« Home « Kết quả tìm kiếm

Xác định các dịch vụ hệ sinh thái của hệ sinh thái rừng tràm ở vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Hạ - Cà Mau


Tóm tắt Xem thử

- XÁC ĐỊNH CÁC DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG TRÀM Ở VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ - CÀ MAU.
- Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tầm quan trọng các dịch vụ hệ sinh thái (DVHST) tại vườn quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau.
- Việc nghiên cứu được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp 120 hộ dân thuộc các mô hình trồng tràm, trồng keo lai, lúa 2 vụ, và lúa – tôm về những lợi ích trực tiếp, gián tiếp và đóng góp của rừng đối với sinh kế của người dân địa phương nhằm kiểm soát, khai thác các sản phẩm rừng mà không làm tổn hại đến môi trường, đồng thời duy trì và bảo tồn được nguồn tài nguyên này.
- Kết quả nghiên cứu được tổng hợp ý kiến từ đại diện các mô hình trên cho thấy dịch vụ cung cấp, dịch vụ điều tiết và dịch vụ hỗ trợ đóng vai trò quan trọng nhất (điểm 5) chiếm tỷ lệ lần lượt là trong khi đó dịch vụ văn hóa không nhận được ý kiến đánh giá (0.
- Từ đó cho thấy các cơ quan quản lý nhà nước, các ngành chuyên môn và doanh nghiệp cần xúc tiến hợp tác nghiên cứu, phát triển các loại hình du lịch sinh thái cũng như các hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến rừng, cụ thể cần xác định các DVHST rừng tràm từ ý kiến các bên liên quan và thụ hưởng nhằm đề xuất giải pháp quản lý và khai thác rừng hiệu quả hơn..
- Xác định các dịch vụ hệ sinh thái của hệ sinh thái rừng tràm ở vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Hạ - Cà Mau.
- Các giá trị của rừng tràm được con người sử dụng bằng nhiều phương cách khác nhau, chẳng hạn người thì sử dụng gỗ, dược liệu, rau quả tự nhiên, người thì khai thác thủy sản, mật ong, hay sinh cảnh rừng được khai thác phục vụ tham quan du lịch,....
- Nhìn chung, rừng tràm hỗ trợ sinh kế cho nhiều cộng đồng dân cư và tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương.
- Về mặt sinh học, rừng tràm được xem nguồn bảo tồn tính đa dạng giống loài rất quan trọng, cung cấp môi trường sống và cơ sở thức ăn cho các loài động vật, thực vật (Odum, 1971.
- Về văn hóa xã hội, rừng tràm còn cung cấp nhiều giá trị gián tiếp như nơi để tham quan, du lịch, giáo dục, nghiên cứu khoa học và nhiều lợi ích vô hình khác.
- DVCC được thể hiện qua các giá trị như số lượng cá, mật ong, sản vật tự nhiên,….
- Vườn quốc gia (VQG) U Minh Hạ được thành lập ngày trên cơ sở hợp nhất khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi với một phần diện tích rừng tràm U Minh Hạ thuộc các lâm ngư trường U Minh III, Trần Văn Thời.
- Đặc trưng HST rừng tràm trên đất than bùn là một kiểu HST đặc thù của Đồng bằng sông Cửu Long, kiểu HST này chỉ có ở hai VQG U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau và U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang (Thái Văn Trừng, 1998).
- phát triển kinh tế xã hội của địa phương, theo đó Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh đã cho phép trồng bổ sung cây keo lai trên đất rừng tràm từ năm 2009 (UBND tỉnh Cà Mau, 2016).
- Tuy nhiên sau nhiều năm trồng keo lai, tính chất đất, nước suy giảm và nhiễm phèn nặng, ảnh hưởng đến nguồn lợi cá đồng, chất lượng và năng suất mật ong suy giảm làm thay đổi vốn tài nguyên đặc trưng của vùng miền gắn liền với rừng tràm U Minh (Nguyễn Văn Út Bé và ctv., 2017)..
- Các giá trị của các DVHST tràm tại vùng đệm nói riêng cũng đóng góp vai trò không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường cũng như cung cấp nơi ở và thức ăn cho các loài động thực vật, ngoài ra giá trị của chúng còn được thể hiện trong việc tạo thêm sinh kế cho người dân tại vùng đệm vườn quốc gia U Minh Hạ - Cà Mau.
