« Home « Kết quả tìm kiếm

Văn mẫu lớp 8: Nghị luận về câu nói có tài mà không có đức là kẻ vô dụng


Tóm tắt Xem thử

- Nghị luận về câu nói có tài mà không có đức là kẻ vô dụng Bài tham khảo 1.
- Đề bài: Nghị luận về câu nói có tài mà không có đức là kẻ vô dụng.
- Để trở thành người có ích cho xã hội, chúng ta cần có những phẩm chất nào? Có trí tuệ siêu việt hay là phải có đạo đức cao cả?.
- Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, những người đang ra sức rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội, Hồ Chủ tịch đã nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng.
- Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”..
- Câu nói của Hồ Chủ tịch đã khẳng định giá trị cơ bản của một con người là “tài”.
- và “đức”.
- Trong ý kiến của Bác, “tài” chính là tài năng, là kiến thức, là hiểu biết, là kĩ năng, kĩ xảo, là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất.
- “Đức” chính là đạo đức, là tư cách tác phong, là lòng nhiệt tình, là những khát vọng “chân, thiện, mĩ.
- Người có “đức” biết tôn trọng và bảo vệ chân lí, dám đấu tranh với sai lầm, sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể..
- “Tài” và “đức” là những phạm trù khác nhau nhưng gắn bó chặt chẽ không thể tách rời.
- Có “tài mà không có đức là người vô dụng”, bởi vì tài năng do không được sử dụng để phục vụ nhân dân mà chỉ để mưu cầu lợi ích cho cá nhân thì cũng trở thành vô ích.
- Giá trị của một con người được xem xét trên cơ sở những đóng góp hữu ích đối với cộng đồng.
- Người ích kỉ là người không quan tâm đến quyền lợi của người khác.
- Người có tài mà.
- Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại gây ra cho gia đình và xã hội càng lớn..
- Nhưng nếu chỉ “có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
- “Có đức”, tức là có khát vọng hành động, cống hiến vì lợi ích của mọi người nhưng kiến thức ít ỏi và năng lực kém thì những ý định dù tốt đến đâu cũng khó trở thành hiện thực..
- Tài năng giúp cho con người lao động có hiệu quả.
- Thiếu tài năng, người ta phải làm việc rất vất vả mà chất lượng công việc lại không cao..
- Rõ ràng là giá trị của con người phải bao gồm cả “tài” và “đức”.
- “Đức” và “tài” bổ sung, hỗ trợ cho nhau để con người trở thành toàn diện, đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc và cống hiến.
- “đức” được coi là hàng đầu, là yếu tố quyết định.
- Chính vì thế, thiếu “đức” con người trở thành “vô dụng”, thiếu “tài”, người ta “làm việc gì cũng khó”..
- Cách nói của Bác rất giản dị và cụ thể, giúp ta nhận thức đúng đắn hơn về vai trò quan trọng của “đức” trong phẩm chất của mỗi con người..
- Như vậy mới có đủ “đức” và “tài.
- tiêu chuẩn của con người mới như Bác Hồ hằng mơ ước..
- Cho nên, trong một lần nói chuyện với thanh niên học sinh, Bác Hồ đã ân cần khuyên nhủ: “có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
- Tài mà Bác nói ở đây có nghĩa là tài năng, kiến thức, kinh nghiệm hày những sáng kiến nảy sinh trong quá trình làm việc.
- Người có tài là người có khả năng hoàn thành mọi công việc, dù nhiệm vụ ấy có khó đến đâu, người đó cũng có thể hoàn thành một cách xuất sắc và nhanh chóng so với người khác.
- Ví như người có tài trong lĩnh vực quân sự là người có khả năng bố trí một trận đánh lớn, phức tạp sao cho ít bị tiêu hao lực lượng nhất.
- Người có tài còn được sự kính phục, tin tưởng của mọi người xung quanh nhờ sự nhanh nhạy của mình.
- Còn đức mà người muốn nói tới đó chính là phẩm chất đạo đức của một người.
- Đạo đức ấy còn bao gồm cả nghĩa vụ đối với nhân dân, tổ quốc.
- Người có đức là người biết sống hết mình vì mọi người, biết cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, sẵn sàng cống hiến cuộc đời vì lí tưởng cách mạng.
- Cả tài năng lẫn đạo đức đều cần phải rèn luyện, tu dưỡng mới có được..
- Tại sao Bác lại cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng? Trong thực tế, ta thấy rằng người có tài mà kém đức thường hay sinh thói kiêu căng, hợm hĩnh, tự cao, tự đại, cho mình hơn hẳn người khác.
- Tài năng thường làm cho con người trở nên khôn ngoan, sắc sảo hơn.
- Nhưng nếu người ấy thiếu đạo đức thì sự sắc sảo ấy trở thành những mưu mô xảo quyệt, gian ngoan.
