« Home « Kết quả tìm kiếm

Văn mẫu lớp 12: Cảm nhận hình tượng Tnú và A phủ (Dàn ý + 2 mẫu) Những bài văn hay lớp 12


Tóm tắt Xem thử

- Dàn ý cảm nhận hình tượng Tnú và A phủ.
- Nguyễn Trung Thành và Tô Hoài là hai nhà văn gắn bó mật thiết với cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta.
- Điểm chung của hai nhà văn là đều có những tác phẩm ngợi ca truyền thống yêu nước, căm thù giặc và khao khát chiến đấu, son sắt với cách mạng của nhân dân ta.
- Tuy cả hai tác giả đều nói về người dân trong cuộc kháng chiến nhưng mỗi nhà văn lại xây dựng nhân vật với những đặc điểm riêng.
- Tnú trong “Rừng xà nu” và A Phủ trong “Vợ chồng A Phủ” là hai nhân vật tiêu biểu.
- Tuy nhiên có ý kiến cho rằng:Ở Tnú không có vấn đề tìm đường, nhận đường như nhân vật A Phủ, câu chuyện về Tnú được mở ra từ chính chỗ A Phủ dần khép lại..
- Nhân vật A Phủ của Tô Hoài được coi là nhân vật đang trên đường đi tìm lý tưởng và nhận thức lý tưởng.
- Nhân vật Tnú đã có lý tưởng ngày khi anh còn nhỏ..
- Ở Tnú không có vấn đề tìm đường, nhận đường như nhân vật A Phủ, câu chuyện về Tnú được mở ra từ chính chỗ A Phủ dần khép lại.
- Có nghĩa Tnú là hệ nối tiếp, đi sau sẽ có những bước phát triển và phẩm chất mới mẻ hơn so với nhân vật đàn anh A Phủ..
- *Điểm gặp gỡ và khác biệt của hai nhân vật Điểm gặp gỡ.
- Tnú cũng mồ côi từ nhỏ được dân làng STrá nuôi dưỡng..
- Tnú được ví như cây xà nu cường tráng bất chấp đạn bom..
- Cả hai đều có phẩm chất dũng mãnh, căm thù cái ác, sự bất công và đi theo cách mạng:.
- Chỉ huy dân làng mài vũ khí, chuẩn bị lực lượng chiến đấu..
- Nạn nhân của những tập tục phong kiến lạc hậu – Kiếp sống nô lệ ngựa trâu cho nhà thống lí..
- Tính cách của A Phủ rất đặc biệt:.
- nghe lời thống lí tự đi lấy cọc, đóng cọc, lấy dây để hắn trói mình.
- Tô Hoài rất biện chứng trong hai mặt đối lập của nhân vật và chỉ ra cho người đọc thấy đó là bước tìm đường, nhận đường của A Phủ để sau này sang Phiềng Sa gặp A Châu (cán bộ Đảng), anh được giác ngộ và sẵn sàng cầm súng trở thành du kích quay về giải phóng quê hương..
- Tnú mồ côi nhưng được sống trong vòng tay yêu thương đùm bọc của dân làng Xô Man..
- Được gần cán bộ cách mạng là anh Quyết, được dạy chữ để sau này tiếp nối làm cán bộ, lãnh đạo phong trào cách mạng ở quê hương..
- Tnú có những điều kiện mà các nhân vật anh hùng miền sơn cước trước đó chưa có, hay chỉ có khi đã trải qua vô vàn đau khổ, gian truân..
- Vì thế, ở Tnú không còn là nhân vật tìm đường nữa, anh đã có những điều kiện thuận lợi và phẩm chất mới mẻ, vượt xa với A Phủ.
- Tnú – người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy có những phẩm chất thật đáng quý.
- Được thừa hưởng phong trào cách mạng từ cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc..
- Được giác ngộ lí tưởng cách mạng ngay từ tuổi nhỏ..
- tất cả các anh đều là những người con ưu tú của núi rừng Tây Bắc, Tây Nguyên trong các cuộc chiến tranh vệ quốc, mang trong mình chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam, mãi mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ tiếp nối..
- Bài học nhận thức và hành động cho thế hệ trẻ trong cuộc sống, xã hội mới..
- Cảm nhận hình tượng Tnú và A phủ - Mẫu 1.