- Để thấy rõ hơn lợi ích của từng nhóm DVHST rừng tràm, cần xác định các nhóm DVHST quan trọng đối với cư dân địa phương thông qua nhận thức của họ.
- Kết quả sẽ xác rõ dịch vụ nào quan trọng hơn đối với đa dạng sinh kế của hộ dân, từ đó có phương thức quản lý phù hợp hơn tránh được sự mất cân bằng giữa các nhóm dịch vụ, hướng tới phát triển bền vững các chức năng DVHST, nâng cao ý thức của người dân địa phương về công tác bảo vệ rừng, vì mục tiêu hài hòa giữa các nhóm cư dân sử dụng chung nguồn lợi từ rừng..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Tổng cộng 120 người được chọn ngẫu nhiên, đại diện cho bốn nhóm cư dân có sinh kế gắn liền với HST rừng tràm tham gia trả lời phỏng vấn trong năm 2018.
- Sử dụng cùng số lượng 30 phiếu cho các nhóm đối tượng trồng rừng tràm (TRT), trồng keo lai (TKL) canh tác lúa – tôm (TL-NT) và lúa 2 vụ (TL).
- Nhóm TL và TL-NT ở vùng lân cận rừng tràm được chọn phỏng vấn bên cạnh nhóm TRT và TKL là do hai nhóm này có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến rừng tràm, cụ thể lúa hai vụ (TL) nhận nước ngọt từ rừng tràm, còn khu vực lúa – tôm (TL-NT) ít nhất hưởng lợi từ “DVHST rừng tràm” vào vụ trồng lúa (nước ngọt được lưu trữ từ rừng tràm) trong nước lợ cho vụ tôm được lấy từ khu vực ven biển.
- Vì vậy, các hộ này được chọn để hỏi về “DVHST rừng tràm” có ích lợi gì đối với mô hình hay điều kiện canh tác của họ (các hộ này được gọi chung là đối tượng liên quan đến rừng tràm)..
- Nội dung bảng câu hỏi tập trung vào việc xác định những giá trị DVHST rừng tràm đối với đời sống người dân địa phương, đồng thời đánh giá mức độ quan trọng.
- của chúng đối với họ.
- Trước khi tiến hành phỏng vấn, người dân các nhóm này được nghiên cứu viên thảo luận theo hình thức đánh giá nhanh (PRA) kết hợp giải thích những khái niệm về DVHST rừng tràm.
- Giá trị các DVHST được người trả lời phỏng vấn phân hạng bằng cách cho điểm (từ 1 - 5) theo sự tăng dần của mức độ quan trọng đối với họ.
- tính số trung bình và xếp hạng các giá DVHST rừng tràm đối với người dân địa phương..
- Nhìn chung, trình độ học vấn của các đối tượng phỏng vấn khá thấp, điều này có thể hạn chế khả năng hiểu biết của họ về các lợi ích trực tiếp và gián tiếp của rừng tràm hay nói cách khác là DVHST rừng tràm (Hình 2)..
- học vấn của đáp viên Trình độ học vấn của người dân khu vực khảo.
- học vấn còn thấp có thể hạn chế hiểu biết của họ các giá trị của DVHST và mối nguy cơ tác động đến chúng như biến đổi khí hậu, nhiễm mặn, nhiễm phèn, hay khô hạn.
- do chúng gắn liền với sinh kế của người dân..
- 3.2 Vai trò của rừng tràm đối với người dân địa phương.
- Hầu hết người được phỏng vấn hiểu được tầm quan trọng cũng như lợi ích mà HST rừng tràm mang lại đối với đời sống và sinh kế của họ.
- nhiên, nhận định của từng nhóm đối tượng phỏng vấn về lợi ích trực tiếp và gián tiếp mà rừng tràm mang lại có sự khác biệt (Hình 3).
- Cụ thể, nhận định của nhóm TRT về cung cấp gỗ của rừng tràm chiếm tỷ lệ cao nhất với 9/30 ý kiến, ý kiến về các giá trị gián tiếp của rừng tràm như chống sạt lở, điều hòa khí hậu, cung cấp nguồn nước sản xuất và sinh hoạt chiếm tỷ lệ không đáng kể, điều này có thể do các yếu tố đánh giá mang tính chất chủ quan khi thu nhập chủ yếu của họ từ việc trồng và bán gỗ tràm..
