« Home « Kết quả tìm kiếm

Văn mẫu lớp 10: Thuyết minh về Giỗ Tổ Hùng Vương


Tóm tắt Xem thử

- Văn mẫu lớp 10: Thuyết minh vể Giỗ Tổ Hùng Vương Thuyết minh vể Giỗ Tổ Hùng Vương bài số 1.
- Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba Khắp miền truyền mãi câu ca Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm..
- Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hoá - đó là lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch.
- Giỗ Tổ Hùng Vương - từ rất lâu đã trở thành ngày Giỗ trọng đại của cả dân tộc, đã in đậm trong cõi tâm linh cùa mỗi người dân đất Việt.
- Dù ở phương trời nào, người Việt Nam đều nhớ ngày giỗ Tổ, đều hướng về vùng đất cội nguồn - xã Hy Cương - Lâm Thao - Phú Thọ.
- Nơi đây chính là điểm hội tụ văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam.
- Từ ngàn đời nay Đền Hùng là nơi tưởng nhớ, tôn vinh công lao các Vua Hùng, là biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.
- Người Việt Nam may mắn khi có chung một Tổ để hướng về, có chung một miền Đất Tổ để nhớ, có chung một đền thờ Tổ để tri ân.
- Ngày nay hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hoá của dân tộc.
- Không chỉ để tưởng nhớ tổ tiên, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng còn nhằm giáo dục truyền thống yêu nước "Uống nước nhớ nguồn", biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và lớp lớp các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước..
- Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dẫu ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng: Đền Hùng..
- Lễ giỗ Tổ Hùng Vương cử hành vào ngày mồng mười tháng ba:.
- Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.
- Lễ hội Đền Hùng là lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Do đó ngày giỗ Tổ sau này mới là ngày 10 tháng 3 (âm lịch) hàng năm.
- Những năm hội chính thì phần lễ gồm: Tế lễ của triều đình sau đó là phần lễ của dân.
- Có 41 làng được rước kiệu từ đình làng mình tới Đền Hùng.
- Ngày nay việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ hàng năm vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hoá của dân tộc.
- Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức.
- Dù năm chẵn hay lẻ lễ hội Giỗ Tổ vẫn rất chặt chẽ, bao gồm hai phần lễ và hội.
- Ngày 2-9-1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đánh dấu bước ngoặt lịch sử mới của dân tộc ta.
- nên giỗ Tổ Hùng Vương năm 1946 - sau khi Chính phủ mới được thành lập - là một sự kiện hết sức đặc biệt, đáng ghi nhớ.
- Năm ấy, cụ Huynh Thúc Kháng, Phó Chủ tịch nước, đã thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà lên làm lễ dâng hương tại Đền Hùng.
- Cụ mặc áo the, khăn xếp, khấn vái theo lễ tục cổ truyền và trang trọng dâng lên bàn thờ tấm bản đồ Việt Nam và thanh kiếm là hai vật báu nói lên ý chí của chỉnh phủ và nhân dân ta trước họa xâm lăng đang đe dọa trở lại.
- Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, do chiến tranh ác liệt nên việc đèn hương nơi mộ Tổ do nhân dân vùng quanh Đền Hùng đảm nhiệm.
- Lời căn dặn cũng là lời hứa quyết tâm ấy của vị đứng đầu đất nước, dân tộc đã được thực hiện vào mùa xuân 1975.
- Có lẽ không một dân tộc nào trên thế giới có chung một gốc cội tổ tiên - một ngày giỗ Tổ như dân tộc ta.
- Hai chữ đồng bào là khởi nguồn của yêu thương, đùm bọc, của sức mạnh Việt Nam..
- được tổ chức long trọng tại đền Thượng.
- Từ chiều ngày mồng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật.
- Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp để đồng bào cả nước có thể theo dõi lễ hội..
- Lễ hội ngày nay có nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá hoá xưa.
- được tổ chức và duy trì một cách trải tự, quy củ.
- Các nghệ nhân người Mường mang đến lễ hội thanh âm của tiếng trống đồng một thời dóng trên đỉnh núi Hùng, gọi mặt trời làm mưa, làm nắng thuận hoà, cho mùa màng tốt tươi, muôn dân hạnh phúc.
- Những làn điệu Xoan - Ghẹo với lời ca tinh tế mượt mà đã đem tới cho lễ hội đền Hùng một nét đặc trưng, thấm đượm văn hoá vùng Trung du Đất Tổ..
- Ngày này cả nước hướng về vùng Đất Tổ, người người trẩy hội Đền Hùng.
- Mấy nghìn năm trông coi và gìn giữ, đánh giặc và dựng xây, Đền Hùng đã trở thành biểu tượng của tinh thần dân tộc, là cội nguồn của sức mạnh, niềm tin, chói sáng của một nền văn hóa..
