« Home « Kết quả tìm kiếm

Văn mẫu lớp 12: So sánh cảnh thiên nhiên trong bài Tây Tiến và Đây thôn Vĩ Dạ Dàn ý & 3 bài văn mẫu lớp 12


Tóm tắt Xem thử

- Dàn ý thiên nhiên trong bài Tây Tiến và Đây thôn Vĩ Dạ.
- Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, quê ở Quảng Bình, là một nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới .
- Tây Tiến được in trong tập Mây đầu ô và được Quang Dũng sáng tác tại Phù Lưu Chanh, 1948 khi ông rời binh đoàn Tây Tiến..
- Đoạn trích bài thơ Tây Tiến thuộc khổ thơ thứ 6 trong bài thơ..
- Đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến là cảnh sông nước miền Tây hoang sơ, thơ mộng, trữ tình..
- Giữa khói sương của hoài niệm, Quang Dũng nhớ về một “chiều sương ấy.
- khoảng thời gian chưa xác định rõ ràng nhưng dường như đã khắc sâu thành nỗi niềm thương nhớ trong tâm trí nhà thơ..
- Quá khứ vọng về là những hình ảnh mờ mờ ảo ảo, lung linh huyễn hoặc: “hồn lau nẻo bến bờ”, “dáng người trên độc mộc” và “hoa đong đưa”..
- Cách nhân hóa có thần đã khiến cho thiên nhiên trở nên đa tình và lãng mạn hơn..
- Hình ảnh con người thấp thoáng trở về trong hồi ức của nhà thơ.
- Dáng ngồi “độc mộc” tạo nên hai cách hiểu: đó là vẻ đẹp riêng của con người Tây Bắc hay cũng là tư thế của những chiến sĩ Tây Tiến đang phải đối mặt với thách thức của thiên nhiên dữ dội? Dù hiểu theo cách nào, dáng người trong thơ Quang Dũng cũng luôn khắc sâu trong tâm trí nhà thơ, luôn hiên ngang kiêu hùng mà uyển chuyển, tài hoa và khéo léo..
- "Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa": Hình ảnh đắt nhất: đóa hoa giữa dòng là hội tụ của cái nhìn đa tình vốn có trong tâm hồn người lính Hà Thành trẻ tuổi và vẻ thơ mộng của cảnh sắc nơi đây..
- →Hình ảnh “hoa đong đưa” khi đang “trôi dòng nước lũ” là hình ảnh không thể có trong thực tại nhưng lại rất hợp lý khi đặt giữa mạch cảm hứng trữ tình của bài thơ..
- Bút pháp lãng mạn hào hoa, phép nhân hóa thần tình, cách dùng điệp từ khéo léo đã quyện hòa với nỗi nhớ chưa bao giờ nguôi ngoai trong sâu thẳm tâm trí nhà thơ về đồng đội và thiên nhiên miền Tây Tổ quốc, tất cả tạo nên điểm sáng lấp lánh của tâm hồn một người chiến sĩ thiết tha với Tây Tiến, với quê hương..
- Đoạn thơ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là khung cảnh sông nước xứ Huế qua cảm nhận của cái tôi trữ tình đầy tâm trạng..
- Đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến mang nỗi nhớ da diết về thiên nhiên miền Tây, về kỉ niệm kháng chiến..
- Cả Quang Dũng và Hàn Mặc Tử đều là những hồn thơ lãng mạn, tài hoa..
- Mỗi nhà thơ đều mang một cảm xúc riêng khi đứng trước khung cảnh sông nước..
- Hoàn cảnh sáng tác: cảnh ngộ riêng của mỗi nhà thơ và hoàn cảnh thời đại để lại dấu ấn trong cảm xúc và hình ảnh thơ của mỗi nhà thơ..
- Hai đoạn thơ thể hiện cho vẻ đẹp tâm hồn của hai nhà thơ ở hai thời cuộc, hai cảnh ngộ khác nhau..
- Hai đoạn thơ kết tinh tài năng nghệ thuật của Hàn Mặc Tử và Quang Dũng..
