« Home « Kết quả tìm kiếm

Văn mẫu lớp 12: Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong Vợ chồng A Phủ 2 Dàn ý & 4 bài văn mẫu lớp 12


Tóm tắt Xem thử

- Dàn ý phân tích đặc sắc nghệ thuật Vợ chồng A Phủ.
- Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ nằm trong tập Truyện Tây Bắc - kết quả của chuyến đi thực tế 8 tháng cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc 1952.
- Vốn sống và tình yêu với miền đất Tây Bắc đã thôi thúc Tô Hoài viết về đề tài Tây Bắc.
- Song để dựng lại một cách chân thực và sinh động bức tranh về cuộc sống, con người Tây Bắc với những sắc thái riêng của vùng đất này phải kể đến sự góp mặt của những biện pháp nghệ thuật đặc sắc ở ngòi bút Tô Hoài..
- Nghệ thuật tả cảnh.
- Làm nổi bật chất Tây Bắc.
- Ở bề nổi, chất Tây Bắc bộc lộ rõ nhất qua những nét đặc sắc của thiên nhiên, của cuộc sống sinh hoạt với những phong tục, tập quán vừa mang đậm bản sắc văn hóa vùng cao vừa không ít những dấu hiệu của lối sống còn mông muội, lạc hậu..
- Chọn thời điểm: thời điểm tết đến, xuân về là lúc Tây Bắc đẹp mất với sự gặp gỡ của cái bừng nở ở thế giới tự nhiên với cái bừng nở trong tâm hồn của con người..
- Cách thể hiện: kết hợp giữa tả và gợi, xây dựng quan hệ tương đồng, hài hoà giữa cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người đã tạo lên sức hấp dẫn của bức tranh thiên nhiên Tây Bắc: sắc màu của thiên nhiên và sắc màu cuộc sống đã hòa quyện vào nhau (“khi cỏ gianh vàng ửng, hoa thuốc phiện nở đỏ, nở tím trên núi cao cũng là khi những chiếc váy hoa sặc sỡ được phơi trên mỏm đá đầu làng”)..
- Những chi tiết được chọn và dựng lại bằng một thứ ngôn ngữ miêu tả giản dị như đời sống tự nhiên chảy vào tác phẩm..
- Giá trị của những trang văn tả cảnh này là không chỉ dừng lại một cách sinh động cảnh trí, nếp sinh hoạt, phong tục của vùng cao Tây Bắc mà còn tạo ra một cái nền thích hợp để làm bộc lộ nét bi thảm của số phận và vẻ đẹp của sức sống tiềm tàng của con người trên vùng đất đó..
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
- Nghệ thuật mô tả diễn biến tâm lý.
- Nội tâm nhân vật được khắc họa bằng những cách thức cụ thể:.
- Giọng kể của nhà văn nhập vào dòng tâm tư nhân vật, làm nổi lên ý nghĩ, tâm trạng và cả những trạng thái chập chờn của tiềm thức nhân vật..
- Nghệ thuật xây dựng tính cách.
- Khi buộc phải sống như một con vật đã dám chết như một con người.
- Tô Hoài đã kết hợp và vận dụng tài tình những phương tiện, biện pháp nghệ thuật khác nhau để làm bật một bức tranh sinh động về cuộc sống và con người ở vùng cao Tây Bắc..
- Những thành công về nghệ thuật góp phần thể hiện thành công ý đồ tư tưởng của nhà văn trong tác phẩm.
- Đó là cơ sở để tác phẩm cũng như các tập Truyện Tây Bắc được đánh giá là thành công đột xuất của nhà văn xuôi kháng chiến chống Pháp..
- Xem thêm: Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ.
- Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Tô Hoài.
- Làm nên thành công của tác phẩm chính là ở những nét đặc sắc về nghệ thuật..
- Biệt tài miêu tả tự nhiên và phong tục.
- Tô Hoài tạo dựng được một không gian nghệ thuật mang đậm màu sắc dân tộc độc đáo ở vùng cao Tây Bắc..
- Đó là bức tranh thiên hùng vĩ và thơ mộng của mùa xuân Tây Bắc: mùi vị của hương rừng gió núi, cái tê lạnh của không khí vùng cao, cái hôi hổi nồng nàn của lòng người, cái rực rỡ sáng tươi của màu sắc.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.
- Tô Hoài đi sâu vào miêu tả thế giới nội tâm nhân vật thông qua đối thoại và độc thoại.
- Tô Hoài hay sử dụng ngôn ngữ nửa trực tiếp khiến ngoài thế giới và những nhân vật hòa làm một tạo nên giá trị nhân đạo cho tác phẩm..
- Với những thành công về nghệ thuật trên truyện ngắn Vợ chồng A Phủ xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam, được tặng giải Nhất – giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam .
- Xem thêm: Phân tích tác phẩm Vợ chồng A phủ của Tô Hoài.
