác, đang diễn ra sự tìm kiếm tính đồng nhất dân tộc và bảo vệ vẻ đặc thù văn hoá.
- Điều này rất quan trọng để hiểu được tính chất của những biến đổi trong đời sống xã hội và văn hoá Việt Nam, để nhận thức được triển vọng phát triển trong tương lai của đất nước này..
- Nói tóm lại, có thể công nhận sự hiện hữu ở Việt Nam một kiểu toàn cầu hoá về văn hoá khá độc đáo – đó là một quá trình được điều hành, được lý giải lại trên bối cảnh của những nhiệm vụ hiện đại hoá đất nước, trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo..
- Toàn cầu hoá văn hoá làm biến đổi bối cảnh trong đó đang diễn ra việc sản xuất và tái sản xuất các nền văn hoá dân tộc làm thay đổi các phương tiện vốn giúp cho những quá trình ấy được thực hiện.
- Nhưng ảnh hưởng cụ thể của toàn cầu hoá văn hoá đến tính chất và hiệu quả của các nền văn hoá dân tộc, đến chính quyền và ảnh hưởng những tư tưởng của chúng, những giá trị và nội dung của chúng – điều này hiện nay hãy còn rất khó xác định.
- Từ những năm l960, ở các nước công nghiệp Đông Á, và mới đây, ở cả nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dưới ảnh hưởng của những nhân tố nhất định, người ta quan sát thấy việc phục hồi đạo Khổng với tư cách là hệ tư tưởng chính trị và đạo lý thương mại.
- Động lực hùng mạnh nhất của toàn cầu hoá văn hoá là văn hoá đại chúng..
- Còn tiếng Anh hiện nay đang đóng vai trò là nhân tố chủ yếu của việc truyền bá thứ văn hoá này.
- Thanh niên Việt Nam ra sức học tiếng Anh bởi vì nó giúp cho việc sử dụng Internet, tạo nhiều cơ hội để kiếm được chỗ làm tốt và để ra nước ngoài học tập..
- Quá trình tập trung dân cư và đời sống kinh tế trong các thành phố, việc di dân đã kích thích sự nở rộ của văn hoá đại chúng.
- Và hiện nay, những trung tâm văn hoá đại chúng ở Việt Nam là hai thành phố lớn nhất Hà Nội và Hồ Chí Minh cũng như những đô thị lớn khác của nước này..
- Ở đây cần phải nhấn mạnh rằng ảnh hưởng của phương Tây không phải là nhân tố duy nhất của toàn cầu hoá văn hoá ở Việt Nam..
- độc đáo (reorientalization), khi mà những nước chịu ảnh hưởng Khổng giáo ở Viễn Đông như Trung Quốc – trong lĩnh vực văn hoá và ý thức hệ truyền thống, và Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản – trong lĩnh vực văn hoá đại chúng, đã trở thành những người tiếp máu về mặt văn hoá cho người Việt Nam hiện nay..
- của văn hoá đại chúng du nhập từ các nước châu Á rất được ưa chuộng ở Việt Nam..
- Và những bộ phim của Hollywood cũng rất phổ biến đối với khán giả Việt Nam..
- Dẫn đầu trong việc truyền bá biến thể phương Đông của văn hoá đại chúng ở Việt Nam là Hàn Quốc.
- Phong cách sống của Hàn Quốc cùng với những giá trị phương Đông khác đang trở thành phong cách sống chủ yếu đối với thanh thiếu niên Việt Nam và giai cấp trung lưu đang hình thành..
- Người ta quan sát thấy sự phát triển nhanh chóng về mặt quy mô của một hiện tượng trong xã hội Việt Nam hiện đại – đó là khuynh hướng tiêu dùng vốn đang dần dần trở thành một ý thức hệ mới về văn hoá và lấn át cả những học thuyết Mácxít và thậm chí cả những giá trị truyền thống của phương Đông.
- Người Việt Nam ngày càng chú ý nhiều đến những cách nghỉ ngơi giải trí mà một bộ phận không nhỏ thuộc về văn hoá đại chúng: thể thao, du lịch, các quán karaoke, du lịch.
- Còn cái đó đến lượt nó lại kích thích sự phát triển mạnh mẽ của văn hoá đại chúng mà có thể xác định như là văn hoá của xã hội tiêu dùng.
- Xã hội Việt Nam sau khi bước vào con đường kinh tế thị trường đã đụng độ với những hiện tượng kinh tế như marketing, thị trường, sự tiêu thụ, tư hữu v.v....
