« Home « Kết quả tìm kiếm

Văn mẫu lớp 10: Phân tích cảm hứng yêu nước trong Phú sông Bạch Đằng Dàn ý & 5 bài văn hay lớp 10


Tóm tắt Xem thử

- Dàn ý Cảm hứng yêu nước trong Phú sông Bạch Đằng 1.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Phú sông Bạch Đằng là một trong những tác phẩm nổi bật của Trương Hán Siêu, qua đó, tác giả thể hiện tình yêu nước, cảm hứng yêu nước qua tình yêu với thiên nhiên, lịch sử và những giá trị tinh thần không bao giờ mai một trên con sông huyền thoại..
- Tình yêu quê hương bộc lộ qua cách miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên trên sông Bạch Đằng được tác giả khái quát qua vài câu thơ chấm phá, thể hiện nét đẹp vừa mềm mại, tha thướt, vừa mạnh mẽ, cuộn trào..
- Cảm hứng yêu nước bộc lộ qua sự kính nể, hoài tưởng những chiến công vang dội của bậc cha ông, những kí ức vẻ vang, hào hùng của dân tộc và thất bại thảm hại của quân thù..
- Cảm hứng yêu nước trong Phú sông Bạch Đằng - Mẫu 1.
- Yêu nước là cảm hứng không bao giờ ngưng trong dòng chảy của văn chương dân tộc suốt bao thế kỉ qua.
- Và Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu, một điểm dừng góp vào cho dòng chảy của văn chương yêu nước một khúc hùng ca bất diệt.
- Bài phú càng khẳng định vị trí đỉnh cao nghệ thuật của mình hơn khi âm hưởng yêu nước hào hùng trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo..
- Cảm hứng yêu nước là một biểu hiện đa dạng, phong phú trong văn học.
- Phú sông Bạch Đằng cũng có những biểu hiện không ngoại lệ.
- Bởi qua đó, tác giả Trương Hán Siêu đã thổi nguồn cảm hứng yêu nước qua những cảm xúc với thiên nhiên, lịch sử, những giá trị nhân văn trên sông Bạch Đằng – con sông được coi là người chép sử vô ngôn cho hậu thế..
- Đến với bài phú, ai cũng thích thú bởi khám phá được vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt sắc trên sông Bạch Đằng.
- Dưới lăng kính tâm hồn của nhân vật “khách”, Trương Hán Siêu đã mang tới một khung cảnh đẹp mê hồn ít ai nghĩ sẽ thấy ở Bạch Đằng giang..
- Sau giây phút trải cái tráng trí bốn phương theo gió trăng, trời bể, lướt con thuyền tâm hồn qua các địa danh ở xứ Bắc phương, “khách” như thể bị một lực hút từ trường của sông Bạch Đằng mà rảo bơi chèo thật nhanh đến đó để chiêm ngưỡng cảnh sắc thu toàn bích trên sông:.
- Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều..
- Cảm hứng yêu nước vì thế mà bộc bạch trong tâm hồn của một thi nhân khoáng đạt, lãng mạn không cưỡng lại được vẻ đẹp của thiên nhiên..
- Thế nhưng vị khách hải hồ lại không chỉ tới sông Bạch Đằng để ngắm cảnh đẹp, mà còn tìm kiếm những dấu vết lịch sử lưu lại của những chiến công lẫy lừng, vang dội khi xưa.
- Tinh thần yêu nước vì thế có phần ngời sáng..
- Trong cuộc đối thoại với nhân vật các vị bô lão, những chiến công vang dội trên sông Bạch Đằng đã một lần nữa được tái hiện.
- Trận đánh trên sông Bạch Đằng được ví như những trận đánh huyền thoại của Trung Quốc: Xích Bích, Hợp Phì còn ẩn chứa cả một niềm tự hào dân tộc quá đỗi lớn lao.
- Trong cảm hứng của khúc tráng ca ngút ngàn ấy, con người – những bậc minh quân, khai tướng đã trở thành những biểu tượng cho lòng yêu nước cháy bỏng bằng tài năng, đức độ.
- Nhưng tiếc là nay lại không bằng xưa, vì thời hậu Trần đang có những điềm báo chẳng lành, nên ưu tư trong cảm xúc của tác giả lại chính là nỗi sầu nhân thế chẳng muốn nói ra.
