« Home « Kết quả tìm kiếm

Việt - Chăm: Những đường biên văn hóa


Tóm tắt Xem thử

- Nhưng nói chung, Đại Việt, Champa và Chân Lạp đều lập quốc từ khá sớm (Đại Việt: khoảng thế kỷ 5 tr.
- Đại Việt là quốc gia “thuộc Hán” có những tiêu chí và cách thức xây dựng xã hội riêng biệt, điều này đã để lại những hệ quả khác nhau kéo dài trong lịch sử.
- Sau một nghìn năm Bắc thuộc, Đại Việt tái định hình một nhà nước tự chủ muộn hơn rất nhiều so với hai quốc gia kể trên.
- Trong khi đó Champa, Chân Lạp đã có đủ thời gian cần thiết để xây dựng một mô hình nhà nước theo kiểu Nam Á và phát triển rực rỡ với nhiều thành tựu văn hoá.
- Sau khi Đại Việt giành được độc lập và lựa chọn để xây dựng một nhà nước theo mô hình Đông Á, thì sự chậm trễ bởi 1000 năm Bắc thuộc đã đẩy Đại Việt vào hoàn cảnh buộc phải phát triển nhanh chóng, để có thể vừa đủ sức đối chọi với Trung Hoa ở phương Bắc vừa trấn áp được sự quấy nhiễu/.
- Sự va chạm lịch sử với hai quốc gia (Trung Hoa ở phía Bắc, Champa ở phía Nam) có những giá trị văn hoá, điều kiện kinh tế và thế lực khác nhau, đã đặt Đại Việt vào những tình thế hết sức phức tạp.
- Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch..
- Nhưng do xuất phát từ hai ý thức hệ khác nhau: Trung Hoa với tư tưởng trung quân của Khổng Mạnh, Champa với chế độ Đẳng cấp của Bàlamôn giáo có những phép tắc ứng xử riêng biệt, Đại Việt đã lựa chọn ý thức của Khổng Mạnh để quy định những phép tắc hành xử xã hội.
- một mặt phải tuân thủ Tam cương Ngũ thường, một mặt phải dung hoà với văn hoá Champa vốn không coi trọng lễ giáo Khổng Mạnh.
- Quá trình hỗn dung văn hoá Việt – Chăm diễn ra dưới nhiều cách thức khác nhau: vừa bằng con đường ngoại giao – thương mại mang tinh thần hoà bình, lại vừa bằng con đường cưỡng bức qua các cuộc chiến tranh khốc liệt.
- Dù bằng con đường/cách thức hoà bình hay chiến tranh, xét về phương diện lý thuyết thì tính ưu trội của mỗi nền văn hoá cũng sẽ được đối phương tiếp nhận và sử dụng tự nguyện như một giá trị của khu vực và nhân loại..
- Giá trị này làm cho mỗi nền văn hoá vừa muốn chối bỏ về mặt hình thức vì tự tôn dân tộc, nhưng bên trong lại muốn đón nhận vì cái hữu ích và thực tế của nó..
- mà sự giao thoa/tiếp nhận văn hoá luôn là tự nguyện/tình nguyện, chỉ có con đường/.
- Sự tiếp nhận tự nguyện một yếu tố văn hoá nào đó trở thành là tất yếu cho bản thân sự tồn tại và sự đa dạng của mỗi nền văn hoá.
- Và, bản thân các giá trị giao thoa đó cũng cần được đón nhận tự nguyện để có thể sống được, hoà mình vào một môi trường văn hoá khác.
- Việt Nam là một minh chứng sống động nhất về các cách thức giao thoa và sự tiếp nhận tình nguyện tất yếu các giá trị văn hoá ngoại lai.
- Với tâm thế thần phục phương Bắc, uy vũ với phương Nam đã tạo nên cho văn hoá Đại Việt mang trong mình giá trị đặc trưng của sự hỗn dung, đa dạng..
- Với cái vỏ bên ngoài của văn hoá Hán, với cái cốt lõi bên trong của nền văn hoá Việt đã trộn lẫn Champa vốn có cơ tầng bản địa khu vực tương đồng.
- Điều này đã khiến cho sức sống của văn hoá Chăm trong lòng Đại Việt đã trở nên mạnh mẽ, nhuần nhuyễn và rất khó nhận diện hơn bao giờ hết.
- Đã có rất nhiều các công trình khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: ngôn ngữ học, văn chương, sử học, khảo cổ học, dân tộc học… đề cập và nhận diện ra quá trình giao thoa văn hoá Việt Chăm.