- Trên thực tế đó là việc chính thức thừa nhận sự xuất hiện trong nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam một tầng lớp xã hội mới – những người giàu có và phong lưu..
- Như vậy là sự phát triển các quan hệ thị trường ở Việt Nam đã kích thích quá trình tiêu dùng mà đến lượt nó lại tạo ra ở một bộ phận dân chúng đạo lý của người tiêu dùng thể hiện trong lĩnh vực văn hoá đại chúng.
- Bởi vậy việc đời sống tinh thần và những hoài bão của thanh niên Việt Nam hiện đại làm dấy lên mối lo ngại thực sự của giới lãnh đạo Việt Nam là một điều chính đáng..
- Giai đoạn hiện nay của văn học Việt Nam được ghi nhận bằng nhiều khuynh hướng: từ sự thể nghiệm những hình thức văn học mang dấu ấn của chủ nghĩa tiên phong đến sự nở rộ của văn học đại chúng, điều này được thể hiện.
- Tác động đến điều đó là ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học thế giới và quá trình thương mại hoá vốn động chạm đến các lĩnh vực khác nhau của xã hội Việt Nam..
- Hội nghị đã phân tích những vấn đề cấp thiết của sự phát triển nền văn học dân tộc, đặc biệt chú ý tới việc giới thiệu văn học nước ngoài với độc giả Việt Nam.
- Cuối năm 2006, Hội thảo ''Văn học Việt Nam trong bối cảnh giao lưu và hội nhập văn hoá thế giới'' do Viện Văn học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam chủ trì đã diễn ra trong mấy ngày.
- Cuộc gặp mặt đã trở thành truyền thống của các nhà văn trẻ Việt Nam vốn có sứ mệnh trở thành ''các kỹ sư tâm hồn".
- trong những điều kiện hoàn toàn mới so với những nhà văn lớp trước, khi Việt Nam thực hiện một cách thành công việc hiện đại hoá nền kinh tế và tích cực hội nhập vào cộng đồng quốc tế, đã thu hút sự chú ý đặc biệt.
- Và hiện thực mới đó đã bắt đầu được các nhà văn và nhà thơ trẻ Việt Nam phản ánh trong tác phẩm của mình..
- Nói chung, văn học Việt Nam vào thời gian gần đây đã phát triển khá ổn định, không có những cao trào và thoái trào đặc biệt.
- Trước hết cần phải nói đến hai cuốn sách xuất bản năm 2005 đã được các nhà nghiên cứu văn học và các nhà phê bình chuyên nghiệp cũng như hàng triệu độc giả Việt Nam đánh giá cao nhất.
- Cả hai tác giả này là những người tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà nhân dân Việt Nam đã tiến hành nhiều năm để bảo vệ tự do và độc lập.
- Những cuốn sách của họ kể cho độc giả Việt Nam ngày hôm nay về những năm tháng rực lửa chiến tranh..
- Như các nhà phê bình Việt Nam đã thừa nhận, cả hai cuốn sách này đã trở thành những sự kiện thực sự của văn học Việt Nam trong 20 năm gần đây.
- Số lượng bản in của chúng lên tới hàng trăm nghìn bản – một con số phi thường đối với Việt Nam.
- Thiên truyện Cánh đồng bất tận của chị đã được giới văn học chuyên nghiệp và hàng triệu độc giả Việt Nam nhiệt liệt ủng hộ và được trao giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam.
- Những truyện ngắn cô đọng trên bối cảnh xã hội đậm nét của Nguyễn Thị Ngọc Tư về hiện thực miền Nam Việt Nam hôm nay đã kế tục những truyền thống tốt đẹp của văn xuôi hiện thực Việt Nam..
- Còn có thêm một cái tên nữa là Thuận, đại diện cho văn học Việt Nam ở hải ngoại.
- Năm 2005, chị được trao giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam.
- mất tích kể về số phận của cá nhân trong thế giới hiện đại đã được độc giả Việt Nam rất chú ý..
- Các nhà phê bình Việt Nam cho rằng cuốn tiểu thuyết này mang hơi hướng ''phương Tây".
- Những quan điểm tư tưởng – triết học của Thuận phản ánh thế giới quan của một người đang sống ở phương Tây ngày nay, nhưng tất cả các tác phẩm của chị đều thấm đẫm tâm tư tình cảm Việt Nam..
