« Home « Kết quả tìm kiếm

Văn mẫu lớp 12: So sánh kết thúc truyện Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ Những bài văn hay lớp 12


Tóm tắt Xem thử

- Dàn ý so sánh kết thúc truyện Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ I.
- Đúng như vậy, trong cái dòng đời xuôi chảy ấy các nhà văn sẽ tìm được một khoảnh khắc –một khoảnh khắc – một điểm sáng nghệ thuật có ý nghĩa làm nổi bật tính cách của nhân vật và góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm..
- 1, Khái quát chung về 2 tác giả và 2 tác phẩm (Hs vận dụng kĩ năng làm đề so sánh)..
- Kim Lân lại có những trang việt chân thực về đời sống làng quê với những thú vui tao nhã của người nông dân quê mình mà ông gọi đó là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng”.
- Ông cũng viết chân thực về những người nông dân quê mình chất phác, hóm hỉnh mà rất tài hoa..
- Khái quát về hai tác phẩm: Cả hai tác phẩm đều viết về hình tượng người nông dân trong quá trình đến với cách mạng.
- Ở họ là một cuộc sống khó khăn bất hạnh nhưng.
- vẫn sáng lên những phẩm chất cao đẹp và điều đặc biệt là họ đang trong quá trình đến với cách mạng..
- Viết về sự nhận thức về cách mạng của người nông dân cả hai tác phẩm đều mang đến cách kết truyện bằng hình ảnh rất ấn tượng mang lại ý nghĩa sâu sắc..
- Phân tích chi tiết kết truyện của hai tác phẩm..
- Chi tiết kết thúc truyện (đoạn trích) trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.
- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được in trong tập “Truyện Tây Bắc” (1953).
- Năm 1952, Tô Hoài cùng với những chiến sĩ cách mạng lên miền núi Tây Bắc giúp người dân kháng chiến chống Pháp.
- Sau thời gian tám tháng gắn bó với cuộc sống của người dân vùng cao, ông đã am hiểu sâu sắc cuộc sống nơi đây.
- Điều đó đã khơi nguồn cảm hứng giúp ông viết cụ thể , chân thực về cuộc sống của họ..
- Nội dung chính: Tác phẩm là câu chuyện của những người dân vùng cao, họ không cam chịu sự đè nén, áp bức của bọn địa chủ phong kiến mà đã vùng lên đấu tranh để giành lấy quyền sống, quyền tự do..
- Tác phẩm phản ánh cuộc sống của người nông dân miền núi qua nhân vật Mị và A Phủ.
- Đây là chi tiết quan trọng trong tác phẩm bởi trước hết đã thể hiện cho tấm lòng đồng cảm của các nhân vật.
- Những chi tiết ấy đã thể hiện cho sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người ở đây là người nông dân miền núi dưới sự áp bức đè nén của bọn phong kiến chúa đất.
- Hành động giải thoát của Mị và A Phủ thể hiện sự nhận thức sâu sắc của người nông dân về quyền sống, quyền tự do.
- Bây giờ Mị và A Phủ không mãi cam chịu thân phận nô lệ nữa, họ muốn một cuộc sống tự do, sống đúng nghĩa cuộc sống của một con người chứ không phải kiếp sống trâu ngựa trong nhà quan nữa.
- Còn bây giờ khi cái chết đang đến gần anh đã quật sức vùng lên chạy, A Phủ muốn giải thoát cuộc sống nô lệ để đến với tự do..
- Kết thúc truyện cũng thể hiện cho tinh thần đấu tranh của người dân chống lại bọn địa chủ phong kiến với quy luật có áp bức thì có đấu tranh.
- Lúc này người nông dân không còn chịu dưới những luật lệ hà khắc.
- Điều này không phải là điều dễ dàng với người nông dân lúc bấy giờ bởi đã từ lâu lắm cô Mị chẳng còn ý thức chỉ suốt ngày “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, chỉ làm bạn với căn buồng kín mít lúc nào nhìn ra cũng chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng, rồi cứ ở đó mà nhìn ra đến bao giờ chết thì thôi.
- Nhưng hôm nay cô Mị thấy mình và A Phủ cùng bao nhiêu nông dân thật đáng thương và bọn địa chủ phong kiến và bọn địa chủ phong kiến kia thật tàn bạo.
- Suy nghĩ “chúng nó thật độc ác” như một lời kết tội của những người nông dân dành cho kẻ thù.
- Đó là tiền đề để Mị và A Phủ đến với cách mạng.
- Như vậy cuộc sống của người nông dân không còn là những ngày khổ đau, tăm tối.
- Cách mạng là yếu tố quan trọng để họ được đổi đời..
- Viết về sự giải thoát của Mị và A Phủ, nhà văn Tô Hoài cũng thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc..
