« Home « Kết quả tìm kiếm

Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về lòng hiếu thảo (8 Mẫu) Viết đoạn văn nghị luận về lòng hiếu thảo


Tóm tắt Xem thử

- Đoạn văn về lòng hiếu thảo.
- Con người Việt Nam ta rất xem trọng lòng hiếu thảo, bởi hiếu thảo là một truyền thống quý báu từ ngàn xưa của dân tộc.
- Ông bà, cha mẹ là người sinh thành, cho ta sự sống, được làm người.
- Vì vậy, phận là con cháu phải biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ để đền đáp lại công ơn sinh thành dưỡng dục.
- Bằng tấm lòng hiếu thảo, sự kính trọng, yêu thương thì những người con mới có thể phần nào đền đáp công ơn sinh thành.
- Lòng hiếu thảo xuất phát từ những hành động rất giản đơn, đó là yêu thương, luôn nghe lời cha mẹ, phụng dưỡng ông bà khi già yếu, chăm sóc cha mẹ khi ốm đau.
- Lòng hiếu thảo chính là thước đo giá trị của con người chứ không phải tiền bạc hay địa vị cao sang, ai cùng từ cha mẹ sinh ra, nếu không báo hiếu cha mẹ thì đó là người vô tâm, vô cảm, ngược lại còn ngỗ nghịch, cãi lại cha mẹ thì đó là người con bất hiếu, không xứng đáng nhận được sự tôn trọng của mọi người..
- Đoạn văn nghị luận về lòng hiếu thảo ngắn gọn Đoạn văn mẫu 1.
- Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người.
- Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình.
- Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy.
- Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu.
- Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ.
- Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”.
- Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng.
- Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”..
- Xem thêm: 96 đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ Đoạn văn mẫu 2.
- Đạo làm con là phải hết lòng phụng dưỡng, báo đáp mẹ cha, vì thế Hiếu Thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người.
- Người con hiếu thảo là người con luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình.
- Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy - nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu.
- Lòng hiếu thảo luôn mang lại hạnh phúc cho gia đình, làm cho gia đình yên ấm.
- Hiếu thảo cũng mang lại một xã hội tốt đẹp văn minh..
- Nếu mỗi gia đình là những tấm gương hiếu thảo thì xã hội này sẽ tốt đẹp biết bao.
- Muốn vậy ta cần phê phán những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng.
- Đúng như đức nhân Khổng Tử từng nói: “Tội ác lớn nhất của con người chính là tội bất hiếu”.
- Đoạn văn mẫu 3.
- Từ xưa đến nay lòng hiếu thảo luôn luôn là một truyền thống của dân tộc ta.
- Lòng hiếu thảo chính là sự kính trọng, biết ơn của mình đối với ông bà, cha mẹ.
- Hiếu thảo chính là sự thể hiện hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc về già.
- Những người đã có ơn với chúng ta.
- Cha mẹ là những người để mang nặng đẻ đau, nuôi nấng chúng ta lên người..
- Hiếu thảo chính là một truyền thống tốt của dân tộc ta đã được gìn giữ từ xưa đến nay..
- Sống hiếu thảo là một lối sống đẹp, luôn ghi nhớ những công ơn của ông bà, cha mẹ..
- Nhờ có lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong một gia đình, mọi người sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng cùng lòng biết ơn với các bậc sinh thành.
- Xem thêm: Đoạn văn nghị luận về tình yêu thiên nhiên của con người.
- Viết một đoạn văn nghị luận về lòng hiếu thảo đầy đủ Đoạn văn mẫu 1.
- Hiếu thảo là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam..
- Lòng hiếu thảo là tấm lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc của bậc con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
- Lòng hiếu thảo được biểu hiện bằng những tình cảm, hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.
- Đó có thể là sự lễ phép, kính trọng, cũng có thể là tình yêu thương, cảm thông sâu sắc, là sự cố gắng học tập và làm việc để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà.
- Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết hiếu thảo, biết yêu thương, trân trọng những người thân trong gia đình thì không chỉ tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc mà còn góp phần làm cho xã hội văn minh hơn.
- Thật vậy! Đấng sinh thành là những người đã đưa chúng ta đến với cuộc đời, nuôi dưỡng, bảo bọc và che chở cho ta bằng tất cả tình yêu thương.
- Vì vậy, hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con, người cháu trong gia đình.
- Chúng ta cần ý thức được điều này, sống và làm việc có trách nhiệm, luôn yêu thương, kính trọng bề trên, không ngừng cố gắng để đền đáp công ơn, tình cảm to lớn của cha mẹ..
- Tóm lại, lòng hiếu thảo từ xưa đến nay vẫn luôn là đạo lý tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác, chúng ta cần biết giữ gìn và phát huy thật tốt truyền thống đạo lý đó..
- Đoạn văn mẫu 2.
- Một trong số đó nổi bật nhất chính là lòng hiếu thảo.
- Hiếu thảo chính là tôn trọng cha mẹ và tổ tiên của mình, đó là cách hiểu trong triết học Nho giáo.
- đơn giản hơn thế, hiếu thảo được thể hiện trong hành động, lời nói với cha mẹ, tổ tiên..
- Việc phụng dưỡng, chăm sóc họ khi còn sống, thờ phụng họ khi qua đời, luôn mang lại niềm vui cho họ, ấy chính là hiếu thảo.
- Vậy vì sao ta phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ tổ tiên? Bởi họ chính là người đã sinh ra ta, cho ta một cơ thể khỏe mạnh, một trái tim biết yêu thương, nuôi ta khôn lớn thành người.
- Cha mẹ, người thân luôn là chỗ dựa vững chắc phía sau cổ vũ, động viên, nâng đỡ mỗi chúng ta trên chặng đường đời, là bến đỗ bình yên nhất luôn dang tay chào đón chúng ta.
- Người sống hiếu thảo sẽ luôn được mọi người tôn trọng, yêu mến và coi đó là tấm gương cho các thế hệ sau này và người khác noi theo học tập.
- Những câu chuyện về con người hiếu thảo như vua Thuấn dù bị cha đánh chửi, bị mẹ kế và em trai hãm hại nhưng vẫn luôn hiếu kính họ, vẫn luôn bảo vệ cha những lúc ông gặp nguy hiểm, nhường nhịn em trai mình.
- những cô cậu bé còn nhỏ tuổi nhưng đã vừa học vừa làm chăm sóc cha mẹ ông bà bị bệnh của mình… Vô vàn những câu chuyện làm chúng ta cảm động đang xảy ra xung quanh ta hàng ngày.
- Ấy vậy nhưng vẫn có những con người sống thờ ơ, vô cảm, bội bạc.
- Họ không quan tâm đến cha mẹ của mình, mặc kệ họ tự sinh tự diệt, ích kỷ chỉ vì riêng bản thân.
- Những con người ấy đáng bị lên án và trừng phạt.
- Hiếu thảo là một đức tính mỗi người cần phải có, không chỉ đơn giản là để ta sống cho trọn vẹn mà còn là hành trang cần thiết để ta bước vào đời..
- Xem thêm: Đoạn văn nghị luận về tính kỷ luật Đoạn văn mẫu 3.
- Hiếu thảo với ông bà cha mẹ vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, và đây cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có ở con người.
- Lòng hiếu thảo có nghĩa là kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của mình.
- Đó còn là hành động yêu thương chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ ông bà khi già yếu và trách nhiệm thờ phụng khi họ qua đời.
- Hiếu thảo chính là giá trị cốt lõi của và là trung tâm trong hệ thống đạo đức của nho giáo.
- Nó không chỉ biểu hiện qua tình cảm mà còn biểu hiện trong những hành động cụ thể.Biểu hiện của người có lòng hiếu thảo chính là biết cung kính ông bà.
- cha mẹ, biết vâng lời và làm cho cha mẹ vui lòng.
- Khi cha mẹ khỏe mạnh thì ngoan ngoãn vâng lời, khi già yếu th, ốm đau thì hết lòng chăm sóc phụng dưỡng.
- Khi cha mẹ nhắm mắt xuôi tay thì thành tâm thờ cúng.
- Con người chúng ta ai cũng cần phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ, họ là những người đã nuôi dưỡng và dạy ta nên người, mỗi con người sinh ra đều có tổ, có tông có nguồn có cội, thân tộc.
- Chính vì thế chúng ta cần phải biết ơn những người đã sinh thành ra ta, nó còn là lối sống chuẩn mực của dân tộc Việt Nam ta, Nhị thập tứ hiếu luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời còn mãi.
- Sống hiếu thảo là lối sống cao đẹp, biết quý trọng công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ thể hiện niềm tri ân đối với các bậc sinh thành.
- Lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung sống có trách nhiệm.
- Bên cạnh đó, lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến, trân trọng và thành công trong cuộc sống và môi trường tràn ngập yêu thương, sự kính trọng đối với các bậc sinh thành.
- Giá trị của một người con không thể hiện ở sự giàu có sang trọng mà nó chính là ở tấm lòng hiếu thảo.
- Lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình nghĩa và cũng là nét đẹp cao quý của nền văn hóa Việt Nam..
- Đoạn văn mẫu 4.
- Chữ hiếu có vai trò quan trọng trong đời sống con người dù ở thời đại nào đi nữa.
- Có thể thấy, chữ hiếu trong lòng hiếu thảo mang một ý nghĩa to lớn đối với đồng bào ta..
- Vậy lòng hiếu thảo có ý nghĩa là gì? Lòng hiếu thảo đối với cha mẹ có nghĩa là tình cảm, thái độ kính trọng, tôn thờ, biết ơn cha mẹ của mình.
- Lòng hiếu thảo thể hiện phẩm chất đạo đức tốt mà chúng ta cần có, là nghĩa vụ mà chúng ta phải làm.
- Nó còn là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức của con người.
- Mỗi chúng ta được sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục nên người đều là nhà công lao vất vả, to lớn của cha mẹ..
- Bản thân chúng ta khi cha mẹ còn sống khỏe mạnh, phận làm con phải biết yêu thương, tôn thờ và kính trọng.
- Phải biết chăm sóc cha mẹ đỡ đần thuốc thang khi cha mẹ già yếu, bệnh tật.
- Tuy nhiên, trong cuộc sống xã hội hiện nay vẫn còn xuất hiện những đứa con bất hiếu, vong ơn bội nghĩa, phủi bỏ, vội vàng quên đi những tháng năm cha mẹ yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ nên người.
- cha mẹ của mình.
- Hoặc đôi khi có những nơi có tục lệ rất cổ hủ như khi cha mẹ già yếu thì theo tập tục thì những người con phải mang cha mẹ mang bỏ lên núi bơ vơ một mình… những con người và những hành động này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án..
- Lòng hiếu thảo là phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người mà ai ai cũng nên có..
- Chúng ta cần yêu thương, tôn thờ, chăm sóc khi cha mẹ già yếu, bệnh tật… cha mẹ chỉ có một, những gì họ hi sinh cho ta xứng đáng nhận được sự đền đáp trọn vẹn.