- Trong số những cuốn sách được công bố ở Việt Nam vào những năm cần đặc biệt lưu ý tới cuốn tuỳ bút Tản mạn trước đèn của Đỗ Chu, tiểu thuyết Bức tường lửa của Khuất Quang Thuỵ, Bóng của cây sồi của Đỗ Bích Thuý, Ngồi của Nguyễn Bình Phương, Ngư phủ của Hoàng Minh Tường, Dòng sông khô cạn của Dũng Hà v.v….
- Cuốn tiểu thuyết này đầy ắp tư liệu lịch sử phong phú cũng như cuốn sách trước đây của ông về một nhà cải cách vĩ đại của Việt Nam thời Trung cổ là Hồ Quý Ly từng gây được tiếng vang rộng lớn trong xã hội cách đây mấy năm.
- Tác phẩm mới của Nguyễn Xuân Khánh viết về làng quê Việt Nam trên ranh giới thế kỷ XIX – XX, khi xã hội truyền thống Việt Nam đụng độ với chế độ thuộc địa của Pháp, với phương Tây, cùng với vũ khí đã đem đến xứ sở này nền văn minh tiên tiến vốn xa lạ đối với Việt Nam.
- Cuốn tiểu thuyết có rất nhiều nhân vật và đề cập tới những vấn đề rất khác nhau của đời sống Việt Nam thời kỳ đó, kể cả tình hình tôn giáo và những vấn đề có liên quan với nó.
- Trên thực tế, cuốn sách này với rất nhiều ưu điểm về mặt nghệ thuật, ở một phạm vi rộng hơn, đã viết về văn hoá Việt Nam trên bước ngoặt của những thời lịch sử lớn lao..
- Sự ra đời của một truyền thống mới – Ngày Thơ Việt Nam được tổ chức vào dịp Rằm tháng Giêng tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám – rõ ràng đã gây nên sự phấn khởi chung.
- Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2006 đã được trao cho nhà thơ Hữu Thỉnh vì tập thơ Chuyện trò với thời gian.
- Cũng cần đặc biệt nói đến một khuynh hướng mới hình thành trong văn học Việt Nam – đó là việc công bố những tập hồi ký và nhật ký.
- Theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, trong năm 2006 có ba tác phẩm nổi trội bằng cách này hay cách khác gắn liền với thể loại này: Nhật ký của nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng Nguyễn Huy Tưởng, cuốn tự truyện Yêu và sống của nữ nghệ sỹ nổi tiếng Việt Nam Lê Vân do nhà báo Bùi Mai Hạnh ghi và tiểu thuyết Ba người khác của vị trưởng lão của văn học Việt Nam Tô Hoài..
- Đứng ra bênh vực tác giả và cuốn sách của chị là nhà văn, nhà báo Việt Nam nổi tiếng Bảo Ninh.
- Dựa vào những ví dụ về loại văn chương như vậy đã có ở Việt Nam (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, Chiều chiều của Tô Hoài v.v.
- có nhiều cái chưa quen đối với độc giả Việt Nam.
- Những cuốn sách của nhà văn kỳ cựu của văn học Việt Nam Tô Hoài bao giờ cũng trở thành những sự kiện trong đời sống văn hoá Việt Nam.
- Mặc dầu cuộc cải cách ruộng đất đã diễn ra cách đây hơn nửa thế kỷ nhưng cho đến nay nó vẫn là một vết thương nhức nhối trong tâm hồn hàng triệu người Việt Nam vốn thường nhớ tới nó như một quá khứ vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn..
- Ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới đang diễn ra quá trình hoán vị tiệm tiến lao động viết văn: từ chủ nhân ông của tư duy, nhà văn biến thành người chuyển giao các sản phẩm giải trí.
- Tuy thế mới đây Sở Giáo dục, Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh và báo Sài Gòn giải phóng đã quyết định thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển tài năng của văn học Việt Nam.
- Do đó, tương lai của văn học Việt Nam dẫu sao cũng làm ta lạc quan..
- Tình hình chung hiện nay trong ngành điện ảnh Việt Nam được xác định bởi ba nhân tố sau đây:.
- Hàng năm các hãng phim quốc gia ''Việt Nam'' (Hà Nội) và ''Giải phóng".
- Tuy nhiên, vào hai năm gần đây có thể xếp những bộ phim như Chuyện của Pao với tư cách là một bi kịch tâm lý về số phận người phụ nữ, Đường thư nói về những sự kiện của cuộc chiến tranh mới đây v.v… vào số những thành tựu của phim truyện Việt Nam..
