« Home « Kết quả tìm kiếm

Văn mẫu lớp 11: So sánh bức tranh thiên nhiên trong Vội vàng và Đây thôn Vĩ Dạ Những bài văn mẫu hay nhất lớp 11


Tóm tắt Xem thử

- Dàn ý so sánh thiên nhiên trong Vội vàng và Đây thôn Vĩ Dạ Dàn ý số 1.
- Tình yêu thiên nhiên không phải là mới mẻ trong thi ca, song ở mỗi nhà thơ bức tranh thiên nhiên lại hiện lên chứa đầy cảm xúc và góc nhìn mới mẻ.
- Đến với Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử khổ 1 và Vội vàng - Xuân Diệu ở khổ thơ 2, người đọc được cảm nhận 2 bức tranh thiên nhiên đầy tươi mới và đẹp đẽ..
- -Tình yêu thiên nhiên: Với Hàn Mạc Tử tình yêu thiên nhiên gắn với tình yêu quê hương, nỗi nhớ, kỉ niệm về quê hương - nơi ông đã từng gắn bó sâu sắc, đã có những kỉ niệm với những con người ông yêu mến và cả mối tình 1 thuở của ông.
- Còn bức tranh thiên nhiên mùa xuân của Xuân Diệu thì lại tươi mới, tràn trề sức sống của cây cỏ, hoa lá, thần, vật.
- (Phân tích để thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ..
- 2 khổ thơ là hai bức tranh thiên nhiên khác nhau: 1 bên là phong cảnh thơ mộng chứa chan tình yêu, nỗi nhớ của xứ Huế và một bên là bức tranh xuân rộn ràng, đầy sức sống.
- Bức tranh thiên nhiên được miêu tả bằng những nghệ thuật độc đáo, mới mẻ:.
- là một câu hỏi phản ánh nội tâm phong phú và tuyệt vời tế nhị của nhà thơ: vừa như mời mọc, vừa như trách móc lại vừa như một niềm tự an ủi từ trong tâm hồn sâu thẳm của nhà thơ..
- Xuân Diệu: Hình ảnh thơ mới lạ: tuần tháng mật, chớp hàng mi, thần vui, cặp môi gần.
- Đều là những nhà Thơ mới, chính vì vậy mà bức tranh thiên nhiên họ mang đến cũng chứa những nét mới lạ mà thơ ca truyền thống trước đó chưa hề có, cho dù ở mỗi bài thơ lại có mức độ và điểm riêng độc đáo.
- 2 khổ thơ là 2 bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp mà Hàn Mạc Tử và Xuân Diệu đã đem đến cho bạn đọc.
- Giới thiệu hai đối tượng được so sánh ( Nếu như là mở bài gián tiếp thì cần thêm bước dẫn dắt đầu tiên): Đoạn trích trong Vội vàng của Xuân Diệu cũng như đoạn trích Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
- Ví dụ: Là hiện tượng thơ kì lạ bậc nhất phong trào thơ mới, thơ Hàn Mặc Tử là sự đan xen thanh khiết, trong sáng và những hình ảnh ma cuối cuồng loạn nhưng trực sâu trong thẳm tâm hồn lại cháy lên một khát vọng sống mãnh liệt, niềm khao khát giao cảm với cuộc đời tươi đẹp.Chính vì thế, trong sáng tác của Hàn Mặc Tử thấp thoáng vần thơ tươi tắn lấp lánh nhưng cũng đầy chua xót, tiêu biểu là Đây Thôn Vĩ Dạ.Cùng miêu tả về vẻ đẹp thiên nhiên, Xuân Diệu - nhà thơ của mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu với Vội vàng lại có sự thể hiện rất riêng, rất Xuân Diệu, thông qua đó cho ta thấy được một cái tôi cá nhân trong thơ mới mãnh liệt trong tình yêu cuộc sống tha thiết..
- Về Vội vàng của Xuân Diệu.
- Thiên nhiên trong Vội Vàng của Xuân Diệu : Hình ảnh tươi đẹp , có đôi có cặp gợi sự ngọt ngào, hạnh phúc.
- Cái đẹp của thiên nhiên là mùa xuân, là vẻ đẹp của con người là tuổi trẻ, mùa xuân đất trời tuần hoàn.
- Tháng giêng ngon như cặp môi gần: sự táo bạo, phát hiện vẻ đẹp thiên nhiên kì diệu...
