« Home « Kết quả tìm kiếm

Văn mẫu lớp 9: So sánh ước nguyện của Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ và ước nguyện của Viễn Phương trong Viếng lăng Bác Dàn ý & 3 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất


Tóm tắt Xem thử

- Dàn ý so sánh ước nguyện của Thanh Hải và Viễn Phương.
- Đứng trước thiên nhiên tươi đẹp của mùa xuân xứ Huế, Thanh Hải đã thể hiện khát vọng dâng hiến mùa xuân của mình vào mùa xuân chung đất nước qua bài thơ Mùa Xuân nho nhỏ..
- Khổ 4,5 của bài Mùa xuân nho nhỏ: màu xuân gợi cho con người niềm tha thiết và hi vọng, dù ở cái tuổi gần đất xa trời và những ngày trên giường bệnh nhưng Thanh Hải vẫn bộc bạch tâm niệm của mình:.
- Điệp ngữ “ta làm” cộng với nhịp thơ dồn dập diễn tả khát vọng thôi thúc mãnh liệt trong lòng nhà thơ.
- Đó là khát vọng góp một phần nhỏ bé của mình để tô điểm cho mùa xuân quê hương..
- Ước nguyện làm con chim để mang tiếng hát cho đời thêm rộn ràng, một cành hoa để khoe sắc trước ánh mặt trời tô điểm cho vẻ đẹp của cuộc sống, một nốt trầm góp nên bản hòa ca xao xuyến.
- ồn ào chứng tỏ nhà thơ rất khiêm tốn và mong muốn được cống hiến lặng thầm đời mình.
- Tiếng chim ấy, cành hòa ấy, khúc ca ấy đều là tấm lòng của nhà thơ để mừng cho ngày xuân thống nhất của quê hương, mừng cho xứ Huế thanh bình, mỗi ngày càng phát triển..
- Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời.
- Thái độ sống tích cực, lạc quan của một nhà thơ đã nhiều đóng góp cho nền thơ ca Việt Nam và cho cả cuộc kháng chiến vẫn cho sự cống hiến của mình là lặng lẽ.
- Hình ảnh thơ gần gũi, mộc mạc, giọng thơ nhẹ nhàng, ngọt ngào như tiếng lòng thủ thỉ của chính nhà thơ.
- Ước nguyện đó là ước nguyện cao đẹp không cho riêng mình mà dành riêng cho cuộc đời..
- Mai về miền Nam, thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Muốn làm bông hoa toả hương đâu đây.
- Nỗi thôi thúc trong lòng thành kính và tình cảm vô bờ đối với người lãnh tụ đã khiến nhà thơ bật lên thành tiếng khóc “thương trào nước mắt” ý thơ mộc mạc mà chân thành..
- Điệp ngữ “muốn làm” nhấn mạnh khát vọng được hóa thân để ở bên cạnh Người.
- Viễn phương muốn làm con chim để hót chào bình minh thức dậy trước lăng và mang tiếng hát say sưa cho Bác ngủ yên bình, muốn làm đóa hoa trước lăng khoe sắc, muốn làm cây tre canh giữ sự thiêng liêng.
- Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân… Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung..
- Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình..
- Kết bài: Dù ngày Viễn Phương ra viếng lăng Bác đã rất xa, Thanh Hải thì không còn nhìn thấy mùa xuân quê hương mình nữa.
- Nhưng mỗi nhà thơ đều để lại những dòng thơ chan chứa, ấm áp về tình người, tình cảm sâu nặng với quê hương, xứ sở..
- So sánh ước nguyện của Thanh Hải và Viễn Phương - Mẫu 1.
- Như chúng ta đã biết có rất nhiều nhà văn, nhà thơ đã viết về ước nguyện cống hiến cho cuộc đời.
- Thế nhưng, có lẽ chưa có ai viết một cách thật chân tình, thân thương như trong khổ bốn bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương:.
- “Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.
- Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.".
- Và khổ bốn và năm trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của thi sĩ Thanh Hải:.
- Qua hai tác phẩm trên, ta có suy nghĩ gì về ước nguyện cống hiến của các tác giả? Ở đầu khổ thơ bốn trong bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương đã mở đầu bằng: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt"..