- Thiên nhiên trong bài Tây Tiến và Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 1.
- Hàn Mặc Tử và Quang Dũng là những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thế kỉ 20.
- Đặc biệt, trong cảm hứng về vẻ đẹp thiên nhiên, hai nhà thơ đã có cách thể hiện khác biệt nhưng thống nhất ở cảm hứng sáng tạo và điểm nhìn nghệ thuật hết sức sắc sảo.
- Cả Tây Tiến và Đây thôn Vĩ Dạ đều đã vẽ nên những bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, mang dáng nét, mang cái hôn xứ sở..
- Đoạn thơ trong bài thơ “Tây Tiến” là cảnh sông nước miền Tây hoang sơ, thơ mộng, trữ tình..
- Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ của Quang Dũng, trong đó thể hiện tập trung những nét đặc sắc nhất trong phong cách nghệ thuật của nhà thơ.
- Giữa khói sương của hoài niệm, Quang Dũng nhớ về một “chiều sương ấy”- khoảng thời gian chưa xác định rõ ràng nhưng dường như đã khắc sâu thành nỗi nhớ niềm thương trong tâm trí nhà thơ:.
- Hình ảnh “người đi”.
- Với tâm hồn thi sĩ tài hoa, Quang Dũng đã cảm nhận vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên Châu Mộc qua cảnh sắc “chiều sương” và “hồn lau nẻo bến bờ”.
- Quá khứ vọng về là những hình ảnh mờ mờ ảo ảo, lung linh huyền hoặc: “hồn lau nẻo bến bờ”, “dáng người trên độc mộc” và “hoa đong đưa”.
- Cách nhân hoá có thần đã khiến thiên nhiên trở nên đa tình thơ mộng hơn.
- “Có nhớ” con thuyền độc mộc và dáng người chèo thuyền độc mộc? “Có nhớ” hình ảnh.
- Có lẽ là cả hai, cả thiên nhiên và con người đều là những bông hoa kỷ niệm tuyệt đẹp, luôn bung nở hương sắc trong trí nhớ người lính ấy.
- Quang Dũng thật tài tình và con người Tây Bắc thật tài hoa..
- Thiên nhiên mang “hồn” là bởi nhà thơ có cái nhìn hào hoa nhạy cảm hay bởi nơi đây còn vương vất linh hồn của những đồng đội của nhà thơ? Sự cảm nhận tinh tế hoà quyện với thanh âm da diết của nỗi nhớ đã làm vần thơ thêm chứa chan xúc cảm.
- Có thể thấy, cảnh vật hiện lên qua nét vẽ của Quang Dũng dù rất mong manh mơ hồ nhưng lại rất giàu sức gợi, rất thơ, rất thi sĩ, rất đậm chất lãng mạn của người lính Hà thành..
- Bên cạnh thiên nhiên, hình ảnh con người thấp thoáng trở về trong hồi ức của Quang Dũng.
- “Dáng người” ở đây có thể là dáng hình của người Tây Bắc, cũng có thể là chính những chiến sĩ Tây Tiến đang đối mặt với thách thức của thiên nhiên dữ dội chăng? Dù hiểu theo cách nào, dáng người trong thơ Quang Dũng cũng luôn khảm sâu trong tâm trí nhà thơ, luôn hiên ngang kiêu hùng mà uyển chuyển, tài hoa và khéo léo: “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”..
- Bốn câu thơ là những dòng hồi tưởng về cảnh sắc và con người nơi Tây Bắc, nơi cao nguyên Châu Mộc.Với bút pháp tài hoa và tâm hồn lãng mạn , Quang Dũng vẽ lại bức tranh tuyệt đẹp về thiên nhiên và con người Tây Bắc.
- Nhà thơ gắn bó với cảnh vật, với con người Tây Bắc, vào sinh ra tử với đồng đội mới có những kỉ niệm đẹp và sâu sắc như vậy, mới có thể viết nên những vần thơ sáng giá đến như thế..
