« Home « Kết quả tìm kiếm

Xác định mối tương quan giữa chiều dài với khối lượng và phân tích phổ thức ăn của ễnh ương (Kaloula pulchra Gray, 1831)


Tóm tắt Xem thử

- XÁC ĐỊNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CHIỀU DÀI VỚI KHỐI LƯỢNG VÀ PHÂN TÍCH PHỔ THỨC ĂN CỦA ỄNH ƯƠNG (Kaloula pulchra GRAY, 1831) Huỳnh Hồ Ngọc Như * và Nguyễn Công Tráng.
- Chiều dài và khối lượng, ễnh ương, Kaloula pulchra, phổ thức ăn.
- Mẫu ễnh ương được thu ở 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre trong 2 mùa (mùa khô và mùa mưa).
- Nghiên cứu đã thu 400 mẫu ễnh ương, gồm 202 mẫu ễnh ương nhỏ (<10g/con) và 198 mẫu ễnh ương lớn (≥10g/con) với chiều dài trung bình mm) và khối lượng trung bình g).
- Phân tích dạ dày ễnh ương cho thấy, phổ thức ăn có 18 loại động vật thuộc các ngành chân khớp, thân mềm, giun đốt và một số thức ăn có nguồn gốc là các loài động vật khác, thực vật, sỏi, cát, đá.
- Trong đó, thức ăn thuộc lớp côn trùng (Insecta) ngành chân khớp (Arthropoda) chiếm ưu thế với tỷ lệ hiện hiện là 80,52%.
- Kiến, kiến cánh là loại thức ăn xuất hiện nhiều nhất trong dạ dày của ễnh ương với tần suất 87,75%.
- Có sự khác nhau về phổ thức ăn giữa các kích cỡ của ễnh ương và giữa hai mùa..
- Nhóm thức ăn thuộc lớp Insecta hiện diện trên tất cả các mẫu dạ dày của ễnh ương (100%) theo các kích cỡ và giữa hai mùa..
- Xác định mối tương quan giữa chiều dài với khối lượng và phân tích phổ thức ăn của ễnh ương (Kaloula pulchra Gray, 1831).
- Ễnh ương được nhiều người biết đến với vai trò là thực phẩm.
- Vì vậy, việc khảo sát phổ thức ăn của ễnh ương là điều cần thiết..
- Sau mỗi đợt thu mẫu, tiến hành phân tích phổ thức ăn của ễnh ương tại phòng thí nghiệm.
- Thức ăn trong dạ dày của ễnh ương được rửa trôi vào trong ống nghiệm bằng nước cất, làm tiêu bản, rồi quan sát dưới kính hiển vi để xác định thành phần loại thức ăn.
- Ghi nhận tất cả các loại thức ăn hiện diện chiếm ưu thế trong dạ dày ễnh ương và tính tần suất xuất hiện trên tổng số dạ dày ễnh ương được quan sát..
- (Trong đó: Pi là tần suất xuất hiện của loài i trong dạ dày của ễnh ương.
- Phân tích phổ thức ăn của ễnh ương dựa theo tài liệu và những nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Khang (2003), Nguyễn Đức Khiêm (2005), Nguyễn Thị Chắt (2007) và Trần Lê Vinh (2017)..
- 3.1 Tương quan giữa chiều dài toàn thân và khối lượng của ễnh ương.
- Ễnh ương lớn (≥10 g/con) và ễnh ương cỡ giống (<10 g/con) được bắt trực tiếp ngoài tự nhiên tại Bến Tre và Tiền Giang.
- Kết quả chiều dài toàn thân và khối lượng của ễnh ương thu mẫu trong nghiên cứu được thể hiện qua Bảng 1..
- Bảng 1 cho thấy, trong tổng số 400 con ễnh ương thu được thì chiều dài toàn thân trung bình là 38,28 (mm/con), chiều dài nhỏ nhất là 10 (mm/con), chiều dài lớn nhất là 82 (mm/con).
- Khối lượng trung bình của ễnh ương trong các đợt thu mẫu là 14,64 (g/con), khối lượng nhỏ nhất là 0,17 (g/con), khối lượng lớn nhất là 54,76 (g/con)..
- Kết quả cân và đo mẫu cho thấy, chiều dài toàn thân và khối lượng của ễnh ương trong nghiên cứu có sự đa dạng về kích cỡ.