- Phân tích đặc sắc nghệ thuật Vợ chồng A Phủ - Mẫu 1.
- Truyện Vợ chồng A Phủ đã rất thành công khi miêu tả chân thực số phận nô lệ cực khổ của người dân lao động nghèo Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn cường quyền phong kiến miền núi.
- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi Tây Bắc cũng được miêu tả sâu sắc bằng tấm lòng trân trọng của nhà văn.
- Toàn bộ khung cảnh núi rừng Tây Bắc dưới ngòi bút của nhà văn trở nên tươi đẹp, hiền hòa như muốn che chở cho con người.
- Con người hòa vào thiên nhiên trong những hội xuân tưng bừng.
- Mỗi lá cây, mỗi ngọn cỏ đều rưng rức sự sống, trở thành một phần trong tâm hồn những con người bình dị, chất phác..
- Dù trong đói khổ, bị áp bức tinh thần nhưng con người vẫn luôn khát khao được sống, được yêu, được ca hát giữa núi rừng và ánh trăng.
- Vợ chồng A Phủ còn là bài ca ca ngợi và khẳng định mạnh mẽ niềm tin vào vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khát vọng hạnh phúc cháy bỏng của con người.
- Dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến mức nào, con người cũng không mất đi khát vọng sống tự do và hạnh phúc.
- Truyện còn thể hiện lòng yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc của nhà văn đối với thân phận đau khổ của người lao động nghèo miền núi, lên tiếng phê phán quyết liệt những thế lực chà đạp con người.
- Thông qua câu chuyện, nhà văn đã chỉ ra cho người dân miền núi Tây Bắc nói riêng, những số phận khổ đau nói chung con đường tự giải thoát khỏi những bất công, con đường làm chủ vận mệnh của mình..
- Cách giới thiệu nhân vật tự nhiên mà ấn tượng.
- Các nhân vật lần lượt xuất hiện trong hoàn cảnh của họ, mạnh mẽ, đầy sức sống.
- Hình tượng nhân vật nổi bậc lên với những đặc điểm điển hình ở họ.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý tinh tế và phát triển tính cách nhân vật hợp lý.
- Nhiều khi mới chỉ là các ý nghĩ chập chờn trong tiềm thức nhân vật.
- Nhân vật chủ yếu sống bằng thế giới nội tâm.
- Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc.
- Cảnh thiên nhiên thơ mộng của núi rừng Tây Bắc được miêu tả bằng ngôn ngữ giàu chất thơ và chất tạo hình (cảnh mùa xuân về trên núi Hồng Ngài).
- Tác phẩm đặt ra vấn đề số phận con người miền núi trước và sau Cách mạng.
- Xem thêm: Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong truyện Vợ chồng A Phủ.
- Phân tích đặc sắc nghệ thuật Vợ chồng A Phủ - Mẫu 2.
- Tiểu biểu là tác phẩm:.
- “Vợ chồng A Phủ”.
- Trong tác phẩm, ngoài giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực, giá trị nghệ thuật cũng khiến người đọc rất ấn tượng..
- Trước tiên, tác phẩm đã thể hiện được cốt truyện mạch lạc, hướng tới thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
- Xoay quanh câu chuyện về cuộc đời của hai vợ chồng Mị và A Phủ.
- Không chỉ thế, tác giả còn thành công trong việc xây dựng nhân vật với số phận mang ý nghĩa điển hình sâu sắc.
- Nổi bật là nhân vật Mị và A Phủ.
- Sự thay đổi tâm trạng của cô Mị có sự diễn biến sâu sắc thể hiện sự am hiểu tâm lí nhân vật của tác giả.
- A Phủ như đứa con, như cánh chim của núi rừng Tây Bắc.
- Nhân vật A Phủ bị rơi vào hoàn cảnh bất hạnh qua vụ xử kiện vô lý của gia đình nhà thống lí Pá Tra.
- Tuy sự việc khác nhau nhưng cách thức bị bó buộc và hành hạ về thể xác và tinh thần của hai nhân vật vốn không liên quan là Mị và A Phủ đều giống nhau.
- Tính mạng của con người bị rẻ rúng chưa bằng một con vật.
- Không chỉ vậy, giá trị nghệ thuật của tác phẩm còn được thể hiện những trang văn của tác giả thấm đẫm chất thơ.
- Từ phong cảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc đến cảnh sinh hoạt, những phong tục của người miền núi và cả tâm hồn của con người Tây Bắc khát khao tự do và tình yêu “Trên đầu núi, các.
- Qua tác phẩm, người đọc thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.
- Phân tích đặc sắc nghệ thuật Vợ chồng A Phủ - Mẫu 3.
- Ông luôn hấp dẫn người đọc bởi những nét độc đáo trong việc quan sát và diễn tả về những số phận con người miền núi.
- Tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ.