- Hình 3: Nhận thức (hiểu biết) về vai trò của rừng tràm của đáp viên Trong khi đó, có đến 19/30 hộ nhóm TKL cho.
- rằng giá trị từ rừng chủ yếu đến từ việc cung cấp gỗ, củi và mật ong.
- Nhóm TL có hai nhận định tương đương về lợi ích của rừng tràm là gỗ tràm và mật ong 12/30 hộ và gỗ và điều hòa khí hậu là 13/30 hộ, đặc biệt đối với nhóm TL- NT, các giá trị này có tất cả (100%) ý kiến.
- Từ đặc tính tự nhiên của cây keo lai như tăng trưởng nhanh, thích nghi cao, chịu được khô hạn, sống được trên đất nghèo dinh dưỡng nên có đến 19/30 hộ thuộc nhóm TKL cho rằng rừng có giá trị về chống sạt lở đất và giúp phục hồi đất.
- Nhìn chung, các nhóm phỏng vấn đều nhận biết các giá trị mà rừng tràm mang lại.
- Tuy nhiên, các hiểu biết này chỉ tập trung vào các giá trị trực tiếp của rừng thuộc nhóm DVCC của HST, trong khi nhóm DVHT và DVĐT thì không được người dân biết đến nhiều, có lẽ các yếu tố này liên quan đến học vấn của họ, khả năng am hiểu về kiến thức khoa học tự nhiên còn hạn chế..
- 3.3 Đánh giá biến động hiện trạng của từng loại DVHST rừng tràm.
- Hiện trạng DVHST được thể hiện qua mức độ tăng hoặc giảm các giá trị mà DVHST thái đó mang lại bằng giác quan, kinh nghiệm.
- Cụ thể, DVCC sẽ được thể hiện qua các giá trị như số lượng cá, mật ong, sản vật tự nhiên,… DVĐT sẽ là chất lượng đất, nước mặt, nước ngầm,… DVHT sẽ thể hiện qua.
- Trong khi đó, DVVH không đánh giá được bằng cách này do giá trị của chúng mang lại mang tính chất trừu tượng và người dân không đánh giá được bằng giác quan..
- Kết quả Bảng 1 cho thấy hộ phỏng vấn đánh giá số loài và sản lượng cá đang suy giảm nghiêm trọng, trong đó đa số ý kiến cho rằng giảm nhiều chiếm 77% và giảm rất nhiều chiếm 18% do nguyên nhân chính như đánh bắt cá tự nhiên quá mức bằng xiệc điện, sử dụng lưới có kích thước mắc lưới nhỏ và nguồn nước bị nhiễm phèn, cụ thể các loài cá thương phẩm trước đây rất phổ biến như cá lóc, cá trê, cá rô, cá bẩu, cá thát lát, nhưng hiện tại hai loài cá bẩu, cá thát lát hầu như không xuất hiện ở khu vực nghiên cứu.
- Sản lượng mật ong cũng được đánh giá là suy giảm nghiêm trọng, tỷ lệ lựa chọn giảm rất nhiều là 54,1%, còn lại là lựa chọn giảm nhiều.
- Giá trị gỗ Giá trị gỗ.
- và củi Giá trị gỗ, củi và gác kèo ong.
- Giá trị gỗ, củi,mật ong.
- Giá trị gỗ và điều hòa.
- Giá trị gỗ, lưu trữ và cung cấp nguồn nước.
- Nhìn chung, DVCC của rừng tràm đang suy giảm thể hiện qua số loài và sản lượng cá, lượng mật ong và một số loài khác.
- dạng tự nhiên rừng và ảnh hưởng đến sinh kê người dân sống bằng nghề săn, bắt sản vật rừng.
- Bảng 1: Nhận thức của người dân về thay đổi hiện trạng DVHST rừng tràm.
- DVHST Danh mục Tỷ lệ % ý kiến đánh giá hiện trạng DVDHS (n = 130).
- Chất lượng nước mặt .
- Chất lượng nước.
- Chất lượng đất .
- Mức độ đa dạng thực.
- vật tự nhiên .
- Mức độ đa dạng động.
- Đối với chất lượng đất, có đến 49,2% ý kiến cho rằng chất lượng đất đang suy giảm rất nhiều và gây ảnh hưởng đến năng suất cây rừng, kéo dài thời gian sinh trưởng, chậm thu hoạch gỗ, đây cũng là lý do người dân buộc phải cải tạo đất, nâng liếp trồng cao hơn mặt bằng đất trước đây để cây phát triển tốt hơn.
