« Home « Kết quả tìm kiếm

Văn minh Ai Cập cổ đại


Tóm tắt Xem thử

- Văn minh Ai Cập cổ đại 1.
- Tổng quan về Ai Cập cổ đại.
- Ai Cập ở vùng Đông Bắc châu Phi, nằm dọc theo vùng hạ lưu của lưu vực sông Nin.
- Sông Nin bắt nguồn từ vùng xích đạo của châu Phi, dài 6.700 km, nhưng phần chảy qua Ai Cập chỉ dài 700 km.
- Chính vì vậy, nền kinh tế ở đây phát triển sớm tạo điều kiện cho Ai Cập có thể bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới.
- Cũng chính vì vậy, nhà sử học Hi Lạp Hêrôđôt nói rằng: "Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin"..
- Tuy vậy, về mặt địa hình, Ai Cập là một nước tương đối bị đóng kín, phía Bắc, là Địa Trung Hải, phía Đông giáp Biển Đỏ, phía Tây giáp sa mạc Xahara, phía Nam giáp Nubi, nơi giáp giới ấy là một vùng núi hiểm trở khó qua lại.
- Chỉ có ỏ Đông Bắc, vùng kênh đào Xuyê sau này, người Ai Cập cổ đại mới có thể qua lại với vùng Tây Á..
- Ai Cập chia làm hai miền rõ rệt theo dòng chảy của sông Nin từ Nam lên Bắc: miền Thượng Ai Cập (miền Nam) là một dải lưu vực hẹp, miền Hạ Ai Cập (miền Bắc) là một đồng bằng hình tam giác..
- Về tài nguyên thiên nhiên, Ai Cập có rất nhiều loại đá quý như đá vôi, đá bazan, đá hoa cương, đá mã não v.v.
- Cư dân chủ yếu của Ai Cập ngày nay là người Arập, nhưng thời cổ đại, cư dân ở đây là người Libi, người da đen và có thể có cả người Xêmit di cư từ châu Á tới nữa..
- Các thời kì lịch sử của Ai Cập cổ đại.
- Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời từ cuối thiên niên kỉ IV TCN.
- Từ đó cho đến năm 525 TCN, theo cách phân chia của Manêtông, tác giả sách Lịch sử Ai Cập, sống vào thế kỉ III TCN, lịch sử Ai Cập cổ đại được chia thành 5 thời kì là Tảo vương quốc, cổ vương quốc, Trung vương quốc, Tân vương quốc và Hậu kì vương quốc gồm tất cả 31 vương triều..
- Dần dần, những châu ấy hợp lại thành hai miền Thượng và Hạ Ai Cập.
- Tiếp đó, qua đấu tranh, hai miền Thượng và Hạ Ai Cập mới thống nhất thành nước Ai Cập.
- Từ khi nhà nước Ai Cập thống nhất ra đời cho đến khoảng năm 3000 TCN, ở Ai Cập đã trải qua hai vương triều là vương triều I và vương triều II, được gọi chung là thời kì Tảo vương quốc..
- Ngay từ thời kì này, người cổ Ai Cập đã biết sử dụng công cụ bằng đồng đỏ, biết dùng cày và dùng súc vật để kéo cày.
- Nhưng đến năm 1750 TCN, ở Ai Cập đã nổ ra một cuộc khởi nghĩa của dân nghèo.
- Từ đó Ai Cập bị suy yếu.
- Đến năm 1710 TCN, miền Bắc Ai Cập bị người Híchxốt ở Palextin chinh phục và thống trị 140 năm.
- Trong thời gian ấy, miền Nam Ai Cập cũng phải thần phục vương triều ngoại tộc này..
- Sau vương triều XVIII, Ai Cập ngày càng suy yếu..
- Ai Cập từ thế kỉ X-I TCN.
- Từ thế kỉ X TCN, Ai Cập hết bị chia cắt lại bị ngoại tộc thống trị.
