« Home « Kết quả tìm kiếm

XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN MÔ HÌNH CANH TÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU


Tóm tắt Xem thử

- XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN MÔ HÌNH CANH TÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU.
- Sử dụng đất đai, mô hình canh tác, PRA, tỉnh Bạc Liêu Keywords:.
- Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra các nhóm yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, tự nhiên ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình canh tác của người dân.
- Dựa trên phương pháp điều tra PRA và SWOT đối với 10 mô hình canh tác chính ở tỉnh Bạc Liêu.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thay đổi mô hình canh tác trong quá trình hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân bị tác động bởi yếu tố lợi nhuận, khả năng phát triển mô hình, xu hướng chung của cộng đồng, sự xâm nhập mặn, chất lượng nước.
- Qua kết quả nghiên cứu có đề xuất cần xây dựng các yêu cầu sử dụng đất đai cho đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất đai đáp ứng được các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường để phù hợp hơn với yêu cầu sử dụng đất của người dân..
- biến phức tạp trên địa bàn tỉnh cũng là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn kiểu sử dụng đất của người dân.
- Do vậy, đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích tìm ra các nhóm yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, tự nhiên ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình canh tác của người dân để hỗ trợ cho công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh..
- Việc khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường đến việc lựa chọn mô hình canh tác của người dân được thực hiện qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp cho những nhóm hộ giàu – trung bình và nghèo khác nhau.
- Bên cạnh đó đề tài được tiếp cận thông qua các nhóm yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường ảnh hưởng đến các mô hình canh tác theo FAO (2007)..
- Trong đó, cụ thể được nghiên cứu trên các mô hình canh tác chính..
- Quy mô 01 cuộc PRA cho 01 mô hình canh tác là 15 hộ nông dân với thành phần khác nhau.
- Tổng số quan sát điều tra là 300 cho 10 mô hình canh tác chính (30 phiếu/mô hình).
- Đồng thời cũng tìm hiểu những thông tin về mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đó đối với việc lựa chọn mô hình canh tác của nông hộ..
- Ngoài ra, phiếu điều tra còn giúp thu thập thông tin về thuận lợi, khó khăn của nông hộ cũng như những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình canh tác.
- Cuối cùng là nắm được một số nguyện vọng và đề xuất của người dân thông qua một số câu hỏi mở..
- 3.1 Vùng sinh thái và các mô hình canh tác chính.
- Tương ứng với các vùng sinh thái là 10 mô hình canh tác chính, mỗi vùng sinh thái sẽ có các mô hình canh tác đặc trưng theo điều kiện tự nhiên của vùng trình bày trong Bảng 1..
- Hình 1: Bản đồ vùng sinh thái của tỉnh Bạc Liêu Bảng 1: Địa điểm khảo sát 10 mô hình chính tại tỉnh Bạc Liêu.
- Vùng sinh thái Mô hình Địa điểm khảo sát.
- Qua Bảng 2 nhận thấy rằng giai đoạn trước năm 2000 ở vùng sinh thái ngọt chủ yếu người dân canh tác mô hình lúa mùa hay còn gọi là lúa 01 vụ.
- Tuy nhiên, khi người dân canh tác lúa 01 vụ mang lại hiệu quả kinh tế thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn, không đảm bảo được nhu cầu.
- Ngoài ra vào thời điểm năm 2000 do hệ thống đê bao được xây dựng nên tạo điều kiện cho người dân trong việc chủ động nguồn nước ngọt để canh tác lúa.
- Trong vùng sinh thái ngọt, một số xã thuộc huyện Vĩnh Lợi, đã duy trì canh tác mô hình lúa 02 vụ từ năm 2000 cho đến nay.
- Nguyên nhân là do người dân đã lựa chọn việc duy trì tập quán canh tác lúa 02 vụ và theo quy hoạch của chính quyền địa phương nhằm bảo vệ môi trường và chất lượng đất.
- Bên cạnh đó, một số ít nông hộ đã chuyển từ canh tác lúa 02 vụ sang mô hình.
- nên người dân đã chuyển sang canh tác màu để cải thiện đời sống.
- Đến năm 2006 do vốn đầu tư màu khá cao và màu không thể dự trữ lâu, cần thị trường tiêu thụ ngay nên người dân gặp khó khăn trong việc tiêu thụ..
- Do vậy vào thời điểm năm 2006 người dân đã chuyển sang canh tác lúa 02 vụ trở lại.
- Đối với huyện Phước Long nằm trong vùng sinh thái ngọt, vào năm 2003 người dân đã chuyển từ canh tác lúa 02 vụ sang canh tác lúa 03 vụ để tăng lợi.
