« Home « Kết quả tìm kiếm

Xã hội học tội phạm


Tóm tắt Xem thử

- Xã hội học tội phạm 1.
- Khái quát xã hội học tội phạm.
- Xã hội học ngoài việc nghiên cứu xã hội với tính cách là một chỉnh thể được biểu hiện qua hệ thống các quan hệ xã hội, nhóm xã hội, xã hội học còn nghiên cứu những mặt cụ thể của xã hội..
- Từ đó, làm xuất hiện các xã hội học chuyên ngành.
- Cho đến nay đã có hơn 200 chuyên ngành xã hội học như xã hội học nông thôn, đô thị, gia đình, tôn giáo, chính trị, lối sống.
- trong đó có xã hội học tội phạm..
- “Tội phạm học” được các ngành khoa học khác nhau tìm hiểu, nhưng chủ yếu là hai ngành luật học và xã hội học.
- Như vậy ngành khoa học này dùng nhiều phạm trù, qui luật, khái niệm và kiến thức của khoa học xã hội học.
- Điều đó có nghĩa chuyên ngành này nằm giáp ranh giữa khoa học pháp lý và xã hội học..
- Ở góc độ một chuyên ngành của xã hội học thì tội phạm được xem là một hành vi lệch lạc xã hội (social diviance).
- Mặc dù thuật ngữ xã hội học ra đời từ thế kỷ 18 nhưng khoa học về tội phạm đã có từ rất lâu và hiện tượng tội phạm thì đã có từ xa xưa..
- Thời nguyên thuỷ các hiện tượng lệch lạc cũng như tội phạm hình thành cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người.
- o Quan điểm Platon: Coi tội phạm là một bệnh tật, bệnh tật này của nhà nước.
- Ông cho rằng các đạo luật ban hành phải có tác dụng kìm chế nguyên nhân thúc đẩy hành vi tội phạm..
- Lệch lạc xã hội.
- Xã hội học chuyên nghiên cứu sự bất bình thường trong quá trình xã hội hoá của mỗi cá nhân, trong quá trình đó cá nhân có những mối quan hệ với xã hội.
- Trong bất kì xã hội nào dù xã hội đó có hoàn hảo đến đâu thì chúng ta vẫn thấy không ít cá nhân hoặc bộ phận nào đó không làm.
- theo qui tắc xã hội, không thực hiện theo sự mong đợi của xã hội, thậm chí còn gây tai hoạ lớn cho xã hội..
- Lệch lạc xã hội là một hiện tượng không có khuôn mẫu chung mà nó phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của từng xã hội.
- Vì vậy, chúng ta không nên đưa ra một định nghĩa cứng nhắc về hiện tượng lệch lạc.
- Theo cách chung nhất, để kết luận về hành vi là lệch lạc người ta thường dựa trên kết quả hành động của cá nhân hoặc nhóm xã hội tỏ ra không phù hợp với mong đợi chung của toàn xã hội..
- Lệch lạc xã hội là hành vi của con người đi lệch khỏi các qui định của luật pháp, đi lệch khỏi các giá trị, chuẩn mực và qui tắc, qui ước của xã hội..
- Hiện tượng lệch lạc chỉ thể hiện qua sự tương tác giữa cá nhân và cá nhân, cá nhân và tập thể.
- Khi hành động của cá nhân không phù hợp với những qui định của tập thể, cá nhân đó được coi là lệch lạc.
- Như Becker (1961) đã nói: “Sự lệch lạc không phải là một đặc tính hiện diện trong một số loại hành vi mà nằm trong mỗi tác động qua lại giữa những ai có hành động và những ai đáp ứng lại chúng”..
- cho nên hành vi lệch lạc không thể có khuôn mẫu chung, có khi hành vi đó trong môi trường này là lệch lạc nhưng trong môi trường khác lại là khuôn mẫu, chuẩn mực..
- Có khi sự mâu thuẫn giữa qui luật chung và giá trị cá nhân tìm kiếm là tác nhân dẫn đến sự lệch lạc..
- Để xác định một hành vi là lệch lạc bên cạnh sự qui chiếu vào luật pháp còn phải đặt hành vi đó vào những qui chuẩn của đạo đức xã hội.
- Một hành vi không bị luật pháp coi là một hình thức phạm tội nhưng cộng đồng xã hội không chấp nhận.
- Cá nhân vi phạm vào đạo đức xã hội đôi khi phải chịu hậu quả nặng nề hơn rất nhiều.