- Ngoài ra, một người có tài nhưng ích kỉ, tự tư tự lợi, chỉ biết lo cho gia đình và bản thân thì chẳng những họ không chỉ là người vô dụng mà đôi lúc còn.
- Nếu một người có tài quản lí nhưng lại sử dụng tài đó để vun vén cá nhân, người ấy sẽ tham ô, hư hỏng.
- Hơn nữa, tài năng ấy còn phải hướng tới lợi ích chung.
- Nếu chỉ vì lợi ích cá nhân mà tách rời khỏi cộng đồng xã hội, không đem tài năng phục vụ tổ quốc thì tài năng ấy nào có ích gì.
- Ngoài ra, tài nâng mà không được dùi mài, rèn luyện bền bỉ thì đến một lúc nào đó mai một đi, không phát triển được nữa....
- Nếu ở vế trước, Bác đã đề cao vai trò của đạo đức thì ở vế sau, Bác đã lập luận đảo lại để nhấn mạnh tầm quan trọng không kém của tài năng.
- Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
- Trong cuộc sống hiện tại, có nhiều công việc đòi hỏi con người phải có kiến thức, trình độ chuyên môn và sự nhạy bén để hoàn thành tốt công việc và đạt kết quả cao nhất: tài năng sẽ giúp ta thành công.
- Mặt khác, nếu một con người có đức, đầu tư nhiều sức lực vào công việc nhưng lại thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn không sâu, chẳng những người ấy sẽ lúng túng khi bắt tay vào việc mà còn làm cho công việc tiến triển chậm chạp.
- Ngoài ra, nếu một người có đạo đức nhưng tài năng kém thì thường sẽ thất bại..
- Ta cần cố công rèn luyện tài và đức, trong đó đạo đức quan trọng hơn tài năng.
- Tài năng không có thì còn có thể học tập rèn luyện nhưng không có đức thì sẽ trở thành những kẻ phá hoại nhân dân, phá hoại đất nước.
- Có những học sinh ngoan ngoãn, biết kính trên nhường dưới, nhưng học không giỏi, nhờ kiên trì, nhẫn nại mà họ trở thành những con người giúp ích cho xã hội sau này.
- Có những cán bộ có đức độ tự nhận thấy mình chưa đủ sức để điều hành những cỗ máy công việc phức tạp nên tự rút lui, nhường cho những người xứng đáng hơn.
- Những con người ấy thật đáng khen! Để có được những kiến thức vững vàng thì ngay bây giờ, học sinh cần phải chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức bản thân..
- Càng thấy được muôn vàn tình thương yêu mà Bác để lại, em càng thấy rằng mình cần nỗ lực hơn trong học tập cũng như trong rèn luyện đạo đức để xứng đáng là một người con của thành phố mang tên Bác..
- Con người phải có đức và có tài mới trở nên toàn diện.
- "Có tài mà không có đức là người vô dụng.
- Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".
- Đầu thế kỉ XX, khi vừa làm xong nhiệm vụ giành độc lập, tự do, dân tộc ta lại phải đối đầu với giặc đói, giặc dốt, trước tình hình ấy, Bác đã dạy: "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó"..
- Tài là gì? Đức là gì? Tài là khả năng thực hiện một công việc hoặc sáng tạo một sản phẩm nào đó cho mọi người, có những người có thể thực hiện được những việc khác nhau một cách xuất sắc, ta gọi đó là người "đa tài", có những người làm gì cũng thất bại, thất bại trong mọi lĩnh vực, ta gọi đó là người "bất tài".
- Bên cạnh khả năng cống hiến cho xã hội, giá trị con người còn được đánh giá qua "đức", tức là những phẩm chất về tâm hồn, tính cách, lối xử sự của một con người trong xã hội.
- Ví dụ: Một người có những phẩm chất như: nghị lực, trọng danh dự, giữ chữ tín, siêng năng, nhân ái.
- người ta gọi đó là người có đạo đức tốt.
- ta gọi đó là loại người vô đạo đức.
- Thế nào là người vô dụng? Người vô dụng là người không giúp ích gì cho xã hội, không mang lại hạnh phúc cho một ai.
- Con người ấy sống cũng như đã chết, gọi là "sống thừa".
- Tại sao Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó?.
- Bởi lẽ người ấy có tài mà không đem ra phục vụ nhân dân, đất nước, chỉ lo thu vén cho bản thân.
- Lòng tham vô đáy, họ đem tài năng phục vự cho riêng bản thân, không phục vụ cho cái chung của tập thể.
- Vì vậy, có tài mà không có đức có thể dẫn đến hành động xấu, trái đạo đức, phản bội nhân dân Tổ quốc thì chẳng những vô dụng mà còn có tội.
- Có tài mà kém đạo đức thì tác hại càng lớn, càng đáng phê phán, lên án, vì họ có tài nhưng lại dùng tài năng ấy phục vụ cho những mục đích thấp hèn và như vậy sự tác hại càng to lớn..