- Cảm hứng yêu nước trong Phú sông Bạch Đằng - Mẫu 2.
- Trương Hán Siêu là một nhân vật lớn đời Trần.
- Trương Hán Siêu là một người học vấn uyên bác, thông hiểu sâu sắc đạo Nho, đạo Phật, lại giàu lòng yêu nước và có nhiều công lao đối với triều Trần, vì vậy ông được các vua Trần tôn kính, xem như bậc thầy.
- Tác phẩm của ông bộc lộ tinh thần yêu non sông đất nước, tự hào về truyền thống vẻ vang của lịch sử dân tộc, đượm sắc thái trữ tình hoài cổ.
- Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là một tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lí – Trần..
- Bài “Phú sông Bạch Đằng” được sáng tác sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông khoảng 50 năm.
- Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của dân tộc như trận thắng quân Nam Hán năm 938 của Ngô Quyền, trận thắng quân Nguyên Mông năm 1288 của Trần Hưng Đạo.
- Đã có rất nhiều nhà thơ viết về con sông lịch sử đầy niềm tự hào này, nhưng bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu là nổi tiếng và đặc sắc nhất.
- Mở đầu bài phú, tác giả bày tỏ ước muốn được đi đây, đi đó để thưởng ngoạn và ngắm vẻ đẹp của quê hương, đất nước..
- Tác giả đã liệt kê một loạt những địa danh nổi tiếng, những thắng cảnh đẹp được nhiều người biết đến ở Trung Quốc như: Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt… Đây là cách nói ước lệ tượng trưng nhằm bày tỏ niềm khao khát mãnh liệt được đi du ngoạn nhiều nơi để ngắm cảnh, để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước của Trương Hán Siêu..
- Ở phần sau, qua lời nhân vật khách, ta lại thấy cảnh sông Bạch Đằng là một bức tranh sinh động, giản dị:.
- Thông qua những từ láy gợi hình (bát ngát, thướt tha), kết hợp với việc nhắc đến những địa danh gắn liền với sông Bạch Đằng.
- Tác giả đã gợi cho người đọc vẻ đẹp hùng vĩ, bát ngát mênh mông của sông Bạch Đằng.
- Đồng thời tác giả cũng bày tỏ được cảm xúc của mình khi đứng trước một nhân chứng lịch sử khi hoài niệm về quá khứ oanh liệt..
- Hơn thế nữa, ta còn thấy được hào khí của quân đội trong trận chiến Bạch Đằng thông qua lời kể của các bô lão thật hào hùng và lớn mạnh qua phần bình:.
- Tác giả còn đưa ra luận bàn về nguyên nhân của cuộc thắng lợi:.
- Cuối cùng, tác giả kết thúc bài phú bằng lời ca của hai nhân vật khách và các bô lão..
- Tác giả đã ca ngợi sự anh minh của vua Trần – là người có đức cao, luôn đặt quyền lợi của quốc gia lên trên quyền lợi của cá nhân.
- Với cảm hứng và hoài niệm về quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc, “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu đã thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng, đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lý nhân nghĩa ngàn đời của dân tộc Việt Nam.
- Bạch Đằng giang phú được coi là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam.Tác giả đã vận dụng thủ pháp kể, miêu tả về cảnh sông Bạch Đằng sinh động, chân thật, giàu chất trữ tình.
- Cảm hứng yêu nước trong Phú sông Bạch Đằng - Mẫu 3.
- Đây là một thể loại văn có nguồn gốc từ Trung Quốc, lòng yêu nước của ông trong từng câu thơ..
- Tác giả đã liệt kê 1 loạt những địa danh nổi tiếng,những nơi có vẻ đẹp được nhiều người biết đến ở Trung Quốc như:Vũ Huyệt,Cửu Giang,Ngũ Hồ, Tam Ngô,Bách Việt.
- Đây là cách nói ước lệ tượng trưng tác giả bày tỏ niềm khao khát mãnh liệt được đi du ngoạn nhiều nơi để ngắm cảnh, để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước ta..
- Ở phần tiếp theo,ta lại thấy cảnh sông Bạch Đằng qua lời miêu tả của nhân vật khách một bức tranh sinh động,giản dị:.
- Thông qua 1 loạt những từ láy gợi hình,kết hợp với việc nhắc đến những địa danh gắn liền với sông Bạch Đằng.
