« Home « Kết quả tìm kiếm

Văn mẫu lớp 9: Dàn ý phân tích bài thơ Đồng chí (5 mẫu) Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu


Tóm tắt Xem thử

- Dàn ý phân tích bài thơ Đồng chí - Mẫu 1.
- Giới thiệu đôi nét về đề tài chiến tranh, người lính trong thơ ca: Đây là đề tài quen thuộc đã đi vào thơ ca của rất nhiều các tác giả tiêu biểu..
- Khái lược nét riêng độc đáo của Chính Hữu và Đồng chí - một bài thơ viết theo đề tài người lính: Chính Hữu xuất hiện trên thi đàn với phong cách thơ bình dị.
- Bài thơ Đồng chí tuy vẫn đi vào đề tài người lính nhưng đã vượt qua tất cả những xáo mòn để mang đến những cảm xúc rất chân thực về tình đồng chí nơi trái tim..
- 7 câu thơ đầu: Sự lí giải về cơ sở của tình đồng chí - Hai câu đầu: Hoàn cảnh xuất thân của những người chiến sĩ:.
- Sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó là cơ sở cho sự đồng cảm giai cấp của những người lính cách mạng..
- 3 câu thơ tiếp: Sự gắn kết trọn vẹn giữa những người đồng chí:.
- Hình ảnh song hành “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”: Tình đồng chí nảy nở và bền chặt khi họ chia sẻ với nhau những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ..
- Những người chiến sĩ còn chia sẻ với nhau những gian khó đời thường.
- Hai tiếng “Đồng chí!” vang lên làm bừng sáng cả bài thơ, là kết tinh của một tình cảm cách mạng cao đẹp: tình đồng chí..
- 10 câu thơ tiếp: Diễn tả những biểu hiện cụ thể vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí đồng đội.
- 3 câu đầu: Tình đồng chí là cảm thông những tâm sự thầm kín về hậu phương, quê hương.
- Tình cảm đồng chí thân thiết, họ chia sẻ với nhau những gì riêng tư, thân thuộc nhất của họ.
- 7 câu tiếp: Đồng chí là cùng chia sẻ với nhau những gian lao thiếu thốn trong đời lính.
- Hình ảnh chân thực, họ thương nhau khi phải trải qua những cơn sốt rét.
- “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” Biểu hiện của tình đồng chí trực tiếp nhất, họ nắm tay nhau - cái nắm tay để sẻ chia, truyền hơi ấm, để hi vọng, để quyết tâm ⇒ Cử chỉ cảm động chan chứa tình cảm chân thành.
- 3 câu cuối: Biểu tượng đẹp, giàu chất thơ của tình đồng chí - 2 câu đầu: Nhiệm vụ gian khổ của người lính.
- Nhiệm vụ của những người lính chiến: đứng gác, phục kích sẵn sàng.
- Tình đồng chí được tôi luyện trong thử thách, gian lao, hình ảnh của họ đứng cạnh bên nhau vững chãi làm mờ đi sự gian khổ, ác liệt của chiến tranh, tình đồng chí giúp họ lãng mạn và bình thản trong mọi hoàn cảnh.
- Sự hòa hợp giữa trăng và súng làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn người lính, vừa nói lên ý nghĩa của việc họ cầm súng chiến đấu là bảo vệ cho cuộc sống thanh bình nơi quê hương ⇒ Tình đồng chí của họ càng thêm cao cả và ý nghĩa bội phần.
- Khẳng định lại những nét tiêu biểu, đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành công của bài thơ Đồng chí: thể thơ tự do, ngôn ngữ cô đọng, hình ảnh chân thực.
- Bài thơ là lời tuyên bố chân thực nhất, bình dị nhất nhưng lại sâu sắc và thiêng liêng nhất về tình đồng chí đồng đội trong hoàn cảnh khó khăn tột cùng.
- Dàn ý phân tích bài thơ Đồng chí - Mẫu 2.
- Cơ sở hình thành tình đồng chí.
- Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người lính:.
- Hai câu thơ giới thiệu thật giản dị hoàn cảnh xuất thân của người lính: Họ là những người nông dân nghèo..