- Nếu ở khổ thơ thứ nhất nói về hình ảnh hàng tre xanh xanh quen thuộc của làng quê Việt Nam, ở khổ thơ thứ hai nói về hình ảnh mặt trời cùng dòng người đi vào lăng viếng Bác thể hiện niềm tôn kính của nhà thơ và cũng là của mọi người đối với Bác, ở khổ thơ thứ ba thì nói về tâm trạng và sự xúc động khi ở trong lăng Bác thì đến khổ thơ thứ tư này, nhà thơ đã bộc lộ rõ nét nhất về tình cảm của mình khi phải rời xa lăng Bác để trở về với những công việc của mình.
- Qua cụm từ “thương trào nước mắt”, tác giả dường như khóc rất nhiều khi phải nói lời chia tay với Bác và sau đó nhà thơ đã nêu:.
- Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này".
- Điệp ngữ “muốn làm” kết hợp với nghệ thuật liệt kê, những chi tiết gợi tả “con chim, đóa hoa, cây tre” với nhịp thơ dồn dập đã nói lên ước nguyện của nhà thơ.
- Tác giả muốn làm con chim hót ru Bác ngủ, muốn làm đóa hoa tỏa hương bát ngát, muốn làm cây tre canh giữ giấc ngủ bình yên cho Người.
- Nếu hàng tre là đại diện cho dân tộc Việt Nam thì cây tre trung hiếu đại diện cho nhà thơ.
- Tác giả muốn làm một công dân trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh bại.
- Đó cũng là ước nguyện của toàn nhân dân ta.
- Sang đến đoạn thơ thứ hai, khố bốn, năm trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của thi sĩ Thanh Hải, ông đã viết:.
- Nếu ở khổ một là bức tranh thiên nhiên của mùa xuân xứ Huế, ở khổ hai và khổ ba là mùa xuân thiên nhiên của đất nước thì đến đây là ước nguyện cống hiến của nhà thơ:.
- Với những dòng thơ như tâm tình, thủ thỉ, kết hợp với điệp ngữ “ta làm” đã thể hiện được ước nguyện của nhà thơ.
- Dù lặp lại hai hình ảnh “con chim, cành hoa” ở khổ một để tạo kết cấu chặt chẽ trong bài thơ nhưng ở khổ một lại là hình ảnh của thiên nhiên thì ở đây được nâng lên là hai hình ảnh ẩn dụ nói lên ước nguyện của nhà thơ.
- Nếu con chim mang tiếng hát cho đời thêm vui, cành hoa tỏa hương sắc làm đẹp cho đời thì nhà thơ cũng nguyện đem những gì tốt đẹp nhất cho đời.
- Tác giả còn muốn làm “một nốt trầm xao xuyến”.
- Nếu ở khổ đầu tác giả sử dụng đại từ “tôi” nghĩa là chỉ mình ông cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên thì đến đây ông dùng đại từ “ta”.
- vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều nghĩa là không phải chỉ ước nguyện của riêng nhà thơ mà là của toàn dân Việt Nam.
- Và sang khổ thơ thứ năm, nhà thơ lại tiếp tục nói về ước nguyện cống hiến của mình:.
- “Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời.
- Nhiều nhà thơ dùng nhiều định ngữ mùa xuân: mùa xuân xanh, mùa xuân chín, xuân lòng…Nhưng “mùa xuân nho nhỏ” là một hình ảnh ẩn dụ, sáng tạo độc đáo, một phát hiện mới của Thanh Hải.
- Nếu mùa xuân mang đến những thay đổi kì diệu cho đất nước thì nhà thơ cũng nguyện làm mùa xuân sống đẹp, sống với tất cả nhựa sống đang có để góp vào mùa xuân lớn của dân tộc, của cuộc đời chung.
- Điệp ngữ “dù là” kết hợp hai hình ảnh hoán dụ “tuổi hai mươi” và “tóc bạc” đã thể hiện được ước nguyện cống hiến của nhà thơ dù đó là tuổi trẻ đầy thanh xuân hay dù cho đã luống tuổi..