- Và đều cho thấy, khác với văn hoá Hán vốn nổi trội, áp chế và dễ nhận thấy khi nghiên cứu về Việt Nam nói chung và Đại Việt trong lịch sử nói riêng, thì văn hoá Chăm vốn lặng lẽ, hoà đồng và khó nhận biết.
- Việt trong văn hoá Chăm, nhưng lại có thể tìm thấy rất nhiều những dấu vết Chăm trong văn hoá Việt 2 .
- Cá nhân tôi cho rằng, quá trình cộng cư ngót một nghìn năm nay giữa hai dân tộc Việt – Chăm đã cho chúng ta nhận thấy rõ dấu ấn Chăm trên đất Việt, nhưng đồng thời ở Chăm cũng đã ảnh hưởng rất nhiều yếu tố Việt, đặc biệt đã bị Việt hoá sau khi Champa trở thành một phần cơ hữu của Đại Việt từ năm 1471 3 .
- Bên cạnh việc Việt hoá những yếu tố văn hoá Chăm trên những miền đất trước kia vốn đã từng là quốc đô của họ, thì bản thân cư dân Chăm sinh sống trên đất Việt hàng nhiều đời nay cũng đã bị Việt hoá sâu sắc.
- Trường hợp khu vực Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội), quá trình cộng cư Việt – Chăm khó có thể cho ta khẳng định yếu tố Chăm trong văn hoá Việt và sự Việt hoá đối với văn hoá Chăm 4 .
- Điều đó cho phép tôi khẳng định, quá trình giao thoa văn hoá này không diễn ra một chiều, mà nó luôn có những tác dụng hai chiều và mạnh mẽ như khi quá trình xâm lấn diễn ra theo quy luật phản hồi/dội ngược.
- Có thể những dấu ấn giao thoa của nền văn hoá này sang nền văn hoá kia không phải ở tất cả các giá trị tổng thể của đời sống xã hội, mà nó chỉ xuất hiện những đặc điểm ưu trội của mình sang nền văn hoá khác..
- Có lẽ đây là quy luật chung của sự giao thoa giữa các nền văn hoá, và sự nhận định và phân biệt có tính chất phiến diện, một chiều như vậy lại phụ thuộc vào chủ quan của người nhận thức đứng ở nền văn hoá nào.
- Chúng ta hãy bắt đầu tìm hiểu quá trình giao thoa Việt - Chăm từ những ghi chép đầu tiên trong chính sử của nước Việt như: Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử lược, Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh.
- hay những tài liệu thư tịch khác về sự tiếp biến văn hoá này.
- Trong thời Bắc thuộc, quá trình giao thoa văn hoá Việt – Chăm diễn ra không mạnh, và khá khiêm tốn nếu như không muốn nói là chưa xảy quá trình tiếp biến văn hoá theo đúng nghĩa của nó.
- Thứ hai, lúc này đối với cư dân Việt, yếu tố văn hoá Hán đang xâm thực vào cuộc sống trên kết cấu thượng tầng kiến trúc mà chưa thể chi phối đến những sinh hoạt đời thường..
- Với tâm thế đóng kín để tự bảo vệ, nên các sóng năng văn hoá Chăm chưa có nhiều dịp tiếp cận với văn hoá Việt.
- Thứ ba, do người Việt chưa tái định hình được quốc gia và khẳng định được một nền văn hoá tự chủ, khu biệt với văn hoá Hán nên chưa có cơ hội và điều kiện giao thoa với Champa với tư cách là một quốc gia độc lập.
- Sau sự kiện 938, Ngô Quyền đã chấm dứt nghìn năm Bắc thuộc của người Hán đối với người Việt, tái lập một nhà nước và khẳng định nền văn hoá Việt trên bệ đỡ văn hoá bản địa tiền Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.
- Một thời gian quá dài bị đô hộ chính là nguyên nhân của một sự tái khởi đầu muộn mằn của Đại Việt..
- Chính vì vậy, văn hoá Việt một mặt phải tự khẳng định truyền thống và sự khác biệt với văn hoá Hán, đồng thời phải tiếp nhận có chọn lọc/ Việt hoá những giá trị ưu trội của văn hoá Hán.
- Tuy nhiên, để xây dựng những giá trị văn hoá Việt, phi Hán thì không chỉ đòi hỏi phải có một sự nỗ lực vượt bậc của cả dân tộc, mà còn cần phải mở rộng tiếp nhận những giá trị đặc sắc của các nền văn hoá khác: Ấn Độ, Champa như một đối trọng với văn hoá Hán.
- Hơn nữa, những nền văn hoá phi Hán đó lại có nhiều điểm đồng thuận/gần gũi với văn hoá Việt về tư tưởng, tâm lý và cách thức thể hiện.
