« Home « Kết quả tìm kiếm

Viêm tĩnh mạch tại vị trí lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại biên và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- VIÊM TĨNH MẠCH TẠI VỊ TRÍ LƯU KIM LUỒN TĨNH MẠCH NGOẠI BIÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN.
- ²Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Nghiên cứu tiến cứu được thực hiện nhằm (1) mô tả tỷ lệ viêm tĩnh mạch tại vị trí lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại biên và (2) phân tích một số yếu tố liên quan trên người bệnh nội trú tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
- 900 người bệnh với 1519 kim luồn tĩnh mạch ngoại biên được theo dõi và đánh giá thông qua thang điểm Visual Infusion Phlebitis (VIP).
- Kết quả có 462 kim luồn tĩnh mạch ngoại biên xuất hiện viêm tĩnh mạch (30,4.
- Tỷ suất viêm tĩnh mạch được xác định là 134/1000 ngày điều trị.
- Một số yếu tố liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ viêm tĩnh mạch gồm: tuổi cao.
- 60), có bệnh lý nền mạn tính, thể trạng béo hoặc gầy, tiền sử uống rượu, kim luồn tĩnh mạch ngoại biên được đặt tại khoa cấp cứu, vị trí đặt ở cánh tay.
- bên cơ thể liệt, cỡ kim lớn (18G), sử dụng thiết bị kết nối.
- Nguy cơ tương đối phát sinh viêm tĩnh mạch khi kim luồn tĩnh mạch ngoại biên đặt tại cánh tay cao gấp 1,7 lần so với khuỷu tay..
- Từ khóa: Viêm tĩnh mạch, kim luồn tĩnh mạch ngoại biên, VIP score.
- Đặt kim luồn tĩnh mạch ngoại biên (Peripheral Venous Catheter - PVC) là một kỹ thuật điều dưỡng được sử dụng rất phổ biến trong chăm sóc người bệnh.
- Theo nghiên cứu tổng quan của Ray- Barruel G (2013) trên 233 nghiên cứu báo cáo tỷ lệ VTM tại vị trí lưu KLTMNB dao động từ 0-91%.³ Tại Việt Nam, tỷ lệ VTM được báo cáo từ 8% (Bệnh viện An Giang năm 2011),⁴ lên đến 29,2% (Bệnh viện Việt Đức năm 2019),⁵ hoặc 28% (Bệnh viện Trung ương Huế năm 2020)⁶....
- Sự khác biệt về tỷ lệ VTM trong các nghiên cứu là tương đối lớn, liên quan đến đối tượng khác nhau (Bệnh viện Việt Đức chỉ nghiên cứu tại khoa ngoại), cách báo cáo tỷ lệ viêm trên tổng số người bệnh hoặc số KLTMNB…⁵.
- Năm 2020, Bệnh viện mới áp dụng thang đo VIP để theo dõi và đánh giá mức độ VTM liên quan đến sử dụng KLTMNB.
- Do đó, nghiên cứu này được tiến hành với hai mục tiêu dưới đây:.
- (1) Mô tả tình hình viêm tĩnh mạch tại vị trí lưu KLTMNB trên người bệnh nội trú tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội..
- (2) Phân tích một số yếu tố liên quan đến viêm tĩnh mạch tại vị trí lưu KLTMNB trên người bệnh nội trú tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội..
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Người bệnh nội trú tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ được đặt và lưu KLTMNB để dùng thuốc, truyền dịch trong ngày (24h) được lựa chọn vào nghiên cứu..
- Tiêu chuẩn loại trừ: Người bệnh không thể cảm nhận hay phản hồi đau đớn, khó chịu tại vị trí đặt KLTMNB như: hôn mê, loạn thần..
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu.
- Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu: áp dụng công thức ước lượng một tỷ lệ trong quần thể nghiên cứu:⁷.
- p: tỷ lệ VTM tại vị trí lưu KLTMNB (Bệnh viện Việt Đức là 29,2%).⁵.
- c: mức chính xác của nghiên cứu này là 3%..
- Thực tế đã theo dõi và đánh giá được 900 người bệnh.
- Phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn được sử dụng:.