- Xét về cơ bản, cả hai tác phẩm đều thể hiện ước nguyện sống và cống hiến cao đẹp, mang lại cho đời những gì tốt đẹp nhất và đặc biệt ở hai tác giả, ta thấy những cảm xúc đó đều xuất phát từ tình cảm chân thành yêu cuộc sống, yêu đất nước dạt dào.
- Tóm lại, hai thi phẩm, hai tác giả nhưng chung một suy nghĩ, chung một ước nguyện.
- So sánh ước nguyện của Thanh Hải và Viễn Phương - Mẫu 2.
- Trong văn học hiện đại, có rất nhiều nhà văn, nhà thơ đã thể hiện mong muốn được cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho đất nước thông qua các tác phẩm của mình.
- Vậy ta có suy nghĩ gì về ước nguyện cống hiến của hai nhà thơ trong các đoạn thơ ấy?.
- Ở “Viếng lăng Bác, nếu khổ một miêu tả hàng tre bên lăng Bác, khổ hai miêu tả mặt trời và đoàn người đến viếng lăng Bác, khổ ba miêu tả cảnh Bác nằm trong giấc ngủ bình yên thì khổ bốn thể hiện ước nguyện của tác giả qua việc miêu tả cảnh vật xung quanh lăng:.
- “Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
- Bằng việc liệt kê các hình ảnh chọn lọc “con chim”, “đoá hoa”, “cây tre”, điệp ngữ “Muốn làm” và nhịp thơ nhanh, đoạn thơ đã thể hiện ước nguyện cống hiến của tác giả.
- Đây là những hình ảnh ẩn dụ đẹp thể hiện ước nguyện của nhà thơ muốn làm “con chim” đem lại niềm vui cho Bác, làm “đoá hoa” điểm tô cho lăng Bác và làm “cây tre” hoà nhập vào hàng tre bát ngát trước lăng Bác.
- “Cây tre trung hiếu” thể hiện mong muốn của tác giả được “trung với nước, hiếu với dân” như lời Bác dạy.
- Còn ở bài “Mùa xuân nho nhỏ”, nếu khổ một miêu tả cảm xúc của nhà thơ về mùa xuân thiên nhiên xứ Huế, khổ hai, ba nói về cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước thì ở khổ bốn, tác giả đã nói lên ước nguyện chân thành:.
- Bằng giọng thơ nhỏ nhẹ, tha thiết, các hình ảnh chọn lọc “con chim”, “cành hoa”, “nốt trầm” và điệp ngữ “ta làm”, khổ thơ trên đã thể hiện ước nguyện cống hiến của Thanh Hải.
- Nhà thơ muốn làm “con chim” để mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người, muốn làm “cành hoa” là muốn đem lại những gì đẹp nhất cho đời, muốn làm “nốt trầm” là muốn hoà nhập với cuộc đời chung, vì cuộc sống là một bản hoà ca mà mỗi người trong đó đều là một nốt nhạc phải sống trong bản hoà ca đó, không thể lỗi nhịp được.
- Nhưng tác giả chỉ vì mình như một nốt trầm thôi.
- Tất cả đã thể hiện rằng tác giả muốn sống đẹp, muốn cống hiến những điều tốt đẹp nhất dù là nhỏ bé, sống với tất cả sức sống của mình như con chim cho tiếng hót hay, cành hoa toả hương sắc cho đời.
- Điều này chứng tỏ đó không chỉ là ước nguyện riêng của tác giả mà còn là ước nguyện chung của mọi người.
- Ước nguyện cống hiến ở trên được thể hiện rõ hơn ở khổ năm:.
- Từ láy “nho nhỏ” và điệp ngữ “lặng lẽ” đã thể hiện sự khiêm tốn của tác giả..
- Động từ “dâng” đã nói lên thái độ tự nguyện, chân thành cống hiến cho đất nước suốt cuộc đời mình.
- Sự cảm nhận trên đã cho ta thấy ở các đoạn thơ có một số sự tương đồng về nội dung và nghệ thuật, về nội dung, xét về mặt cơ bản, cả hai đoạn thơ đều nói về ước nguyện sống đẹp, sống cống hiến của tác giả và của tất cả mọi người.
