« Home « Kết quả tìm kiếm

Về quy trình lồng ghép các yếu tố môi trường và Biển đổi Khí hậu vào các quy hoạch, kế hoạch và chương trình phát triển


Tóm tắt Xem thử

- VỀ QUY TRÌNH LỒNG GHÉP CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO CÁC QUY HOẠCH,.
- KẾ HOẠCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN.
- Chúng ta đang sống trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21 với 3 đặc trưng nổi bật: i) Phát triển bền vững (PTBV) đã trở thành chiến lược phát triển của toàn thế giới.
- Trong bối cảnh đó, mỗi quốc gia cần lựa chọn để định ra các chiến lược phát triển phù hợp theo nguyên tắc “Suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương”..
- Trong hoàn cảnh đó, cùng với sự phát triển “nhanh” và “nóng”.
- của nền kinh tế, ô nhiễm môi trường đang trở nên ngày càng bức xúc, nhất là ở đô thị và các khu công nghiệp đang gia tăng một cách nhanh chóng.
- Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với chúng ta hiện nay là làm thế nào để vừa giữ được sự tăng trưởng kinh tế cao, vừa bảo vệ được môi trường, vừa ứng phó có hiệu quả với tác động của BĐKH để phát triển bền vững như văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Lần thứ X của Đảng đã chỉ ra..
- Bài viết này muốn thảo luận một khía cạnh nhỏ nhưng xuyên suốt - quy trình lồng ghép các yếu tố môi trường và BĐKH vào quá trình lập quy hoạch, kế hoạch phát triển..
- Phát triển bền vững, chiến lược phát triển toàn cầu trong thế kỷ 21.
- Trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, với sự bùng nổ dân số và sự phát triển kinh tế thiếu tính toán về kinh tế đã đẩy nhân loại phải đối mặt với các thách thức lớn về môi trường và xã hội.
- Một cách khái quát, PTBV được xem là “sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng của các thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn các nhu cầu của chính họ”..
- Ngoài ba mặt chủ yếu này, có nhiều người còn đề cập tới những khía cạnh khác của phát triển bền vững như chính trị, văn hóa, tinh thần, dân tộc.
- và đòi hỏi phải tính toán và cân đối chúng trong khi hoạch định các chiến lược và chính sách phát triển kinh tế-xã hội cho từng quốc gia, từng địa phương cụ thể (Bảng 1)..
- Sơ đồ phát triển bền vững (UNESCO) Giá trị, niềm tin,.
- Môi trường Bảo tồn, giữ gìn,.
- Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, nhiều nước vẫn chú ý ưu tiên cho phát triển kinh tế (Hình 2, giữa), Vì vậy trong tương lai, chúng ta phải chú ý hơn tới lĩnh vực môi trường và xã hội (Hình 2, phải).
- Thứ nhất là đối với một nước nghèo đang phát triển, ưu tiên các vấn đề môi trường để hài hòa với phát triển kinh tế là một thách thức lớn cả về nhận thức và hành động.
- Hơn nữa, đây lại là vấn đề mới, trên thế giới cũng còn nhiều tranh luận và còn chưa nhiều các bài học cụ thể cho các nước đang phát triển..
- Sau cuộc tranh luận kéo dài hơn 30 năm, cho đến nay, các nhà khoa học đã có sự nhất trí cao và cho rằng trong những thập kỷ gần đây, những hoạt động phát triển kinh tế xã hội với nhịp điệu ngày một cao trong nhiều lĩnh vực như Năng lượng, Công nghiệp, Giao thông, Nông - Lâm nghiệp và sinh hoạt đã làm tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính (CH 4 , NO, O 3 , CFCs và SF 6 , và nhất là CO 2 ) trong khí quyển, làm Trái đất nóng lên, làm biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu (Hình 3)..
- Sơ đồ phát triển bền vững: Lý thuyết (trái), Hiện tại (giữa) và Tương lai (phải).
- BĐKH tác động lên tất cả các thành phần môi trường, bao gồm cả các lĩnh vực của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và sức khỏe con người trên phạm vi toàn cầu.
- Tuy nhiên, mức độ tác động của BĐKH có khác nhau: nghiêm trọng ở các vùng có vĩ độ cao và ít hơn tại các vùng khác, sẽ lớn hơn ở các nước nhiệt đới, nhất là các nước đang phát triển công nghiệp nhanh ở châu Á.
- Trong đó, những người nghèo, những người ít góp phần gây ra BĐKH nhất thì lại phải chịu những thiệt hại sớm nhất và nghiêm trọng nhất về phát triển con người do BĐKH gây ra..