- Bức tranh chiều sương Châu Mộc và đêm hội đuốc hoa là tài năng, tâm hồn và sự gắn bó sâu nặng của Quang Dũng với trung đoàn Tây Tiến, với núi rừng Tây Bắc và với quê hương đất nước trong những năm kháng chiến chống Pháp..
- Có thể khẳng định rằng, đây là một trong những chi tiết đắt nhất mà Quang Dũng tạo nên cho bức tranh thiên nhiên miền Tây, đoá hoa giữa dòng là hội tụ của cái nhìn đa tình vốn có trong tâm hồn người lính Hà Thành trẻ tuổi và vẻ thơ mộng của cảnh sắc nơi đây.
- Nói như thế là bởi, ta nghiệm ra rằng, hình ảnh “hoa đong đưa” khi đang “trôi dòng nước lũ” là hình ảnh không thể có trong thực tại nhưng lại rất hợp lý khi đặt giữa mạch cảm hứng trữ tình của bài thơ.
- Cánh hoa như đôi mắt đong đưa, lúng liếng với người lính trẻ hay bởi tâm hồn các anh quá hào hoa, quá lãng mạn yêu đời nên mới có thể nhìn thiên nhiên bằng cái nhìn đa tình đến như thế?.
- Bằng bút pháp lãng mạn với phép nhân hoá, Quang Dũng đã vẽ nên nét vẽ thần tình, thâu tóm trọn vẹn vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc, gửi gắm vào đó cả nỗi nhớ niềm thương luôn cháy bỏng trong trái tim ông.
- Phải yêu lắm đồng đội, yêu lắm thiên nhiên và con người nơi đây thì Quang Dũng mới có.
- thể diễn tả tinh tế vẻ đẹp của chiều sương cao nguyên đến như vậy! Bút pháp lãng mạn hào hoa, phép nhân hoá thần tình, cách dùng điệp từ khéo léo đã quyện hoà với nỗi nhớ chưa bao giờ nguôi ngoai trong sâu thẳm tâm trí nhà thơ về đồng đội và thiên nhiên miền Tây Tổ quốc, tất cả tạo nên điểm sáng lấp lánh của tâm hồn một người chiến sĩ thiết tha với Tây Tiến, với quê hương.
- Khác với bài thơ Tây Tiến, bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” được Hàn Mặc Tử sáng tác dựa trên cảm hứng lãng mạn thuần túy.
- Thiên nhiên đẹp, làng quê đất đai trù phú tạo cho tác giả tình yêu cuộc sống, yêu con người.
- “Đây thôn Vĩ Dạ” là bài thơ mà tứ thơ vận động theo cảm xúc ở bên trong rồi bộc lộ qua những hình ảnh phù hợp bên ngoài.
- Đất Huế không chỉ có một vẻ đẹp mà thiên nhiên có nhiều sắc thái, khung cảnh có vui, có buồn và tấm lòng của tác giả với những thiết tha nhớ mong về nơi ấy và về con người ấy nên tránh sao khỏi buồn.
- Tác giả lại miêu tả một bức tranh thiên nhiên khác gợi buồn gợi nhớ..
- Đây là một khung cảnh thiên nhiên có thực nhưng đồng thời cũng phản ảnh tâm trạng của chính tác giả.
- Thiên nhiên trong bài Tây Tiến và Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 2.
- Những bài thơ xuất sắc của văn học Việt Nam thường có những câu thơ miêu tả thiên nhiên cảnh vật nhưng qua đó nói lên tâm trạng chủ thể.
- Tây Tiến và Đây thôn Vĩ Dạ chính là hai bài thơ như thế..
- Nhà thơ Quang Dũng viết Tây Tiến với dòng hồi tưởng và những tình cảm về đoàn quân Tây Tiến của mình.
- Nhà thơ đã miêu tả nỗi nhớ về những bóng hình con người trên vùng đất Tây Bắc, đó là dáng người tha thướt, uyển chuyển và đầy dịu dàng trên con thuyền độc mộc.
- có phải là dáng người con gái đã từng e ấp trong điệu múa Viêng Chăn khiến nhà thơ khi về xuôi vẫn ấn tượng mãi không quên.