- Bức tranh hài hòa đầy đủ âm thanh, hình ảnh, màu sắc, đường nét...Tất cả như đang ngân lên, rung lên và hòa nhịp cùng với cảm xúc rạo rực, thiết tha của Xuân Diệu.
- thơ.Quan niệm thẩm mĩ của Xuân Diệu cũng rất hiện đại, lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp thay vì lấy thiên nhiên như trong văn học Trung đại.
- thể hiện cách nhà thơ tận hưởng cuộc sống bằng mọi giác quan.Có thể nói đây là cuộc so sánh đầy táo bạo cho thấy sự phát hiện vẻ đẹp thiên nhiên thật kì diệu, thổi vào đó 1 tình yêu rạo rực, đắm say, ngất ngây.
- Về Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
- Bức tranh thôn Vĩ buổi sớm mai.
- Mặt chữ điền tạo nên một cấu trúc cân xứng hài hòa trong bức tranh thôn Vĩ mang vẻ đẹp phúc hậu, chất phác kín đáo, cũng có thể hiểu là khuôn mặt tự họa của Hàn Mặc Tử , là cuộc sống trở về trong tâm tưởng của nhà thơ: Khao khát cháy bỏng, mãnh liệt của Hàn Mặc Tử muốn được trở về, hòa nhập, được giao cảm với cuộc đời.
- Đoạn thơ về Vội vàng miêu tả cảnh sắc thiên nhiên trong phát hiện mới của nhà thơ: cuộc đời như một thiên đường trên mặt đất, trên cái nền của mùa xuân sự.
- sống đang dâng trào, căng đầy đang dâng hương tỏa sắc, Xuân Diệu đã diễn tả cuộc sống bằng tất cả niềm say mê rạo rực của trái tim mình trong hình ảnh mới lạ, ngôn ngữ gợi cảm, đầy táo bạo với nhiều biện pháp tu từ đặc sắc (nhân hóa, so sánh,.
- Đoạn thơ về Đây thôn Vĩ Dạ lại cho thấy nỗi khắc khoải của thi nhân muốn tìm sợi dây liên kết, mong muốn được giao cảm với cuộc đời với nghệ thuật trước hình ảnh thiên nhiên miền thôn Vĩ nhẹ nhàng, tinh khôi , trong trẻo : Bút pháp lãng mạn trữ tình, ngôn ngữ cực tả, trong sáng súc tích, những hình ảnh thơ giàu sức gợi, Các biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ, phép điệp, so sánh..Đó là tâm thế của người mang lòng yêu sống, đau đáu hướng về cuộc đời nhưng lại không thể có được cảm giác được gắn bó.
- Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử đều là những nhà thơ tài hoa, lãng mạn.
- Ở Xuân Diệu, đó là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, là nhà thơ của mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu với hình thức nghệ thuật từ ngữ, giọng điệu, nhịp điệu thơ táo bạo, ảnh hưởng đậm nét ở phương Tây.
- Chính hoàn cảnh riêng biệt của mỗi nhà thơ làm nên sự khác biệt cho mỗi tác phẩm để lại những dư vị khác nhau trong lòng độc giả.
- Dưới bút pháp và phong cách nghệ thuật khác nhau mà Xuân Diệu cũng nhưng Hàn Mặc Tử vẽ nên bức tranh thiên nhiên đầy độc đáo và khác lạ.
- Với Vội vàng , đó là cảnh sắc thiên nhiên non trẻ, đầy ắp sắc xuân của một "bữa tiệc trần gian đặc biệt mới lạ - 1 thiên đường trên mặt đất".
- thuật về quan niệm sống tận hưởng vẻ đẹp tươi của cuộc sống.Còn Hàn Mặc Tử, thiên nhiên lại hiền hòa, nhẹ nhàng mang đậm dấu ấn miền quê .
- Tuy nhiên, thơ Hàn Mặc Tử là sự đan xen thanh khiết, trong sáng và những hình ảnh ma quái, cuồng bạo, thiên nhiên ấy lại có sự đổi thay trước tâm tư tình cảm của chủ thể trữ tình, thiên nhiên tươi đẹp bỗng ngỡ ngàng phủ kín nỗi buồn thi nhân.Chính dấu ấn đặc sắc mang màu sắc rất riêng trên nền tảng của sự tài năng, của những tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên, cuộc sống và trái tim thấm đẫm tình đời, tình người đã đem đến cho độc giả bức tranh thiên nhiên trong chiều sâu cảm nhận đồng thời cũng cùng hòa nhịp đập với tâm hồn đáng trân trọng.