- Như vậy, cùng với các vấn đề môi trường khác, BĐKH đã trở thành thách thức lớn nhất cho PTBV, cho việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ trên phạm vi toàn cầu, nhất là những nước đang phát triển, các nước nghèo, trong đó có Việt Nam..
- VẤN ĐỀ LỒNG GHÉP TRONG LẬP QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN Lồng ghép các yếu tố môi trường và BĐKH vào các quy hoạch/kế hoạch phát triển theo hướng bền vững.
- l Hàng loạt các khoa học mới mang tính liên ngành ra đời và phát triển: Sinh thái nhân văn (Human Ecology), Sinh thái hệ thống (Systems Ecology), Khoa học bền vững (Sustainability Science);.
- Cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái (Ecosystem based Approach), Kinh tế sinh thái (Ecological Economy) trong quản lý tài nguyên và môi trường..
- l Hàng loạt các chỉ tiêu, chỉ số của các lĩnh vực lồng ghép đã được đề xuất, thử nghiệm và áp dụng trong thực tế để lồng ghép và đánh giá hiệu quả lồng ghép phục vụ cho sự phát triển bền vững..
- Hậu quả là trong quản lý Nhà nước nhiều chỗ bị chồng chéo, tản mạn, thậm chí mâu thuẫn, làm ảnh hưởng tới hiệu quả phát triển chung.
- Trước đây, khi trình độ phát triển còn thấp, những hạn chế này chưa ảnh hưởng nhiều đến nhịp điệu phát triển chung.
- Nhưng trong thời đại hội nhập hiện nay, nếu chúng ta không có những giải pháp tích cực để khắc phục thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tiến trình phát triển chung của xã hội và sẽ rất dễ dàng bị tụt hậu..
- l Trong Agenda 21 là yêu cầu tích hợp giữa ba lĩnh vực lớn nhất: kinh tế, xã hội và môi trường và các hợp phần của nó trên đặc thù văn hóa của các ngành, địa phương;.
- l Trong NTP - RCC và KCQ là tích hợp các nhiệm vụ và giải pháp vào tất cả các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển của các bộ ngành và địa phương..
- Kết quả của Chương trình hợp tác Việt Nam - Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường ở Bộ TN&MT.
- Đánh giá môi trường chiến lược (DMC) là một lĩnh vực rất mới đối với Việt Nam, tuy nhiên, trong thời gian qua, được sự hỗ trợ của Chương trình hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển (SEMLA), Bộ TN&MT đã tăng cường năng lực và triển khai nhiều dự án thí điểm về ĐMC ở các quy mô và lĩnh vực khác nhau..
- Các yếu tố BĐKH đã được đưa vào Quy trình ĐMC cùng với các yếu tố môi trường (Bảng 1) Trong hai năm Chương trình đã tiến hành 14 dự án thí điểm ĐMC cho các Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm, v.v.
- Sơ đồ hướng dẫn lồng ghép các yếu tố BĐKH trong các bước ĐMC.
- Phân tích xu thế môi trường cơ bản (tức là xu thế môi trường trong trường hợp không có chính sách/quy hoạch /chương trình đó).
- Khi tiến hành ĐMC, có thể phân tích khả năng một số xu thế môi trường có thể bị ảnh hưởng bởi BĐKH, ví dụ:.
- Điều này có thể được thực hiện thông qua các quy định và phương pháp luận cụ thể trong quy trình ĐMC để phục vụ việc xem xét các biến đổi môi trường có thể xảy ra trong tương lai do tác động của BĐKH (hiện tại, hầu hết các nghiên cứu cơ bản về môi trường thực hiện trong quá trình ĐMC nếu có thì cũng chỉ nghiên cứu tác động từ các quy hoạch/chương trình phát triển.
- biến đổi khí hậu chưa được xem là một yếu tố cơ bản có thể tác động tới các xu thế môi trường cơ bản trong tương lai)..
- Khi tiến hành ĐMC, có thể đánh giá các kịch bản, mục tiêu phát triển hoặc các ưu tiên hoặc hoạt động nêu trong chính sách/quy hoạch/chương trình về các khía cạnh sau:.
- Chúng có tác động tích cực hay tiêu cực đối với môi trường khi bị tác động bởi biến đổi khí hậu (xem mục 2 ở trên).
- Lồng ghép nội dung thích ứng với biến đổi khí hậu.
- l Điều kiện cụ thể của địa phương liên quan đến việc xác định sớm những vấn đề môi trường có thể nảy sinh và đề xuất các giải pháp xử lý liên quan tới quy hoạch, kế hoạch..