- Giai đoạn 2: tại mỗi khoa nghiên cứu viên sẽ lấy mẫu thuận tiện cho đến khi đủ hoặc vượt số lượng dự kiến..
- cách thức sử dụng KLTMNB (loại kim, cỡ kim, băng dính cố định, thiết bị kết nối…);.
- loại thuốc, dịch truyền sử dụng qua KLTMNB..
- Tình trạng VTM tại vị trí lưu KLTMNB được chẩn đoán theo thang điểm Visual Infusion Phlebitis score (VIP) của Jackson⁹ đã được Việt hóa và triển khai tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội..
- Quy trình thu thập số liệu: Điều tra viên trực tiếp thu thập thông tin vào mẫu bệnh án nghiên cứu từ các nguồn thông tin: hồ sơ bệnh án, phỏng vấn người bệnh, phỏng vấn nhân viên y tế, đánh giá trực tiếp… VTM được đánh giá mỗi ngày ít nhất một lần từ khi KLTMNB được đặt đến khi được loại bỏ hoặc mất theo dõi.
- Mỗi KLTMNB là một quan sát, một người bệnh có thể có nhiều KLTMNB được đưa vào nghiên cứu..
- Một số thống kê mô tả được sử dụng như giá trị trung bình, tần số, tỷ lệ.
- Đạo đức nghiên cứu.
- Nghiên cứu được Hội đồng thông qua đề cương luận văn thạc sĩ thành lập theo quyết định số 1598/QĐ-ĐHYN cho phép triển khai..
- Nghiên cứu tuân thủ các quy định trong nghiên cứu y sinh.
- Người bệnh được giải thích mời tham gia nghiên cứu.
- sử dụng cho nghiên cứu này.
- Thông tin chung đối tượng nghiên cứu Sau thời gian tiến hành thu thập số liệu có 900 người bệnh và 1519 KLTMNB được theo dõi và đánh giá tình trạng VTM tại chỗ..
- KLTMNB đặt trên người bệnh có độ tuổi trung bình là tuổi (từ 18 - 96 tuổi), nam giới chiếm 54,1%, người bệnh có BMI trong mức bình thường chiếm 63,5%, người bệnh có các bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp và đái tháo đường chiếm tỷ lệ cao trong nghiên cứu lần lượt là 18% và 14,5%..
- Thông tin về sử dụng KLTMNB.
- KLTMNB được đặt ở chi trên, trong đó vị trí đặt tại cẳng tay là phổ biến nhất (55,6.
- vị trí mu tay và cổ tay tỷ lệ lần lượt là 17,3% và 18,4%,.
- vị trí khuỷu tay và cánh tay được đặt ít hơn với tỷ lệ là 4,2% và 3,4%..
- 98,4% KLTMNB có sử dụng thiết bị kết nối đi kèm như: chạc ba, cổng tiêm… Dịch truyền đẳng trương và kháng sinh là 2 loại dung dịch phổ biến nhất được đưa vào tĩnh mạch qua KLTMNB với tỷ lệ lần lượt là 81,4% và 76%..
- Tình hình VTM tại vị trí lưu KLTMNB Tỷ lệ VTM.
- Có 462/1519 KLTMNB phát sinh VTM từ độ 1 trở lên, tỷ lệ là 30,4%.
- Có 462 KLTMNB phát sinh VTM, tổng thời gian sử dụng KLTMNB trong nghiên cứu là là 3301 ngày, suy ra tỷ suất VTM là 134/1000 ngày sử dụng KLTMNB (ngày điều trị)..
- Các yếu tố liên quan đến VTM tại vị trí lưu KLTMNB.
- Yếu tố cá nhân người bệnh và VTM tại vị trí lưu KLTMNB (n = 1519) Yếu tố cá nhân người bệnh Viêm tĩnh mạch.
- Bệnh lý tĩnh mạch.
- Một số yếu tố thuộc về cá nhân người bệnh làm tăng nguy cơ viêm tĩnh mạch tại vị trí lưu KLTMNB bao gồm: tuổi cao từ 60 trở lên (1,2 lần), thể trạng gầy (1,4 lần), thừa cân béo phì (1,5 lần), có bệnh lý nền mạn tính như: tăng huyết áp (1,2 lần).