- Đa số người được phỏng vấn đánh giá về rừng tràm và keo lai đều cho rằng mức độ đa dạng thực.
- Đối với cây trồng hay hoa màu, có 78,7% ý kiến cho rằng độ đa dạng đang tăng nhiều.
- Điều này là do người dân cải tạo đất và chủ động lượng nước ngầm để nước tưới tiêu cho loại cây khác nhau ngoài cây tràm và keo lai, cụ thể là các loại cây ăn quả như xoài, đu đủ, cam, quýt, vú sữa..
- 3.4 Đánh giá mức độ quan trọng của HST rừng tràm.
- Kết quả khảo sát về mức độ quan trọng của các nhóm DVHST được thể hiện trong Hình 4..
- Hình 4: Nhận thức của đối tượng khảo sát về mức độ quan trọng DVHST rừng tràm.
- Mức độ quan trọng về vai trò của rừng tràm đối với từng nhóm dân cư trong nhận thức của họ được đánh giá thông qua phương pháp chấm điểm.
- Điểm số được các nhóm cư dân đánh giá từ 1-5, tăng theo mức độ quan trọng, vai trò của rừng đối với sinh kế của người dân càng lớn thì điểm càng cao.
- Kết quả cho thấy đối với mức độ 5 điểm có tỷ lệ khá cao (46,8%) số người lựa chọn DVCC, có thể do DVCC liên quan trực tiếp đến sinh kế người dân nên họ dễ nhận thấy, cụ thể là các sản phẩm từ rừng như gỗ, củi, mật ong, các loại sản vật tự nhiên khác.
- Đối với những đối tượng này cho rằng rừng có vai trò chính là tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất cũng như điều hòa khí hậu, ổn định chất lượng nước, đất trong khu vực.
- Trong khi đó, DVVH không nhận được ý kiến đánh giá (0.
- mối quan hệ giữa trình độ học vấn và mức độ quan trọng của DVHST Kết quả kiểm định Chi - bình phương ở mức ý.
- nghĩa thống kê 5% (Hình 5) cho thấy không có mối quan hệ giữa trình độ học vấn của các đối tượng TKL, TRT, TLvà TL-NT với cảm nhận của họ về mức độ quan trọng của DVHST rừng tràm.
- cảm nhận về mức độ quan trọng của DVCC (p = 0,63), DVHT (p = 0,34), DVĐT (p = 0,12) và DVVH (p = 0,56).
- Điều này cho thấy sự hiểu biết hay nhận định của người dân địa phương về DVHST là không khác nhau, không phụ thuộc vào trình độ học vấn của họ, có thể giá trị của DVHST rất gần gũi với cuộc sống sinh hoạt thường ngày nên họ dễ.
- dàng nhận thấy và đánh giá được các thay đổi về hiện trạng rừng do tự nhiên, hay do tác động của con người như chuyển đổi sử dụng đất rừng đã làm suy.
- Bảng 2: Kết quả đánh giá mức độ quan trọng của DVHST rừng tràm.
- Điều này cho thấy người dân không những tập trung vào việc khai thác gỗ, mật ong, các sản vật tự nhiên mà còn biết được tầm quan trọng của các nhóm DVHST còn lại có giá trị gián tiếp, hỗ trợ cho các hoạt động sinh kế và sinh hoạt hằng ngày trong cuộc sống của họ.
- Việc đánh giá mức độ quan trọng của DVHT ở mức khá cho thấy người dân đã quan tâm đến hoạt động trồng rừng, phục hồi rừng vì đây là các giá trị mà DVHT mang lại như hỗ trợ quy trình tuần hoàn chất dinh dưỡng hữu cơ, hình thành bãi đẻ và sinh trưởng cho sinh vật, hình thành và cải tạo tính chất đất..
- Ngược lại, nhóm DVVH được đánh giá với số điểm rất thấp với 1,14/5 điểm.
- Dựa vào kết quả bảng 2 (hàng ngang), có thể thấy rằng nhóm đối tượng nhận thức về tầm quan trọng của rừng tràm cao nhất là nhóm TRT với 3,14/5 điểm, kế đến là nhóm TKL và nhóm TL với số điểm gần tương đương nhau 2,86/5 và 2,97/5 điểm.