- nhuận và duy trì mô hình lúa 03 vụ cho đến nay..
- Ở Phước Long bỏ qua giai đoạn canh tác lúa - màu, người dân đã lựa chọn việc duy trì tập quán canh tác lúa mà không lựa chọn canh tác màu do kỹ thuật trồng màu xa lạ so với kỹ thuật trồng lúa và vốn đầu tư lại khá cao, đặc biệt là đầu tư về ngày công lao động.
- Vì vậy, người dân ở Phước Long đã lựa chọn việc thâm canh tăng vụ từ 02 vụ lúa lên 03 vụ lúa để tăng lợi nhuận và cải thiện đời sống..
- Năm thay đổi Mô hình.
- Đối với vùng sinh thái lợ trước năm 2000 người dân chủ yếu canh tác lúa mùa.
- Tuy nhiên đến năm 2003 do xây dựng hệ thống cống đập ngăn mặn mang nước ngọt về nên người dân chuyển sang canh tác lúa 02 vụ để cải thiện đời sống.
- Đến năm 2003 ở huyện Hồng Dân khi cống dập ngăn mặn được điều chỉnh lại, người dân đã chuyển sang canh tác mô hình lúa - tôm.
- Khi cống đập ngăn mặn được điều chỉnh thời gian ngăn mặn thì điều kiện tự nhiên ở Hồng Dân trở nên thích hợp cho mô hình lúa - tôm.
- vào khoảng tháng 02 âm lịch đến tháng 07 âm lịch vào mùa khô nước mặn xâm nhập vào nội đồng, người dân đã tận dụng những tháng nước mặn về để nuôi tôm mang lại hiệu quả kinh tế và cải thiện đời sống.
- Thời điểm năm 2003, ở huyện Giá Rai người dân đã phá cống ngăn mặn, bỏ tập quán canh tác lúa để chuyển sang canh tác mô hình tôm quảng canh (QC) và thủy sản kết hợp.
- Hơn nữa, mô hình này có vốn đầu tư thấp hơn mô hình lúa 02 vụ do tôm được nuôi theo dạng quảng canh, người dân không tốn chi phí thức ăn cho tôm, đồng thời giá tôm và thủy sản lại cao hơn giá lúa;.
- do vậy người dân đã canh tác mô hình tôm - thủy sản kết hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế và duy trì cho đến nay..
- 3.2.3 Sự thay đổi sử dụng đất ở vùng sinh thái mặn Vùng sinh thái mặn là vùng có nhiều mô hình canh tác nhất so với vùng sinh thái ngọt và lợ..
- Vào trước năm 2000 mô hình chủ yếu ở vùng sinh thái mặn là các mô hình như lúa mùa, rừng phòng hộ, tôm quảng canh và muối.
- thành phố Bạc Liêu đã chuyển sang mô hình canh tác lúa - màu để cải thiện đời sống, người dân sử dụng giếng khoan để lấy nước ngọt trồng màu vào mùa khô và trồng lúa vào mùa mưa.
- Một số xã ở huyện Hòa Bình chuyển sang canh tác mô hình lúa - tôm để tăng lợi nhuận (Bảng 4)..
- Năm Mô hình.
- Từ năm 2003 đến nay, ở thành phố Bạc Liêu có một số xã vẫn giữ mô hình canh tác lúa – màu;.
- một số xã đã chuyển từ lúa - màu sang chuyên màu vì lợi nhuận của màu cao hơn lúa và người dân đã có được kinh nghiệm và kỹ thuật để trồng màu.
- Khi chuyển hoàn toàn sang mô hình chuyên màu người dân sử dụng nước giếng hoàn toàn để tưới cho màu nên không phụ thuộc vào nước mưa như trước.
- Đối với huyện Hòa Bình thì các xã đã canh tác mô hình lúa – tôm từ năm 2000 đến năm 2003 đã chuyển lại canh tác mô hình lúa mùa do nuôi tôm không đạt hiệu quả trong thời gian liên tiếp 03 năm, dẫn đến việc thiếu vốn trong canh tác, đồng thời họ lại không có kỹ thuật trồng màu và do điều kiện tự nhiên nước mặn quanh năm nên chỉ có thể trở lại canh tác lúa mùa cho đến nay.
- Đối với các xã có diện tích rừng phòng hộ ở huyện Hòa Bình thì từ năm 2003 đã chuyển sang mô hình rừng – tôm quảng canh để vừa bảo vệ diện tích rừng phòng hộ vừa cải thiện đời sống từ lợi nhuận của tôm mang lại.
