« Home « Kết quả tìm kiếm

Văn minh thế giới nửa sau thế kỉ XX


Tóm tắt Xem thử

- Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.
- Trong nửa sau thế kỉ XX, nhân loại trải qua cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai được bắt đầu từ những năm 40.
- Với quy mô to lớn, nội dung sâu sắc và toàn diện, nhịp điệu vô cùng nhanh chóng, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã đưa lại nhiều thành tựu và đổi thay vô cùng to lớn trên mọi mặt của đời sống nhân loại.
- Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người, nhất là trong tình hình bùng nổ dân số thế giới và sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên..
- Những đòi hỏi bức thiết đặt ra cho cách mạng khoa học - kĩ thuật phải giải quyết trước hết là chế tạo những công cụ sản xuất mới có kĩ thuật, có năng suất cao, tìm kiếm các nguồn năng lượng mới và tạo ra những vật liệu mới thay thế..
- Nội dung chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật là tự động hóa cao độ bảng cách sử dụng rộng rãi máy tính điện tử, hiện đại hóa kĩ thuật và sản xuất trên cơ sở những phát minh khoa học mới nhất, sử dụng những nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới, nhưng công cụ sản xuất mới tấn công vào lòng các đại dương, đi sâu vào lòng đất, nghiên cứu bí mật của sự sống, nghiên cứu thế giới vô cùng nhỏ bé của hạt nhân, đồng thời thám hiểm vũ trụ bao la..
- Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- Khác với cách mạng công nghiệp thế kỉ trước, trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học..
- Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho sản xuất.
- Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghiệp hàng ngày..
- Một đặc điểm khác trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay dễ dàng nhận thấy là thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn và hiệu quả kinh tế.
- ngày càng cao của công tác nghiên cứu khoa học.
- đầu tư vào khoa học cho lãi cao hơn so với đầu tư vào các lĩnh vực khác..
- Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại đã trải qua hai giai đoạn.
- Những vật liệu mới cho phép đổi mối và chế tạo những máy móc mới, trong đó có các tên lửa cực mạnh mở ra kỉ nguyên vũ trụ..
- Cách mạng sinh học..
- Đó là cuộc cách mạng chủ yếu về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới, được sử dụng trong mọi hoạt động kinh tế và đời sống xã hội, về vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, về phát triển tin học..
- Việc áp dụng những công nghệ hoàn toàn mới đã tạo điều kiện cho sản xuất phát triển theo chiều sâu, giảm tiêu hao năng lượng và nguyên liệu, giảm tác hại đến môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển sản xuất.
- Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học kĩ thuật và đã thu được những thành tựu kỳ diệu.
- Công nghệ được hiểu tổng quát là tập hợp công cụ - phương tiện nhằm biến đổi nguồn lực tự nhiên thành sản phẩm hàng hóa.
- Công nghệ làm tăng khả năng cơ bắp và trí tuệ của con người, làm cho thiên nhiên trở nên có ích cho cộng đồng, cuộc sống trở nên dễ chịu.
- Vì vậy, công nghệ được coi là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế, tạo lập một xã hội phồn vinh..
- Công nghệ cũng được hiểu cụ thể là kĩ năng và các thủ tục nhằm chế tạo, sử dụng những sản phẩm.
- Ngoài ra, công nghệ còn bao hàm cả kĩ năng quản lí, tổ chức, tài chính và tiếp thị....
- Như vậy, theo sự thống nhất của các tổ chức quốc tế về công nghiệp - công nghệ, công nghệ được thể hiện trong 4 thành phần: phần thiết bị (máy móc, kết cấu xây dựng, nhà xưởng), phần con người (đội ngũ nhân lực để vận hành, điều khiển và quản lí dây chuyền thiết bị.
- Do đó công nghệ nhất thiết phải chứa đựng hàm lượng về trí tuệ, thông minh, cải tiến để đem lại hiệu quả cao trong cuộc sống..
- Những thành tựu khoa học công nghệ.
- Máy tính điện tử và công nghệ thông tin: Cuộc cách mạng công nghệ đã đưa lại sự phát triển phi thường trong sản xuất và đời sống.
- Dựa trên công nghệ vi điện tử, máy tính điện tử đóng vai trò cốt lõi của một ngành mới là tin học - ngành xử lí thông tin một cách tự động..
- Thập niên 1960, công nghệ bán dẫn (transitor) đã đưa máy tính điện tử sang thế hệ thứ hai, giảm năng lượng tiêu thụ, gọn nhẹ, dung tích bộ nhớ tăng cùng với sự tăng tốc độ tính toán (triệu phép tính/giây).