- Đặc biệt với văn hoá Chăm, vốn là một quốc gia ra đời muộn hơn Văn Lang, Âu Lạc, nhưng lại nhanh chóng định hình và có điều kiện và thời gian để hoàn thiện sau đó.
- Nên vào thời gian mà Đại Việt đang tái khẳng định, thì Champa đã phát triển rực rỡ nhờ tiếp thu văn hoá Ấn Độ..
- Chính vì vậy, bản thân trong văn hoá Chăm ảnh hưởng Ấn đã có linh hồn phù.
- Tuy nhiên, do nằm liền kề nhau về lãnh thổ, có những điều kiện tự nhiên và đặc thù về văn hoá bản địa tương đồng.
- hơn nữa, Đại Việt đang cần những cứu cánh đối chọi với sự áp chế của phương Bắc nên đã nhanh chóng thâu nhận văn hoá Chăm - Ấn, bằng nhiều con đường và cách thức khác nhau.
- Mặc dù tái định hình khá muộn - có phần thiệt thòi, nhưng Đại Việt đã nhanh chóng khẳng định vị thế và vai trò của mình.
- Quyền lực của các vương triều Đại Việt đã lựa chọn và xây dựng theo mô hình tập quyền kiểu Trung Hoa, đã buộc Champa thần phục bằng sức mạnh quân sự và hệ tư tưởng ưu trội Nho giáo trong bối cảnh lịch sử trung đại.
- rồi “cướp phá”, “quấy nhiễu” Đại Việt.
- có tham vọng và bản lĩnh, lại vào lúc Đại Việt suy vi mà tấn công ra Bắc hòng lấy lại những gì đã mất.
- Việc Nam tiến của Đại Việt vào phía Nam, bên cạnh mục tiêu tìm đến một đối trọng văn hoá như đã nói ở trên, thì còn là sự sống còn đối với người Việt.
- Nên buộc Đại Việt phải yên ổn được phương Nam, trước khi chống lại sự xâm lấn của phương Bắc..
- Sự thần phục của người Chăm chỉ mang tính bề ngoài, giả tạo và mỗi lần sự trỗi dậy của họ đã làm Đại Việt phải lo lắng.
- Biên giới với Chiêm Thành càng được đẩy ra xa làn ranh cũ về phía Nam, thì an ninh Đại Việt dường như lại đảm bảo hơn.
- Điều đó chưa thể hiện được nhiều cho một quá trình giao thoa thực sự giữa hai nền văn hoá Chăm - Việt..
- Theo tôi, sự giao thoa văn hoá giữa Việt - Chăm diễn ra chủ yếu và mạnh mẽ lại không phải bằng con đường ngoại giao chính thống thuần tuý giữa hai vương triều.
- Bên cạnh đó, các đoàn sứ bộ khi tuân mệnh vua Chăm sang triều cống Đại Việt thì cũng với một số người khiêm tốn như số lượng sản vật mà họ đem sang vậy, cùng thời gian lưu trú không dài, thì chắc chắn rằng lối sống của họ không đủ sức mạnh, hoặc không đủ thời gian để tác động đến đời sống, văn hoá của Đại Việt.
- Chính vì thế, sự giao thoa mạnh mẽ nhất giữa Đại Việt và Champa lại thông qua con đường chiến tranh là chủ yếu.
- liên tục bị bắt và đem về Đại Việt trong nhiều thế kỷ.
- Các vương triều của Đại Việt đã lần lượt tiến hành chinh phạt Chiêm Thành.
- Sang thời Lý, Đại Việt 2 lần tiến công Champa, lần thứ nhất vào năm 1044 thời vua Lý Thái Tông, vua thân đi đánh Chiêm Thành, trong trận này quan quân đuổi chém được 3 vạn thủ cấp.
- Thời gian này, quan hệ của Đại Việt và Chiêm Thành được coi là "ấm".
- Tinh thần hoà hiếu, chính sách ngoại giao khôn khéo và sức mạnh quân sự qua 3 lần kháng chiến đánh bại quân Nguyên Mông đã khiến thế, lực của Đại Việt trở nên uy danh trước Chiêm Thành.
- này, người Chăm ở Đại Việt lại tăng lên gấp bội, chưa kể các hàng quân và dân lưu vong đến rải rác từ nhiều năm trước đó..
- Nếu như vào thời Lý - Trần, Đại Việt đang cần những giá trị mới để khẳng định một nền văn hoá tự chủ, độc lập với Hán (Có thể dễ dàng nhận thấy việc tiếp nhận những giá trị nghệ thuật Chăm trong đời sống cung đình, chứ chưa nói đến trong dân gian còn dễ dàng, mạnh mẽ hơn gấp bội.