- bệnh lý tĩnh mạch như suy giãn hay huyết khối (2,3 lần), có tiền sử lạm dụng rượu (2,1 lần)..
- Vị trí đặt tại cánh tay làm tăng nguy cơ VTM gấp 1,6 lần so với.
- các vị trí khác, gấp 1,7 lần so với khuỷu tay.
- KLTMNB đặt tại bên cơ thể có liệt có nguy cơ VTM gấp 2,2 lần so với vị trí không liệt..
- Yếu tố sử dụng KLTMNB và viêm tĩnh mạch tại vị trí lưu KLTMNB (n = 1519) Yếu tố sử dụng KLTMNB Viêm tĩnh mạch.
- Vị trí đặt.
- Vị trí khác .
- Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ VTM tại vị trí lưu KLTMNB như: kim luồn Terumo thông thường (2,6 lần), cỡ kim lớn 18G (1,6 lần), băng dán trong suốt (2 lần), các thiết bị kết nối để truyền dịch (3,7 lần).
- Về tình hình VTM tại vị trí lưu KLTMNB Tỷ lệ VTM trong mẫu nghiên cứu là 30,4%.
- cao hơn tỷ lệ 5% là ngưỡng chấp nhận được.
- theo INS,⁹ và tỷ lệ 15,4% trong nghiên của của Cicolini G (2014).
- 10 Gần với tỷ lệ nghiên cứu trong nước của Đặng Duy Quang (2020)⁶ là 28,0%.
- Thấp hơn so với nghiên cứu của Singh..
- Các nghiên cứu này có cùng thang đo VIP, tuy nhiên báo cáo số liệu theo các cách khác nhau như: tỷ lệ viêm trên trên số người bệnh hoặc trên số KLTMNB, tỷ lệ viêm với độ viêm cao nhất đại diện cho KLTMNB hoặc độ viêm theo giai đoạn.
- Mặc dù vậy tỷ lệ viêm 30,4% và tỷ suất phát sinh VTM là 134/1000 ngày điều trị giúp khẳng định thêm rằng VTM tại vị trí lưu KLTMNB là vấn đề cần được quan tâm..
- Do đó, cần chú ý theo dõi kim đặc biệt từ ngày lưu kim thứ hai và khi vị trí lưu KLTMNB đã xuất hiện viêm từ độ 1 thì cần thiết phải theo dõi sát để có hướng xử trí kịp thời – rút bỏ khi độ viêm tăng lên..
- Yếu tố cá nhân người bệnh: tuổi cao từ 60 tuổi trở lên.
- thói quen lạm dụng rượu có sự liên quan đến gia tăng tỷ lệ VTM tại vị trí lưu KLTMNB.
- Đây cũng là những yếu tố đã từng được các nghiên cứu trước đó báo cáo.
- Địa điểm đặt KLTMNB: tỷ lệ VTM cao nhất ở nhóm KLTMNB đặt tại khoa cấp cứu (38,2%),.
- Vị trí đặt KLTMNB: là yếu tố quan trọng bởi lựa chọn vị trí đặt là quyết định của điều dưỡng..
- Phân tích cho thấy vị trí đặt ở cánh tay có tỷ lệ viêm cao nhất với 48,1% trong khi tỷ lệ viêm ở các vị trí khác trung bình là 29,8%.
- Nguy cơ tương đối phát sinh VTM khi KLTMNB đặt tại cánh tay cao gấp 1,7 lần so với vị trí đặt tại khuỷu tay.
- Cánh tay và khuỷu tay đều không phải vị trí ưu tiên hàng đầu, tuy nhiên khi các vị trí ưu tiên khác không thể sử dụng thì việc cân nhắc đặt tại vị trí nào trong hai vị trí trên là vấn đề phổ biến..
- KLTMNB đặt tại vị trí bên cơ thể có liệt:.
- nhóm KLTMNB đặt bên cơ thể có liệt với tỷ lệ viêm (66,7%) cao hơn so với vị trí không liệt (30,3.
- Tuy nhiên số lượng đặt tại bên liệt chỉ có 6 trường hợp, cần nghiên cứu thêm để có bằng chứng kết luận mạnh mẽ hơn..