- Bằng tấm lòng yêu thương của nhà văn với người nông dân ông đã không để cho nhân vật của mình phải cam chịu trong vòng nô lệ mà mở ra cho họ một hướng giải thoát.
- Ý thức vê quyền sống, quyền tự do đã giúp họ nhận thức về cuộc sống và họ đã tự vùng dậy để giải thoát cho chính mình..
- Đồng thời là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của nhân vật góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
- Nếu không có chi tiết ấy thì cuộc đời của Mị và A Phủ vẫn trong tăm tối của kiếp sống nô lệ, cuộc sống của người nông dân vẫn mãi cam chịu và sáng tác của Tô Hoài vẫn là sự bế tắc.
- Chính ánh sáng của cách mạng đã giúp nhà văn hướng cho nhân vật của mình đến một hướng giải thoát..
- Ông có vốn am hiểu phong phú sâu sắc về đời sống của những người nông dân vùng cao và viết chân thực về cuộc đời của họ.
- Không khí của cuộc cách mạng trên mảnh đất Tây Bắc đã khiến nhà văn phản ánh được sức sống mãnh liệt của họ..
- Chi tiết kết thúc truyện trong tác phẩm “Vợ nhặt”..
- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành công nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo.
- Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954), Kim Lân dựa vào một phần của cốt truyện cũ để viết tác phẩm “Vợ nhặt”.
- Tác phẩm được đưa vào tập “Con chó xấu xí”.
- Nội dung chính: Tác phẩm phản ánh chân thực cuộc sống của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ trong nạn đói kinh hoàng năm 1945.
- Nhưng trong hoàn cảnh đó người nông dân vẫn đùm bọc yêu thương, vẫn khao khát mái ấm gia đình và luôn có một niềm hi vọng vào tương lai..
- Dẫn dắt đến chi tiết: Truyện viết về cuộc sống của những người dân ở xóm ngụ cư trong nạn đói mà tiêu biểu là cuộc sống của gia đình Tràng.
- Hình ảnh lá cờ ở cuối tác phẩm mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.
- Kết thúc ấy có cơ sở từ thực tiễn đời sống.
- Câu chuyện có bối cảnh là nạn đói năm 1945- một thời điểm lịch sử có thật trong đất nước ta vào những năm tháng chuẩn bị cho cuộc cách mạng và đó là những ngày tiền khởi nghĩa với phong trào phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo..
- Vậy nên trong hoàn cảnh đói khát cùng cực ấy người nông dân nhận ra kẻ thù gây đau khổ cho mình là bọn Pháp và Nhật.
- Họ sẽ tìm đến với cách mạng như một điều tất yếu..
- Truyện kết thúc nhưng đã mở ra cho người đọc nhiều suy ngẫm.
- Truyện không nói cụ thể rõ ràng là cuộc sống của Tràng, bà cụ Tứ, người vợ nhặt sẽ đi đến đâu, cuộc sống của họ tiếp theo sẽ như thế nào để gượng ép trói buộc suy nghĩ của bạn đọc thiên về một hướng và nhiều khi chỉ suy nghĩ theo chiều hướng ấy.
- Kết thúc “lửng” ấy chứa đựng bao suy nghĩ của tác giả.
- Việc tạo ra kết thúc mở cũng khơi sâu sự tìm tòi khám phá một góc độ của cuộc sống, của xã hội thay vì chỉ là đọc trên giấy và hiểu tác phẩm một cách đơn thuần.
- cuộc sống của anh và gia đình cùng những người nông dân Việt Nam sẽ ấm no hơn, hạnh phúc hơn khi cách mạng giành thắng lợi..
- Không giống như văn học hiện thực phê phán trước cách mạng.
- Ở “Vợ nhặt”, Kim Lân đã để cho những người nông dân hướng về tương lai.
- Liệu tác phẩm có thể kết thúc trong cảnh “bữa cơm ngày đói” với khung cảnh trông thật thảm hại “Giữa cái mẹt rách chỉ có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo” và “không ai nói câu gì.
- Nếu kết thúc như thế thì cái đói, cái nghèo vẫn bao trùm, cuộc sống của nhân dân vẫn rơi vào bế tắc.
- Ông đã hướng họ vào ánh sáng của tương lai, của cách mạng “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới.
- Những người đói ấy vẫn khao khát về cuộc sống ấm no, đầy đủ hơn.
- Nhà văn đã để người dân nhận thức đúng về cách mạng khơi lên tinh thần đấu tranh.
- Thực tiễn lịch sử cách mạng Tháng tám 1945 đã thắng lợi thì con người và đặc biệt là người nông dân càng có thêm động lực niềm tin vào tương lai tươi sáng ấm no.
- Thật là một cách kết truyện sáng mở ra cuộc sống tươi sáng cho con người..
- Nhà văn luôn cảm nhận được ở những người nông dân dù cận kề cái chết nhưng họ luôn nghĩ đến sự sống từ đó mà mở ra cho họ một con đường đi đến tương lai..
- Cả hai cách kết truyện đều mở ra một tươi lai tươi sáng cho người nông dân.
- Đều hướng họ đến với ánh sáng cách mạng..
- Các chi tiết ấy đều được viết bằng bút pháp lãng mạn cách mạng..
- Có điểm chung ấy là bởi cả Kim Lân và Tô Hoài đều là những nhà văn cách mạng.
- Họ được lí tưởng cách mạng soi sáng nên nhìn cuộc sống bằng cái nhìn lạc quan nên họ đã nhìn thấy sức mạnh của người nông dân trong hoàn cảnh khó khăn.
- Tô Hoài và Kim Lân đều nhìn thấy ánh sáng của cách mạng với người nông dân.
- Hai nhà văn đã khẳng định chỉ có ánh sáng của cách mạng mới giúp người dân thoát khỏi cuộc sống tăm tối khổ đau..
- Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” từ sức sống tiềm tàng của bản thân họ đã tự giải thoát cho mình..
- Tác phẩm “Vợ nhặt”, trong cuộc sống nghèo đói bởi tội ác của bọn thực dân và phái xít, họ đã nhìn thấy con đường để thoát khỏi cuộc sống đói khát cùng cực ấy..
- Có nét khác nhau ấy là bởi mỗi tác phẩm gắn với mỗi hoàn cảnh cụ thể khác nhau..
- Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” viết về người nông dân miền núi bị áp bức bởi bọn địa chủ phong kiến miền núi, họ bị mất tự do và họ đã vùng lên giải thoát cho mình để tìm đến tự do.
- So sánh kết thúc truyện Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ.
- Các tác phẩm của họ đều lấy cảm hứng từ cuộc sống hiện.
- thực của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng tám.
- Hai tác phẩm “Vợ Nhặt” và “Vợ chồng A Phủ” tuy phản ánh số phận của hai người nông dân khác nhau nhưng đều mang một kết thúc mở.
- Nơi mà niềm hy sinh về cuộc sống mới tự do và hạnh phúc của họ được gửi gắm..
- Khái quát về hai tác phẩm “Vợ Nhặt” và “Vợ chồng A Phủ” thì cả hai tác phẩm đều có nhân vật chính là người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng tám năm 1945..
- Cuộc sống của họ đều điểm chung là khó khăn bất hạnh nhưng vẫn sáng lên những phẩm chất cao đẹp và điều đặc biệt là họ đang trong quá trình giác ngộ cách mạng..
- Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là câu chuyện kể về nhân vật Mị là một cô gái vùng cao nghèo khó.
- Nhưng dẫu cuộc sống khó khăn vẫn luôn luôn yêu đời và tin tưởng vào lao động.
- Và đến hành động táo bạo là giải thoát cho A Phủ.
- Kết thúc của truyện thể hiện cho tinh thần đấu tranh của người dân chống lại bọn địa chủ phong kiến với quy luật tất yếu là “có áp bức là có đấu tranh”..
- Truyện ngắn “Vợ Nhặt” trích trong tập tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết ngay sau khi Cách mạng tháng tám thành công.
- Nội dung chính của truyện là phản ánh cuộc sống của những người nông dân ở xóm ngụ cư.
- Truyện kết thúc với hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.
- Hình ảnh lá cờ cuối tác phẩm được xem là chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.
- Kết thúc đó cũng có cơ sở từ những thực tiễn của đời sống.
- Trong hoàn cảnh cùng cực đó người nông dân đã đứng lên khởi nghĩa phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo.
- Trải qua khó khăn áp bức những người nông dân đó đã biết đứng lên đấu tranh và tìm kiếm con đường cho mình bằng cách tìm đến với cách mạng như một điều tất yếu..
- Hai câu chuyện kể về hai số phận của người nông dân khác nhau.
- Nhưng kết thúc cùng chung một kết thúc mở.
- Kết thúc của hai tác phẩm cũng nhấn mạnh cho sự thay đổi tư tưởng của các nhà văn.
- Nếu trước đây nhà văn Nam Cao cũng viết về đề tài nông dân với tác phẩm Chí Phèo có kết thúc đi vào ngõ cụt thì nay trong tác phẩm.
- “Vợ Nhặt” và “ Vợ chồng A Phủ” chúng ta đã thấy được tương lai tươi sáng cho những người nông dân.
- Đó là Cách mạng tháng tám thành công chế độ phong kiến hủi lậu bị lật đổ.