- Đặc biệt, từ năm 525 TCN, Ai Cập bị nhập vào đế quốc Ba Tư ở Tây Á..
- Năm 332 TCN, Ai Cập bị Alếchxăngđrơ ở Makêđônia chinh phục.
- Sau khi đế quốc Makêđônia tan rã, Ai Cập thuộc quyền thống trị của một vương triều Hi Lạp gọi là vương triều Ptôlêmê (305—30 TCN).
- Đến năm 30 TCN, Ai Cập thành một tỉnh của đế quốc La Mã..
- Những thành tựu chủ yếu của văn minh Ai Cập cổ đại.
- Trên cơ sở công cụ bằng đồng và nền kinh tế nông nghiệp, cư dân Ai Cập cổ đại từ rất sớm đã sáng tạo nên một nền văn minh tinh thần vô cùng rực rỡ, trong đó, những thành tựu chủ yếu là chữ viết, văn học, kiến trúc và các kiến thức khoa học tự nhiên..
- Từ khi xã hội có giai cấp bắt đầu hình thành, chữ viết ở Ai Cập đã ra đời.
- Chữ viết của Ai Cập cổ đại lúc đầu là chữ tượng hình, tức là muốn viết chữ để biểu thị một vật gì thì vẽ hình thù của vật ấy.
- Vì vậy, nhìn vào các bản viết chữ Ai Cập cổ đại, ta thấy các hình vẽ như người, các loại động vật (chim, gia súc, dã thú, côn trùng), cây cối, mặt trời, mặt trăng, sao, nước, núi non v.v....
- Ví dụ, con mắt tiếng Ai Cập là ar, do dó hình con mắt còn biểu thị âm tiết ar..
- Tổng số chữ tượng hình của Ai Cập cổ đại có khoảng 1.000 chữ, trong đó số chữ cái có 24 chữ..
- Vào thiên kỉ II TCN, người Híchxốt đã học tập chữ cái của người Ai Cập để ghi ngôn ngữ của mình.
- Chữ viết cổ của Ai Cập thường được viết trên đá, gỗ, đồ gốm, vải gai, da.
- Vốn là ở hai bên bờ sông Nin có một loại cây tên là Papyrus, người Ai Cập lấy thân loại cây này chẻ thành từng thanh mỏng, ghép các thanh ấy thành những tờ giấy, ép mỏng rồi phơi khô.
- Để viết trên loại giấy đó, người Ai Cập cổ dùng bút làm bằng thân cây sậy, còn mực thì làm bằng bồ hóng..
- Vào thế kỉ V, một học giả Ai Cập tên là Ghêrapôlông đã nghiên cứu cách đọc loại chữ cổ này nhưng không thành công.
- Năm 1798, Bônapác (tức Napôlêông sau này) dẫn quân viễn chinh sang Ai Cập.
- Trên tấm bia này khắc hai thứ chữ: phần trên khắc chữ Ai Cập cổ, phần dưới khắc chữ Hi Lạp.
- Chính từ đó, một môn khoa học mới ra đời, đó là môn Ai Cập học.
- đã nghiên cứu ngôn ngữ Ai Cập, biên soạn sách tiếng Ai Cập cổ, đặc biệt biên soạn cuốn Từ điển chữ tượng hình Ai Cập.
- Nhờ đọc được chữ Ai Cập cổ, người ta mới biết được nhiều tư liệu quý giá thuộc các lĩnh vực như lịch sử, văn học, thiên văn, toán học.
- của Ai Cập cổ đại..
- Ai Cập Cổ đại có một kho tàng văn học khá phong phú, bao gồm tục ngữ, thơ ca trữ tình, các câu chuyện mang tính chất đạo lí giáo huấn, trào phúng, truyện thần thoại.
- Giống như cư dân các quốc gia cổ đại khác, người Ai Cập trong thời kì này thờ rất nhiều thần:.
- Vì vậy, thần Mặt Trời Amôn của Tépbơ trở thành vị thần cao nhất của Ai Cập.
