« Home « Kết quả tìm kiếm

Văn mẫu lớp 12: Phân tích chất thơ trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông (2 Mẫu) Những bài văn hay lớp 12


Tóm tắt Xem thử

- Chất thơ trong Ai đã đặt tên cho dòng sông - Mẫu 1.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí.
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? Là bài bút kí mà Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết bằng tất cả tình yêu say đắm với sông Hương đẹp và dịu dàng, với Huế cổ kính thơ mộng..
- Mỗi đoạn văn là một chắt lọc tinh túy về hành trình, về dáng vẻ, về vẻ đẹp với những từ ngữ gợi cảm, diễn tả tình yêu say đắm của con người với dòng Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Digan khoáng và ma dại”.
- “Sông Hương khi về đồng bằng đã thay đổi tính cách, sông như đã chế ngự bản năng ở người con gái để mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”..
- Với liên tướng kỳ thú, diễm tình, tác giả ví sông Hương như một người con gái đẹp được người tình mong đợi đến đánh thức.
- "Sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn”, “Sắc nước trở nên xanh thẳm”, “nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như những thành quách”.
- "Dòng sông như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược nhỏ bé vừa bằng con thoi, những ngọn đồi này tạo nên nhiều mảng phản quang nhiều màu sắc”.
- Đến ngoại vi thành Huế, sông Hương lại có vẻ đẹp trầm mặc như những rừng thông u tịch và những lăng tẩm đồ sộ phong kín niềm kiêu hãnh âm u..
- Đoạn tả sông Hương chảy vào thành phố, tác giả sáng tạo những hình ảnh đầy ấn.
- Thi trung hữu nhạc đó là nhạc của lòng, trong văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng có nhạc, gợi nhớ nhạc “Điệu chảy lặng lờ của nó (sông Hương) ngang qua thành phố.
- Tác giả lý giải tên dòng sông băng huyền thoại đầy chất thơ khiến cho dòng sông vốn có cái tên thơ càng thơm hơn: Hương thơm, thơm của ngàn hoa, của nước nấu trăm loại hoa đổ xuống, làm thơm cả từng hơi đất..
- Bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường không giống như thế, nó đầy chất liệu quý, thể hiện một vốn sống, vốn văn hóa phong phú, nhất là về Huế.
- Chất thơ trong Ai đã đặt tên cho dòng sông - Mẫu 2.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là cây bút tiêu biểu của văn học hiện đại Việt Nam, ông sáng tác thành công ở nhiều thể loại, cả thơ và văn xuôi nhưng đạt được thành tựu lớn hơn cả là thể kí..
- Toàn bộ tinh hoa và năng lực của Hoàng Phủ Ngọc Tường đều dành cho thể kí.
- Theo Nguyên Ngọc, Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số mấy nhà văn viết kí hay nhất của văn học ta hiện nay..
- Kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường thường có tính chất tự do tản mạn thiên về tùy bút, bộc lộ một trí tuệ sắc sảo, uyên bác.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ra ở Huế, cả cuộc đời gắn bó với đất Huế, do đó kí viết về Huế chiếm số lượng lớn trong sự nghiệp sáng tác của ông.
- phố, tên làng ở Hà Nội, riêng Hoàng Phủ Ngọc Tường thì đằm cả tâm hồn trong khuôn mặt cuộc đời cùng với đất trời sông nước của Huế”.
- “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là bài kí độc đáo về sông Hương được sáng tác tháng một /một 98một và được đưa vào tập kí cùng tên năm một 984.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là người đi nhiều, tích lũy vốn sống vốn hiểu biết sâu sắc.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vận dụng vốn kiến thức uyên bác để khám phá và xây dựng hình tượng sông Hương, cung cấp cho người đọc một lượng thông tin đa dạng để hiểu sâu hơn về dòng sông và cả thiên nhiên, con người xứ Huế..
- Trước hết nhà văn khám phá sông Hương dưới góc nhìn địa lí.
