« Home « Kết quả tìm kiếm

Văn mẫu lớp 9: Phân tích hình ảnh "Đầu súng trăng treo" trong bài thơ Đồng chí (4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 9 hay nhất


Tóm tắt Xem thử

- Phân tích hình ảnh "Đầu súng trăng treo".
- trong bài Đồng chí - Mẫu 1.
- Hơn thế nữa, trăng đã đi vào cuộc chiến đấu, trăng bảo vệ xóm làng, trăng được Chính Hữu kết tinh thành hình ảnh đầu súng trăng treo rất đẹp trong bài thơ Đồng chí của mình.
- Sau hơn mười năm làm thơ, Chính Hữu cho ra mắt tập Đầu súng trăng treo.
- Thế mới biết tác giả đắc ý như thế nào về hình ảnh thật đẹp, thơ mộng, rất thực nhưng không thiếu nét lãng mạn đó..
- Đầu súng trăng treo – đó là một hình ảnh tả thực một bức tranh tả thực và sinh động.
- Giữa núi rừng heo hút rừng hoang sương muối giữa đêm thanh vắng tĩnh mịch bỗng xuất hiện một ánh trăng treo lơ lửng giữa bầu trời.
- Và hình ảnh này cũng thật lạ làm sao, súng và trăng vốn tương phản với nhau, xa cách nhau vời vợi bỗng hòa quyện vào nhau thành một hình tượng gắn liền.
- Nhà thơ không phải tả mà chỉ gợi, chỉ đưa hình ảnh nhưng ta liên tưởng nhiều điều.
- Đêm thanh vắng người lính bên nhau chờ giặc tới, trăng chếch bóng soi sáng rừng hoang bao la rộng lớn, soi sáng tình cảm họ, soi sáng tâm hồn họ….
- Giờ đây, người chiến sĩ như không còn vướng bận về cảnh chiến đấu sắp diễn ra, anh thả hồn theo trăng, anh say sưa ngắm ánh trăng tỏa ngời trên đỉnh núi, tâm hồn người nông dân nước mặn đồng chua, hay đất cày trên sỏi đá cằn cỗi ngày nào bỗng chốc trở thành người nghệ sĩ đang ngắm nhìn vẻ đẹp ánh trăng vốn có tự ngàn đời.
- Phải là một người có tâm hồn giàu lãng mạn và một phong thái ung dung bình tĩnh lạc quan thì anh mới có thể nhìn một hình ảnh nên thơ như thế..
- Ánh trăng như xua tan cái lạnh giá của đêm sương muối, trăng tỏa sáng làm ngời ngời lòng người, trăng như cùng tham gia, cùng chứng kiến cho tình đồng chí đồng đội thiêng liêng của những người lính.
- Trăng truyền thêm sức mạnh cho họ, tắm gội tâm hồn họ thanh cao hơn, trong sạch hơn, trăng cùng là bạn, là đồng chí của anh bộ đội Cụ Hồ..
- Đầu súng trăng treo – hình ảnh thật đẹp và giàu sức khái quát.
- súng tượng trưng cho chiến đấu – trăng là hình ảnh của thanh bình hạnh phúc.
- súng là hình ảnh người chiến sĩ gan dạ kiên cường – trăng là hình ảnh người thi sĩ.
- Sự kết hợp hài hòa tạo nên nét lãng mạn bay bổng vừa gợi tả cụ thể đã nói lên lý tưởng, mục đích chiến đấu mà người lính ấy đang tham gia.
- Họ chiến đấu cho sự thanh bình, chiến đấu cho ánh trăng mãi nghiêng cười trên đỉnh núi.
- Ta hãy tưởng tượng xem giữa đêm khuya rừng núi trập trùng bỗng hiện lên hình ảnh người lính đứng đó với súng khoác trên vai, nòng súng chếch lên trời và ánh trăng lơ lửng ngay nòng ngọn súng.
- Đó là biểu tượng khát vọng hòa bình, nó tượng trưng cho tư thế lạc quan, bình tĩnh, lãng mạn của người bảo vệ Tổ quốc..
- Cái thần của câu thơ Đầu súng trăng treo nằm ở từ treo, ta thử thay bằng từ mọc thì thật thà quá, làm sao còn nét lãng mạn? Và hãy thay một lần nữa bằng từ lên cũng không phù hợp, vì nó là hiện tượng tự nhiên: trăng tròn rồi khuyết, trăng lên trăng lặn sẽ không còn cái bất ngờ màu nhiệm nữa.
- Chỉ có trăng treo.
- Phải, chỉ có Đầu súng trăng treo mới diễn tả hết được cái hay, cái bồng bềnh thơ mộng của một đêm trăng đứng chờ giặc tới, chẳng thơ mộng chút nào.
- Ta nên hiểu bài thơ dường như được sáng tác ở thời điểm hiện tại đêm nay, trong một không gian mà mặt đất là rừng hoang sương muối lạnh lẽo và lòng đầy phấp phỏng giặc sẽ tới có nghĩa là cái chết có thể đến từng giây từng phút..