- tác phẩm không chỉ xuất sắc về mặt nội dung mà còn vô cùng thành công về mặt nghệ thuật.
- Những đặc sắc về nghệ thuật trong truyện là yếu tố quan trọng góp phần đưa “Vợ chồng A Phủ” trở thành một truyện ngắn tiêu biểu cho nền văn học thời kì này..
- Nghệ thuật là hình thức của tác phẩm, là những thứ giúp cho chúng ta cảm nhận được nội dung ý nghĩa bên trong.
- Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm trước hết được thể hiện ở nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đặc sắc.
- Thông qua việc xây dựng tình huống truyện mới lạ, tác phẩm đã phơi bày những sự tàn bạo, bất nhân của giai cấp thống trị miền núi.
- Ngoài ra, tác phẩm còn thể hiện được khát vọng sống, sống một cách đúng nghĩa, sống như một con người của những người lương thiện như Mị và A Phủ..
- Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm còn thể hiện ở việc khắc họa hình tượng nhân vật, đặc biệt là ở phương diện miêu tả tâm lí.
- Cả hai nhân vật Mị và A Phủ đều thể hiện những nét tính cách của người dân lao động miền núi.
- Để miêu tả hai nhân vật này, tác giả đã chọn những điểm nhìn khác nhau, từ đó hình thành nên những tính cách khác nhau.
- Một trong những thành công về nghệ thuật của tác phẩm, còn là việc tái hiện lối sống động vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi Tây Bắc.
- Toàn bộ khung cảnh núi rừng Tây Bắc dưới ngòi bút của nhà văn trở nên tươi đẹp, hiền hòa.
- Có thể nói, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là một tác phẩm có giá trị nghệ thuật đặc sắc.
- Đó là nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, nghệ thuật tạo tình huống truyện, miêu tả sinh hoạt, phong tục và tâm lí nhân vật.
- Từ giá trị nghệ thuật ấy, chúng ta có thể hiểu hơn về giá trị nhân đạo sâu sắc được gửi gắm trong tác phẩm: sự lên án tội ác của bọn thống trị và khẳng định sức sống ngoan cường, khát vọng tự do tiềm tàng ở người dân lao động vùng cao Tây Bắc.
- Nhờ những giá trị ấy, mà tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” vẫn luôn có sức sống bền bỉ trong tâm hồn những người yêu văn chương..
- Phân tích đặc sắc nghệ thuật Vợ chồng A Phủ - Mẫu 4.
- Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài được viết năm 1953, in trong tập Truyện Tây Bắc, cho đến nay hơn nửa thế kỉ đã trôi qua, nhưng vẫn nguyên vẹn giá trị và sức thu hút với người đọc bởi những đặc sắc nghệ thuật của nó..
- Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ không chỉ đem lại cho người đọc giá trị thẩm mĩ về nội dung mà đặc sắc hơn là nghệ thuật viết truyện của Tô Hoài.
- Với lối kể chuyện lôi cuốn, miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế.
- với ngôn ngữ giàu chất thơ, chất tạo hình, Tô Hoài đã đem đến cho người đọc những trang văn hấp dẫn và vốn hiểu biết văn hoá sâu rộng về con người và đời sống các dân tộc vùng cao Tây Bắc..
- Thành công nhất của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là nghệ thuật xây dựng nhân vật.
- Xây dựng nhân vật Mị, nhà văn sử dụng thủ pháp tương phản, miêu tả những mâu thuẫn giữa hoàn cảnh và số phận;.
- giữa ngoại hình với nội tâm và sự phát triển tính cách của nhân vật đạt tới mức biện chứng.
- Số phận và tâm lí của Mị được nhà văn phác hoạ như một “hình sin”, mỗi khi “đồ thị” đi xuống là để tạo sức nén cho nhân vật lần sau vút cao hơn và giành chiến thắng..
- A Phủ cũng được nhà văn thể hiện sống động và chân thực vối những nét tính cách đặc trưng của người dân lao động miền núi.
- Nếu Mị là nhân vật tâm trạng thì A Phủ lại được xây dựng là nhân vật hành động..
- Cách miêu tả cảnh trí, nếp sống sinh hoạt, phong tục tập quán cũng thật độc đáo, mang phong vi đặc trưng của vùng Tây Bắc như tục cướp vợ, tục lễ cúng trình ma, tục xử kiện, ốp đồng,… chứng tỏ nhà văn rất am hiểu về một vùng đất mà nhà văn gắn bó, yêu mến.
- Tóm lại, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ ra đời đã hơn nửa thế kỉ, nhưng cho đến nay nó vẫn nguyên vẹn giá trị và sức hút đối với nhiều thế hệ bạn đọc trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật.
- Tác phẩm cung cấp cho người đọc nhiều tri thức lạ về vùng cao Tây Bắc trong quá khứ và hiện tại.