- Ngay từ những câu văn mở đầu, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dẫn độc giả làm một cuộc hành trình tìm về cội nguồn của sông Hương để thấy được sức sống mãnh liệt, hoang dại nhưng cũng có lúc dịu dàng say đắm..
- Sông Hương được khắc họa bằng hình ảnh đầy ấn tượng: mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy qua những cơn lốc giữa màu sắc rực rỡ chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng....
- Hoàng Phủ Ngọc Tường cảm nhận sông Hương giống như một bản trường ca của rừng già với thanh âm rầm rộ của tiếng nước qua ghềnh thác.
- Âm hưởng hào hùng đã khiến câu văn miêu tả sông Hương ở vùng thượng lưu đậm đà chất sử thi lãng mạn.
- Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa kết hợp với khả năng liên tưởng phong phú đã giúp Hoàng Phủ Ngọc Tường thấy dòng sông như một sinh thể có linh hồn có cảm giác có tính cách lúc dữ dội nó tựa như cô gái Digan man dại, phóng khoáng.
- Hình như bất kỳ dòng sông nào ở chốn thượng nguồn cũng dữ dội, bạo liệt.
- Cũng là miêu tả cái dữ dội, mãnh liệt của dòng sông, nhưng Hoàng Phủ Ngọc Tường thấy sông Hương đúng là một bản trường ca chứ không phải một bản anh hùng ca như sông Đà của Nguyễn Tuân..
- Xuôi dòng sông Hương ra khỏi đại ngàn – sông Hương đã khép lại vẻ dữ dội bạo liệt của mình: đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong cái hang đá ở chân núi Kim Phụng.
- Kể từ đây sông Hương đã mang một vẻ đẹp khác.
- Sông Hương không còn là một cô gái Di gan với tâm hồn tự do, phóng khoáng mà đã trở thành một người đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, đợi người tình nhân của mình đến đánh thức dậy.
- Sông Hương hiện ra với những nét vẽ dịu dàng, bay bướm với những đường cong thật mềm, một hình cung thật tròn.
- Cũng chẳng còn sắc màu chói lọi, rực rỡ mà chỉ thấy dòng sông mềm như tấm lụa với màu nước thay đổi theo từng thời điểm trong ngày: sớm xanh, trưa vàng, chiều tím.
- Có thể nói qua những sắc màu gợi cảm để sông Hương “bình dị mà không tầm thường”, “trầm mặc mà không ủy mị”, “dịu dàng nhưng vẫn tiềm ẩn khí mạnh của đất đai” (Sử thi buồn)..
- Đẹp nhất, duyên dáng nhất, trữ tình nhất là lúc sông Hương về được với thành phố Huế.
- Tác giả cảm nhận sông Hương giống như một cố nhân xa xứ, háo hức được trở lại với mảnh đất quê hương xứ sở.
- Tách khỏi Huế sông Hương chỉ là một dòng nước chảy vô tri, chảy giữa đôi bờ nhưng gắn với Huế thì cảnh vật nào cũng thanh thoát nhẹ nhàng, dịu dàng như chính giọng nói ngọt ngào của con người nơi đây.
- Và giáp mặt với thành phố ở cồn Dã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang Cồn Hến và làm cho dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu.
- Sông Hương qua những từ tượng hình đã hiện ra thật rõ nét, sống động..
- Khi rời khỏi kinh thành Huế, sông Hương lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vùng cao ở ngoại ô Vĩ Dạ nhớ lại một điều gì chưa kịp nói nó đột ngột rẽ dòng sang hướng Đông Tây để gặp thành Huế ở thị trấn Bao Vinh xưa cổ.
- Tác giả dùng biện pháp nhân hóa để nội tâm hóa dáng hình của dòng sông.
- Cuộc chia tay của sông Hương với Huế giống cuộc chia ly của đôi tình nhân với bao vương vấn và cả một chút lẳng lơ, kín đáo của tình yêu.
- Nhà văn cũng phát huy sức liên tưởng để thấy sự dùng dằng của sông Hương như nàng Kiều chí tình trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề trước khi về biển cả..
- Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm một cuộc hành trình từ thượng nguồn về phía hạ lưu của sông Hương để thấy sông Hương đã vượt qua một cuộc hành trình với sự chuyển dòng liên tục.
- Ông đã thổi hồn mình vào sông Hương để khám phá vóc dáng và tính cách của dòng sông thuộc về thành phố duy nhất này..
- Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã nhìn sông Hương từ góc độ lịch sử.
- Sông Hương không chỉ là một cô gái Digan man dại.
- Không chỉ là người đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa mà dòng nước sông Hương còn chở trên mình bao biến động thời gian, bao vui buồn nhân thế, bao thăng trầm của thời đại.
- Sông Hương là chứng nhân của những biến thiên lịch sử, là dòng sông của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc.
- Nhà văn ví sông Hương viết giữa màu cỏ lá xanh biếc là để nhấn mạnh sự hòa quyện giữa chất hùng tráng và chất trữ tình..
- Sông Hương là một bản trường ca và cũng là một bản tình ca.
- Từng nhánh rẽ của dòng sông đến những cây đa, cây dừa cổ thụ cũng hàm ẩn một phần lịch sử.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường đã ngược về quá khứ để thấy vai trò của sông Hương trong lịch sử dân tộc.
- Từ thời đại các vua Hùng, sông Hương là dòng sông biên thùy xa xôi, trong những thế kỉ trung đại với tên gọi Linh Giang nó đã oanh liệt bảo vệ biên giới phía Nam của Tổ quốc Đại Việt.
- Sông Hương gắn liền với chiến công của Nguyễn Huệ, sông Hương đẫm máu trong những cuộc khởi nghĩa thế kỉ XX, sông Hương cũng gắn liền với cách mạng tháng Tám.
- Sông Hương cùng những di sản văn hóa Huế đã oằn mình dưới sự tàn phá của Mĩ trong mùa xuân lịch sử Mậu Thân.
- Tác giả đã so sánh với các trung tâm văn hóa khác để thấy sông Hương bị hủy diệt một cách đau đớn.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thấy sông Hương tự hiến đời mình là một chiến công, từng giữ những nhiệm vụ lịch sử vinh quang, lịch sử dân tộc đã ghi bằng nét son.
- Tên của thành phố Huế, của sông Hương đã cống hiến xứng đáng cho Tổ quốc.
- Không thể nói hết niềm tự hào, kiêu hãnh về một dòng sông có cái tên mềm mại, dịu dàng “sông Hương”..
- Bằng tất cả sự tinh tế của mình Hoàng Phủ Ngọc Tường còn thấy sông Hương hàm chứa trong nó nền văn hóa phi vật thể.
- Sông Hương chính là dòng sông âm nhạc.
- Từ âm thanh của dòng sông: tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga lên mặt nước, tiếng mái chèo khua giữa đêm khuya, tiếng nước vỗ vào mạn thuyền … đã làm nên những điệu hò dân gian và nền âm nhạc cổ điển Huế.
- Giữa đời thường, sông Hương là một bản tình ca.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường còn nghe vọng về từ trong sâu thẳm những câu hò của Ưng Bình.
- Nếu như các nghệ sĩ khác nhìn sự lặng tờ của sông Hương mà nghĩ tới tâm trạng dùng dằng mong chờ của con người thì Hoàng Phủ Ngọc Tường lại có những liên tưởng riêng, độc đáo..
- Trong trí tưởng tượng của Hoàng Phủ Ngọc Tường thì Nguyễn Du đã có những đêm xuôi thuyền trên sông Hương.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường đã hóa thân vào một nghệ nhân già.
- Sông Hương còn là dòng sông thơ.
- Mỗi người nghệ sĩ có cách nhìn, cách cảm riêng về sông Hương.
- Sông Hương thay hình đổi dạng trong những trang thơ.
- Bằng những kiến thức phong phú với lối viết đầy chất thơ, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thức dậy một dòng sông, đã gợi cảm hứng sáng tạo cho bao người nghệ sĩ xưa và nay.
