« Home « Kết quả tìm kiếm

Văn mẫu lớp 12: So sánh chi tiết nước mắt trong Vợ nhặt và Chiếc thuyền ngoài xa (2 Mẫu) Ôn thi THPT Quốc gia 2021


Tóm tắt Xem thử

- Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt” (Vợ nhặt – Kim Lân).
- “Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt” (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu).
- Trình bày cảm nhận của anh/chị về chi tiết “dòng nước mắt” trong những câu văn trên..
- Dàn ý so sánh dòng nước mắt trong I.
- Hai tác phẩm khắc họa tình người, tình mẹ, trong đó chi tiết “dòng nước mắt” là một phương tiện biểu hiện..
- a) Cảm nhận chi tiết “dòng nước mắt” trong Vợ nhặt.
- Giới thiệu diễn biến dẫn đến chi tiết.
- Nêu hoàn cảnh xuất hiện dòng nước mắt của bà cụ Tứ – mẹ Tràng: tình huống truyện anh Tràng nhặt vợ, diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ.
- Cảm nhận, phân tích chi tiết “dòng nước mắt”:.
- Giọt nước mắt chỉ “rỉ” ra hiếm hoi bởi cả đời đã cạn khô nước mắt trong những tháng ngày khốn khổ dằng dặc….
- “Kẽ mắt kèm nhèm” là sự hiện hình của một bức chân dung đầy khổ hạnh của người phụ nữ nông dân lớn tuổi.
- Giá trị nội dung: Dòng nước mắt đã thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc:.
- Đặc sắc nghệ thuật: chi tiết nhỏ nhưng nội dung ý nghĩa truyền tải lớn.
- b) Cảm nhận chi tiết “dòng nước mắt” trong Chiếc thuyền ngoài xa.
- Nêu hoàn cảnh xuất hiện dòng nước mắt của NĐBHC: câu chuyện gia đình hàng chài, diễn biến tâm trạng NĐBHC.
- trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn người mẹ – Đặc sắc nghệ thuật: chi tiết nhỏ nhưng nội dung ý nghĩa truyền tải lớn.
- Đều là những dòng lệ của người phụ nữ, của người mẹ trong hoàn cảnh nghèo đói và khốn khổ.
- Về nghệ thuật: Đều cho thấy ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc của hai nhà văn qua việc lựa chọn chi tiết đặc sắc.
- Về nội dung: Hoàn cảnh riêng của 2 nhân vật khác nhau- nước mắt cũng mang những nỗi niềm riêng.
- Chi tiết dòng nước mắt của bà cụ Tứ gắn với tình huống anh cu Tràng “nhặt”.
- bà cụ cảm thấy ai oán, xót thương cho số kiếp đứa con mình và cũng xót tủi cho chính thân phận mình.
- Nhưng phía trước bà cụ là ánh sáng của hạnh phúc nhen nhóm.
- Còn dòng nước mắt của người đàn bà hàng chài chan chứa sau sự việc thằng Phác đánh lại bố để bảo vệ mẹ và hoàn cảnh éo le, ngang trái của gia đình bà đã diễn ra trước mắt nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.
- Về nghệ thuật thể hiện: Để khắc họa chi tiết dòng nước mắt, Kim Lân sử dụng hình thức diễn đạt trực tiếp, giản dị, Nguyễn Minh Châu dùng cách diễn đạt ví von, hình ảnh.
- Khẳng định vấn đề: vẻ đẹp và sức mạnh của dòng nước mắt người mẹ – Khẳng định giá trị tác phẩm và vị trí của tác giả trên văn đàn.
- Cảm nhận dòng nước mắt trong 2 tác phẩm - Mẫu 1.
- Hai tác phẩm của hai tác giả tưởng như hoàn toàn khác nhau lại cùng gặp nhau ở một chi tiết, đó là chi tiết “dòng nước mắt” “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này.
- Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt” (Vợ nhặt – Kim Lân) và “Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt” (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu).
- Hai tác phẩm đều khắc họa tình người, tình mẹ và chi tiết “dòng nước mắt” chính là một phương tiện để biểu hiện..
- Bà cụ Tứ là người mẹ nghèo, cao tuổi chỉ còn cậu con trai duy nhất là anh cu Tràng.
- Và rồi trong suy nghĩ chậm chạp vì tuổi tác cua bà cụ Tứ “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này.
- Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt”.
- “Dòng nước mắt.
- Sau biết bao tháng ngày đau khổ của cuộc đời, dường như bà cụ Tứ đang ở mức tận cùng của bất hạnh trong hiện thực xót xa của nạn đói 1945 đó.
- Bà cụ Tứ ngổn ngang bao tâm trạng.