- Thực tại đã không thể quay lại, đó là những hình ảnh mà nhà thơ chỉ có thể lưu giữ trong tâm trí vì vậy những tình cảm và cảnh tượng ấy càng trở nên đặc sắc nhưng cũng rất xa vời..
- Với Hàn Mặc Tử, nhà thơ viết về nỗi nhớ và khát khao được về bên người thương của mình.
- Sống ở Bình Định xa xôi với căn bệnh hiểm nghèo, nhà thơ đã gửi nỗi nhớ thương và tình cảm tha thiết của mình với người con gái xứ Huế qua những giấc mơ và lời tự hỏi.
- Chỉ có nhà thơ với nỗi nhớ bồi hồi, da diết cháy bỏng, khao khát được ngay lập tức về bên người mình thương.
- Cũng giống như Quang Dũng, nhà thơ Hàn Mặc Tử đang mơ về một giấc mơ xa vời và khó thành sự thực.
- Cả hai khổ thơ trong Tây Tiến và Đây thôn Vĩ Dạ đều sử dụng những hình ảnh ước lệ tượng trưng, đều mượn cảnh mà tả tình.
- Đây quả là những tác phẩm đặc sắc không chỉ đối với hai tác giả Quang Dũng và Hàn Mặc Tử mà còn là những dòng thơ xuất sắc để lại cho thơ ca Việt Nam..
- Thiên nhiên trong bài Tây Tiến và Đây thôn Vĩ Dạ - Mẫu 3.
- Thiên nhiên thơ mộng mà hùng vĩ tự bao giờ đã khác xa qua lăng kính của những thi nhân để rồi mang theo một nét đẹp có hồn mà các nhà thơ đã thổi vào.
- Nếu Quang Dũng với bút pháp lãng mạn đã phác họa nên bức tranh thiên nhiên và con người Châu Mộc thật thơ mộng, mơ hồ qua khổ thơ:.
- Có thể nói, cả Quang Dũng và Hàn Mạc Tử với cặp mắt tinh tế vẽ ngòi bút điêu luyện đã cho độc giả những góc nhìn về thiên nhiên rất đỗi mới mẻ mà nghệ thuật..
- Khi đó nhà thơ vừa rời khỏi đơn vị cũ Tây Tiến, chuyển sang hoạt động tại một đơn vị khác.
- Thi Phẩm được viết bởi những hồi tưởng sâu đậm một thời của Quang Dũng..
- Nỗi nhớ bao trùm lên bài thơ và đoạn thơ, Quang Dũng liên tục đưa độc giả đến với hàng loạt bức tranh chạy dọc theo dòng hồi tưởng của tác giả.
- Mặc dù Quang Dũng thổi vào thiên nhiên một nỗi nhớ, một nỗi buồn man mác, lưu luyến pha chút tiếc nuối nhưng ông không để cho bức tranh thiên nhiên của mình hiu hắt không bóng người – một cảnh tượng mang dáng dấp của nỗi sầu trong thơ mới.
- Quang Dũng đã khắc họa thêm những nét trong bức tranh hoài niệm còn đang dang dở.
- Giữa thiên nhiên hoang vu, tĩnh lặng của núi rừng Tây Bắc chợt xuất hiện hình ảnh của con người khỏe khoắn, rắn rỏi:.
- “Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.
- Có thể nói, Quang Dũng với ngòi bút tinh tế cùng nỗi nhớ đã tạo nên một bức tranh hòa hợp giữa thiên nhiên và con người Tây Bắc.
- Không giống như hội họa có thể tái hiện một cách tường tận và chân thật viễn cảnh thời chiến, thời gian của đoàn binh Tây Tiến, với thi ca, nhà thơ phải phác họa bức tranh ấy với ngòi bút điêu luyện của mình hòa vào trong một loại mực đặc biệt được pha chế bởi hồi tưởng, cảm xúc, nghệ thuật ngôn từ.
- Ở đây Quang Dũng cũng vậy, nhà thơ đã vận dụng một cách điêu nghệ bút pháp lãng mạn, trữ tình để cho những người lính Tây Tiến vừa rất đỗi anh hùng của một bậc chinh phu tráng sĩ mà cũng rất con người, hào hoa, lãng mạn, với những ước muốn bình dị.