- l Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới vấn đề môi trường trong khu vực....
- Trong quá trình tham gia, sự hiểu biết của người dân về những vấn đề tài nguyên, môi trường, BVMT cũng như về BĐKH và tương lai phát triển của địa phương được nâng cao.
- l Chấp nhận quy hoạch, kế hoạch.
- Cũng trong thời gian này, Chương trình (Cục Thẩm định và Đánh giá Tác động Môi trường - Cục TĐ.
- &ĐGTĐMT, thuộc hợp phần Môi trường) đã thành lập Nhóm điều phối công tác phát triển ĐMC với sự tham gia ban đầu của các nhà tài trợ như SIDA, GTZ, SDC, DANIDA, WWF, ICEM, EC, WB tại một số Bộ, ngành.
- Kết quả Dự án Đói nghèo và Môi trường - PEP.
- Được sự hỗ trợ của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Anh (DFID), Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện Dự án “Hài hòa các mục tiêu giảm nghèo và môi trường trong chính sách và kế hoạch hướng tới phát triển bền vững gọi tắt là Dự án Đói nghèo và Môi trường - PEP).
- Dự án có mục tiêu tăng cường năng lực của Chính phủ Việt Nam trong việc lồng ghép các mối liên hệ đói nghèo-môi trường vào chính sách và kế hoạch.
- Nội dung của Dự án bao gồm các hoạt động chính: (i) Nghiên cứu, xác định mối liên hệ đói nghèo-môi trường tại Việt Nam, đề xuất bộ chỉ số đói nghèo-môi trường.
- (ii) Hỗ trợ lồng ghép mối liên hệ đói nghèo-môi trường trong chính sách và kế hoạch phát triển.
- và (iii) Nghiên cứu về quan hệ đối tác trong bảo vệ môi trường..
- Lồng ghép mối liên hệ đói nghèo-môi trường vào kế hoạch phát triển, bao gồm kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cấp quốc gia, cấp tỉnh và kế hoạch phát triển ngành (lâm nghiệp, năng lượng, thủy sản, tài nguyên môi trường), là một hoạt động trọng tâm của Dự án.
- Thực hiện hoạt động này, thông qua liên danh nhà thầu Viện Nghiên cứu Phát triển Bền vững vùng Bắc Bộ với Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Dự án đã soạn thảo tài liệu về mối liên hệ đói nghèo-môi trường ở Việt Nam và đã tổ chức các lớp tập huấn đào tạo cho các cán bộ lập kế hoạch ở quốc gia, địa phương và các bộ, ngành..
- Nhận thấy nhu cầu bức thiết của hoạt động này, Dự án tổ chức biên soạn “Tài liệu kỹ thuật hướng dẫn lồng ghép mối liên hệ đói nghèo-môi trường vào kế hoạch phát triển” với mục đích nâng cao nhận thức, hiểu biết của các cán bộ lập kế hoạch phát triển ở cấp trung ương và địa phương về mối liên hệ đói nghèo-môi trường, đồng thời đề xuất phương thức lồng ghép các mối liên hệ này trong kế hoạch phát.
- Phạm vi của Tài liệu là đề cập đến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cấp quốc gia, cấp tỉnh và kế hoạch phát triển ngành.
- Cơ sở pháp lý để xây dựng Tài liệu hướng dẫn này là các văn bản định hướng của Nhà nước bao gồm Định hướng Chiến lược phát triển bền vững (Chương trình Nghị sự 21), Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và giảm nghèo và Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Sáng kiến đói nghèo-môi trường của UNDP và UNEP, 2009a, b)..
- Trong thời gian qua, nhiều tổ chức phi Chính phủ - NGO (Oxfam Hong Kong, Care International, ActionsAid, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững - SRD.
- đã triển khai nhiều dự án phát triển cộng đồng ở các địa phương khác nhau trong cả nước, trong đó có lồng ghép với hoạt động ứng phó với BĐKH: nâng cao nhận thức, thích ứng và giảm nhẹ BĐKH..
- Trong thời gian qua, Hợp phần ii) đã tổ chức biên soạn cuốn tài liệu Đào tạo tập huấn viên về BĐKH gồm 16 module/bài trong đó bài 11 về Lồng ghép các hoạt động ứng phó với BĐKH vào các Chương trình và Dự án phát triển.
- l Phân tích kịch bản phát triển thời gian tới (Kịch bản BĐKH, Kế hoạch 5 năm PT KT-XH) (i.