- Nay trở lại vùng đất ấy để viết về những người con Tây Nguyên chống Mĩ thì tác giả đã gặp lại cái màu xanh bạt ngàn của những rừng xà nu chạy dài đến chân trời.
- Chính vì thế mà tác giả đã yêu say mê cây rừng xà nu tù ngày đó ông đã kể lại như vậy.
- Cho hình tượng nhân vật Tnú gắn liền với hình ảnh cây xà nu đã trở thành ấn tượng mạnh mẽ và gợi cảm hứng sáng tác cho ông..
- Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại..
- Tác phẩm của ông luôn thể hiện vốn hiểu biết sâu sắc, đặc biệt về những phong tục và sinh hoạt đời thường của những vùng văn hóa khác nhau trên đất nước ta..
- những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống và con người Tây Bắc.
- Nổi bật là truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, với hình tượng người anh hùng A Phủ..
- Khi so sánh hình tượng nhân vật Tnú và A Phủ, ta mới thấy được rằng cả hai nhân vật đều sinh ra ở những vùng quê hẻo lánh.
- Nếu như A Phủ sinh ra tại vùng núi Tây Bắc thiếu thốn thì Tnu lại sinh ra ở một nơi chẳng mấy khá hơn đó là Tây Nguyên đầy nắng và gió..
- So sánh hình tượng nhân vật Tnú và A Phủ để thấy rõ cả hai nhân vật đều hướng đến chính nghĩa, bảo vệ công bằng, dũng cảm, có ý thức chống lại cái ác và tìm ra lối đi đúng đắn.
- Còn Tnú đã theo Cách mạng từ bé, anh nuôi quân, làm liên lạc, lớn lên chỉ huy dân làng đánh giặc..
- Nạn nhân của những tập tục lạc hậu, dị đoan miền núi: đánh con quan nên bị xử phạt tiền và bị đánh đập, không có tiền thì Thống lí Pá tra cho vay, làm nô lệ để gạt nợ, bị đem cúng trình ma nhà chủ nợ..
- Trong A Phủ là hai mặt đối lập của một con người tiêu biểu cho người nông dân nghèo miền núi chưa ý thức được giá trị bản thân.
- Tô Hoài đã để cho nhân vật sống theo thói quen cam chịu do bị chèn ép lâu ngày..
- Dù vậy trong mỗi con người A Phủ tồn tại sức mạnh của lòng ham sống, sức mạnh ấy bộc lộ rõ nhất khi họ đứng trước ranh giới giữa sự sống và cái chết..
- Cuộc đời Tnú được mở ra từ sự khép lại của A Phủ.
- Tnú không còn tìm đường nữa mà từ nhỏ đã được nuôi dưỡng bởi ánh sáng cách mạng và tình yêu thương, đoàn kết của dân làng.
- Tnú không chỉ vùng dậy đấu tranh theo tình thần tự phát mà anh được rèn luyện, dạy bảo để trở thành người lãnh đạo của phong trào cách mạng quê hương..
- Tnú hòa mình vào cuộc chiến, quên đi nỗi đau của bản thân, anh là bước phát triển tiếp theo của A Phủ khi đã hóa thân vào cuộc chiến của cả dân tộc, vì thế anh có điều kiện để bộc lộ những phẩm chất mới mẻ mà A Phủ chưa có.
- Đó không chỉ là sự dũng cảm, kiên cường khi cùng dân làng đánh giặc mà còn thể hiện phẩm chất bên trong của con người đó là tình yêu thương gia đình..
- Lập được chiến công cùng dân làng đánh giặc, Tnú có những lợi thế của thời đại..
- Khi so sánh hình tượng nhân vật Tnú và A Phủ, ta mới thấy rõ người con Tây Nguyên Tnú không phải sống trong kiếp nô lệ như A Phủ, lớn lên khi phong trào cách mạng đã đủ lông, đủ cánh, được anh Quyết rèn luyện, dạy bảo từ bé.
- Vì thế mà ở anh thể hiện những phẩm chất mới mẻ của người anh hùng trong thời kì kháng chiến chống.
- So sánh hình tượng nhân vật Tnú và A Phủ để thấy rõ giai đoạn lịch sử đều có ý nghĩa nhất định, giai đoạn sau bao giờ cũng là bước nối tiếp, kế thừa của giai đoạn trước đó.