- Thế nhưng người lính ấy vẫn đứng cạnh nhau để tâm hồn họ vút lên nở thành vầng trăng.
- Tố Hữu cũng có một câu thơ kiểu này: Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan, và Phạm Tiến Duật thì Và vầng trăng vượt lên trên quầng lửa, hay Hoàng Hữu Chỉ một nửa vầng trăng thôi một nửa – Ai bỏ quên ở phía chân trời….
- Như đã nói ở trên, không phải ngẫu nhiên mà Chính Hữu lấy hình ảnh Đầu súng trăng treo làm tựa đề cho tập thơ của mình.
- Nó là biểu tượng, là khát vọng và cũng là biểu hiện tuyệt vời chất lãng mạn trong bài thơ cách mạng.
- Lãng mạn nhưng không thoát ly, không quên được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình..
- Lãng mạn vì con người cần có những phút sống cho riêng mình.
- Hình ảnh trăng và súng đã có nhiều trong thơ Việt Nam và hình ảnh Đầu súng trăng treo của Chính Hữu là một trong những hình ảnh tuyệt đẹp trong kho tàng thơ ca dân tộc..
- trong bài Đồng chí - Mẫu 2.
- Chính Hữu đã tạo nên hình ảnh người lính trong chiến tranh thật đẹp, thật đáng khâm phục qua bài thơ Đồng Chí.
- Bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc không chỉ bởi tinh thần của người chiến sĩ mà còn bởi hình ảnh đầy chất thơ: Đầu súng trăng treo..
- Với cảnh rừng núi hoang vu, rừng thiêng nước độc, bom đạn ác liệt, người lính càng gắn bó với nhau hơn, để vượt qua mọi khó khăn gian khổ.
- Đầu súng trăng treo..
- Đó là chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn, trái ngược nhau nhưng chúng bay bổng hòa quyện với nhau.
- Cảnh rừng hoang, sương muối âm u, lạnh giá dường đã không ảnh hưởng tới tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ, nhường chỗ cho hình ảnh đồng đội đang sát cánh bên nhau trong tư thế sẵn sàng chiến đấu..
- Chính cái tinh thần đồng đội thiêng liêng và lý tưởng chiến đấu cao thượng đã sưởi ấm lòng chiến sĩ, chắp cánh cho tâm hồn họ bay bổng.
- Đứng giữa cái giá lạnh của núi rừng để chờ giặc, khi trăng đã ngang đầu súng.
- Người chiến sĩ đã không cảm thấy buồn chán mà trong tâm hồn họ lại khám phá bất chợt, thú vị:.
- đầu súng trăng treo.
- Hình ảnh đầu súng trăng treo được tạo nên nhờ sự liên tưởng thông minh và độc đáo..
- Người chiến sĩ luôn trong tư thế chiến đấu, súng lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng, hướng mũi súng về phía giặc, tình cờ phía ấy là hướng trăng lặn.
- Đêm khuya về sáng, trăng đang xuống thấp dần và ngang tầm mũi súng, tạo cảm giác đầu súng trăng treo..
- Hình ảnh đầu súng trăng treo, vừa là hình ảnh tả thực, vừa mang chất lãng mạn bay bổng.
- Hai hình ảnh này có sự trái ngược nhau, súng tượng trưng cho tinh thần chiến đấu bảo vệ cuộc sống tốt đẹp yên lành, súng là sự chết chóc là sự tàn khốc, còn trăng tượng trưng cho cái đẹp của cuộc sống yên bình.
- Hình ảnh Đầu súng trăng treo đã mang một thi vị lãng mạn cho bài thơ, nó thể hiện tinh thần lạc quan, ý chí quyết tâm chiến đấu và tình đoàn kết của các chiến sĩ.
- Bài thơ trở thành động lực tạo nên sức mạnh cho thế hệ trẻ Việt Nam trong việc đấu tranh để bảo vệ tổ quốc..
- trong bài Đồng chí - Mẫu 3.
- Sau tác phẩm Ngày về, Chính Hữu tiếp tục sở trường viết về người lính trong kháng chiến, đó cũng là đề tài rất mới mẻ của văn học Cách mạng.
- Bài thơ.
- “Đồng chí” của Chính Hữu đánh dấu sự thành công của ông khi viết về đề tài này.
- Bài thơ, tác giả không dùng nhiều nghệ thuật, ngôn ngữ giản dị như những người dân mặc áo lính nhưng những hình ảnh thơ đẹp là điều bất cứ một người đọc nào cũng nhận thấy trong bài thơ của ông.
- Đặc biệt là hình ảnh cuối bài thơ.
- “Đầu súng trăng treo”..
- Cả bài thơ được sáng tác với bút pháp hiện thực, hình ảnh những anh lính cụ Hồ thực, những gian khổ trong chiến tranh thực, tình cảm đồng chí đồng đội thực và những đêm phục kích chờ giặc tới cũng là thực:.