- Có thể thấy rằng có những tòa án công chúng có thể bất chấp sự can thiệp của luật pháp, điển hình là những hình thức xử phạt của cộng đồng với những phụ nữ bị coi là ngoại tình ở xã hội phương Đông thời phong kiến.
- Hầu hết những hành động này bị coi là xúc phạm đến xã hội và không cần bất cứ một thứ luật pháp nào cộng đồng cùng tự xử phạt theo cách riêng của họ.
- Người ta không có một hình thức chung nhất nào để xác định rõ đâu là hành vi lệch lạc.
- Lệch lạc so với những qui định của pháp luật, lệch lạc so với đạo đức xã hội, lệch lạc so với văn hoá.
- Điều đó cho thấy lệch lạc xã hội chỉ mang tính tương đối.
- Chúng ta khó có thể xác định được ranh giới của lệch lạc nhất là những lệch lạc ở mức độ thấp..
- Hiện tượng lệch lạc vẫn luôn tồn tại trong đời sống xã hội dù xã hội đó tồn tại và phát triển đến giai đoạn nào đi chăng nữa.
- Hành vi được xác định là lệch lạc vừa đo sự qui chiếu vào qui ước của xã hội là có sẵn của xã hội, đó là những khuôn mẫu bên ngoài “ở đâu có luật pháp, ở đó có tội phạm”..
- Bên cạnh đó hành vi lệch lạc còn nảy sinh trong quá trình sống của con người, trong những mối quan hệ của xã hội.
- Sở dĩ lệch lạc vẫn tồn tại do con người có những cách đánh giá khác nhau về nó.
- Con người còn tồn tại trong mối quan hệ với nhau thì lệch lạc còn xảy ra.
- Durkheim cũng lí luận như vậy đối với ngay cả hiện tượng tội phạm: “Trước hết tội ác là bình thường, bởi vì một xã hội hoàn toàn không có tội ác là không thể có được”..
- Trong đời sống hàng ngày, lệch lạc được coi là một hiện tượng xấu, xã hội coi là bất thường..
- Nhưng xét cho cùng thì đây là một hiện tượng bình thường của xã hội.
- Vì sự lệch lạc là bước chuyển tiếp cho con người qua một hành động khác, có thể là tích cực, có thể là tiêu cực.
- Có những lệch lạc trở thành chuẩn mực và được mọi người chấp nhận theo tính hợp lí nhưng cũng có những lệch lạc đưa đến hành vi phạm tội.
- Hành vi lệch lạc không chỉ là sự đánh giá những hành động xảy ra bên ngoài mà còn có những ý thức lệch lạc tiềm ẩn bên trong con người..
- Ví dụ: Trước đây phụ nữ mà tham gia đá bóng thì sẽ không được chấp nhận và bị coi là lệch lạc..
- Như vậy chúng ta đã có được một cái nhìn tổng quan về khái niệm và sự tồn tại của hiện tượng lệch lạc.
- Đặc điểm của lệch lạc xã hội.
- Lệch lạc xã hội diễn ra ở phạm vi rất rộng, nó có ở mọi nơi trên thế giới, mọi “ngóc ngách” của xã hội.
- Lệch lạc xã hội có thể ở trong nhóm nhỏ xã hội, một quốc gia, một dân tộc..
- Lệch lạc xã hội có thể mang tính rõ ràng, cụ thể.
- Lệch lạc xã hội diễn ra ở mọi góc độ, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, tinh vi..
- Lệch lạc xã hội thay đổi theo thời gian, nỏ không phải là bất biến.
- Lệch lạc xã hội không chỉ thay đổi theo thời gian mà còn thay đổi theo không gian.
- Ở đây có thể là chuẩn mực nhưng ở nơi khác thì có thể coi là lệch lạc (có thể do văn hoá, cũng có thể do quyền lực)..
- Lệch lạc xã hội thay đổi và khác nhau theo những hoàn cảnh khác nhau.
- Biểu hiện của lệch lạc xã hội.
- Hiện tượng lệch lạc xã hội đa dạng, phong phú.
- Xã hội học tội phạm chia lệch lạc thành 3 loại:.
- Hành vi dị thường..
- o Như vậy hành vi dị thường là một trong những biểu hiện thấp của lệch lạc xã hội, bởi vì xã hội đa số đều có những hành vi phù hợp với pháp luật, phù hợp với qui phạm đạo đức, phù hợp với qui luật của sự phát triển.