- Trong những cảm xúc ngổn ngang ấy, “kẽ mắt kèm nhèm của bà cụ rỉ xuống những dòng nước mắt”.
- Tác giả đã để cho dòng nước mắt ấy “rỉ” ra hiếm hoi bởi cả đời với toàn những năm tháng khốn khổ dường như bà cụ đã cạn khô nước mắt rồi.
- hay Nam Cao khi miêu tả nước mắt.
- của Lão Hạc “Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra”.
- Những năm tháng trải đời với biết bao cay đắng khiên cho họ dù đau đớn nhưng cũng đã cạn khô nước mắt , chai sạn với cuộc đời nên những dòng nước mắt chỉ là sự “rỉ” ra hiếm hoi mà thôi.
- Kim Lân đã để chân dung bà cụ Tứ hiện lên qua chi tiết “kẽ mắt kèm nhèm.
- một bức chân dung đầy khổ hạnh của người nông dân lớn tuổi.
- Dòng nước mắt của bà cụ Tứ không chỉ là biểu hiện của nỗi đau khổ, tủi phận mà còn là biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng, mừng hay tủi hay lo lắng cũng đều xuất phát từ tình thương con đến thắt lòng, từ trái tim nhân hậu của người mẹ.
- Có thể nói, chi tiết “dòng nước mắt”.
- Chỉ “dòng nước mắt” của bà cụ Tứ nhưng ta có thể thấy được tình cảnh xã hội những năm trước cách mạng, trong nạn đói 1945.
- Chi tiết “dòng nước mắt” còn mang giá trị nghệ thuật đặc sắc.
- Dù chỉ là chi tiết nhỏ nhưng nội dung ý nghĩa truyền tải lại rất lớn, diễn tả chân thực, sinh động nội tâm nhân vật..
- Còn lý do vì sao mà tác phẩm của Nguyễn Minh Châu lại có sự xuất hiện của “Dòng nước mắt”.
- Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm mà ông nói về cuộc đời của người dân trong thời kì sau cách mạng, thời kì còn nhiều u tối, khó khăn.
- Người đàn bà hàng chài hằng ngày phải gánh chịu những trận đòn dã man của người chồng – người chịu áp lực mưu sinh nuôi sống cả một gia đình đến 9, 10 người con trong hiện thực đói nghèo.
- “Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt”Nếu chi tiết “dòng nước mắt” của bà cụ Tứ là biểu hiện của nỗi đau khổ, tủi.
- phận, xót xa thì “dòng nước mắt” của người đàn bà hàng chài là biểu hiện của sự đau đớn bởi hoàn cảnh gia đình bế tắc.
- Và “dòng nước mắt” một lần nữa là biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng.
- Chỉ một chi tiết “dòng nước mắt” mà truyền tải nội dung ý nghĩa thật lớn, mang đến cho người đọc cái nhìn sâu thẳm vào nội tâm nhân vật, đồng.
- Một hiện thực khổ ải vì nghèo đói, vì tăm tối, vì bạo lực…Con mắt nhân đạo của Nguyễn Minh Châu được thể hiện qua sự cảm thông, thương xót cho số phận của người đàn bà hàng chài hay cũng như biết bao người phụ nữ đáng thương, tội nghiệp như vậy trong xã hội đương thời.
- Bên cạnh đó, ông còn dùng ngòi bút của mình cất lên lời trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ.
- Chi tiết “dòng nước mắt” của cả hai tác phẩm đều có những điểm chung.
- Đó đều là những dòng lệ của người phụ nữ, của người mẹ trong hoàn cảnh nghèo đói và khốn khổ, là “giọt châu của loài người”, giọt nước chan chứa tình người trào ra từ tâm hồn những bà mẹ giàu lòng vị tha, đức hy sinh.
- Bên cạnh đó, hai chi tiết đều góp phần thể hiện giá trị nội dung và nhân đạo của tác phẩm: phản ánh hiện thực xã hội trong những thời điểm khác nhau, thể hiện tấm lòng thương cảm đối với bi kịch của con người và sự trân trọng vẻ đẹp tình đời, tình người của tác giả và cho thấy ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc của hai nhà văn qua việc lựa chọn chi tiết đặc sắc..
- Hoàn cảnh riêng của hai nhân vật khác nhau nên dòng nước mắt cũng mang nỗi niềm riêng.
- Chi tiết “dòng nước mắt” của bà cụ Tứ gắn với tình huống anh cu Tràng “nhặt”.
- Còn “dòng nước mắt” của người đàn bà hàng chài chan chứa sau sự việc thằng Phác đánh lại bố để bảo vệ mẹ và hoàn cảnh éo le, ngang trái của gia đình chị diễn ra trước mắt nghệ sĩ Phùng.
- Để khắc họa chi tiết “dòng nước mắt”, Kim Lân sử dụng hình thức diễn đạt trực tiếp, giản dị còn Nguyễn Minh Châu dùng cách diễn đạt ví von, hình ảnh..
- Thế nhưng hoàn cảnh và tương lai khác bởi các chi tiết được tạo nên trong những bối cảnh khác nhau.
- Vì thế cùng là chi tiết dòng nước mắt nhưng mỗi ngòi bút lại có cách tiếp cận riêng, tạo ấn tượng riêng nơi người đọc..
- Chi tiết “dòng nước mắt” ở hai tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân và Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu đều đạt thành công cả về nội dung và nghệ thuật.
- Cảm nhận dòng nước mắt trong 2 tác phẩm - Mẫu 2.
- Trong hai truyện ngắn này cùng có sự xuất hiện của chi tiết "dòng nước mắt", ở mỗi tác phẩm chi tiết này đều mang giá trị ý nghĩa sâu sắc tuy nhiên lại mang đến cho người đọc những cảm nhận rất khác nhau..
- Trước hết, ta cùng cảm nhận về dòng nước mắt trong truyện ngắn "Vợ nhặt".
- Tình huống xuất hiện dòng nước mắt đó là khi anh Tràng bỗng dưng nhặt được vợ.
- Trong hoàn cảnh cái đói khổ bao trùm, bà cụ Tứ vừa xót xa, vừa buồn tủi lại đầy lo lắng khi không thể cưới vợ cho con lại bị cái đói khổ đe dọa, từ kẽ mắt của người mẹ già đã chảy ra những dòng nước mắt.
- Đó chính là biểu hiện của tình yêu thương con ở bà cụ Tứ, người mẹ già đã bao năm khổ cực, mồ hôi nước mắt cũng đã cạn dần suốt bao năm.
- Nước mắt bà rơi một phần vì mừng cho con có vợ, nhưng một phần vì cay đắng, buồn tủi khi con lấy vợ giữa những ngày đói "người ta dựng vợ gả chồng cho con trong lúc nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này.
- Dòng nước mắt của bà vừa phơi bày hiện thực xã hội trong nạn đói 1945, vừa thể hiện sự cảm thông sâu sắc của tác giả, ca ngợi tình yêu thương cao cả của người mẹ..
- Trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa", dòng nước mắt của người đàn bà rơi khi người con lao vào đánh bố để bênh mẹ.
- Dòng nước mắt của bà là sự thương xót, bất lực trước sự tổn thương trong tâm hồn của người con, "như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà".
- Trong tác phẩm này, dòng nước mắt đã phơi bày hiện thực bạo lực gia đình trong xã hội sau chiến tranh, đồng thời cũng mang đến cho người đọc sự cảm thương sâu sắc, khẳng định tình mẫu tử thiêng liêng..
- Dễ dàng nhận thấy điểm tương đồng của chi tiết dòng nước mắt trong cả hai tác phẩm chính là dòng nước mắt của những người mẹ thương con, hết lòng vì con, những người phụ nữ cả một đời lam lũ khổ sở.
- Đây cũng đều là những dòng nước mắt mang nặng giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
- Tuy nhiên, đặt trong hoàn cảnh khác nhau nên ý nghĩa cũng khác nhau, dòng nước mắt của bà cụ Tứ vừa mừng vừa thương vừa buồn tủi nhưng bà còn có một tương lai đang loé lên tia sáng của hạnh phúc.
- Còn dòng nước mắt của người đàn bà hàng chài chứa chan sự đau đớn, tủi nhục và bất lực, sau những dòng nước mắt ấy là bầu trời cuộc đời đen tối, u ám.
- Và để khắc họa thành công chi tiết nghệ thuật dòng nước mắt của hai người phụ nữ trong hai hoàn cảnh khác nhau,.
- mỗi nhà văn lại lựa chọn cho mình bút pháp nghệ thuật khác nhau: Nếu như nhà văn Kim Lân sử dụng cách diễn đạt trực tiếp, đơn giản thông qua con mắt nhìn của một người nông dân đồng cảm với nỗi đau của con người, thì tác giả Nguyễn Minh Châu lại dùng cách ví von, hình ảnh để diễn tả nỗi đau cũng như vẻ đẹp, giá trị những giọt nước mắt của người mẹ thông qua con mắt của người nghệ sĩ Phùng.
- Có thể thấy, chỉ với chi tiết dòng nước mắt nhưng vào trong từng bối cảnh xã hội, dưới ngòi bút của mỗi tác giả lại mang những giá trị ý nghĩa khác nhau