- Có thể do các nhóm đối tượng này sinh sống ở khu vực vùng đệm, có nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào rừng tràm nên có nhiều kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến rừng.
- Trong khi đó, nhóm TL- NT có mức độ nhận thức thấp nhất (1,53/5 điểm), có thể do đặc điểm mô hình nuôi tôm – lúa chỉ nhận một phần lợi ích nước ngọt từ rừng tràm cho vụ lúa, còn vụ tôm thì sử dụng nước lợ từ vùng lân cận ven biển nên không biết được các giá trị từ rừng tràm mang lại..
- Tóm lại, các nhóm DVCC, DVHT và DVĐT được người dân địa phương đánh giá ở mức quan trọng cao, trong khi đó nhóm DVVH được đánh giá ở mức quan trọng rất thấp.
- Mặc dù, dựa vào điểm số đánh giá trên của các nhóm đối tượng đối với các dịch vụ có giá trị gần như nhau cho thấy ngoài các giá trị trực tiếp của rừng tràm người dân còn quan tâm đáng kể đến các giá trị gián tiếp của chúng.
- Tuy nhiên, chính quyền địa phương và các nhà khoa học cần hỗ trợ thêm các biện pháp nhằm tăng cường nhận thức để người dân thấy được tầm quan trọng của rừng, tăng cường bảo vệ rừng, cũng như sử dụng các DVHST một cách hiệu quả và hợp lí hơn..
- 3.5 Những rủi ro cho HST rừng tràm Đa số người dân địa phương cho biết các giá trị của HST rừng tràm vẫn luôn bị suy giảm do nhiều nguyên nhân, trong đó con người là tác nhân chính, điển hình là thay đổi chính sách phát triển kinh tế, cho phép trồng keo lai thay thế cây tràm bản địa, chuyển đổi dần mô hình lúa 2 vụ sang lúa – tôm tiềm ẩn nguy cơ nhiễm mặn.
- Những nguyên nhân quan trọng nhất được tổng hợp và trình bày ở Bảng 2.
- Các DVHST quan trọng đều được người dân xác định là đang trong tình trạng suy giảm giá trị của chúng.
- Cụ thể, do tình trạng chuyển đổi sử dụng đất từ trồng tràm sang keo lai, kéo theo nhiều hệ lụy khác như làm suy giảm cá tự nhiên, sản lượng mật ong giảm và kém chất lượng, đặc biệt là màu sắc và chất lượng mật ong ở khu vực rừng keo lai kém hơn rừng tràm..
- Kết quả này phù hợp với nghiên cứu cùng địa điểm của Phạm Ra Băng (2015) về đánh giá cảm quan màu sắc mật ong cũng như phân tích hàm lượng nước, hàm lượng đường sacarose, hàm lượng vitamin C trong mật ong giữa hai khu vực trồng keo lai và tràm..
- Bảng 3: Sự suy giảm giá trị các loại DVHST rừng tràm và nguyên nhân của chúng Loại dịch vụ Tình trạng suy giảm Nguyên nhân.
- Đa số người dân địa phương vùng đệm vườn quốc gia U Minh Hạ nhận biết được tầm quan trọng của rừng tràm đối với đời sống và sinh kế của họ thông qua việc mô tả nhiều loại DVHST quan trọng đối với từng nhóm cư dân cư khác nhau.
- Kết quả của nghiên cứu này cũng cho thấy các loại DVHST thuộc nhóm DVCC, DVĐT và DVHT được người dân coi trọng hơn so với nhóm DVVH vì chúng có giá trị trực tiếp với đời sống và sản xuất, trong khi đó, nhóm DVVH hầu như chưa phát triển tại địa phương.
- Hiện tại, các giá trị DVHST đang vị suy giảm nghiêm trọng, nguyên nhân được xác định chủ yếu là do hoạt động của con người gây ra, trong đó bao gồm việc tập trung dân số, đặc biệt là lực lượng lao động phục vụ rừng sản xuất (tràm, keo lai), săn bắt tài nguyên thủy sản quá mức.
- Đánh giá chất lượng nước trong mương kiểu sử dụng đất trồng Keo lai (Acacia hybrid) và Tràm (Melaleuca cajuputi) tại U Minh Hạ, Cà Mau.
- Báo cáo tổng hợp điều tra, đánh giá thoái hóa đất kỳ đầu tỉnh Cà Mau, phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững.