« Home « Kết quả tìm kiếm

Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp những kết bài về truyện ngắn Hai đứa trẻ (60 mẫu) Kết bài Hai đứa trẻ của Thạch Lam


Tóm tắt Xem thử

- Có thể nói, “Hai đứa trẻ” là một tác phẩm nhẹ nhàng, sâu lắng, không có những tình tiết gay cấn..
- Đọc “Hai đứa trẻ”, người đọc bị ám ảnh day dứt không thôi trước đêm tối bao trùm phố huyện và xót xa thương cảm trước cuộc đời hiu quạnh cam chịu của những con người sống nơi đây.
- Không một lời phê phán, không một sự lên án, không đặt ra một câu hỏi, ngòi bút tài hoa của Thạch Lam chỉ miêu tả đời sống thật, đời sống tối tăm, không hy vọng của người dân một vùng quê, một phố huyện nghèo mà sao làm nhức nhối chúng ta, gieo vào lòng ta một sự hoài nghi về xã hội thời nhà văn sống.
- Đóng góp như thế cho cuộc đời, cảm thông như thế cho thân phận con người, miêu tả như thế trong tác phẩm của mình, tâm hồn nhà văn đẹp đẽ biết bao, giá trị văn học mà Thạch Lam sáng tạo tài hoa và đáng trân trọng biết bao.
- Chúng ta xếp Thạch Lam vào những tên tuổi lớn của văn học nước nhà giai đoạn độc giả biết ơn nhà văn đã viết những trang sách cho đời và coi ông như một trong những cây bút truyện ngắn bậc thầy thật đúng với tài năng của ông, đúng như tuyên bố của nhà văn với độc giả: “Đối với văn chương không phải là một cách mang đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”..
- “Hai đứa trẻ” là một câu chuyện nhẹ nhàng, không có tình huống gay cấn.
- Thông qua câu chuyện của hai đứa trẻ con nhà nghèo nhìn phố huyện trong buổi chiều xuống và đêm đến, nhà văn đã lặng lẽ đưa ra một không gian sống của một vùng quê phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám.
- Qua cảnh sống này nhà văn Thạch Lam gián tiếp lên án giai cấp thống trị thời bấy giờ đã vô trách nhiệm với người dân quê và nhà văn cũng thể hiện tình cảm nhân đạo sâu sắc đối với họ..
- “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam không đi sâu miêu tả những xung đột xã hội, xung đột giai cấp.
- Ông cũng không để tâm miêu tả những bộ mặt gớm ghiếc của những kẻ bóc lột và khuôn mặt bi thảm của những kẻ bị áp bức, vì nói cho cũng Thạch Lam là một nhà văn lãng mạn.
- Qua bức tranh ảm đạm của phố huyện và qua hình ảnh của những con người bé nhỏ với chút hy vọng le lói, ta thấy được mơ ước lớn của nhà văn là muốn thay đổi cuộc sống ngột ngạt đó cho những con người lao động nghèo khổ..
- Thông qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã thể hiện bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện nghèo buồn mà đẹp và hiện thực của con người tuy đói khổ nhưng luôn chứa ẩn chứa tâm hồn lạc quan, khát khao hạnh phúc.
- Tác phẩm đã làm sống lại những tình cảm nhỏ bé nhất trong lòng mỗi người đọc yêu văn Thạch Lam..
- “Hai đứa trẻ” là kết quả của quá trình sáng tạo và chắt lọc những tinh hoa cuộc sống, những xúc cảm thẩm mỹ của Thạch Lam.
- Khác với các nhà văn Tự lực văn đoàn, Thạch Lam quan niệm “Đối với tôi, văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên.
- Và Thạch Lam đã xuất sắc khi làm điều đó.
- Qua hình ảnh bức tranh phố huyện nghèo, Thạch Lam đã bộc lộ niềm cảm thông cho những kiếp người nhỏ bé.
- Cũng như nhà văn muốn gửi gắm một niềm tin về cuộc sống hạnh phúc trong tương lai..
- Thạch Lam đã đem ngòi bút của mình lách sâu vào phố huyện nghèo.
- Kết bài cảm nhận nhân vật Liên.
- Thạch Lam khi quan niệm về con người luôn nhấn mạnh đến vẻ đẹp tâm hồn: “Đối với nhà văn điều quan trọng nhất là phải miêu tả sự sống mà sự sống tinh vi nhất, sâu kín nhất là sự sống của tâm hồn”..