- Đó là những vần thơ biếc xanh của Tản Đà về Huế:Dòng sông trắng, lá cây xanh.
- Trên văn bản của Hoàng Phủ Ngọc Tường câu thơ của Tản Đà tựa một nét chấm phá gợi cảm khiến dòng sông Hương càng trở nên thơ mộng giữa màu cỏ lá xanh biếc và “dòng sông trắng lá cây xanh” có sự tương giao đồng điệu của những tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm với sắc biếc của thiên nhiên.
- Đó là một dòng sông Hương như kiếm dựng trời xanh, hùng tráng bất tử trong câu thơ của Cao Bá Quát.
- Đó là sự tương quan tinh tế giữa sông Hương và không gian xứ Huế trong thơ của Bà huyện Thanh.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đặt sông Hương cạnh những trang Kiều của Nguyễn Du và thực bất ngờ ông lại gợi dòng Hương giang nước trong veo với những phận Kiều đã được Tố Hữu đề cập đầy chất nhân đạo trong những trang thơ từ ấy.
- Dạ thưa xứ Huế bây giờ Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương.
- Rõ ràng sông Hương là đặc ân của trời đất dành cho Huế, đó là dòng sông huyền thoại, dòng sông thi ca, dòng sông văn hóa.
- Nhiều người yêu say đắm sông Hương, say đắm những trang văn trang thơ, những tình khúc viết về xứ Huế, sông Hương..
- Hoàng Phủ Ngọc Tường khi viết về sông Hương đã thể hiện những nét đặc trưng của thể kí, phản ánh sự thật khách quan và tính xác thực.
- Đọc Ai đã đặt tên cho dòng sông? Ngỡ như Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhập hồn vào Huế.
- Am hiểu sâu sắc về văn hóa Huế, nền âm nhạc cổ điển hay những trang thơ viết về sông Hương.
- Với sông Hương ông thuộc từng khúc cong, từng dòng nước, chỗ ghềnh thác cuộn xoáy chỗ phẳng lặng như một mặt hồ yên tĩnh.
- Bằng những con chữ lóng lánh tài hoa, ông đã góp phần làm nổi rõ bản sắc của dòng sông cũng như thiên nhiên và con người xứ Huế..
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? là những trang bút kí chứa lượng thông tin phong phú, chính xác, cung cấp cho chúng ta những hiểu biết sâu sắc về dòng sông Hương cũng như con người và văn hóa Huế.
- Tuy nhiên Hoàng Phủ Ngọc Tường còn đem đến những trang bút kí đậm dấu ấn của tùy bút ở đó, tác giả tùy theo ngọn bút đưa đi từ sự việc này đến sự việc kia.
- Đọc Ai đã đặt tên cho dòng sông ta thấy rõ chất thơ.
- Chất thơ trong bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường thoát ra từ thiên nhiên cảnh vật, từ tâm hồn con người và từ những huyền thoại mà nhà văn đặt đúng chỗ.
- Chất thơ của thiên kí được tác giả điểm xuyết qua ca dao, lời thơ của Tản Đà, Cao Bá Quát hay âm hưởng hoài cổ của thơ bà huyện Thanh Quan hay nhan đề bài ký gợi mãi những âm thanh trầm lắng của dòng sông.
- Lúc nào cũng trăn trở trước câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”.
- Quả thật kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa giàu chất trí tuệ, vừa giàu chất thơ, nội dung thông tin phong phú.
- Nhận định trong SGK đã cho ta một định hướng trong việc cảm nhận và lĩnh hội tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường là cuộc đi tìm cội nguồn.
- Cảm nhận về sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã bộc lộ một cái tôi tài hoa, uyên bác..
- Bằng những trang viết tài hoa, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã góp phần tạo một thế giới sông Hương đẹp và thơ.
- Hành trình của sông Hương từ thượng nguồn ra biển chính là hành trình của đời người , hành trình của tâm hồn xứ Huế, của nền văn hóa Huế.