- Trong những thập niên gần đây, với những tiến bộ của kĩ thuật điện tử, tin học và viễn thông, công nghệ thông tin đã phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nổ trên phạm vi toàn cầu.
- Công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng sâu rộng trong mọi ngành kinh tế và hoạt động xã hội.
- Alvin Toffler đã viết về máy tính điện tử như sau: Đó là một trong những thành tựu kì diệu nhất của con người, vì chúng nâng cao sức mạnh trí óc như công nghệ.
- Một thành tựu rực rỡ của công nghệ điện tử là sự ra đời của người máy (rôbốt), nó chứa đựng cả hai ưu điểm của tự động hóa: giúp con người về lao động cơ bắp và về trí tuệ..
- Sức lao động con người ngày càng đắt giá, rôbốt ngày càng phát triển và sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như quản lí, sản xuất, kể cả công nghệ chế tạo đòi hỏi chính xác (lắp ráp linh kiện điện tử), những nơi lao động nặng nhọc nguy hiểm như trong hầm mỏ, trong lò phản ứng hạt nhân..
- Giữa công nghệ cao cấp (như vi điện tử) và vật liệu (như các vật liệu siêu sạch, siêu cứng, siêu bền, siêu dẫn.
- Trong thập niên 80, loài người lại được tiếp nhận một công nghệ cao cấp rất hiệu quả là tia lade (laser _ khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ cưỡng bức).
- Công nghệ lade ra đời chưa lâu nhưng được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như giải phẫu, cắt và tiện kim loại, trắc địa, quân sự....
- Trong công nghệ thông tin, tia lade phối hợp với vật liệu sợi thủy tinh đã mở ra những chân trời mới của ngành viễn thông - quang điện tử..
- Công nghệ sinh học trong vài thập niên gần đây đã có những đột phá phi thường.
- Bước ngoặt quyết định là vào năm 1973 khi thế giới chứng kiến sự ra đời của công nghệ di truyền, bởi nó chứa đựng một hàm ý lớn lao là con người có khả năng can thiệp vào thiên chức của tạo hóa.
- những thành tựu trong nông nghiệp và y học, công nghệ sinh học chắc chắn sẽ đem lại những cân bằng lương thực mới cho hành tinh và nhiều hỗ trợ đắc lực về sức khỏe cơ thể con người..
- Sinh học từ một khoa học "quan sát".
- đã trở thành một khoa học "hành động"..
- Mục tiêu chủ yếu của công nghệ sinh học là sử dụng các đối tượng như vi sinh vật, virút, tế bào động - thực vật để thu được các sản phẩm hữu ích cho con người thông qua các quá trình công nghệ.
- Công nghệ sinh học tập trung vào 4 lĩnh vực: công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh và công nghệ enzim..
- Công nghệ gen đồng nghĩa với công nghệ di truyền.
- Bản chất của công nghệ gen là thiết kế các phân tử AND trong ống nghiệm, còn gọi là tái tổ hợp AND, sau đó đưa chúng vào cơ thể sống của động vật hoặc thực vật.
- Công nghệ tái tổ hợp AND này nhằm đưa gen mới vào, có thể sử dụng cả gen lạ về mặt sinh vật để biến đổi gen hiện có, nhằm sáng tạo ra những sinh vật mới.
- Nhờ công nghệ gen, nhiều chất vắcxin chữa bệnh hiểm nghèo đã được chế tạo, chẩn đoán được bệnh trước khi đứa trẻ ra đời.
- Công nghệ gen chính là nền móng cho cuộc cách mạng sinh học sắp xảy ra, cung cấp những hiểu biết sâu sắc, mới lạ về bản chất di truyền, tiến hóa của loài, của thế giới động - thực vật..
- Công nghệ tế bào đã đi đến những kết quả lớn trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi.
- Công nghệ vi sinh hiện nay tập trung vào sử dụng các vi sinh vật để sản xuất những chất vitamin, prôtêin hoặc kháng sinh diệt cỏ, chống ung thư.
- Công nghệ enzim nhằm tạo nên các chất xúc tác sinh học tên là enzim có hoạt tính mạnh hàng vạn, hàng triệu lần so với các xúc tác vô cơ đã tồn tại trong công nghiệp hóa học.
- Công nghệ sinh học mang nhiều hi vọng cho con người, nhưng đồng thời cũng chứa đựng những khía cạnh lo ngại về sinh thái, đạo đức - nhân văn và pháp luật, đòi hỏi chính con người phải giải quyết (như thiên nhiên bị biến dạng theo thiết kế của con người, sinh vật được cấu tạo lại có thể.