- Tác giả đã gợi cho người đọc vẻ đẹp hùng vĩ,bát ngát mênh mông của sông Bạch Đằng.
- Hơn thế nữa,ta còn thấy được hào khí của quân ta trong trận chiến Bạch Đằng thông qua lời kể của các bô lão thật hào hùng và lớn mạnh qua phần bình:.
- Tác giả đã ca ngợi sự anh minh của vua Trần-là người có đức cao,luôn đặt quyền lợi của quốc gia lên trên quyền lợi của cá nhân.Như vậy,ta có thể thấy được nguyên nhân thắng lợi của quân ta phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,trong đó vẫn không thể thiếu được những nhân tài và người lãnh đạo có đức cao luôn biết lo cho dân,cho nước….
- Qua những hoài niệm về quá khứ, “Bạch Đằng giang phú” đã thể hiện lòng yêu nước,niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng, đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất,truyền thống đạo lý nhân nghĩa ngàn đời của dân tộc Việt Nam.Tác phẩm cũng chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò,vị trí của con người trong lịch sử..
- Nhìn trở lại toàn bộ bài phú,ta thấy “Bạch Đằng giang phú”là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam.Tác giả đã kể,miêu tả về cảnh sông Bạch Đằng,thiên nhiên 1 cách sinh động,chân thật,có tính trữ tình cao,xen lẫn với lời kể là những cảm xúc,những hoài niệm về quá khứ oanh liệt.
- Sau khi đọc xong tác phẩm,ta có thể khẳng định rằng “Phú sông Bạch Đằng” là đình cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam..
- Cảm hứng yêu nước trong Phú sông Bạch Đằng - Mẫu 4.
- Trong thời kì văn học trung đại, cảm hứng yêu nước và nỗi trăn trở chuyện nước nhà luôn là đề tài được khai thác phổ biến và sâu sắc.
- luôn đặt nặng lên vai, lòng yêu nước luôn được các tác giả gửi gắm vào từng lời thơ, câu chữ.
- Đối với Trương Hán Siêu, một trong những tác giả nổi tiếng của văn học Việt Nam, nỗi niềm yêu nước được phơi trải với dòng sông Bạch Đằng, nơi ghi dấu biết bao huyền thoại cha ông dựng nước, giữ nước.
- "Bạch Đằng giang phú".
- hay còn gọi là "Phú sông Bạch Đằng".
- đã khẳng định một cách đanh thép và rõ ràng tình yêu nước hào hùng chảy tròn dòng máu Lạc Hồng, đồng thời bộc lộ sự hổ thẹn, tủi nhục khi cảm thấy bản thân chưa làm được gì cho đất nước..
- Sử dụng lối viết này, tác giả thể hiện tình cảm qua cách miêu tả thiên nhiên, vẻ đẹp của quê hương được tạo hóa ban tặng, lồng ghép sự tự hào, kính trọng tinh thần của bậc cha ông đã vì nước quên thân, hi sinh biết bao xương máu cho độc lập dân tộc, cuối cùng là kết thúc bản anh hùng ca với nỗi day dứt khôn nguôi khi bản thân chưa cống hiến cho đất nước.
- Qua tác phẩm, nhà thơ cũng khéo léo tái hiện lại những thước phim lịch sử oai hùng của dân tộc, những trận chiến mang tầm vóc lịch sử trên con sông Bạch Đằng huyền thoại, thể hiện sự tự hào, lòng tự tôn dân tộc, yêu mến nước nhà..
- Lòng yêu nước của Trương Hán Siêu thể hiện ở cách miêu tả không gian, cảnh vật xung quanh người khách xuôi theo sông Bạch Đằng:.
- Qua cửa Đại Thanh, ngược bến Đông Triều Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều..
- Vẻ đẹp thiên nhiên mở ra trước mắt với những vẻ đẹp tráng lệ trên dòng Bạch Đằng giang, một khung cảnh rung động lòng người với song, với cờ, với nước, với trời,....
- "Qua cửa Đại Thanh, ngược bến Đông Triều", qua những danh lam thắng cảnh hùng vĩ, qua những vùng đất mênh mông bể sở, đến với sông Bạch Đằng, con thuyền như bị cuốn, bị hút mà "bơi một chiều".