- Nếu không có sự kết hợp giữa nghệ thuật miêu tả hết sức độc đáo cùng tính nhạc đặc sắc trong thi phẩm thì có lẽ độc giả đã không thể thấy một cách sắc nét khung cảnh mà Quang Dũng đã gợi nên.
- Đó chính là ranh giới mà nhà thơ phải vượt qua để đạt đến sự hoàn thiện trong thi phẩm..
- viết về thiên nhiên đất nước và con người… Đây thôn Vĩ Dạ được in trong tập Thơ Điên của Hàn Mặc Tử.
- Lúc này, ở Quy Nhơn ông đã biết mình mắc bệnh hiểm nghèo, vì vậy bài thơ là bức tranh đẹp về thiên nhiên xứ Huế nhưng cũng thấm đượm nỗi buồn da diết, bâng khuâng, nhất là khổ thơ:.
- Bước vào thế giới của Hàn Mạc Tử, độc giả cảm nhận rõ nét một nỗi buồn da diết, nhà thơ lấy cái sầu để phủ lên vạn vật.
- Tất cả đều chìm sâu vào dòng chảy cảm xúc của nhà thơ – nỗi buồn..
- Thiên nhiên đã nhuốm màu tâm trạng con người, hay đúng.
- hơn, thiên nhiên chỉ là những hình ảnh được nhà thơ nhắc đến để gửi gắm tâm trạng và thể hiện cảnh ngộ của chính bản thân mình.
- Bức tranh phong cảnh trở thành bức tranh tâm cảnh mà ở đó, thiên nhiên chính là phương tiện để thể hiện cõi lòng u ám, buồn bã khi con người trở về với cõi thực của bi kịch riêng mình trong hiện tại..
- “thuyền ai đậu bến sông trăng đó” tạo ra một cảm giác tội nghiệp, dường như nhà thơ đang bị vây bọc bởi thế giới tăm tối, lạnh lẽo, chới với vọng hỏi một ai đó ở thế giới bên ngoài.
- Cả Quang Dũng và Hàn Mặc Tử đều có một cặp mắt tinh tế để khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên..
- Phong cảnh thiên nhiên được chính tâm hồn lãng mạn của các nhà thơ thể hiện rất sinh động giàu sức gợi hình, gợi cảm..
- Nhưng với mỗi hồn thơ, mỗi lăng kính khai thác và hoàn cảnh riêng thì nét đẹp của thiên nhiên lại được thể hiện một cách khác nhau..
- Đối với Hàn Mạc Tử, cái nhìn thiên nhiên gợi cảm xúc buồn da diết, cảnh vật tuy đẹp nhưng u sầu, đau đớn.
- Bởi lẽ vì chính nỗi sầu thế hệ, chính tâm trạng lúc này của Hàn Mặc Tử khi đang chịu những cơn đau của căn bệnh quái ác và hơn cả là phải đối diện với cái chết, nhà thơ của chúng ta đã treo ngay trước cặp mắt của mình một lăng kính mang tên nỗi sầu..
- Còn Quang Dũng, cái nhìn thiên nhiên được thể hiện một cách đầy thơ mộng, trữ tình với một hồn thơ đầy tinh tế và nhạy cảm, tạo cho độc giả một cảm giác bâng khuâng và nao lòng trước cảnh đẹp của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc.
- Bằng chính cái tôi lãng mạn, hào hoa của mình, nhà thơ muốn thể hiện sự quyến luyến, nhớ nhung khi phải chia tay thiên nhiên và con người Tây Bắc..
- Hàn Mặc Tử và Quang Dũng với mỗi hồn thơ đặc trưng đã hóa những trang viết từ ngôn từ trở thành những bức tâm cảnh đầy sôi động.
- Phải là một con người giàu tình yêu thiên nhiên thì mới có thể dễ dàng hóa vật nên tình, tạo cảnh thành tình của hai thi nhân.