- Đối với các xã canh tác mô hình tôm quảng canh từ trước năm 2000 ở huyện Đông Hải thì đến năm 2003 đã chuyển sang nuôi tôm bán công nghiệp do thực hiện theo quy hoạch của địa phương đồng thời người dân đã có kinh nghiệm và tập quán nuôi tôm nên đầu tư thêm nguồn vốn để chuyển đổi thành tôm bán công nghiệp nhằm tăng lợi nhuận.
- Còn các xã có tập quán canh tác muối ở huyện Đông Hải vẫn tiếp tục duy trì tập quán canh tác lâu đời, tuy nhiên đến năm 2003 đã nuôi thêm thủy sản kết.
- 3.3 Các yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường ảnh hưởng đến mô hình canh tác chính 3.3.1 Các yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường ảnh.
- hưởng đến mô hình canh tác chính theo các nhà lãnh đạo trong ngành nông nghiệp Qua Bảng 5 cho thấy theo ý kiến của các nhà lãnh đạo trong ngành nông nghiệp thì nhóm yếu tố kinh tế có lợi nhuận và thị trường tiêu thụ là 02 yếu tố có thứ tự ưu tiên cao nhất, có ảnh hưởng lớn nhất đến việc lựa chọn mô hình canh tác.
- Họ cho rằng khi làm quy hoạch sử dụng đất lựa chọn những mô hình mang lại lợi nhuận cao và có thị trường tiêu thụ tốt sẽ thu hút được người dân tham gia canh tác mô hình.
- Trong các yếu tố xã hội thì việc phù hợp quy hoạch sử dụng đất và chính sách hỗ trợ là quan trọng nhất.
- Vì các nhà lãnh đạo luôn mong muốn người dân canh tác theo đúng quy hoạch đã triển khai để tạo thuận lợi cho công tác quản lý và điều tiết được nguồn vốn hỗ trợ cho người dân.
- Trong lĩnh vực môi trường và tự nhiên thì các nhà lãnh đạo trong ngành nông nghiệp cho rằng sự xâm nhập mặn, giảm đa dạng sinh học và yếu tố chất lượng nước là ảnh hưởng lớn nhất đến việc lựa chọn mô hình canh tác.
- Vì trong giai đoạn mà sự biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, kịch bản xâm nhập mặn và chất lượng nguồn nước sẽ quyết định đến năng suất canh tác của nông hộ..
- Bảng 5: Thứ tự ưu tiên của các yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường ảnh hưởng đến mô hình canh tác chính theo các nhà lãnh đạo trong ngành nông nghiệp.
- Lĩnh vực Yếu tố ảnh hưởng Thứ tự ưu tiên.
- Khả năng tự phát triển mô hình 5 2 3 6 X 4 4 4 6 5.
- Tập quán canh tác .
- X: Loại bỏ yếu tố đó – không ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình.
- 3.3.2 Các yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường ảnh hưởng đến mô hình canh tác chính theo các nhà lãnh đạo trong ngành nông nghiệp Qua Bảng 6 cho thấy rằng theo ý kiến của người dân, trong lĩnh vực kinh tế, yếu tố lợi nhuận được chọn là yếu tố có thự tự ưu tiên cao nhất và được lựa chọn nhiều nhất qua các mô hình.
- Khi lựa chọn mô hình canh tác người dân chỉ chú trọng đến nguồn tiền lời thu được từ mô hình vì đây là nguồn tiền trang trải chi tiêu cho gia đình và là nguồn vốn đầu tư tiếp cho mùa vụ sau, do vậy người dân sẽ chuyển đổi sang mô hình canh tác khác nếu mô hình hiện tại không mang lại lợi nhuận cao.
- Đối với lĩnh vực xã hội, người dân quan tâm nhiều nhất đến khả năng tự canh tác mô hình và xu hướng lựa chọn mô hình canh tác chung của cộng đồng (cấp xã).
- Vì khi quyết định mô hình canh tác người dân bị chi phối bởi sự lựa chọn của những hộ lân cận trong cộng đồng, đồng thời khi người dân nhận thấy họ có thể khả năng canh tác mô hình có lợi nhuận cao, lúc đó người dân mạnh dạn quyết định canh tác mô hình đó, ngay cả khi không có sự quy hoạch của chính quyền địa phương.
- Ngoài ra, người dân cũng rất quan tâm đến chính sách hỗ trợ của chính quyền.
- địa phương đặc biệt là về nguồn vốn, nhưng đây lại không phải là yếu tố quyết định việc lựa chọn mô hình canh tác.