- iii) Đánh giá tác động của và tiềm năng thích ứng với BĐKH/các vấn đề môi trường (T+B).
- v) Lồng ghép các vấn đề BĐKH, môi trường và khía cạnh khác (văn hóa, giới) vào kế hoạc h/khung lôgic (work-plan/Logframe) của QH, KH, dự án (T+B).
- Đề xuất quy trình lồng ghép các yếu tố môi trường và biến đổi khí hậu vào các quy hoạch, kế hoạch và chương trình phát triển.
- Theo Luật BVMT năm 2005, các cơ quan thẩm quyền về lập quy hoạch phải thực hiện ĐMC như một phần của quá trình xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ở cấp quốc gia, vùng, tỉnh.
- Các quy hoạch nằm trong đối tượng phải làm ĐMC bao gồm quy hoạch phát triển KT- XH, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch vùng kinh tế, quy hoạch liên vùng lưu vực sông và rất nhiều chiến lược và quy hoạch ngành tầm cỡ quốc gia..
- phát triển..
- Trường hợp thứ nhất, nếu cùng làm đồng thời là tốt nhất và khi quy hoạch, kế hoạch được lập có nghĩa là các yếu tố môi trường và BĐKH đã được lồng ghép.
- Còn trong trường hợp thứ hai là khi quy hoạch, kế hoạch đã được lập rồi, còn ĐMC làm sau thì nếu có những rủi ro về môi trường hay tác động của BĐKH chưa được tính tới thì cần phải kiến nghị để điều chỉnh lại quy hoạch, kế hoạch.
- Như vậy, theo quy định của Luật BVMT, ĐMC cho các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển là điều bắt buộc.
- Trong đó, mối quan hệ căn bản giữa phát triển KT hiệu quả, đảm bảo công bằng XH và BVMT có thể bắt đầu từ các công cụ quản lý Nhà nước chủ yếu cho cả ba đối tượng này là pháp luật, quy hoạch, kinh tế và hành chính..
- Như vậy ĐMC có tính tới yếu tố BĐKH chính là công cụ để lồng ghép trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch theo hướng bền vững.
- Xác định các yếu tố biến đổi khí hậu (Hình 4, A).
- Xác định các bước xây dựng quy hoạch, kế hoạch.
- Có thể chia các quy hoạch, kế hoạch thành ba nhóm: i) Quy hoạch/Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tổng thể;.
- ii) Quy hoạch/Kế hoạch phát triển ngành.
- Các Chương trình và dự án phát triển (Hình 4, B)..
- Lồng ghép theo chiều ngang các bước xác định các yếu tố môi trường và biến đổi khí hậu vào các bước phù hợp xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình.
- Xác định các yếu tố môi trường.
- Phát triển bền vững và ứng phó với BĐKH đều là những vấn đề mới, phức tạp, mang tính liên ngành cao và có ý nghĩa chiến lược.
- l Các vấn đề môi trường và BĐKH (thực chất là vấn đề PTBV) cần phải được lồng ghép vào quá trình lập quy hoạch từ quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, đến các quy hoạch ngành, lĩnh vực, các chương trình, dự án phát triển ở các cấp..
- Đánh giá môi trường chiến lược: Phương pháp luận và thử nghiệm ở Việt Nam.
- Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Môi trường (VACNE), 2008.
- Bài giảng Phát triển bền vững.
- Các công đoạn lồng ghép các yếu tố môi trường và BĐKH vào các quy hoạch, kế hoạch….
- Biến đổi khí hậu, thách thức lớn cho tiến trình phát triển bền vững của Việt Nam.
- Hội thảo cập nhật chính sách về phát triển bền vững và biến đổi khí hậu.
- Lồng ghép các yếu tố môi trường và biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất.
- Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (GS.TSKH.
- Xây dựng năng lực và hợp tác quốc tế lĩnh vực đáng giá môi trường chiến lược..
- Biến đổi khí hậu.
- Sáng kiến đói nghèo-môi trường của UNDP và UNEP, 2009a.
- Lồng ghép các mối liên hệ giữa đối nghèo-môi trường với các quy hoạch phát triển: Sách hướng dẫn người thực hiện.
- Sáng kiến đói nghèo-môi trường của UNDP và UNEP, 2009b.
- Tài liệu kỹ thuật hướng dẫn lồng ghép mối liên hệ đói nghèo- môi trường vào kế hoạch phát triển.
- Tạp chí Tài nguyên và Môi trường: Chuyên đề SEMLA, Số Đặc biệt/9.2007 và Số chuyên đề SEMLA/6.2009.