- Mỗi đoạn thơ cho thấy được tài năng của Hàn Mặc Tử và Xuân Diệu.
- Nó cũng cho ta thấy được vẻ đẹp của hai con người trong những hoàn cảnh khác nhau làm nên phong cách nghệ thuật – vị thế đứng của mỗi nhà thơ trên thi đàn văn học Việt Nam, góp phần làm phong phú cho kho tàng thơ ca Việt Nam.
- Thiên nhiên trong Vội vàng và Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 1.
- Nhà thơ Trần Đăng Khoa trong sự nghiệp sáng tác đã từng quan niệm “thơ hay là thơ giản dị xúc động và ám ảnh”.
- Nó cuốn hút giữa chân độc giả với một sức mê hoặc đến lạ thường, có lẽ vậy nên trong bài thơ sổ tay thơ nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết..
- Minh chứng rõ nhất cho điều đó chính là sáng tác của các nhà thơ mới tiêu biểu là bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu và “Đây Thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử..
- Nếu không có cảm xúc nhà thơ không thể sáng tạo nên những vần thơ hay ngôn tử sẽ là những xác chữ làm vô hồn trên trang giấy.
- Còn Xuân Diệu lại khẳng định “ thơ hay lời thơ chín đỏ trong cảm xúc”..
- Văn học phản ánh cuộc sống con người, với thơ ca nó không chỉ là hiện thực ngoài kia mà là những tình cảm cảm xúc bên trong tâm hồn của nhà thơ bởi “thơ là người thư kí trung thành của trái tim”.
- “Vội vàng” của Xuân Diệu và “ Đây Thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử xứng đáng là những bài thơ hay một người con gái đẹp về cả bên ngoài hình thức và bể sâu tâm hồn..
- Xuất hiện trong phong trào thơ mới, Xuân Diệu được biết đến là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, với một phong cách độc đáo đặc biệt từng câu từng chữ mà ông viết ra xứng đáng là “người con gái đẹp”.
- Bằng cặp mắt xanh non biếc rờn, cùng với cảm xúc dạt dào Xuân Diệu đã lay động trái tim người đọc bằng những ca từ về tình yêu về mùa xuân trần thế.
- Xuân Diệu yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên nhìn thế giới như một khu vườn trên mặt đất với cảm xúc say mê bằng cặp mắt tinh tế xanh non biếc rờn mọi cái đẹp đều như được thu nhỏ trong từng câu từng chữ có lẽ đây chính là nguyên nhân để Xuân Diệu có những ao ước táo bạo như trên..
- Mùa xuân ong bướm đi tìm mật, phất phơ với đôi cánh mỏng vui vẻ như đang ở tuần trăng mật của con người vậy Xuân Diệu lại nhìn đến những nhành hoa nhỏ nhắn đẹp đẽ đang bung nở trên một tấm thảm xanh gì nơi đồng nội mát mẻ.
- Mùa xuân đến còn đem theo thứ ánh nắng ấm áp như cặp môi, đôi mi của người con gái làm cho nhà thơ như đang sống trong tiên cảnh phải thốt lên rằng..
- Xuân Diệu đã nhìn đã cảm nhận được tất cả những tinh tui đẹp đẽ nhất trưa nay người ta cứ tưởng cõi tiên phải ở nơi xa, nhưng Xuân Diệu qua đây đã cho mọi người thấy rằng cõi tiên ở ngay trên mặt đất nơi chúng ta đang sống.
- Nhưng đối với Xuân Diệu, ông nhìn sao thời gian trôi trẩy tuyến tính, một đi không trở lại đời người hữu hạn so với thời gian vô hạn đã gắn Tuổi Trẻ của con người so với nó lại càng ngắn ngủi hơn Xuân Diệu đã lấy tuổi trẻ làm thước đo của thời gian khiến người đọc như cảm thấy rơi vào sự suy tư lo lắng.
- Xuân Diệu như đang cảm nhận được tất cả đều sợ sệt trước sự tuyến tính vô tình của thời gian..
- Thế nhưng không phải là không có cách, không phải là bất lực buông xuôi, để khống chế được điều đó Xuân Diệu đã khao khát giao cảm trực tiếp và tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của cuộc sống trần thế.
- Nhưng vậy thôi vẫn chưa đủ cái khoái cảm cái bộc lộ trực tiếp mãnh liệt nhất của Xuân Diệu chính là “cắn”.