- Hiện nay phim truyện Việt Nam chiếm gần 10% tổng số phim làm ra..
- Sự xuất hiện các hãng phim tư nhân ở Việt Nam bắt đầu làm thay đổi tình hình trong ngành điện ảnh dân tộc – sự cạnh tranh mới nảy sinh đã gia tăng cuộc đấu tranh để giành khán giả.
- Sự xuất hiện các hãng phim tư nhân càng làm gia tăng khuynh hướng thương mại hoá của điện ảnh Việt Nam với sự chú trọng tới tính chất giải trí mua.
- Việt Nam giới thiệu năm vở diễn, trong đó có Nhà búp bê (Nhà hát Tuổi trẻ), Một trăm phút cuối cùng của Hàn Mạc Tử (Nhà hát Tuổi trẻ), Huyền thoại và cuộc sống (Nhà hát Kịch Thành phố Hồ Chí Minh.
- Vô tuyến truyền hình là một nguồn thông tin chủ yếu và món ăn tinh thần của người Việt Nam.
- Hiện nay truyền hình Việt Nam đi theo đường lối tận dụng kỹ thuật tiên tiến nước ngoài.
- Tuy nhiên, một số chương trình được Việt Nam hoá của Đài truyền hình không được người xem truyền hình trong nước chấp nhận do những nguyên nhân nhất định có liên quan đến bản sắc dân tộc..
- Chính họ mua tranh Việt Nam và các đồ thủ công mỹ nghệ trước hết để làm quà lưu niệm.
- Những người yêu thích nghệ thuật tạo hình Việt Nam và những nhà sưu tập chỉ chiếm một phần nhỏ nhoi trong số những người tham gia thị trường nghệ thuật.
- Do những nguyên nhân này và những nguyên nhân khác, nghệ thuật tạo hình ở Việt Nam còn xa vời đối với quần chúng nhân dân..
- Thị trường nghệ thuật đang tràn ngập vô số hàng giả, hàng nhái những tác phẩm của các hoạ sỹ Việt Nam nổi tiếng.
- đó là những nét dễ thấy của hội hoạ hiện đại Việt Nam vốn được giới thiệu rộng rãi trong vô số cửa hàng tranh ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tại các trung tâm du lịch (Huế, Hội An, Đà Nẵng).
- Tình hình này đã làm mất đi sự tin cậy đối với tác phẩm của các hoạ sỹ Việt Nam.
- Có thể tạm cho rằng gây trở ngại cho sự xuất hiện của nghệ thuật tạo hình Việt Nam trong cộng đồng nghệ thuật thế giới là sự khiếm khuyết của: (1) sự hỗ trợ thực sự của Nhà nước, (2) một cơ sở hạ tầng thích hợp, (3) một giai cấp trung lưu khá giả mà hiện nay ở Việt Nam mới hình thành và có thể trở thành người mua những tác phẩm nghệ thuật nước nhà, trước hết là nghệ thuật hiện đại..
- Nền kinh tế thị trường Việt Nam đã tạo nên một dây chuyền công nghệ: hoạ sỹ – tác phẩm – người mua, tức là đã được hình thành một dây chuyền sản xuất.
- Có thể tán thành với ý kiến của bà Natalia Kraevskaia (đã sống ở Việt Nam nhiều năm và hiểu rõ phong trào mở phòng tranh ở nước này) cho rằng toàn bộ nghệ thuật tạo hình hiện đại của Việt Nam được định hướng cho thị trường..
- Hoạ sỹ của Việt Nam và đồng thời là nhà nghiên cứu nghệ thuật Nguyễn Quân đã nhiều lần nói về sự cần thiết phải đưa nghệ thuật tạo hình Việt Nam gia nhập cộng đồng khu vực và thế giới.
- Quá trình hội nhập của văn hoá Việt Nam vào hệ thống quan hệ thị trường đã được đẩy mạnh cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO và sự gia tăng của sự hợp tác khu vực – đặc biệt trong phạm vi ASEAN và các tổ chức quốc tế khác..
- Và nhiệm vụ chủ yếu của văn hoá Việt Nam vẫn là gìn giữ bản sắc dân tộc, bảo vệ và phát triển các giá trị văn hoá, hội nhập sâu hơn nữa vào cộng đồng văn hoá thế giới.