- Tệ nạn xã hội..
- o Là hiện tượng tiêu cực của xã hội thể hiện qua những hành vi sai lệch xã hội có tính phổ biến.
- o Tệ nạn xã hội do nhiều nguyên nhân khách quan (kinh tế, chính trị, xã hội.
- Tệ nạn xã hội có các đặc điểm của lệch lạc xã hội như tính đa dạng, sự khác nhau về thời gian, không gian..
- o Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả nghiêm trọng về đời sống, kinh tế, văn hoá, xã hội, cuộc sống của nhân dân.
- Tệ nạn xã hội có rất nhiều loại như đua xe, mại dâm, cờ bạc, trộm cắp, mê tín dị đoan....
- Tội phạm..
- o Khái niệm tội phạm theo Luật Hình sự Việt Nam: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm những gì mà pháp luật bảo vệ”..
- o Tội phạm là hình thức, mức độ cao nhất của lệch lạc xã hội..
- o Tội phạm là sự vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực của xã hội..
- Cơ sở của lệch lạc.
- Mọi hành vi lệch lạc luôn được định hướng bởi xã hội, lệch lạc xã hội chỉ tồn tại trong mối quan hệ với các chuẩn mực xã hội mà các chuẩn mực này gắn liền và phụ thuộc vào nền văn hoá..
- Không có suy nghĩ hay hành động nào vốn hữu là lệch lạc, nó chỉ trở thành lệch lạc trong mối quan hệ với các chuẩn mực văn hóa cụ thể..
- Người ta chỉ trở thành kẻ lệch lạc khi người khác xác định họ bằng cách như vậy.
- Một người bị coi là lệch lạc hay không phụ thuộc vào việc người khác nhận thức, phản ứng với hành động của người đó như thế nào..
- Việc xác định hành vi lệch lạc còn dựa trên quyền lực của giai cấp thống trị..
- Chức năng của lệch lạc xã hội.
- Lệch lạc giúp khẳng định giá trị của chuẩn mực xã hội..
- Phản ứng lại lệch lạc làm rõ hơn ranh giới của đạo đức..
- Phản ứng lại lệch lạc làm tăng sự đoàn kết hay sự thống nhất trong xã hội..
- Lệch lạc khuyến khích sự chuyển biến xã hội, thay đổi quan điểm xã hội..
- Ví dụ: Thể loại nhạc Pop, Rock ở Mỹ trước đây không được xã hội Mỹ chấp nhận.
- Các lý thuyết giải thích về hành vi lệch lạc xã hội.
- Các quan điểm về tội phạm rất đa dạng và có từ rất xa xưa.
- Dần dần, từ những quan niệm này, trong xã hội hình thành nên các học thuyết khác nhau giải thích về vấn đề tội phạm, như các học thuyết sinh học, nhiễm sắc thể, hình dạng, giai cấp.
- dưới góc độ xã hội học thì các quan niệm, lý thuyết trên được chia thành hai nhóm:.
- Lý thuyết phi xã hội.
- Đi đầu và có ảnh hưởng rất lớn trong nhóm các lý thuyết phi xã hội này là các lý thuyết của các nhà nhân chủng học và các nhà sinh vật học.
- Tương ứng với mỗi loại cơ thể thì có những tội phạm đặc trưng riêng..
- Ông cho rằng loại người thứ 2 rất dễ có hành vi tội phạm.
- Trong xã hội, không chỉ ở xã hội phương Tây mà ở xã hội phương Đông, cùng như Việt Nam thì cũng có những quan điểm dựa trên đặc điểm cơ thể để suy đoán về tội phạm “nhìn mặt mà bắt hình dong”.
- Nó có đôi nét trùng với quan điểm phi xã hội của phương Tây..
- Giải thích hành vi tội phạm theo quan điểm thần học: Cho rằng thiện và ác thường đối lập nhau..
- Thường được dùng để giải thích các tội phạm về tình dục..
- Các lý thuyết, quan điểm xã hội học.
- Ví dụ: Chứng minh thay đổi xã hội, gây rối xã hội..
- Ngoài ra trong lý thuyết về tội phạm dưới góc độ khoa học xã hội thì các nhà khoa học còn dựa trên các đặc điểm về nhân khẩu học xã hội như: Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, địa vị xã hội, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, thành phần xuất thân trong xã hội (thị dân hay nông thôn) và một số đặc điểm khác (đời sống vật chất, nhà ở