- Những người lính được giới thiệu trong bài thơ là những người gắn bó với ruộng nương, với “ gian nhà không”, nhưng họ “mặc kệ” như một lẽ quyết tâm sẵn sàng rời bỏ tất cả để đi dẹp giặc.
- Người lính khi ra trận, họ hiểu nhau đến từng khúc ruột, họ chia sẻ tất cả những khó khăn “Đêm rét chung chăn thành.
- Họ chiến đấu bên cạnh nhau với tình cảm thiết tha mặn nồng nhất, cái “nắm tay” đến đúng lúc đủ để họ xóa đi hết những gian khổ:.
- Tất cả những lý do đó đủ để Chính Hữu kết thúc bài thơ với ba câu thơ ngắn gọn nhưng chất chứa biểu tượng của người lính.
- “sương muối” độc và lạnh, nó độc và lạnh hơn khi “áo rách”, “chân không giày”, nhưng hơi ấm từ tình đồng đội đã sưởi ấm chính bản thân người lính.
- Sau những câu thơ dài như tự sự ấy, câu kết bài thơ “Đầu súng trăng treo” chỉ có bốn tiếng làm cho nhịp thơ đang dàn trải bỗng thay đổi đột ngột, dồn nén, chắc gọn, gây được sự chú ý cao nơi người đọc.
- Từ “ treo” tạo nên quan hệ bất ngờ nối liền mặt đất với không gian bát ngát.
- Đó có lẽ là chất thơ bay bổng nhất trong bài thơ.
- Có người đã liên tưởng “trăng” tượng trưng cho sự yên bình, chất nghệ sĩ, thi sĩ.
- “súng” tượng trưng cho sự chiến đấu, khốc liệt và hiện thực chiến tranh, bởi vậy biểu tượng của người lính là chiến đấu cho cuộc sống hòa bình..
- Nhưng Chính Hữu có lần tâm sự: “Trong chiến dịch nhiều đêm có trăng.
- Đi phục kích trong đêm, trước mắt tôi có ba nhân vật: khẩu súng, vầng trăng và người bạn chiến đấu.
- Ba nhân vật ấy hòa quyện với nhau tạo ra hình ảnh “Đầu súng trăng treo”..
- Như vậy chúng ta cần hiểu biểu tượng mà Chính Hữu xây dựng được vút lên từ.
- Những đêm phục kích như vậy trăng với người lính giống như bạn hữu.
- Vậy, biểu tượng của người lính trong bài thơ chưa hẳn là sự chiến đấu mà chính là tình cảm của những người đồng tình, đồng lý tưởng….
- “Đầu súng trăng treo” là một hình ảnh thơ đẹp và độc đáo, xứng đáng để khép lại một tác phẩm thơ thành công của Chính Hữu..
- trong bài Đồng chí - Mẫu 4.
- Đồng chí của Chính Hữu là một trong những bài thơ hay về người chiến sĩ trong thơ ca Việt Nam hiện đại.
- Trải qua hơn năm mươi năm, bài thơ đã trở thành người bạn tâm tình của nhiều lớp người cầm súng chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
- Đoạn kết của bài thơ thật đẹp, nó đã tạc vào thơ ca chân dung người chiến sĩ mộc mạc, đơn sơ và tuyệt vời thi vị:.
- Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn bay bổng hòa quyện với nhau.
- Cảnh rừng hoang, sương muối âm u, lạnh giá dường như không còn gây được ấn tượng đe dọa đối với con người nữa mà trái lại, nó bị đẩy lùi ra phía sau, nhường chỗ cho hình ảnh đồng đội đang sát cánh bên nhau trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.
- Tình đồng chí thiêng liêng đã sưởi ấm lòng chiến sĩ, chắp cánh cho tâm hồn họ bay bổng.
- Đêm khuya chờ giặc, trăng đã ngang đầu súng.
- Và lạ lùng thay, người chiến sĩ như có một khám phá bất chợt, thú vị: đầu súng trăng treo..
- Đêm khuya về sáng, trăng đang xuống thấp dần và ngang tầm mũi súng, tạo cảm giác đầu súng trăng treo.
- Cảnh ấy có thể có thật song có thể chỉ là sự liên tưởng bất ngờ do ý thơ lãng mạn để tạo ra một ý nghĩa tượng trưng.
- trăng – chất thơ bay bổng).
- Giữa hai hình ảnh tương phản súng và trăng, người đọc vẫn tìm ra được mối quan hệ gần gũi..
- Súng tượng trưng cho tinh thần chiến đấu bảo vệ cuộc sống tốt đẹp yên lành, trăng tượng trưng cho cái đẹp yên lành ấy..
- Hình ảnh Đầu súng trăng treo là biểu tượng cao đẹp của tình đồng đội, đồng chí thiêng liêng.
- Nó thể hiện rõ nét cái tư thế chủ động, tinh thần lạc quan, tin tưởng vào chiến thắng, vào tương lai tươi sáng của đất nước, của người chiến sĩ.
- Cao hơn nữa, hình ảnh ấy là biểu tượng sóng đôi của dân tộc Việt Nam dũng cảm, hào hoa muôn thuở.