- Người Ai Cập tin rằng, hàng ngày thần Amôn-Ra ngự thuyền vàng đi trên bầu trời, ban đêm thì xuống thế giới dưới đất, sáng sớm lại lên vương quốc ban ngày và chiếu những tia sáng của mình lên mặt đất.
- Ngài sáng tạo ra đất đai của Xyri, của Nubi và của Ai Cập.
- Ngoài thần Mặt Trời, người Ai Cập còn thờ thần Mặt Trăng Tốt (Thoth).
- Người Ai Cập cổ đại cũng rất coi trọng việc thờ người chết.
- Chính vì quan niệm như vậy nên người Ai Cập mới có tục ướp xác..
- Người Ai Cập cổ đại tin rằng, thế giới âm phủ cũng giống như thế giới trần gian, ở đó cũng có sông Nin, thần Ra ngự thuyền đi trên đó.
- Người Ai Cập cổ đại còn thờ nhiều loại động vật từ dã thú, gia súc, chim đến côn trùng như: chó sói, cá sấu, rắn, sơn dương, cừu, mèo, hồng hạc, đặc biệt là bò mộng Apix..
- Do nhiều loại động vật được thần thánh hóa như vậy, nên người Ai Cập cổ đại thường rất quý các gia súc.
- Ngoài các con vật có thực, người Ai Cập còn thờ các con vật tưởng tượng như phượng hoàng, nhân sư..
- Người Ai Cập tin rằng loài vật này sống trong sa mạc gần đó.
- Nghệ thuật kiến trúc của Ai Cập cổ đại đã đạt đến trình độ rất cao.
- Các công trình kiến trúc tiêu biểu là cung điện, đền miếu, đặc biệt nhất là Kim tự tháp..
- Kim tự tháp.
- Kim tự tháp là những ngôi mộ của các vua Ai Cập thuộc vương triều III và vương triều IV thời cổ vương quốc.
- Kim tự tháp được bắt đầu xây dựng từ thời vua Giêde (Djeser), vua đầu tiên của vương triều III, vương triều đầu tiên của thời cổ vương quốc.
- Thời kì Kim tự tháp được xây dựng nhiều nhất và đồ sộ nhất là thời vương triều IV.
- Hơn 2.000 năm sau, nhà sử học Hi Lạp Hêrôđôt đến Ai Cập còn được nghe cư dân ở đây kể lại quá trình xây Kim tự tháp.
- Vì vậy, người ta phải dùng thuyền chở đá từ nơi khai thác đến xây Kim tự tháp.
- Việc xây dựng Kim tự tháp, như Hêrôđôt nói, "đã đem lại cho nhân dân Ai Cập cổ đại không biết bao nhiêu tai họa".
- Nhưng nhân dân Ai Cập cổ đại, bằng bàn tay và khối óc của mình, đã để lại cho nền văn minh nhân loại những công trình kiến trúc vô giá.
- Trải qua gần 5.000 năm, các Kim tự tháp hùng vĩ vẫn đứng sừng sững ở vùng sa mạc Ai Cập bất chấp thời gian và mưa nắng..
- Nghệ thuật điêu khắc của Ai Cập cổ đại cũng có những thành tựu rất lớn biểu hiện ở hai mặt:.
- Từ thời cổ vương quốc về sau, các vua Ai Cập thường sai tạc tượng của mình và những người trong vương thất.
- Trong số các tượng của Ai Cập cổ đại, đẹp nhất là tượng bán thân hoàng hậu Nêféctiti, vợ của vua Ichnatôn.
- Tuy nhiên, độc đáo nhất trong nghệ thuật điêu khắc của Ai Cập cổ đại là tương Xphanh (Sphynx)..
- Trong số các tượng Xphanh của Ai Cập cổ đại, tiêu biểu nhất là tượng Xphanh gần Kim tự tháp Kêphren ở Ghidê.
- Khoa học tự nhiên ở Ai Cập cổ đại cũng có nhiều thành tựu, quan trọng, nhất là về thiên văn và số học..