- Có người từng nhận xét Xuân Diệu hưởng thụ thiên nhiên như “hưởng thụ ái tỉnh”.
- Nếu như Xuân Diệu là nhà thơ có phong cách sống yêu đời thiết tha luôn vui tươi, tình tứ thì đến với Hàn Mặc Tử lại là một nhà thơ của sự đau buồn điên loạn.
- Nhà thơ đau đáu đến khuôn nuôi nên khi đọc hai câu thơ đó tâm trạng người đọc cũng đồng cảm đến ray rứt, bồn chồn..
- Có lẽ vậy trăng lên Hàn Mặc Tử qua dòng thơ cuối cùng đã khẳng định chắc chắn rằng dù người xứ Huế, người Vĩ Dạ giờ đây có tình cảm thế nào với nhà thơ nhưng nhà thơ vẫn luôn nhớ về mảnh đất và con người nơi đây đến thắm thiết, khôn nguôi..
- Cũng qua hai bài thơ ta càng hiểu thêm được về ý kiến của Chế Lan Viên nó không chỉ là thước đo đánh giá bài thơ mà còn là đặt ra yêu cầu sáng tác đối với nhà thơ và tiếp nhận đối với người đọc.
- Thơ hay bao giờ cũng để lại được ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người vội vàng của Xuân Diệu và Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử xứng đáng là minh chứng tiêu biểu cho điều đó..
- Thiên nhiên trong Đây thôn Vĩ Dạ và Vội vàng - Mẫu 2.
- Thiên nhiên luôn là chủ đề trong các tác phẩm văn học của các nhà văn và nhà thơ nổi tiếng.
- Đây thôn Vỹ Dạ ( Hàn Mạc Tử) và Vội Vàng ( Xuân Diệu) cũng là hai bài thơ trữ tình nói nên vẻ đẹp thiên nhiên..
- Xuân Diệu đã bao lần tìm đến thiên nhiên để hòa mình vào đó, để cảm nhận từng khoảnh khắc, từng chuyển biến tinh vi của nó.
- Đến Vội vàng ông vẫn kịp ghi lại cho mình những khoảnh khắc thiên nhiên đặc biệt: đẹp đẽ, tươi non, mơn mởn nhựa sống nhưng cũng có cả sự mất mát, chia lìa.
- Sở dĩ có điều trái ngược ấy là vì thiên nhiên đóng vai trò như những “dẫn chứng” trong lời tranh biện của nhà thơ về cuộc đời, thời gian.
- Tuy nhiên, thiên nhiên trong bài thơ vẫn hiện ra với những nét độc đáo, riêng có ở Xuân Diệu..
- Trước hết đó là một bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, non xanh, mơn mởn, căng tràn nhựa sống trong khoảng khắc xuân thì.
- Vốn bắt nguồn từ hai ước muốn rất ngông cuồng, táo bạo là tắt nắng, buộc gió để giữ chặt hương sắc của cuộc đời, bức tranh thiên nhiên hiện lên là minh chứng cho điều khát khao đó..
- Xuân Diệu vẽ nên một bức tranh có sự pha trộn của nhiều hình ảnh, nhiều trạng thái, nhiều dáng vẻ để có một “bữa tiệc trần gian” ngập tràn hương sắc mùa xuân.
- Vấn đề là ở chỗ đó, thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu ai cũng bắt gặp, ai cũng thấy quen thuộc như ở cuộc đời trần thế hằng ngày vẫn có vậy.
- Bởi vậy trong cách miêu tả, Xuân Diệu không dùng đến những thủ pháp cầu kì, khoa trương, mà chỉ đơn thuần ông thổi hồn sức sống của vạn vật bằng những khoảnh khắc tươi đẹp nhất của nó.
- Thiên nhiên bởi thế mà lung linh, đẹp đẽ, tươi non ở mức độ căng tràn sức sống nhất.
- Xuân Diệu đã đưa cặp mắt “xanh non, biếc rờn” của mình để thổi cải cảm xúc “thiết tha, rạo rực” được huy động từ mọi giác quan và lăng kính tình yêu để làm nên sức sống ấy cho cảnh vật.
- Không ngạc nhiên khi gọi Xuân Diệu là con người của trần thế, bởi ngay cả bức tranh thiên nhiên ở đây cũng vô cùng trần thế mà chẳng phải chốn bồng lai tiên cảnh nào quá xa xôi..