- Tình đồng chí hình thành từ sự cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng, sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu:.
- Tình đồng chí nảy nở và bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui:.
- Nhưng chính sự chung chăn ấy, sự chia sẻ với nhau trong gian khổ ấy đã trở thành niềm vui, thắt chặt tình cảm của những người đồng đội để trở thành "đôi tri kỷ"..
- Sáu câu thơ đầu đã giải thích cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí giữa những người đồng đội.
- Những biểu hiện của tình đồng chí.
- Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc những tâm tư, nỗi niềm của nhau..
- Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu đến những nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình:.
- Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng những gì yêu quý nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa.
- Từ "mặc kệ"cho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người lính..
- Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính.
- Những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống của người lính những năm kháng chiến chống pháp hiện lên rất cụ thể, chân thực: áo rách, quần vá, chân không giày, sự khổ sở của những cơn sốt rét rừng hành hạ, trời buốt giá, môi miệng khô và nứt nẻ, nói cười rất khó khăn, có khi nứt ra chảy cả máu.
- Nhưng những người lính vẫn cười bởi họ có hơi ấm và niềm vui của tình đồng đội "thương nhau tay nắm lấy bàn tay"..
- luôn đi với nhau, có khi đứng chung trong một câu thơ, có khi đi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội..
- Hình ảnh biểu tượng cho tình đồng chí.
- Ba câu cuối cùng kết thúc bài thơ bằng một hình ảnh thơ thật đẹp:.
- Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính "đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới".
- Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu.
- Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả....
- Đó là một hình ảnh thật mà bản thân Chính Hữu đã nhận ra trong những đêm phục kích giữa rừng khuya..
- Hai hình ảnh "súng".
- kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính: chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà mơ mộng.
- Đoạn kết bài thơ là một bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính..
- Dàn ý phân tích bài thơ Đồng chí - Mẫu 3.
- Bài thơ được sáng tác vào năm 1948, viết về người chiến sĩ, về tình đồng đội, về khát vọng hòa bình..
- a, Sự hình thành tình đồng chí.
- Sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người lính: đều là những nông dân, những người con của vùng quê nghèo khó “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”..
- Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh gợi tả đặc sắc, thủ pháp sóng đôi..
- Từ “Đồng chí”: cách gọi vừa trang nghiêm vừa thân thuộc, đầy tình cảm, mang hơi thở thời đại mới của cách mạng, kháng chiến.
- những hình ảnh đại diện cho quê hương..
- Liệt kê, tả thực: cụ thể hóa những vất vả trong cuộc sống của người lính những năm kháng chiến chống Pháp, làm nổi bật lên sự sẻ chia, đoàn kết.
- “tôi” tạo sự song hành, gắn bó giữa những người đồng đội..
- Liên hệ mở rộng với tình đồng đội trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê..
- Tình đồng chí và khát vọng hòa bình.
- Ba câu cuối kết thúc bài thơ bằng hình ảnh hai người đồng đội đứng gác trong đêm:.
- Hình ảnh đặc biệt: “Đầu súng trăng treo”.
- Gợi tả: hai người lính đứng gác dưới ánh trăng, trăng lặn xuống thấp dần khi trời gần sáng và như treo trên đầu súng..
- Tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính: chiến sĩ mà thi sĩ, thấu hiểu hiện thực nhưng vẫn không ngừng hi vọng vào tương lai tươi đẹp..
- Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh tả thực, cặp hình ảnh đối lập..
- Kết luận về tác phẩm: miêu tả chân thực những gian khổ thời chiến tranh, ca ngợi tình cảm gắn bó, sẻ chia giữa những người lính, thể hiện khát vọng hòa bình..
- Liên hệ thực tiễn: tình đồng chí, tương thân tương ái đến nay vẫn còn nguyên giá trị, những người còn sống luôn trăn trở, nhớ thương đồng đội đã hi sinh ⇒ thế hệ trẻ cần luôn tôn trọng, biết ơn những người lính, phát huy tinh thần tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống..
- Dàn ý phân tích bài thơ Đồng chí - Mẫu 4.