- Từ rất sớm, với những dụng cụ thô sơ như sợi dây dọi, mảnh ván có khe hở, các nhà thiên văn học Ai Cập cổ đại thường ngồi trên nóc đền miếu để quan sát bầu trời.
- Mặc dầu những tài liệu về thiên văn học để lại đến ngày nay không nhiều, nhưng chỉ qua một số chi tiết còn lưu lại cũng có thể biết được rằng những phát hiện về lĩnh vực này của người Ai Cập cổ đại là rất quan trọng.
- Để đo thời gian, từ thời Cổ vương quốc người Ai Cập đã phát minh ra cái nhật khuê..
- Đến thời vương triều XVII, người Ai Cập lại phát minh ra đồng hồ nước.
- Thành tựu quan trọng nhất trong lĩnh vực thiên văn của Ai Cập cổ đại là việc đặt ra lịch.
- Lịch Ai Cập dựa trên kết quả quan sát tinh tú và quy luật dâng nước của sông Nin.
- Năm mới của Ai Cập bắt đầu từ ngày nước sông Nin bắt đầu dâng (vào khoảng tháng 7 dương lịch).
- Như vậy, lịch của Ai Cập cổ đại là một thứ lịch được phát minh rất sớm (vào khoảng thiên kỉ IV TCN), tương đối chính xác và thuận tiện.
- Tuy nhiên, lịch Ai Cập cổ đại so với lịch mặt trời còn thiếu mất 1/4 ngày, nhưng lúc bấy giờ, họ chưa biết đặt ra năm nhuận..
- người Ai Cập đã có khá nhiều hiểu biết đáng chú ý về toán học..
- Người Ai Cập cổ đại ngay từ đầu đã biết dùng phép đếm lấy 10 làm cơ sở (thập tiến vị).
- Về các phép tính cơ bản, người Ai Cập chỉ mới biết phép cộng và phép trừ.
- Người Ai Cập đã biết được cấp số cộng và có lẽ cũng đã biết được cấp số nhân..
- Về hình học, người Ai Cập đã biết cách tính diện tích hình tam giác, diện tích hình cầu, biết được số pi là 3,16, biết tính thể tích hình tháp đáy vuông.
- Do tục ướp xác thịnh hành, từ rất sớm, người Ai Cập đã hiểu biết tương đối rõ về cấu tạo của cơ thể con người.
- Nhiều thành tựu của nền y học Ai Cập cổ đại được ghi trên giấy Papyrus và truyền tải đến ngày nay.
- Về nguyên nhân chủ yếu của bệnh tật, người Ai Cập lúc bấy giờ đã nhận thức được rằng, đó không phải do ma quỷ hoặc do các mụ phù thủy gây nên mà là do sự không bình thường của mạch máu.
- Hơn nữa, từ thời Trung vương quốc, người Ai Cập đã biết được tầm quan trọng của óc và tim đổi với sức khỏe của con người, nếu óc bị tổn hại thì toàn thân sẽ bị bệnh.
- Tuy người Ai Cập chưa biết được sự tuần hoàn của máu nhưng họ cũng đã nhận biết được sự liên quan giữa tim và mạch máu.
- Đối với việc chữa trị các bệnh tật, các thầy thuốc Ai Cập nêu ra 3 khả năng:.
- Các thầy thuốc Ai Cập còn biết dùng phẫu thuật để chữa một số bệnh..
- Hêrôđôt cho biết rằng, khi ông đến Ai Cập du lịch thì thấy rằng: "Ở chỗ họ, y học chia thành nhiều chuyên môn, mỗi thầy thuốc chỉ chữa một loại bệnh chứ không phải chữa rất nhiều bệnh.
- Tóm lại, nền văn minh Ai Cập cổ đại đã để lại cho nhân loại nhiều thành tựu tuyệt vời và đã có nhiều đóng góp trực tiếp đối với sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong nền văn minh thế giới.