- là những minh chứng cụ thể cho sự tiếp nhận văn hoá đó) thì đến cuối thời Trần và sang thời Lê sơ, sau khi đã khẳng định được một quốc gia với một nền văn hoá độc lập – đặc biệt sự lớn mạnh và lấn lướt của hệ tư tưởng Nho giáo – đã nảy sinh trong lòng Đại Việt những mâu thuẫn với người Chăm.
- Các chính lệnh này không biết có tác dụng đến đâu đối với đời sống xã hội Đại Việt, nhưng nó đã chỉ dẫn cho chúng ta thấy rằng khi đó văn hoá Chăm đã ăn sâu vào Việt như thế nào.
- Tuy nhiên, những sự kiện đó không chỉ đơn thuần là mâu thuẫn giữa hai hệ tư tưởng, mà còn là sự mặc cảm, tự ti của người Việt/ văn hoá Việt với người Chăm/ văn hoá Chăm.
- Và, nó cũng là sự xung đột giữa văn hoá cung đình chính thống Nho giáo của tầng lớp quý tộc vốn chặt chẽ, cao ngạo với văn hoá dân gian phi chính thống của tầng lớp bình dân vốn cởi mở, hoà nhã..
- Vượt lên trên những yếu tố được coi là văn hoá hay lối sống như đã kể trên, quá trình giao thoa Việt - Chăm không thoát ly khỏi quá trình hỗn huyết về mặt nhân chủng.
- giữa người Việt với những người Chăm sống trên lãnh thổ Đại Việt khi đó.
- Có lẽ nó là tất yếu của lịch sử và của những cuộc giao thoa văn hoá.
- Nó đảm bảo cho những giá trị văn hoá khác có cơ hội thâm nhập vào cuộc sống dễ dàng hơn và sâu sắc hơn.
- Cũng giống với sự tiếp nhận văn hoá Hán vào thời Bắc thuộc, việc hỗn huyết với người Hán vào thời gian này đã cho người Việt có những thay đổi căn bản về nhân chủng, trước khi có những chính sách xây dựng bộ máy cai trị.
- Quá trình hoà huyết, cộng cư và giao thoa văn hoá Việt Chăm là một hệ quả tất yếu lịch sử của hai tộc người trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay.
- Từ đường biên lãnh thổ giữa hai quốc gia với hai nền văn hoá khác biệt đến sự thống nhất về một đường biên văn hoá trong một quá trình phức hợp, lâu dài, chúng ta khó có thể nhận diện rõ ràng đâu là yếu tố Việt hoặc Chăm thuần tuý, cái nào ảnh hưởng đến.
- Những cái hao hao, giông giống chỉ là những đoán định khoa học mà các học giả nhận định và suy diễn, bởi bản thân chúng đã toát lên sự hoà nhuyễn những giá trị tinh hoa của hai nền văn hoá Chăm – Việt.
- Hãy để đường biên văn hoá đó là vô hình trong những biểu hiện hữu hình của cuộc sống..
- 2 Trần Hậu Yên Thế, “Dấu tích mỹ thuật Chămpa trên cố đô Hoa Lư”, tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 2 - 2008, tr.61 – 64..
- 5 Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1972, tr.118..
- 6 Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, sđd, tr.127 – 128..
- 8 Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, sđd, tr.244..
- 9 Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, sđd, tr.179..
- 10 Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, sđd, tr.102..
- 11 Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, sđd, tr.96..
- 12 Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, sđd, tr.103..
- 13 Nguyễn Thị Phương Chi, “Quan hệ giữa Đại Việt với Chămpa thời Trần (thế kỷ XIII - XIV.
- 14 Tạ Chí Đại Trường, Thần người và đất Việt, NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 2006, tr.171..
- 15 Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, sđd, tr.168 – 169..
- 16 Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, sđd, tr.222 – 223..
- 17 Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, sđd, tr.233..
- 18 Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, sđd, tr.109 – 110..
- 19 Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, sđd, tr.109 – 110..
- 20 Đại Việt sử ký toàn thư, tập 3, sđd, tr.136..
- 21 Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, sđd, tr.231..
- 22 Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, sđd, tr.298 – 299..
- 23 Đại Việt sử ký toàn thư, tập 3, sđd, tr.184..
- 24 Đại Việt sử ký toàn thư, tập 4, sđd, tr.49 – 51..
- 25 Đại Việt sử ký toàn thư, tập 3, sđd, tr.247..
- 26 Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, sđd, tr.225..
- 27 Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, sđd, tr.285..
- 28 Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tập 4, tr.17.