- Vì vậy, thức ăn trong dạ dày của ễnh ương thu được sẽ đại diện được cho phổ thức ăn của ễnh ương ngoài tự nhiên..
- Bảng 1: Chiều dài toàn thân và khối lượng của ễnh ương trong nghiên cứu.
- Kết quả xử lý hồi quy đã xác định được mối tương quan giữa chiều dài toàn thân (Y) và khối lượng (X) của ễnh ương theo phương trình:.
- Khi biết được khối lượng thân của ễnh ương thì sẽ dự đoán được chiều dài toàn thân của ễnh ương và ngược lại.
- Nếu khối lượng thân của ễnh ương là 1g thì chiều dài toàn thân dự đoán của ễnh ương là 24,36 mm..
- 3.2 Phổ thức ăn của ễnh ương 3.2.1 Một số loại thức ăn của ễnh ương Sau khi phân tích 400 mẫu dạ dày của ễnh ương ở 2 kích cỡ, kích cỡ nhỏ (<10g/con) và kích cỡ lớn (≥10g/con), thì các số liệu về loại thức ăn, nhóm thức ăn, tần số xuất hiện của mỗi loại thức ăn được ghi nhận và thể hiện qua Bảng 2..
- Bảng 2: Các loại thức ăn phân tích được trong dạ dày ễnh ương.
- STT Loại thức ăn Phân nhóm thức ăn Số lượng Tần suất.
- Tổng 775 mẫu thức ăn.
- Kết quả ở Bảng 2 cho thấy, từ 400 mẫu dạ dày của ễnh ương phân tích được 18 loại thức ăn khác.
- các loại thức ăn khác nhau nhưng xuất hiện với tần suất thấp (Hình 1).
- Hình 1: Một số loại thức ăn cơ bản phân tích được từ dạ dày ễnh ương.
- Loại thức ăn có tần suất xuất hiện nhiều nhất là kiến, kiến cánh với 87,75% (Hình 3a).
- Nguyên nhân thức ăn trong dạ dày của 400 mẫu ễnh ương thu được đa số là kiến, có thể là do kiến có kích cỡ nhỏ, phù hợp với nhiều cỡ miệng khác nhau của ễnh ương;.
- Hình 2: Thành phần các nhóm thức ăn trong dạ dày ễnh ương.
- Ngoài ra, nghiên cứu còn phát hiện trong dạ dày ễnh ương có sỏi, cát, đá, đất.
- Nhìn chung, các loại thức ăn được tìm thấy trong dạ dày của ễnh ương rất phong phú, đa dạng và tập tính sống của một số loài là thức ăn của ễnh ương cũng khác nhau (Bảng 2 và Hình 1).
- Hình 3: Kiến (a) và dán đất (b, c) được tìm thấy trong dạ dày ễnh ương Bảng 2 cũng cho thấy, kết quả nghiên cứu này.
- Nhìn chung thì loại thức ăn yêu thích của ễnh ương và ếch cây ở 2 nghiên cứu đều thuộc nhóm côn trùng.
- Còn trong nghiên cứu này, các loại thức ăn được tìm thấy trong dạ dày ễnh ương nhiều hơn, đa dạng hơn với 18 loại cơ bản, trong đó, kiến, kiến cánh có tần suất xuất hiện cao nhất là 85,75%..
- Ngoài ra, một số loại thức ăn khác thuộc các ngành thân mềm, ngành giun đốt cũng được tìm thấy trong dạ dày ếch gai sần..
- Trong đó, thức ăn thuộc ngành chân khớp (Arthropoda) chiếm ưu thế với tần suất hiện diện là 68% trong dạ dày của ếch gai sần..
- Các loại thức ăn thuộc ngành chân khớp (Arthropoda) thường có tần suất xuất hiện cao hơn các loại thức ăn khác.
- Tuy nhiên, phổ thức ăn.
- của ễnh ương (Kaloula pulchra) và ếch gai sần (Paa verrucospinosa) rộng hơn so với phổ thức ăn của ếch cây (Polypedates leucomystax), có thể là do khả năng bắt mồi của ễnh ương và ếch gai sần tốt hơn của ếch cây.
- Qua các nghiên cứu trên, có thể đánh giá phổ thức ăn của ễnh ương cũng tương tự như phổ thức ăn của các loài lưỡng cư khác..