- về nghệ thuật, cả hai tác giả đã sử dụng những hình ảnh mộc mạc, giản dị trong thiên nhiên và nâng chúng lên thành những khát vọng cống hiến cao đẹp.
- Thanh Hải đã sáng tác “Mùa xuân nho nhỏ” lúc đang lâm bệnh, không còn sống được lâu nữa nhưng vẫn rất muốn cống hiến một thứ gì đó cho đời.
- “Mùa xuân nho nhỏ” được viết theo thể thơ năm chữ, giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết, tâm tình, bộc lộ tấm chân tình của tác giả trong khi khổ bốn của “Viếng lăng Bác” được viết theo thể thơ tám chữ, giọng thơ trang nghiêm, thành kính, nhịp thơ dồn dập gây cho người đọc nhiều cảm xúc về Bác Hồ..
- Với tất cả những sự giống nhau và khác nhau đó, mỗi đoạn thơ đều có những âm hưởng riêng, phong cách riêng đã đem lại cái hay, cái đặc sắc riêng của từng bài khiến cho ta vô cùng xúc động trước ước nguyện cống hiến của tác giả và lối sống đẹp đẽ, đầy trách nhiệm của họ, và cũng là lối sống của con người Việt Nam, như Tố Hữu đã từng viết:.
- So sánh ước nguyện của Thanh Hải và Viễn Phương - Mẫu 3.
- Chúng ta sống trong xã hội có con người và thiên nhiên ,nên chăng phải biết quý mến thiên nhiên và con người phải không bạn nhỉ? Với Thanh Hải xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng được dâng hiến "mùa xuân nho nhỏ".
- của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung và ta cũng thấy niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi đau xót khi tác giả Viễn Phương vào lăng viếng Bác được thể hiện qua giọng điệu vừa tha thiết, vừa trang nghiêm của nhà thơ, ở cả 2 bài thơ ước nguyện không chỉ của riêng...
- Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Thanh Hải lựa chọn mùa xuân để khởi nguồn cảm hứng.
- Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con.
- điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết:.
- diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ.
- Ước nguyện được làm một tiếng chim, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim, để đem lại hương sắc, tô điểm cho mùa xuân thêm tươi đẹp.
- Nhà thơ nguyện cầu được làm một “nốt trầm xao xuyến” không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ để “nhập” vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về.
- Được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện cống hiến cho sự phồn vinh của đất nước.
- Ước nguyện đó đã được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp,.
- không chỉ cho riêng nhà thơ mà cho tất cả mọi người, cho thời đại của chúng ta..
- Thật cảm động làm sao trước ao ước của nhà thơ dẫu đã qua tuổi xuân của cuộc đời, vẫn được làm một mùa xuân nhỏ trong cái mùa xuân lớn lao ấy.
- “dù là” ở đây như một lời tự khẳng định để nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước.
- Chính vì vậy, hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”.
- "Một mùa xuân nho nhỏ".
- Viễn Phương bằng một ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc sâu lắng đã diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với lãnh tụ.
- Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này..
- Mặc dù hiện tại nhà thơ đang đứng bên lăng Người, trong lăng Người nhưng khi nghĩ đến những ngày phải rời miền Bắc, ngày xa Bác Viễn Phương thấy bịn rịn không muốn rời.
- Cũng xuất phát từ tình cảm đó cho nên nhà thơ có ước nguyện thành kính và đây có thể là ước vọng chung của tất cả mọi người đã một lần hoặc chưa một lần gặp Bác..
- Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này..
- Điệp ngữ “Muốn làm” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ thể hiện ước nguyện muốn tự nguyện tự giác của Viễn Phương.
- Nhà thơ muốn làm con chim hót dâng tiếng hót vui.
- Muốn làm bông hoa dâng hương thơm và sắc đẹp..
- muốn làm cây tre trung hiếu canh giữ cho lăng Bác ngày đêm.
- Hình tượng tre được chuyển hóa: “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.
- Và thật cao đẹp biết bao khi nhà thơ muốn hóa thân làm cây tre trung hiếu, trong muôn ngàn cây tre quanh lăng Bác, để được ở mãi bên Bác.
- thì ở khổ thơ cuối, hình ảnh cây tre được lặp lại nhưng là để tượng trưng cho phẩm chất trung hiếu