- Nhân vật Liên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam không chỉ là một cô gái có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, yêu thương những người xung quanh, mà còn là một cô gái có khao khát sống, đổi đời mãnh liệt.
- Nói tóm lại truyện ngắn “Hai đứa trẻ” nổi bật lên hình ảnh nhân vật Liên với những nét đẹp tâm hồn đáng quý.
- Kết bài phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ.
- Qua tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam còn thể hiện sự khát khao to lớn của một đời người,một số phận nghèo khổ muốn vươn tới một cuộc sống tốt đẹp tuy còn khó khăn và lắm chật vật.
- Tài năng của Thạch Lam thông qua đó mà được bộc lộ,đặc biệt là sự tinh tế tròn tả cảnh và phân tích diễn biến tâm lí nhân vật khiến truyện đi vào lòng người một cách tự nhiên nhất..
- Họ sống đấy, nhưng đâu biết ngày mai số phận mình sẽ ra sao! Một niềm xót thương da diết của Thạch Lam thể hiện kín đáo ngay trong cách dựng người: dựng cảnh và cái giọng văn đều đều, chậm buồn của ông..
- Nếu như các nhà văn thuộc Tự lực văn đoàn đã xa rời thực tại, thi vị hóa cuộc sống thì Thạch Lam lại gắn chặt ngòi bút với đời sống, dù ông là thành viên chủ chốt của văn đàn ấy.
- thì Thạch Lam lại đến với tình người.
- Văn chương Thạch Lam lay động đến cõi sâu thẳm nhất của tâm hồn con người và thức tỉnh họ bằng những nỗi đau.
- Với phong cách vừa lãng mạn, vừa hiện thực, ngòi bút Thạch Lam thực sự xuất sắc khi viết về cuộc sống con người nghèo khổ, cùng những nỗi đau âm thầm, nhẹ nhàng nhưng khi gấp sách lại ta không sao quên được.
- Không phải là những nụ cười đến thắt ruột, cười ra nước mắt của Nguyễn Công Hoan, không phải cái xót xa đến tận xương tủy như Nam Cao nhưng những trang văn nhẹ nhàng, tinh tế và sâu lắng của Thạch Lam đã lột tả hết cuộc sống phố huyện và cũng là cuộc sống của xã hội Việt Nam tù túng, ngột ngạt đương thời, đem đến cho người đọc những tình cảm thương xót đầy tính nhân bản..
- Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương với những kiếp người sống cơ cực, quanh quẩn nơi phố huyện nghèo..
- Có thể thấy, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Thạch Lam.
- Truyện đã thể hiện được giá trị nhân văn cao đẹp mà nhà văn muốn gửi gắm trong những sáng tác của mình..
- Văn chương Thạch Lam trong sáng giản dị mà thâm trầm sâu sắc.
- Điều đó được thể hiện qua truyện ngắn "Hai đứa trẻ".
- Thành công của Thạch Lam chính là sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp lãng mạn với hiện thực.
- Ai đó đã định nghĩa về thơ: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời còn là thơ nữa” thì truyện ngắn “Hai đứa trẻ” và nhiều thiên truyện khác nữa của Thạch Lam có đầy đủ những yếu tố mang phong vị của một bài thơ trữ tình đặc sắc mà lại “cuộc đời”.
- Như vậy có thể thấy truyện ngắn “Hai đứa trẻ” đã mang đến cho chúng ta bức tranh toàn cảnh về cuộc sống của những người dân dưới chế độ thực dân phong kiến.
- Chính cái xã hội ấy đã làm cho những con người ấy trở nên khốn khổ, vất vả hơn bao giờ hết..
- Đọc truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, ta thấy đằng sau vẻ chân chất, dung dị lại là sự tinh vi, sâu sắc - rất đúng với phong cách Thạch Lam.
- Đi vào tác phẩm của Thạch Lam là đi vào thế giới tâm tình.
- Nhà văn Nguyễn Tuân đã nhận xét: “Truyện Hai đứa trẻ có một hương vị thật là man mác.
- Đọc “Hai đứa trẻ” thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín”.
- Kết bài phân tích tâm trạng nhân vật Liên.
- Khi miêu tả tâm trạng nhân vật Liên, Thạch Lam muốn thể hiện được sự nghèo khổ hiện thực chua xót ấy nhưng vẫn mang những nét thi vị của chốn bùn lầy nước đọng và cũng là sự cảm thông sâu sắc đối với những nhân vật nhỏ bé của mình..
- Khi miêu tả tâm trạng của nhân vật Liên, Thạch Lam đã nhập thân vào nhân vật, sống cùng nhân vật nên hiểu rõ nỗi niềm sâu kín bên trong.
- Nhà văn đã bộc lộ một biệt tài xây dựng nhân vật khi tập trung thể hiện thế giới nội tâm của con người ở những cung bậc cảm xúc tinh tế nhất..
- Thạch Lam rất đỗi tinh tế trong việc miêu tả sự biến đổi của cảnh vật và nhân vật mà cụ thể ở đây là cô bé Liên.
- Với truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã làm được giá trị đích thực của văn chương, giá trị thanh lọc tâm hồn con người, cho nó sức sống ngàn đời bất diệt..
- Qua nhân vật Liên nhà văn đã làm toát lên những giá trị nhân văn cao đẹp, giúp chúng ta thấu hiểu nỗi buồn đau của nhân vật cũng như của những con người ở phố huyện này.
- Giá trị của tác phẩm đã được tác giả thể hiện thông qua nhân vật Liên.
- Làm cho người đọc hiểu rõ hơn về số phận cũng như cuộc sống của con người trong thời kỳ này..
- Như vậy bức tranh tâm trạng của Liên ngoài việc bộc lộ nghệ thuật xây dựng nhân vật tinh tế và tài tình của Thạch Lam, nó còn khiến độc giả phải nhận ra một thông điệp thật ý nghĩa về cuộc sống mà Thạch Lam muốn truyền đạt trong tác phẩm Hai đứa trẻ..
- “Về bút pháp, có thể nói Thạch Lam mở đầu cho một giọng điệu riêng: trữ tình hướng nội trong truyện ngắn” nhân vật Liên với những xúc cảm mong manh đã minh chứng cho tài năng của ông..
- Có thể nói Thạch Lam đã rất thành công trong việc xây dựng hình ảnh Liên để từ đó gián tiếp truyền tải những triết lý sâu sắc của mình.
- Qua tâm trạng của nhân vật Liên khi chờ tàu, Thạch Lam đã gửi để thông điệp sâu sắc và ý nghĩa đến với người đọc: phải vượt thoát cuộc sống nghèo nàn, tù túng đơn điệu để vươn đến cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Đây mới là cuộc sống thực sự của con người.
- Khi miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên, Thạch Lam đã thể hiện được hiện thực cuộc sống..
- Đồng thời qua đó, nhà văn cũng thể hiện sự cảm thông sâu sắc đối với những kiếp người nhỏ bé trong xã hội xưa..
- Kết bài phân tích giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ.
- “Hai đứa trẻ” là một truyện ngắn đặc sắc và rất tiêu biểu cho phong cách Thạch Lam.
- Qua tác phẩm chúng ta thấy rõ tấm lòng nhân đạo của Thạch Lam đối với con người và nhất là những con người nhỏ bé trong xã hội.
- Qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc dành cho những kiếp người nhỏ bé sống trong phố huyện nghèo.
- Truyện rất tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Thạch Lam..
- Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam mang giá trị nhân bản rất sâu sắc, được xây dựng theo thủ pháp lãng mạn pha lẫn yếu tố hiện thực, và bao trùm lên tất cả là tấm lòng nhân đạo của nhà văn.
- “Hai đứa trẻ” đã trở thành một tác phẩm thành công bậc nhất trong nền văn học hiện thực Việt Nam..
- Đọc xong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, ta có cảm giác như được đọc một bài thơ trữ tình đượm buồn..
- Kết bài phân tích giá trị hiện thực trong Hai đứa trẻ.
- Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là một bức tranh hiện thực về cuộc sống của những con người nhỏ bé sống trong một phố huyện nghèo.
- Nhưng khi đối chiếu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” và nhiều thiên truyện khác của Thạch Lam, ta vẫn thấy chúng có đầy đủ những yếu tố mang phong vị của một bài thơ trữ tình đặc sắc mà lại hiện thực sâu sắc..
- Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là một truyện ngắn vô cùng hay và đặc sắc thể hiện phong cách của nhà văn Thạch Lam.
- Kết bài phân tích cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ.
- Cảnh đợi tàu cũng là cảnh khép lại thiên truyện vừa nhẹ nhàng, lắng đọng của Thạch Lam.
- “Hai đứa trẻ” thực sự đã hoàn thành sứ mệnh của văn chương chân chính khi khơi gợi của người đọc tình cảm trong sáng và giàu ý nghĩa nhân văn..
- Đọc truyện ngắn “Hai đứa trẻ” ta có cảm giác như được đọc một “bài thơ trữ tình đượm buồn” bởi qua tâm trạng đợi tàu của hai chị em Liên.
- Cảnh đợi tàu của hai chị em Liên đã làm sáng ngời lên tuyên ngôn văn học của Thạch Lam.
- Thạch Lam là một nhà văn tài ba khi đã khắc họa cảnh chờ tàu của chị em Liên thật tỉ mỉ, sinh động để lại cho người đọc người nghe nhiều suy tư, chiêm nghiệm và bài học về niềm tin trong cuộc sống.
- Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” khắc họa sinh động thế giới tâm hồn của những con người cùng khổ trong xã hội cũ trước Cách mạng.
- Đó cũng là thông điệp và tình thương của Thạch Lam dành cho những nhân vật..
- Dù sáng tác trong trào lưu văn học lãng mạn nhưng Thạch Lam lại hướng đến những kiếp người nhỏ bé, đơn độc.
- Thông qua việc xây dựng thành công hai nhân vật Liên và An trong cảnh đợi chuyến tàu đêm, nhà văn đã thể hiện được tư tưởng nhân văn và tấm lòng nhân đạo của mình.
- Chẳng còn An và Liên cùng chuyến tàu đêm nữa nhưng đâu đó trong cuộc đời cần lắm thông điệp của Thạch Lam để vực dậy những kiếp người lẻ loi, bất hạnh “hãy thắp ngọn lửa hi vọng cho mỗi cuộc đời dù đó chỉ là ngọn lửa nhỏ bé trong phút chốc”..
- Các tác phẩm của Thạch Lam thường hướng đến những kiếp người nhỏ bé, đơn độc.
- Có người từng nói rằng: “Thạch Lam là nhà văn ngắt câu bằng màu, chấm câu bằng nốt nhạc, chuyển đoạn bằng hình”.
- Bởi lẽ vậy “Hai đứa trẻ” hiện lên như một bức tranh dệt bằng cảm giác.
- Thạch Lam không có tham vọng tạo ra những tình huống truyện éo le, nghịch cảnh.
- Đặc biệt, cảnh đợi chuyến tàu đêm đã ánh lên những tia hy vọng rất đời, rất người mà Thạch Lam bằng cả tài năng, tâm huyết xây dựng..
- Thạch Lam đã dẫn người đọc cùng ông về một phố huyện nghèo nàn, buồn tẻ và đơn điệu, cùng ông cảm thông với cuộc sống của cả một lớp người, sống không có hy vọng vào ngày mai, nếu có chăng là nhìn thấy thoáng qua sự ồn ào, vẻ sang trọng của người khác.
- Phải chăng dưới ngòi bút của Thạch Lam, cuộc sống chẳng còn ý nghĩa gì? Không, dù chưa lạ được gì cho con người nghèo khổ, Thạch Lam đã góp một tiếng nói cảm thông, đã nhen nhóm trong họ một chút hi vọng để vượt lên trên cái tẻ nhạt, tầm thường của cuộc sống.
- Miêu tả cả một lớp người và tâm trạng của họ như thế, chúng ta thấy được lòng trắc ẩn của nhà văn trước số phận của con người.
- Vì thế, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là một truyện ngắn hay, gợi lên trong người đọc nhiều nghĩ suy trước số phận con người, nhất là những con người nhỏ bé..
- Qua hình ảnh chuyến tàu đêm, ta thấy được tấm lòng thiết tha của tác giả đối với những con người nghèo khổ.
- Đoàn tàu đem lại cho những người dân nơi phố huyện nghèo giây phút được hòa nhập, con người đang phát ra những tiếng nói tiếng cười.
- Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” đã để lại cho người đọc tâm trạng thương cảm cho những số phận con người tẻ nhạt, bất hạnh nhưng vẫn luôn khát vọng về một cuộc sống tương lai tươi sáng hơn.
- Thạch Lam đã gieo vào họ một.
- Một thái độ trân trọng ước mơ của con người của Thạch Lam, thể hiện một ngòi bút đa cảm và ông xứng đáng là một phong cách nghệ thuật lớn..
- Không những thế còn khẳng định một ngòi bút nhẹ nhàng trữ tình đẫm chất thơ của Thạch Lam.
- Một sư giăng mắc ám ảnh trong câu truyện, và cũng là tấm lòng nhân đạo, trân trọng ước mơ của con người của một nhà văn chân chính.