- Miêu tả vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên như thế, Xuân Diệu đã gửi gắm những giá trị, ý nghĩa mang tính triết lý nhân sinh.
- Và cũng còn bởi một lý do, con người mới thực sự làm cho thiên nhiên trở nên thêm đẹp.
- Thiên nhiên bấy lâu nay là chuẩn mực cho mọi cái đẹp, mà giờ đây cũng trở nên nhỏ bé trước con người.
- Bởi vậy, vẻ đẹp thiên nhiên trong Vội vàng mang theo ý nghĩa đề cao con người và khẳng định ý nghĩa mang tính triết lý nhân sinh..
- Nhưng vẫn còn một thiên nhiên khác trong Vội vàng.
- Nếu bức tranh thiên nhiên như chốn thiên đường của mặt đất kia khiến mỗi chúng ta thêm yêu, thêm gắn bó, thêm động lực để tiếp tục sống, thì trước quy luật thời gian thiên nhiên cũng phải lụi tàn..
- Không còn đẹp đẽ, mơn mởn, xanh non mà thời gian cuốn theo tất cả, một đi không trở lại, nên lòng người ngậm ngùi thì thiên nhiên cũng tan tác, chia lìa.
- Cảm thức đầy mất mát trong quan niệm về thời gian của Xuân Diệu đã khiến ông nhìn đâu cũng thấy không còn gắn kết nữa.
- Khi mà xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua, xuân non rồi xuân gìa… thì đâu đó thi nhân ngửi thấy mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi, nghe thấy núi sông than thầm tiễn biệt… Thiên nhiên trong sự biệt li vẫn có cái đẹp, nhưng thực chất nó là nỗi niềm run rẩy, lo lắng, sợ hãi trước quy luật tàn nhẫn của thời gian mà tác giả đã lí luận.
- Nhà thơ không chấp nhận sự thay thế, bởi con người cũng chỉ có một lần để sống, tuổi trẻ lại quá ngắn ngủi mà cũng chẳng hai lần thắm lại.
- Thiên nhiên cũng thế! Nên nỗi xót xa, tiếc nuối của thi nhân là không tránh khỏi.
- Vẻ đẹp của thiên nhiên găn liền với quan niệm sống vội vàng của nhà thơ, cũng là phương tiện để nhà thơ bộc lộ cách sống ấy..
- Nếu như thiên nhiên trong vội vàng là một bức tanh của tuổi trẻ thì bức tranh thiên nhiên trong Đây thôn Vỹ Dạ là một tình yêu sự nhớ nhung người yêu..
- Nỗi nhớ mong, hoài niệm về con người và thiên nhiên xứ Huế, Hàn Mạc Tử đã viết bài thơ tuyệt đẹp này..
- Thiên nhiên trong bài thơ "Đây thôn Vỹ Dạ".
- dường như cũng mang nhiều gam màu, nhiều cung bậc lẫn lộn trong chính cảm xúc của nhà thơ..
- Sau lời trách móc ấy, một bức tranh thiên nhiên tươi sáng, tràn đầy sức sống hiện ra:.
- Bức tranh thiên nhiên xứ Huế vào buổi sáng ban mai tinh khôi, trong lành.
- Qua ngôn ngữ điêu luyện, giọng văn nhẹ nhàng, Hàn Mạc Tử đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên xứ Huế nên thơ nhất.
- Tuy nhiên sang đến khổ thơ thứ hai thì dường như bức tranh thiên nhiên ở đây đã bắt đầu chuyển màu:.
- Thiên nhiên ở đây vẫn đẹp, nhưng đẹp mang nỗi buồn mênh mang và sâu thẳm..
- Và đến khổ thơ cuối thì dường như thiên nhiên đã chuyển sang gam màu khác, mờ ảo, huyền diệu hơn:.
- Bức tranh thiên nhiên của xứ Huế có sự chuyển biến qua ba khổ thơ theo hướng hư không, mờ ảo dần.
- Tuy nhiên người đọc vẫn nhận ra được sức sống tràn trề, nét đẹp tinh khôi của một bức tranh thiên nhiên ở Huế..
- Hai bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp trong hai bài thơ của Hàn Mạc Tử và Xuân Diệu, tuy mỗi bức tranh đều mang một vẻ đẹp khác nhau nhưng bên trong đó đều chứa chan tình cảm và tình yêu thương của con người và những xúc cảm, những xúc cảm, những rung động.