- Như thế, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, mà gần đây còn gọi là cách mạng khoa học - công nghệ, đã thu được những thành tựu kì diệu theo hướng ngày càng hoàn thiện từ cơ khí, điện khí đến điện tử học vi mô, sinh học.
- Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã làm tăng của cải xã hội và làm cho cuộc sống con người ngày càng văn minh hơn.
- Công cuộc chinh phục vũ trụ.
- Bay vào vũ trụ và thám hiểm mặt trăng cùng các hành tinh là ước mơ từ ngàn xưa của bao thế hệ loài người và cũng là bước tiến phi thường thể hiện rực rỡ trí tuệ con người trong nửa sau thế kỉ XX.
- Người ta tính rằng, một vật thể từ dưới đất phóng lên muốn thoát khỏi sức hút của Trái Đất, không rơi xuống nữa mà bay vòng tròn quanh Trái Đất phải đạt tốc độ vũ trụ cấp 1 bằng 7,92 km/giây, tức là gần 28.800 km/giờ..
- Tốc độ này gọi là tốc độ vũ trụ cấp 3..
- Nhà bác học Nga Côngxtăngtin Xiôncôpxki ông tổ của khoa học du hành vũ trụ Liên Xô và thế giới, là người đầu tiên đã đề ra ý niệm bay vào vũ trụ bằng tên lửa nhiều tầng..
- Trong tác phẩm kinh điển Thám hiểm khoảng không vũ trụ hằng động cơ phản lực, C.Xiôncôpxki lần đầu tiên đề ra những công thức tính toán về tên lửa..
- Tháng 8 - 1933, Liên Xô đã thực hiện việc phóng tên lửa đầu tiên.
- Phóng vệ tinh nhân tạo và tàu vũ trụ: Nhờ sự phát triển nhanh chóng đó, ngày Liên Xô đã phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất mang tên "Xpútních".
- Sự kiện này đã mở đầu cho kỉ nguyên vũ trụ..
- o Gần 4 năm sau, ngày Liên Xô đã phóng tàu vũ trụ, Phương Đông (Vostok) chở Iuri Gagarin - nhà du hành vũ trụ đầu tiên của thế giới bay vào vũ trụ.
- Nếu như chuyến bay một vòng quanh Trái Đất trong 108 phút của Iuri Gagarin có tính chất mở đường cho con người bay vào vũ trụ thì chuyến bay thứ hai 17 vòng mất 25 giờ 18 phút của Gécman Titôp ngày 6-8-1961 chứng tỏ khả năng ăn, ngũ, hoạt động bình thường trong hơn một ngày của con người trong vũ trụ..
- o Mười tháng sau khi Liên Xô phóng tàu Phương Đông I chở Iuri Gagarin, ngày Mĩ phóng tàu vũ trụ đầu tiên mang tên Sao Thủy chở Giôn Grin, nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Mĩ..
- o Tháng 6-1963, một chuyến bay sóng đôi được thực hiện giữa tàu Phương Đông 5 chở V.Bưcốpxki và Phương Đông 6 chở Valentina Têrescôva, nhà nữ du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới..
- o Các con tàu vũ trụ Phương Đông là loại tàu chở một người, nặng khoảng 4,7 tấn, phóng bằng tên lửa có sức đẩy khoảng 500 tấn.
- Tàu vũ trụ chở một người mang tên "Sao Thủy".
- o Tháng 3-1965, Liên Xô bắt đầu phóng loại tàu vũ trụ mới mang tên Rạng Đông nặng hơn 5 tấn, chở 2-3 người.
- Trong hai năm Mĩ đã phóng tất cả 13 tàu vũ trụ Jemini..
- o Trong 10 năm đầu của kỉ nguyên vũ trụ có thể nói kế hoạch chinh phục vũ trụ của Liên Xô và Mĩ giống nhau nhưng Liên Xô đã đi trước một bước.
- Liên Xô phóng các tàu vũ trụ Liên Hợp nhằm tiến tới xây dựng các trạm quỹ đạo lớn có người điều khiển, bay dài ngày quanh Trái Đất, còn Mĩ tập trung cố gắng thực hiện kế hoạch Apollo đưa con người lên mặt trăng..
- o Ngày dũng 20 năm sau chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ, Cơ quan nghiên cứu Hàng không và Vũ trụ của Mĩ (NASA) đã phóng tàu con thoi đầu tiên Columbia chở hai nhà du hành vũ trụ J.
- o Tàu con thoi là tàu vũ trụ đầu tiên có thể thu hồi và sử dụng lại cho các chuyến bay sau..
- Đó là con tàu hàng không vũ trụ thực sự, nặng hơn 2000 tấn, cất cánh như một tên lửa.