- Khi phân tích sâu hơn về các nhóm thức ăn tìm được trong dạ dày ễnh ương, thì đa số các loại thức ăn đều thuộc nhóm côn trùng (chiếm 80,52% trong thành phần thức ăn).
- còn lại là nhóm thức ăn có nguồn thực vật và nhóm các loại thức ăn xuất hiện với tần suất thấp, nghiên cứu tạm gọi là nhóm khác (Hình 2).
- Kết quả này cho thấy, nhóm côn trùng là nhóm những loài động vật có khả năng di chuyển nhanh, lẫn trốn tốt và có khả năng bay nhưng ngược lại ễnh ương có khả năng bắt mồi rất tốt với nhóm này hơn các nhóm thức ăn khác.
- Nguyên nhân có thể là ễnh ương bắt mồi nhóm côn trùng giỏi hoặc là nhóm côn trùng xuất hiện nhiều hơn các nhóm động vật khác trong môi trường sinh sống của ễnh ương..
- Bảng 3: Thành phần của các loại thức ăn thuộc nhóm côn trùng.
- Tổng 624 mẫu thức ăn.
- Thành phần loài trong nhóm thức ăn côn trùng khá phức tạp (11 loài) và nhóm này có rất nhiều trong môi trường sống của ễnh ương.
- Kích cỡ của các loài côn trùng rất đa dạng, vì thế nó có thể là nguồn thức ăn lớn cho ễnh ương thuộc các kích cỡ khác nhau, do đó nghiên cứu tiến hành phân tích sâu hơn thành phần loài của nhóm này.
- Bảng 3 cho thấy, có 11 loại thức ăn thuộc nhóm côn trùng được tìm thấy trong dạ dày của 400 con ễnh ương.
- kế đến là bọ cánh cứng với 40,5%, có thể đây là hai loại thức ăn được ưa chuộng nhất đối với ễnh ương.
- dù chúng hiện diện trong dạ dày ễnh ương nhưng với tần số không cao.
- Bên cạnh đó, một số ấu trùng côn trùng như: dòi, sâu can xi (ấu trùng ruồi lính đen) cũng là thức ăn của ễnh ương.
- Ngoài ra, ễnh ương cũng ăn được một số loại khác như: mối, ruồi, dế với tần suất hiện diện chung là 5% (Bảng 3)..
- Các loại thức ăn thuộc nhóm côn trùng mặc dù đa dạng nhiều thành phần loài nhưng ễnh ương lại có xu hướng chọn kiến, kiến cánh làm thức ăn nhiều hơn.
- ương khó bắt được trong tự nhiên, hoặc do không phải là loại thức ăn ưa thích của ễnh ương vì vậy mà tần suất xuất hiện của các loại thức ăn này trong dạ dày thấp..
- 3.2.2 Phổ thức ăn phân theo khối lượng ễnh ương Nghiên cứu chia khối lượng của ễnh ương thu được thành 4 nhóm và thành phần nhóm thức ăn tương ứng với từng nhóm khối lượng được ghi nhận ở Bảng 4..
- Bảng 4: Các nhóm thức ăn phân theo kích cỡ (khối lượng) ễnh ương.
- Nhóm Phân nhóm kích cỡ ễnh ương.
- Nhóm thức ăn (tính theo tần suất xuất hiện).
- Ở các nhóm kích cỡ ễnh ương đều có 3 nhóm thức ăn là côn trùng, thực vật và nhóm khác.
- Nguyên nhân có thể là do nhóm côn trùng phân bố nhiều trong môi trường mà ễnh ương sinh sống, chúng có nhiều kích cỡ khác nhau phù hợp với các cỡ miệng khác nhau nên ễnh ương ăn được nhiều loại thức ăn thuộc nhóm côn trùng (Bảng 4)..
- Các loại thức ăn thuộc nhóm thực vật, có tần suất xuất hiện khác nhau và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) giữa các nhóm khối lượng.
- Trong các dạ dày của ễnh ương cỡ từ 10 - 20 g/con, thì thức ăn có nguồn gốc thực vật chiếm tỷ lệ cao nhất với 24,32%.
- Ngược lại, dạ dày của ễnh ương có khối lượng >20 - 40 g/con thì các loại thức ăn là thực vật chiếm tỷ lệ thấp nhất với 5,71%.