- Tình cảm yêu nước ở đây được thể hiện ở sự đồng cảm với thiên nhiên, yêu quê hương xứ sở, thấu cảm và đồng điệu với những cảnh đẹp của quê hương mình..
- Tình yêu quê hương, cảm hứng yêu nước trong tác phẩm thể hiện rõ nét nhất ở sự tự hào với những chiến công hiển hách của ông cha trên dòng sông lịch sử.
- Những kí ức hào hùng như được tái hiện lại theo từng nhịp thơ, từng câu chữ, trải suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
- Năm 938 Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, năm 981 Lê Đại Hành đánh tan quân Tống, và đến năm 1288, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đại thắng quân xâm lược Mông Nguyên trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba, sự thất bại của kẻ thù được khắc họa qua những câu thơ "tan tác tro bay hoàn toàn chết trụi nhục quân thù khôn rửa nổi",....
- Không chỉ dừng lại ở đó, tác giả còn vì những trận thắng của quân ta như trận Xích Bích, Hợp Phì, những trận đánh để đời của Trung Hoa.
- Tác giả khẳng định tầm vóc của nước Đại Việt không kém cạnh so với cường quốc láng giềng.
- Sự tự hào của tác giả khi nhắc lại một thời quá khứ oanh liệt, hào hùng, một dân tộc tuy bé nhỏ về mặt đại lý, nhưng tầm vóc có thể sánh ngang với cường quốc láng giềng.
- của dân tộc Việt Nam để lại cho con cháu mai sau.
- Tinh thần yêu nước được thể hiện một cách bi tráng, nhắc lại những trận đánh.
- trên Bạch Đằng Giang đã một lần nữa khẳng định tình yêu với quê hương xứ sở và sự tôn trọng, kính yêu những vị danh tướng dân tộc..
- Tinh thần yêu nước của tác giả còn thể hiện qua sự tiếc thương cho sự mai một, bào mòn của thời gian, đồng thời là nỗi hổ thẹn vì hậu thế chưa thể làm gì rạng danh tổ quốc.
- Có lẽ vì vậy, nhìn thấy cảnh bến bờ tang thương này, trong lòng tác giả không tránh khỏi đau đớn, xót xa, xót cho những đồng bào đã nằm xuống vì độc lập dân tộc, xót cho thời thế nước nhà đang loạn lạc, đảo điên, xót cho bao công dựng nước, giữ nước của các bậc đế vương đi trước lại đang bị chính con cháu hậu thế không coi trọng, giữ gìn.
- Dường như trong cái ai hoài của tác giả còn ẩn chứa một khát khao, mong muốn có người hiền tài đủ sức trị vì đất nước, kế nghiệp cha ông gìn giữ và phát triển nước nhà..
- Tinh thần yêu nước của Trương Hán Siêu đã được bộc lộ rõ qua các khía cạnh nhân văn sâu sắc.
- Lời thơ gãy gọn, đanh thép, mang đậm khí khái hào hùng nhưng cũng không kém phần thanh cao, tác giả đã thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, cháy bỏng cùng khát vọng được cải tổ đất nước, mong mỏi có một bậc đế vương anh minh xây dựng nước Đại Việt vững mạnh, trường tồn.
- Qua bài thơ, tác giả thể hiện lòng biết ơn vô hạn đến những anh hùng có công dựng nước, giữ nước, đồng thời đặt ra bài học về trách nhiệm và nghĩa vụ của con cháu đời sau đối với giang sơn..
- Cảm hứng yêu nước trong Phú sông Bạch Đằng - Mẫu 5.
- Tuy nhiên đáng tiếc rằng hầu hết các tác phẩm văn chương của ông đều bị thất lạc, nay chỉ còn lại một ít trong đó có Phú sông Bạch Đằng là một trong những tác phẩm hay và nổi tiếng nhất.
- Nổi bật trong chủ đề của tác phẩm đó chính là cảm hứng yêu nước nồng nàn, tha thiết của tác giả thể hiện một cách xuyên suốt trong toàn bộ bài phú, với nhiều khía cạnh khác nhau..
- Đầu tiên, với vai trò là nhân vật “khách” cảm hứng của tác giả được bộc lộ thông qua cuộc du ngoạn thực tế của tác giả qua các địa danh nổi tiếng của Việt Nam từ cửa Đại Thanh, đến bến Đông Triều, rồi cuối cùng là dừng lại trước con sông Bạch Đằng thơ mộng, trữ tình, hùng vĩ gắn liền với biết bao chiến công lịch sử của dân tộc..
- “Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều, Đến sông Bạch Đằng,thuyền bơi một chiều..
- Như vậy ở đây ta có thể tiểu kết lại rằng, trước hết cảm hứng yêu nước của tác giả nằm ở cái nhìn, cách cảm nhận về vẻ đẹp của sông Bạch Đằng, tác giả tự hào vì Đại Việt ta có một dòng sông, thơ mộng và hùng vĩ đến thế, từ đó lại càng yêu thêm mảnh đất nghìn năm văn hiến không đổi dời này..
- Thế nhưng bên cạnh những vẻ đẹp trữ tình thơ mộng, nhân vật khách còn cảm nhận được ở con sông này vẻ lạnh lẽo, đìu hiu bởi trải qua bao nhiêu năm tháng, sông Bạch Đằng đã trở thành chứng nhân cho những cuộc chiến chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
- Như vậy, thông qua cách mà tác giả nhìn nhận về con sông không chỉ mang vẻ đẹp sơn thủy hữu tình, mà còn nằm ở cả dáng vẻ buồn bã, hiu quạnh, đã phần nào gợi nhắc độc giả về những chiến công lừng lẫy của ông cha ta ngày xưa ngay trên chính con sông Bạch Đằng.
- Đó là trận chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, trận chiến chống quân Tống trên sông Bạch Đằng năm 981 do Lê Đại Hành chỉ huy, và trận chiến trên sông năm 1288 chống quân Mông Nguyên do Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy.
- Từ đó khơi gợi niềm tự hào dân tộc vì những chiến công lừng lẫy của cha ông, tấm lòng yêu nước sâu sắc, cùng với tinh thần chống giặc ngoại xâm bất khuất trong trái tim của mỗi người dân Đại Việt..
- Chung mạch cảm xúc ấy, Trương Hán Siêu đã thoát khỏi nhân vật “khách” và chuyển qua hình tượng nhân vật “các bô lão” để tái hiện lại một cách sinh động cái không khí hào hùng vẻ vang của dân tộc trong những trận chiến lịch sử.
- Bằng giọng văn cường điệu, chất văn trung đại đậm tính ước lệ, tác giả đã khắc họa rõ những khoảnh khắc oai hùng, cùng truyền thống yêu nước bất khuất, kiên cường thông qua lời thuật lại của các bô lão..
- Cái cách là Trương Hán Siêu lấy những trận đánh chấn động lịch sử của Trung Quốc cổ đại đem ví như trận đánh của Đạị Việt ta trên sông Bạch Đằng, lại là một dụng ý rất khéo léo của tác giả để thể hiện lòng tự hào và tinh thần tự tôn dân tộc sâu sắc.
- Có lẽ rằng lịch sử của dân tộc đã từng oanh liệt, ngút ngàn tựa như một bài trường ca dựng nước và giữ nước dài lâu mà đến ngày hôm nay, khi đứng trước sông Bạch Đằng cả “khách” và bô lão chỉ thấy những dấu tích bi thương của lịch sử, lạnh lẽo, đìu hiu, thì không khỏi thương tiếc và xúc động.
- Những nỗi ưu tư, phiền muộn vì vận nước nay đã không bằng được như xưa, đã đem đến cho tác giả một niềm mong ước mãnh liệt, thể hiện tấm lòng trung quân ái quốc, một lòng vì mong cho nhân dân được ấm no, đất nước được vững bền ấy rằng mai đây sẽ có “vị thánh nhân ” nào đó nối bước người xưa, lần nữa vực dậy non sông Đại Việt, đưa nước ta trở về những ngày huy hàng rạng rỡ, chứ chẳng phải cảnh đìu hiu, lạnh lẽo bên bến sông, khiến người đời nhìn mà cảm khái không thôi..
- Phú sông Bạch Đằng không hổ danh là tác phẩm được đánh giá là đỉnh cao của thể loại phú trung cũng như là áng thiên cổ hùng văn trong lịch sử văn học dân tộc.
- vang của dân tộc thể hiện tấm lòng yêu nước sâu sắc và lòng ngợi ca, tự hào trước những chiến công oanh liệt của dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm ngàn năm nay