- o Sau con tàu thứ nhất Columbia tháng 4- 1983, con tàu thứ hai Challenge đã được phóng lên, con tàu thứ ba Discovery và con tàu thứ tư Atlantic đã lần lượt bay vào vũ trụ các năm 1984 và 1985..
- o Sau Liên Xô và Mĩ, Pháp là cường quốc vũ trụ thứ ba phóng một vệ tinh nhỏ "Astérix".
- Vệ tinh thứ tư này lần đầu tiên được thu hồi về Trái Đất .
- Ngày vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Ấn Độ "Ariabata".
- đã được phóng lên bằng tên lửa Liên Xô từ sân bay vũ trụ của Liên Xô.
- o Một cuộc chạy đua vào vũ trụ đã diễn ra thật khẩn trương và nhộn nhịp.
- về mọi mặt, Trung Quốc đã vươn lên mạnh mẽ trong cuộc chạy đua chinh phục vũ trụ.
- không người lái (từ 1999), ngày Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu 5 cùng với nhà du hành duy nhất Dương Lợi Vũ.
- Theo các nguồn tin, Ấn Độ sẽ đưa người lên vũ trụ vào năm 2016..
- Xiôncôpki, người đặt nền móng cho ngành khoa học vũ trụ, đã viết:.
- Nhưng cũng như đứa trẻ không thể sống mãi trong nôi, con người sẽ không mãi mãi dừng lại trên mặt đất mà sẽ từng bước chập chững đi xa dần Trái Đất, đi lên các hành tinh và xa hơn nữa vào khoảng không vũ trụ".
- Vì vậy ước mở đầu tiên của con người là bay lên cung Trăng..
- o Biết bao truyền thuyết và tiểu thuyết ở phương Đông và phương Tây đều xoay quanh ước mơ ấy như "Đường Minh Hoàng du nguyệt điện gặp chị Hằng Nga xinh đẹp, xem điệu múa Nghê thường", câu chuyện dân gian chú Cuội và chị Hằng Nga, hoặc cuốn Con người trên Mặt Trăng xuất bản năm 1638 ở Anh của Frăngxit Gốtuyn, rồi Từ Trái Đất lên Mặt trăng và Vbng quanh Mặt Trăng của nhà văn viết truyện viễn tưởng nổi tiếng người Pháp Giuyn Vécnơ được viết ra vào nửa sau thế kỉ XIX Trong các tác phẩm để lại, G.Vécnơ đã tiên đoán được rất nhiều phát minh khoa học kĩ thuật của thế kỉ XX, từ chuyên bay đầu tiên của con người lên Mặt Trăng đến nhà chọc trời, tàu ngầm, điện thoại tự động, vô tuyến điện, vô tuyến truyền hình và cả lade nữa.
- Đế đưa người lên Mặt Trăng, G.Vécnơ đã tưởng tượng cho họ ngồi vào đầu một viên đạn đặt trong nòng một khẩu đại bác khổng lồ mang tên Columbia (và để kỉ niệm ý tưởng thiên tài này của G.Vécnơ gần 100 năm trước, năm 1969, con tàu đưa các nhà du hành vũ trụ Mĩ lần đầu tiên đổ bộ xuống Mặt Trăng được đặt tên là Columbia)..
- Việc đổ bộ nhẹ nhàng xuống bể mặt Mặt Trăng là một vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp vì xung quanh Mặt Trăng không có khí quyển để giảm tốc độ như trong trường hợp các con tàu vũ trụ trở về Trái Đất.
- Với chuyến bay này, 2 nhà du hành vũ trụ Mĩ N.Amstrong và E.Aldrin đã thực hiện được giấc mơ từ cổ xưa của loài người là đi bộ trên Mặt Trăng.
- o Tháng 8-1977, trạm thăm dò Voyager 2 của Mĩ đã thực hiện chuyên bay dài ngày trong vũ trụ.
- Vượt chừng 6 tỉ km, nó đã lướt qua sao Hải Vương và vệ tinh Triton của nó vào ngày rồi tiếp tục thám hiểm các vùng biển của hộ Mặt Trời và sẽ đi sâu mãi vào vũ trụ..
- Những thành tựu của khoa học vũ trụ ngày càng phục vụ đắc lực cho cuộc sống của con người trên hành tinh.
- Mặt khác, việc thám hiểm Mặt Trăng, các hành tinh và các vì sao đã làm phong phú thêm, sâu sắc thêm sự hiểu biết của con người về vũ trụ, đẩy mạnh hơn cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trên toàn thế giới.
- Cũng như nhiều ngành khoa học khác, khoa học vũ trụ trở thành một bộ phận không thể thiếu được của cách mạng khoa học kĩ thuật và nền văn minh nhân loại thế kỉ XX.