- Không chỉ người Việt chúng ta tự hào về Đền Hùng và ngày giỗ Tổ, mà tìm vào những dòng lưu bút của các đoàn đại biểu quốc tế và bạn bè khắp năm châu bốn biển từng đến thăm viếng Đền Hùng, chúng ta thật sự xúc động khi được biết Đến Hùng và các di tích trên Nghĩa Lĩnh đã làm cho cả thế giới phải cúi đầu vị nể ý thức cội nguồn dân tộc của chúng ta.
- "Đền Hùng là nơi đặt nền móng cho lịch sử Việt Nam..."..
- Trải mấy nghìn năm, trước bao biến động thăng trầm, trong tâm thức của cả dân tộc, Đền Hùng và ngày giỗ Tổ 10-3 âm lịch vẫn là điểm của bốn phương tụ hội, nơi con cháu phụng thờ công đức Tổ tiên, là biểu tượng của dân tộc.
- Việt Nam - một dân tộc đã có truyền thống dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm..
- Thuyết minh vể Giỗ Tổ Hùng Vương bài số 2.
- Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
- Bất cứ những người con Việt Nam nào dù đi đâu về đâu cũng đều nhớ tới những giá trị văn hóa của dân tộc, nhớ tới những lễ hội tôn vinh chiến công, công sức dựng nước của mười tám vị vua Hùng - những người đã xây những nền móng đầu tiên của đất nước Việt Nam chúng ta.
- Do vậy, năm nào cũng thế, vào ngày mùng mười tháng ba âm lịch, cả nước đều hướng tới Đền Hùng - Phú Thọ.
- Đây là nơi thờ phụng những vị vua Hùng và là nơi tổ chức lễ hội vào những ngày này.
- Nhà nước quy định, vào những năm chẵn sẽ được tổ chức theo nghi lễ của quốc gia còn những năm lẻ sẽ do tỉnh Phú Thọ phụ trách.
- Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của đất nước chúng ta..
- Lễ hội Đền Hùng và giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hằng năm vào ngày mùng mười tháng ba âm lịch.
- Những ngôi đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
- Lễ hội được bắt đầu cũng từ chính thời đại của vua Hùng Vương trong quá trình dựng nước và giữ nước.
- Cũng chính bởi những lí do như vậy mà việc chúng ta duy trì lễ hội này và được tổ chức với quy mô lớn qua các năm càng chứng tỏ tấm lòng của nhân dân, những người thuộc thế hệ đi sau vẫn luôn nhớ tới với niềm biết ơn sâu sắc những vị cha ông ta đã hi sinh để bảo vệ cho đất nước..
- Qua đây, chúng ta cũng nhận thấy một cách sâu sắc lòng yêu nước của dân tộc chúng ta..
- Trong những dịp lễ như thế này, chúng ta không thể nào quên được lễ hội Rước kiệu.
- Trên đó là những lễ vật như xôi, gà, bánh chưng,… Đó đều là những món cúng truyền thống của dân.
- Đoàn rước kiệu thường được tổ chức một cách vô cùng trang nghiêm và cẩn thận.
- Sau phần lễ tế những vị vua Hùng là phần hội.
- Sự tham gia hào hững khiến cho không khí của mùa lễ hội như được dâng cao lên rất nhiều.
- Qua đó, chúng ta thấy rõ được những đặc điểm trong đời sống tâm linh của những làng xã quanh chân núi Hùng nói riêng và toàn thể nhân dân Việt Nam nói chung..
- Đây cùng là một loại hình ca hát truyền thống của dân tộc Việt Nam chúng ta.
- Với biết bao những hoạt động bổ ích, hằng năm những lượt khách tới thăm đền Hùng là vô cùng nhiều.
- Lễ hội Đền Hùng là một phong tục rất đẹp trong đời sống tâm linh của dân tộc người Việt..
- Chính bởi vậy mà đã từ lâu, Phú Thọ được coi là thánh địa của cả nước, là cái nôi của dân tộc.
- Trải qua một quãng thời gian rất dài với biết bao thăng trầm trong lịch sử nhưng nhà nước vẫn cố gắng tổ chức lễ hội Đền Hùng tưởng nhớ tới những vị vua khai sáng ra nước Việt ta.
- Điều đó khiến cho chúng ta càng cảm thấy tự hào về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên của dân tộc Việt Nam ta..
- Thuyết minh vể Giỗ Tổ Hùng Vương bài số 3.
- của con người Việt Nam có từ nghìn xưa trở thành đạo lý và lẽ sống của các dân tộc.
- Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc nhưng ở đời nào, triều đại nào nhân dân ta đều không hề quên tổ chức lễ hội Đền Hùng.
- Đây là một lễ hội lớn mang tính quốc gia để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước.
- Như vậy phong tục giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành truyền thống văn hoá lâu đời ở nước ta.
- ngày hội toàn quốc, toàn dân và trong tâm thức dân gian Việt Nam nó mang tính thiêng liêng cao cả nhất.