- Mặt khác, người dân không quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm khi chọn lựa mô hình, điều này cho thấy những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình thường xuất phát từ lợi ích các nhân của nông hộ mà không chú trọng đến các lợi ích bên ngoài xã hội.
- Việc lựa chọn mô hình canh tác mang tính tự phát là chủ yếu và không theo quy hoạch chung của địa phương, đặc biệt là khi quy hoạch không phù hợp hay không mang lại hiệu quả kinh tế thì người dân rất khó chấp nhận quy hoạch đó.
- Đối với lĩnh vực môi trường người dân chỉ chú trọng đến vấn đề xâm nhập mặn, do nguồn nước mặn, thời gian mặn ảnh hưởng trực tiếp quá trình canh tác và năng suất sản xuất của nông hộ.
- Về mặt tự nhiên nguồn nước là yếu tố quyết định sự hiệu quả của mô hình canh tác mà không phải là yếu tố về đất, do theo người dân chất lượng đất không biến động nhiều qua từng năm, nếu chất lượng đất không tốt có thể cải thiện bằng phân bón.
- nhưng nếu không chủ động được nguồn nước hay chất lượng nước không tốt sẽ rất khó khắc phục và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất canh tác..
- Bảng 6: Thứ tự ưu tiên của các yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường ảnh hưởng đến mô hình canh tác chính theo người dân.
- Khả năng tự phát triển mô hình .
- Tập quán canh tác 5 3 6 X 4 X 3 X 5 3.
- 3.3.3 Các yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình canh tác của người dân.
- Khi đối chiếu sự lựa chọn của người dân với các nhà lãnh đạo trong ngành nông nghiệp nhận thấy rằng mức độ trùng hợp trong các lựa chọn mang tính chất quyết định có sự trùng hợp khá cao.
- Trong nhóm yếu tố kinh tế và tự nhiên mức độ trùng hợp là hoàn toàn.
- Trong lĩnh vực môi trường người dân không chọn lựa yếu tố suy giảm đa dạng sinh học vì họ cho rằng yếu tố đó không tác động tức thời lên hiệu quả canh tác.
- Điều này cho thấy rằng ý thức về môi trường của người dân chưa cao do chỉ chú trọng đến hiệu quả kinh tế trong quá trình canh tác.
- Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo đã nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong canh tác nông nghiệp, vì đây là.
- yếu tố ảnh hưởng lâu dài đến hiệu quả canh tác của người dân.
- Trong lĩnh vực xã hội người dân nhận thấy khả năng tự phát triển mô hình là quan trọng nhất khi họ lựa chọn mô hình canh tác..
- Ngược lại các nhà lãnh đạo cho rằng việc lựa chọn mô hình canh tác phụ thuộc rất nhiều vào quy hoạch sử dụng đất và khả năng hỗ trợ của địa phương.
- Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là do người dân quan tâm chủ yếu đến năng lực của chính họ có thể đáp ứng được các nhu cầu về vốn và kỹ thuật canh tác của mô hình đó hay không..
- Trong khi nhà lãnh đạo chỉ chú trọng mô hình canh tác của người dân có phù hợp với quy hoạch mà họ đã xây dựng và việc họ có thể hỗ trợ về vốn và kỹ thuật ở mức độ nào cho người dân.
- Như vậy, có thể thấy rằng giữa người dân và các nhà lãnh đạo chưa có tiếng nói chung về nhóm yếu tố này..
- Bảng 7: Các yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình canh tác của người dân.
- Lĩnh vực Yếu tố ảnh hưởng.
- Theo người dân Theo nhà lãnh đạo.
- XÃ HỘI Khả năng tự phát triển mô hình Phù hợp với quy hoạch sử dụng đẩt Chính sách hỗ trợ của địa phương.
- Đối với việc lựa chọn mô hình canh tác của người dân thì yếu tố ảnh hưởng lớn nhất chính là yếu tố thuộc lĩnh vực kinh tế là lợi nhuận, yếu tố thuộc lĩnh vực xã hội là khả năng tự phát triển mô hình, yếu tố môi trường là sự xâm nhập mặn và yếu tố chất lượng nước.
- Ngoài ra, giữa người dân và các nhà lãnh đạo trong ngành nông nghiệp chưa có sự phù hợp trong việc lựa chọn yếu tố thuộc lĩnh vực xã hội ảnh hưởng đối với việc lựa chọn mô hình canh tác..
- trường của từng mô hình canh tác trên cơ sở kết quả của nghiên cứu cho việc đánh giá đất đai, phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất đai đáp ứng được các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường để phù hợp hơn với yêu cầu sử dụng đất của người dân..
- PRA – Đánh giá nông thôn với sự tham gia của người dân