- Tinh thần Cách mạng cũng thế, phải bắt đầu từ việc tìm đường, nhận đường thì mới có một phong trào Cách mạng sôi nổi với những con người sẵn sàng cống hiến bản thân cho Tổ quốc như Tnú và A Phủ..
- Qua bài viết so sánh hình tượng nhân vật Tnú và A Phủ, chúng ta đã hiểu rõ hơn về vẻ đẹp của những người anh hùng miền núi.
- Cảm nhận hình tượng Tnú và A phủ - Mẫu 2.
- Tô Hoài và Nguyễn Trung Thành đều là những cây bút văn xuôi tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam sau năm 1945.
- Nếu Tô Hoài rất sở trường với hiện thực cuộc sống của người dân miền núi Tây Bắc thì Nguyễn Trung Thành lại gắn bó máu thịt với mảnh đất Tây Nguyên trong những năm kháng chiến chống Mĩ..
- Nếu nói đến Tô Hoài, không thể quên truyện ngắn Vợ chồng A Phủ - một truyện ngắn xuất sắc viết về cuộc sống của những người dân Tây Bắc dưới chế độ phong kiến, thực dân, thì nhắc đến Nguyễn Trung Thành là phải nói đến Rừng xà nu - một “Đất nước đứng lên” của thời đánh Mĩ.
- Đặt hai nhân vật A Phủ (Vợ chồng A Phủ) và Tnú {Rừng xà nu) bên cạnh nhau, ta sẽ thấy rất nhiều ý nghĩa trong những nét tương đồng và khác biệt giữa họ..
- A Phủ và Tnú tuy được xây dựng trong hai tác phẩm của hai tác giả ở hai thời kì khác nhau, ở hai miền đất khác nhau, nhưng đều là những con người miền núi..
- Có nét gì chung rất dễ nhận ra ở hai con người cách nhau hàng ngàn cây số: đó là sự mạnh mẽ về thể chất và tinh thần.
- Tnú thì thuở ấu thơ đã dám ra rừng đem gạo nuôi cán bộ, bị bắt, bị chém ngang dọc trên bụng trên lưng vẫn không hé răng khai báo nơi ở của cán bộ, bị đốt mười đầu ngón tay bằng nhựa xà nu vẫn cắn mồi đến bật máu để chịu đựng.
- Cả A Phủ và Tnú đều là những con người luôn hướng về ánh sáng.
- Tnú bắt gặp lí tưởng cách mạng được truyền từ anh Quyết, cán bộ của Đảng hoạt động bí mật, Tnú giống như cây xà nu tiếp ánh sáng mặt trời để không ngừng vươn toả lên bầu trời tự do.
- Phẩm chất cách mạng ở những người dân miền núi trong hoàn cảnh ngặt nghèo đã được hai nhà văn thể hiện rất sinh động..
- Hai nhân vật ở hai vùng đất khác nhau, thuộc hai tộc người khác nhau, nhưng ta vẫn thấy ở họ có nét nào đó tương đồng trong tính cách.
- Họ thuộc loại nhân vật hành động.
- Ấn tượng sâu nhất mà người đọc có được về hai nhân vật này là những hành động của họ.
- Với A Phủ, đó là hành động đánh con quan, hành động đi săn thú rừng,.
- vác cả con bò bị hổ ăn mất một phần, làm bất cứ việc nặng nhọc nào trong nhà thống lí.
- Nó cho thấy sức mạnh thể chất của một con người.
- với Tnú, đó là hành động mang gạo ra rừng nuôi cán bộ, đi một mình lên núi cao ba ngày để mang đá trắng về làm phấn học chữ, lấy đá tự đập vào đầu khiến máu chảy ròng ròng khi học chữ không vào, cùng dân làng thức mài vũ khí hằng đêm để chuẩn bị chiến đấu, bóp chết tên đồn trưởng của giặc bằng hai bàn tay thương tích....
- Bên cạnh nhiều điểm tương đồng, A Phủ và Tnú còn có những nét riêng, độc đáo, thể hiện khả năng cá biệt hoá của hai nhà văn.
- Điều này thể hiện đầy đủ qua số phận riêng của từng nhân vật..
- A Phủ hiện ra qua những trang truyện của Tô Hoài là một chàng trai mang trong mình những phẩm chất đáng quý.
- Có thể đây chỉ là hành động bột phát, tức thời, nhưng nó cũng cho thấy cái sức mạnh thể chất và tinh thần của một con người..
- Cũng vì hành động liều lĩnh ấy mà A Phủ phải chịu đựng biết bao nhiêu đau khổ cả về thể chất lẫn tinh thần.
- Bọn người nhà thống lí trói A Phủ, đưa về, đánh chửi tàn nhẫn mấy ngày liền, khiến cho mặt mày sưng lên như mặt hổ phù.
- Số tiền đó là một đời A Phủ nằm mơ cũng không thấy.
- Buộc A Phủ vay tiền để nộp vạ, thực chất, thống lí Pá Tra đã sử dụng một thủ đoạn quen thuộc: dùng những đồng tiền nợ để trói buộc số phận con người..
- Với A Phủ, đó là bản án chung thân..
- Đi ở trừ nợ có nghĩa là phải chấp nhận thân phận của kẻ nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra.
- Với sự hỗ trợ của thần quyền, chúng tước đoạt hoàn toàn ý thức về sự tự do tối thiểu của con người.
- Đã làm kiếp con ở trừ nợ, A Phủ không hề có ý định bỏ trốn, dù đó là việc nằm trong tầm tay.
- Nỗi đau khổ ghê gớm nhất của A Phủ thể hiện qua việc chịu đựng hình phạt của thống lí Pá Tra.
- Mải đi săn nhím, để hổ bắt mất một con bò, A Phủ bị thống lí Pá Tra áp dụng hình phạt mà hắn quen dùng: trói đứng vào cột cho đến chết.
- Theo lệnh thống lí, A Phủ lặng lẽ đi lấy cọc, tự tay chôn cọc, lấy dây rồi ngoan ngoãn đứng vào bên cọc để thống lí thực hiện hành động trừng phạt.
- Con người mạnh mẽ, từng dùng cả con quay bằng gỗ ngát đánh vào mặt con quan giờ đây chỉ là một kẻ nô lệ mà sự sống chết hoàn toàn bị định đoạt bởi bàn tay của chủ.
- Hành động trừng phạt A Phủ không chỉ cho thấy sự tàn bạo của những kẻ thống trị, mà quan trọng hơn, nó thể hiện sâu sắc bi kịch của những con người bị áp bức.
- Xây dựng nhân vật Tnú trong truyện Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành tô đậm hai nét cơ bản trong tính cách của Tnú: sự gan góc, dũng cảm và đời sống tình cảm phong phú.
- Chính điều đó đã phát triển thành phẩm chất dũng cảm vô song của Tnú lúc trưởng thành.
- Ấy là khi anh bị kẻ thù đốt mười đầu ngón tay bằng giẻ tấm nhựa xà nu.
- Là con người bằng xương bằng thịt, Tnú cũng đau đớn đến cháy ruột cháy gan, nhưng anh không thèm kêu.
- Con người dũng cảm, cứng cỏi như sắt đá ấy cũng là một người rất giàu tình cảm.
- Tình cảm phong phú, đẹp đẽ của Tnú được thể hiện trước hết trong quan hệ với Mai.
- Từ nhỏ, Tnú và Mai đã bên nhau trong lúc vui cũng như lúc buồn, từng cùng nhau mang gạo ra rừng tiếp tế cho cán bộ, từng chụm đầu bên nhau để học những con chữ đầu đời.
- Đó là lúc Tnú phải chứng kiến cảnh Mai và con bị đánh bằng roi sắt hết sức dã man, để rồi anh phải nhảy xổ ra giữa lũ giặc khi trong tay không một tấc sắt.
- Đó là đêm về thăm làng, bên bếp lửa xà nu tại nhà cụ Mết, hình ảnh Mai lại hiện lên rõ nét trong tâm trí anh, đến mức, thoạt nhìn thấy Dít, anh ngỡ đó là Mai..
- Như vậy, A Phủ và Tnú, bên cạnh những nét tương đồng, mỗi nhân vật còn có những nét cá biệt, thể hiện tài năng sáng tạo của hai nhà văn