- Ngược lại, người có đức độ mà thiếu tài năng, theo Bác, làm việc gì cũng khó..
- Thực vậy, tài năng giúp ta hoàn thành công việc một cách hoàn hảo, đem lại hiệu quả lớn trong sản xuất.
- Người có đức, muốn phục vụ tốt, nhưng thiếu năng lực thì mọi ý định dù tốt đến mấy cũng khó biến thành hiện thực.
- Bởi lẽ nhiệt tình trong mò mẫm, tìm kiếm mà không nắm khoa học kĩ thuật thì công việc sẽ thất bại.
- Có cả đức lẫn tài, con người mới trở nên hoàn thiện, hiệu quả công tác mới cao..
- vì trong thanh niên chúng ta không ít những người mải mê học tập mà quên cả rèn luyện tính cách, đạo đức.
- Ngược lại, có những thanh thiếu niên được uốn nắn kĩ càng về đạo đức nhưng lại kém cỏi về tài năng.
- Hơn nữa, một người có tài mà không có đức sẽ không biết sử dụng đúng chỗ tài năng của mình.
- Đôi khi tài năng ấy dùng vào những mục đích ngu xuẩn, độc ác thì thật là nguy hiểm và bất hạnh cho xã hội và dân tộc.
- Ví dụ: môt kĩ sư hóa học giỏi mà vô đạo đức có thể kết cấu với bọn côn đồ để dùng hóa chất giết người, cướp của, phản bội dân tộc.
- Ngoài ra, người có tài mà không có đức sẽ thành vô dụng, vì người ấy sẽ bị xã hội xa lánh, ruồng bỏ và cô lập, một con én sẽ không làm nổi mùa xuân..
- Trái lại, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, vì tuy đạo đức người ấyđáng tin cậy nhưng bên cạnh thiện chí, anh ta lại thiếu trình độ, thiếu khả năng chuyên môn hoàn thành công việc một cách xuất sắc.
- nhưng lại không có tài điều khiển nhân viên, không đù khả năng kiểm tra công việc của những người kĩ sư dưới quyền.
- Từ đó người có đức mà bất tài dễ bị coi thưởng, bị mất uy tín.
- Chẳng bao lâu sau ông ta sẽ không thuyết phục, không cộng tác, không làm ăn được với ai trong nước, còn hi vọng gì đưa sản phẩm của mình đi xuất khẩu? Một nguy cơ rất dễ xảy ra là khi người chỉ huy không thể kiểm soát được công việc của các nhân viên, những nhân viên có tài mà không có đức dễ dàng làm những việc gian tham, móc ngoặc gây phương hại đến cho xí nghiệp, mang hậu quả nặng nề cho vị chủ quản, không phù hợp với đạo đức và quyền lợi cùa dân tộc, có hại cho mọi người.
- Người không có đức đôi khi tối mắt vì đồng tiền cám dỗ mà sẵn sàng nhúng tay vào làm điều sai trái, nghĩa là ta đã góp phần hại chính bản thân mình và mọi người.
- Có những lúc làm việc xấu mà không biết.
- Chúng ta phải tránh xạ điều trái.
- Những người ấy thật đáng trách.
- Bên cạnh đó, ta cũng cần phê phán những người thiếụ kiên quyết, không có lập trường, dễ bị người xấu lôi kéo hay bị những ham muôn vật chât cám dỗ.
- Đôi khi, những người ấy cũng có những sụy nghĩ tốt đẹp nhưng rồi do không có quyết tâm, dễ mềm lòng, họ đã không thể thực hiện được suy nghĩ của mình.
- Qua phần tìm hiểu ý nghĩa và nguyên nhân của lời khuyên trên, chúng ta hẳn thấy rõ tầm quan trọng của tài và đức.
- Vậy tại sao Bác lại nói đến tài và đức với thanh niên? Không nói, hẳn mọi người cũng đã hiểu mục đích của Bác muốn gởi gắm một lời nhắc nhờ quan trọng với thanh niên trong việc học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật và rèn luyện trau dồi tư cách đạo đức.
- Vậy là tài năng rất quan trọng, rất cần thiết.
- Người vừa có tài, vừa có đức thì thật đáng quý.
- Họ biết đem tài năng phục vụ lợi ích của dân tộc, đất nước, đem lại những hiệu quả to.
- Tài và đức kết hợp nơi một con người thì con người ắy thật hữu ích cho đất nước..
- Hiểu được tầm quan trọng của tài và đức, em tự nhủ phải cố gắng rèn luyện cả tài và đức để sau này trở thành người có ích cho xã hội, đáp ứng ước mong của cha mẹ và thầy cô, đặc biệt là khỏi phụ tình thương yêu của Bác thể hiện qua lời răn dạy của Người..
- Nếu ai trong thanh niên chúng ta cũng biết thực hiện được điều này thì thật là một tương lai xán lạn cho Tổ quốc ta