- Kích cỡ KLTMNB: nhóm sử dụng KLTMNB kích cỡ 18G có tỷ lệ viêm (44,9%) cao hơn so với nhóm sử dụng KLTMNB có kích cỡ nhỏ hơn 18G (20G, 22G, 24G), nguy cơ tương đối tăng 1,58 lần.
- Tương tự nghiên cứu của Chu Văn Long (2019)⁵ với nguy cơ VTM của KLTMNB.
- cỡ nhỏ hơn 18G bằng gần ¼ của cỡ kim lớn hơn hoặc bằng 18G.KLTMNB kích cỡ lớn khi đặt vào tĩnh mạch làm tăng tổn thương tại vị trí chọc kim, tăng tác động cơ học trong lòng mạch, đường kính ống thông lớn gây cản trở sự lưu thông tuần hoàn, giảm sự pha loãng của thuốc khi đưa vào tĩnh mạch ở vị trí gần ống thông dẫn đến làm tăng sự kích thích về mặt hóa học là nguyên nhân phát triển của VTM..
- Băng dán cố định chân KLTMNB: băng trong suốt Optiskin có tỷ lệ viêm tĩnh mạch (33,0%) cao hơn băng dính vải không dệt có gạc (16,9.
- Thiết bị kết nối: Nhóm có sử dụng thiết bị kết nối có tỷ lệ VTM (30,8%) cao hơn so với nhóm không sử dụng (8,3.
- Trong nhóm có sử dụng thiết bị kết nối tỷ lệ viêm của nhóm thiết bị kết nối không dây cao hơn thiết bị kết nối có dây, điều này liên quan đến thao tác bơm thuốc qua cổng kết nối ở thiết bị có dây sẽ ít gây tác động cơ học đến KLTMNB.
- Tương tự với nghiên cứu của Chu Văn Long (2019),⁵ thời gian lưu chạc ba tỷ lệ thuận với nguy cơ VTM độ 1.Theo INS,⁹ các thiết bị kết nối chỉ nên sử dụng khi có chỉ định lâm sàng bao gồm: cần thêm độ dài, thêm bộ lọc, giảm thao tác và giảm sự tác động đến catheter..
- Sử dụng thuốc qua KLTMNB: theo Maki &.
- Ringer (1991) dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch có nguy cơ VTM cao gấp gần 2 lần so với nhóm không dùng.
- 12 Nghiên cứu của Chu Văn Long⁵.
- Trong nghiên cứu của chúng tôi không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh tỷ lệ VTM giữa nhóm sử dụng và không sử dụng kháng sinh.
- Lý giải cho điều này có thể liên quan đến yếu tố pha loãng, tại các khoa nghiên cứu việc pha kháng sinh với 100 ml dung dịch NaCl 0,9% là rất phổ biến..
- Ngoài các yếu tố được phân tích ở trên, các yếu tố khác như: vô khuẩn, thao tác đặt KLTMNB, cách thức cố định kim, bơm tráng trước và sau khi sử dụng… có thể liên quan đến phát sinh VTM tại vị trí lưu KLTMNB.
- Trong nghiên cứu này, do nguồn lực có hạn nên chúng tôi đã không đánh giá các yếu tố đó..
- VTM tại vị trí lưu KLTMNB là một vấn đề tương đối phổ biến và có thể xảy ra với mỗi người bệnh.
- Cỡ kim lớn (18G), thiết bị kết nối làm tăng nguy cơ viêm nên chỉ sử dụng khi có chỉ định lâm sàng.
- Nếu cần sử dụng thiết bị kết nối nên sử dụng thiết bị có dây để giảm tác động cơ học tới vị trí đặt KLTMNB.
- Vị trí đặt tại khuỷu tay có nguy cơ VTM thấp hơn so với cánh tay có ý nghĩa trong việc ra quyết định của điều dưỡng..
- Khảo sát tỉ lệ viêm tại chỗ do đặt Catheter tĩnh mạch ngoại biên tại khoa hồi sức cấp cứu BVTM An Giang 4-10/2011.
- Nghiên cứu nguy cơ viêm tĩnh mạch sau đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
- Đánh giá tình trạng viêm tại chỗ trên người bệnh có đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên tại Bệnh viện Trung ương Huế.
- Phương pháp nghiên cứu khoa học sức khỏe