- Thức ăn có nguồn gốc từ thực vật của.
- ễnh ương có khối lượng thuộc các nhóm 1, 2, 4 khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05) với nhau..
- Ở nhóm thức ăn khác, thì tần suất xuất hiện của các loại thức ăn thuộc nhóm này có sự khác nhau và theo xu thế tăng dần theo sự tăng dần của khối lượng ễnh ương (Bảng 4).
- Bảng 4 cho thấy, tần suất xuất hiện của các loại thức ăn khác trong dạ dày của ễnh ương thuộc các kích cỡ khác nhau khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05).
- Nhóm thức ăn khác của ễnh ương có khối lượng <10 g/con khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với các nhóm khối lượng còn lại..
- Kích cỡ ễnh ương càng lớn thì kích cỡ miệng càng lớn nên có nhiều sự lựa chọn thức ăn, nguồn thức ăn sẽ đa dạng hơn..
- 3.2.3 Phổ thức ăn của ễnh ương phân theo mùa.
- Tần suất xuất hiện của các nhóm thức ăn tương ứng với các mùa (mùa khô và mùa mưa) được ghi nhận ở Bảng 5..
- Bảng 5: Các nhóm thức ăn của ễnh ương phân theo mùa.
- Nhóm thức ăn (tính theo tần suất xuất hiện) Mùa khô Mùa mưa.
- Bảng 5 cho thấy, nhóm thức ăn là côn trùng đều xuất hiện ở cả hai mùa với tỷ lệ tuyệt đối là 100%.
- nhóm côn trùng là thức ăn ưa thích của ễnh ương nên được chúng ăn nhiều..
- Ở nhóm thức ăn có nguồn gốc từ thực vật có tần suất xuất hiện khác nhau và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) giữa 2 mùa.
- Trong dạ dày của ễnh ương ở mùa khô thì các loại thức ăn có nguồn gốc từ thực vật xuất hiện với tần suất cao hơn (15,61%) ở mùa.
- Ở nhóm các loại thức ăn khác thì tần suất xuất hiện của các loại thức ăn tăng dần từ mùa khô (chiếm 4,05%) sang mùa mưa (chiếm 29,52%) và có sự khác nhau có ý nghĩa (p<0,05) giữa mùa khô và mùa mưa (Bảng 5).
- Do mùa mưa, nghiên cứu thu được ễnh ương có kích cỡ lớn nhiều hơn ở mùa khô, kích cỡ càng lớn thì cỡ miệng càng lớn nên ễnh ương có thể sử dụng được các loại thức ăn có kích cỡ lớn hơn, có nhiều sự lựa chọn thức ăn hơn.
- Chiều dài cơ thể (Y) và khối lượng cơ thể (X) của ễnh ương tương quan với nhau theo phương trình: Y = 1,17X + 23,19..
- Phổ thức ăn cơ bản của ễnh ương gồm 18 loại, là những loài động vật thuộc các ngành chân khớp, ngành thân mềm, ngành giun đốt và một số thức ăn có nguồn gốc từ thực vật, sỏi, cát, đá, đất.
- Trong đó, thức ăn lớp côn trùng (Insecta) thuộc ngành chân khớp (Arthropoda) chiếm ưu thế với tỷ lệ 80,52%..
- Kiến, kiến cánh là loại thức ăn xuất hiện nhiều nhất trong dạ dày của ễnh ương với tần suất 87,75%..
- Phổ thức ăn theo các kích cỡ của ễnh ương có sự khác nhau giữa nhóm thực vật và nhóm các loại thức ăn khác..
- Thức ăn của ễnh ương thuộc lớp côn trùng (Insecta) không khác biệt giữa các kích cỡ về khối.
- lượng của ễnh ương và không có sự khác nhau giữa mùa mưa và mùa khô..
- Nghiên cứu phổ thức ăn trên ễnh ương được thu ở các vùng địa lý khác nhau..
- Nuôi thử nghiệm ễnh ương từ sản xuất giống nhân tạo, bằng các loại thức ăn giống như các loại thức ăn phân tích được trong dạ dày ễnh ương thu từ tự nhiên..
- Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo ễnh ương (Kaloula pulchra).
- Nghiên cứu sử dụng LH- RHa+Domperidon để kích thích sỉnh sản nhân tạo ễnh ương (Kaloula pulchra)