- Trong suốt những năm tháng chiến đấu khốc liệt, giữa những người lính chiến đã hình thành một thứ tình cảm hết sức đặc biệt và thiêng liêng ấy là tình đồng chí..
- Và thứ tình cảm ấy đã được Chính Hữu xây dựng một cách rất giản dị, hồn nhiên và cũng đầy xúc cảm qua bài thơ Đồng chí..
- Đồng chí (1948), in trong tập Đầu súng trăng treo, là tác phẩm đã đánh dấu tên tuổi của Chính Hữu trong thi đàn Việt Nam..
- Nhan đề "Đồng chí".
- xét về nghĩa đen là những người có cùng chí hướng lý tưởng, ngoài ra còn là sự khám phá ngợi ca một tình cảm thiêng liêng sâu nặng của một người lính Cách mạng..
- Cơ sở của tình đồng chí (7 câu thơ đầu):.
- Biểu hiện của tình đồng chí, đồng đội (10 câu thơ tiếp):.
- Tình đồng chí vững bền..
- Ca ngợi sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí (3 câu thơ cuối):.
- Giữa không gian, thời gian khắc nghiệt, đối diện với trận chiến khốc liệt sắp bắt đầu nhưng người lính chiến vẫn ung dung, điềm tĩnh, luôn ở thế chủ động..
- Hình ảnh "đầu súng trăng treo".
- Vầng trăng còn đại diện cho vẻ đẹp sáng trong của tình đồng chí, cũng là vẻ đẹp tâm hồn của những người lính chiến, của nhân dân Việt Nam..
- Đồng chí của Chính Hữu đã khám phá và ngợi ca một tình cảm đẹp giữa những người lính chiến ấy là tình đồng chí, đồng đội, qua đó xây dựng thành công hình tượng người lính thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp..
- Dàn ý phân tích bài thơ Đồng chí - Mẫu 5.
- Chính Hữu làm thơ không nhiều và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh.
- Giới thiệu bài thơ "Đồng chí": Bài thơ "Đồng chí là một trong những bài thơ đặc sắc viết về đề tài người lính trong 9 năm kháng chiến chống Pháp và được viết vào đầu mùa xuân năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc.
- Bài thơ ca ngợi tình đồng chí cao cả và thiêng liêng của những người nông dân mặc áo lính, ra đi vì tiếng gọi tổ quốc..
- Cơ sở hình thành tình đồng chí:.
- Những người lính đều có xuất thân là những vùng quê nghèo khổ, là nơi "nước mặn, đồng chua", là xứ sở "đất cày lên sỏi đá".
- rồi "thành đôi tri kỉ", về sau trở thành "đồng chí".
- Chính nhờ cùng mục tiêu chiến đấu nên họ từ những người xa lạ mà gắn kết với nhau thành đồng chí chung một hàng ngũ quân đội..
- Những biểu hiện của tình đồng chí..
- Đồng chí!".
- Câu đặc biệt "Đồng chí".
- như một lời xúc động của tác giả về tình cảm đồng chí thắm thiết.
- Trong hoàn cảnh thiếu thốn và khổ sở ấy, những người lính vẫn hiện lên với hình ảnh "Miệng cười buốt giá".
- Hình ảnh này không những thể hiện tinh thần lạc quan của họ mà còn thể hiện được tình đồng chí sâu đậm..
- Hình ảnh "Tay nắm lấy bàn tay".
- Biểu tượng sâu sắc của tình đồng chí.
- cho thấy một tư thế chủ động, cùng nhau kề vai sát cánh của những người lính..
- Ta thấy được dường như mọi gian nan căng thẳng của trận đánh sẽ diễn ra đang nhường chỗ cho vẻ đẹp huyền diệu, thơ mộng của vầng trăng, và chính đó cũng là vẻ đẹp cao cả thiêng liêng của tình đồng chí, tình chiến đấu..
- Bài thơ "Đồng chí".
- vừa mang vẻ đẹp giản dị, bình dị khi nói về đời sống vật chất của người chiến sĩ, lại vừa mang vẻ đẹp cao cả, thiêng liêng, thơ mộng khi nói về đời sống tâm hồn, về tình đồng chí của các anh – người lính binh nhì buổi đầu kháng chiến.