- Vì thế mà lễ hội được tổ chức long trọng hàng năm với nghi thức đại lễ quốc gia, với sự hành hương “trở về cội nguồn dân tộc” của hàng chuc vạn người từ khắp các nơi trong nước và kiều bào sống ở nước ngoài..
- Khu di tích đền Hùng là một quần thể kiến trúc đẹp trên núi Nghĩa Lĩnh, tức núi Hùng, thuộc xã Huy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ.
- Các di tích này từ lâu đã trở thành một di sản văn hóa quý giá và là bảo tàng lịch sử của dân tộc ta..
- Mỗi công trình kiến trúc của di tích đền Hùng đều hàm chứa nội dung huyền thoại hòa lẫn hiện thực, theo dòng lịch sử chảy trôi, làm cho người đi hội hôm nay như thấy quá khứ và hiện tại quyện vào nhau.
- Có lẽ đây là sự tích về nguồn gốc của người Việt Nam được cùng sinh ra một bọc.
- Nơi đền Trung còn liên quan đến sự tích “bánh chưng, bánh dày” và cuộc thi cổ do vua Hùng Vương thứ 6 tổ chức nhằm mục đích tìm người nối ngôi.
- Tục truyền rằng ở thời Hùng Vương, các vua Hùng thường cùng các vị tướng soái hay tổ chức tế trời trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, để cầu khấn trời phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân chúng được ấm no hạnh phúc.
- Di tích đền Hùng gắn liền với tục thờ các vị thần linh trọng tín ngưỡng dân gian đa thần, được dân trong các làng xã địa phương quanh khu đền Hùng thờ phụng.
- Chính sự trông nom, thờ cúng dân tộc ta từ bao đời nay đã phần nào chứng minh cho đạo lý “uống nước nhớ nguồn".
- của Việt Nam vốn có từ lâu đời và trở thành phong cách độc đáo của dân tộc..
- Lễ hội đền Hùng là dịp giỗ tổ thiêng liêng.
- Tháng Giêng giỗ Thánh Sóc Sơn Tháng ba giỗ Tổ Hùng Vương nhớ về..
- Nhớ ngày giỗ Tổ tháng ba mồng mười Dù ai đi ngược về xuôi.
- Hội đền Hùng kéo dài từ mùng 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch, mà mùng 10 là chính hội..
- Cũng như mọi lễ hội khác ở đồng bằng Bắc Bộ, ở lễ hội đền Hùng gồm có 2 phần: Phần lễ và phần hội..
- Tiếp theo đến các cụ bô lão của làng xã sở tại quanh đền Hùng vào tế lễ.
- Ở lễ hội đền Hùng năm nào cũng tổ chức cuộc thi kiệu của các làng xung quanh.
- Với sự xuất hiện của các đám rước linh đình mà không khí lễ hội trở nên tưng bừng náo nhiệt hơn.
- Sinh hoạt văn hóa dân gian này đã thành nhu cầu không thể thiếu được đối với các cộng đồng làng xã cư trú quanh đền Hùng..
- Trong hội đền Hùng, nhân ngày giỗ Tổ có tiến hành nghi lễ hát thờ (tục gọi là hát Xoan).
- tài hát ví, hát trống quân hoặc hát đối đáp giao duyên…Tối đến có tổ chức hát chèo, hát tuồng ở các bãi rộng ngay cửa đền Hạ hoặc đền Giếng… Không khí ngày hội vừa trang nghiêm phấn khởi, vừa hào hứng sôi nổi đã làm rung động tâm khảm trái tim bao người đến dự hội..
- Lễ hội Đền Hùng là phong tục đẹp trong truyền thống của người dân đất Việt.
- Và từ rất lâu đời trong tâm thức dân gian, vùng đất Tổ đã trở thành "Thánh địa linh thiêng” của cả nước, nơi phát nguyên nguồn gốc dân tộc.
- Trải qua bao thời đại lịch sử tuy có lúc thịnh, lúc suy nhưng lễ hội đền Hùng vẫn được tổ chức.
- Điều này đã thể hiện rõ bản lĩnh phi thường và nền văn hiến rực rỡ, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
- Người dân hành hương về đất Tổ không hề có sự phân biệt tôn giáo, chỉ cần là người Việt Nam thì trong tâm khảm họ đều có quyền tự hào là con cháu muôn đời của vua Hùng.
- Bởi vậy, hễ ai là người Việt Nam nếu có sẵn tâm thành và lòng ham muốn hành hương về đất Tổ thì tự mình có thể thực hiện ước nguyện chính đáng đó một cách dễ dàng và thuận tiện..
- Hội đền Hùng hay giỗ tổ Hùng Vương là ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hưng thịnh của nòi giống, là biểu tượng của tinh thần cộng đồng.
- Người đến hội mang theo lòng ngưỡng mộ sâu đậm về quê cha đất tổ, một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức người Việt Nam cho dù họ sống ở bất cứ phương trời nào.