« Home « Kết quả tìm kiếm

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ TIÊU CHÍ CHO ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI BÁN - ĐỊNH LƯỢNG TRÊN 02 VÙNG SINH THÁI KHÁC NHAU)


Tóm tắt Xem thử

- XÁC ĐỊNH MỘT SỐ TIÊU CHÍ CHO ĐÁNH GIÁ.
- ĐẤT ĐAI BÁN - ĐỊNH LƯỢNG TRÊN 02 VÙNG SINH THÁI KHÁC NHAU.
- Đánh giá thích nghi và chọn lựa các kiểu sử dụng đất đai phù hợp với các mục tiêu kinh tế-xã hội, tự nhiên, môi trường mang tính thực tế với người dân địa phương là một trong những yêu cầu rất cần thiết cho việc quy hoạch sử dụng đất đai cũng như đánh giá các chỉ tiêu phát triển nông nghiệp bền vững cho các địa phương.
- Do đó, nghiên cứu được thực hiện trên 02 vùng sinh thái khác nhau nhằm xác định các tiêu chí cho các kiểu sử dụng đất đai thông qua một số tiêu chí kinh tế-xã hội-môi trường trên địa bàn huyện Tam Bình, Vĩnh Long và huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.
- Thông qua kết quả điều tra, phân tích tình hình kinh tế-xã hội và môi trường có 4 mục tiêu được chọn để đánh giá định lượng cho các kiểu sử dụng đất đai là: i) An toàn lương thực.
- Kết quả cho thấy huyện Tam Bình có 94 đơn vị đất đai với 06 kiểu sử dụng và mô hình đạt hiệu quả nhất là 02lúa-cá.
- Huyện Hồng Dân thì có 19 đơn vị đất đai với 05 kiểu sử dụng và mô hình mang lại hiệu quả nhất là tôm-(lúa/cá), 01tôm-01lúa, 02lúa-cá..
- Từ khóa: đánh giá đất đai, đánh giá đa mục tiêu, vùng sinh thái nông nghiệp, chỉ thị bền vững, sử dụng đất đai.
- người về sử dụng đất đai.
- Nhưng trong thời gian gần đây việc thay đổi sử dụng đất diễn biến phức tạp nên người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất với mục tiêu đem lại thu nhập trước mặt nhưng chưa nghĩ đến những tác động về sau.
- Ngày nay, việc ứng dụng các hệ thống hỗ trợ quyết định (DSS-Decision Support System), đặc biệt là quản lý bền vững nguồn tài nguyên đất đai trên các vùng sinh thái khác nhau ngày càng cần thiết.
- Ngoài ra, phương pháp bán định lượng lần đầu tiên được đưa vào sử dụng đã đáp ứng được công tác quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên đất đai bền vững.
- Từ đó, nghiên cứu nhằm mục tiêu: (i) Xác định các tiêu chí cho đánh giá đất đai bán định lượng bao gồm các vấn đề về kinh tế - xã hội, tự nhiên và môi trường và (ii) Đề xuất các mô hình hiệu quả trong sử dụng đất đai trên 02 vùng sinh thái khác nhau..
- Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên và các bản đồ đơn tính: đất (độ sâu phèn tiềm tàng, phèn hoạt động, độ dày tầng mặt), nước (khả năng tưới, thời gian mặn), hiện trạng sử dụng đất đai.
- Điều tra thu thập các số liệu kinh tế - xã hội của các kiểu sử dụng đất đai bao gồm (năng suất, tổng thu, tổng chi, công lao động, trình độ thâm canh, tập quán, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật, tín dụng, tiềm năng thị trường, giá cả) và các thông tin về môi trường (mức độ giảm nguồn cá tôm, mức độ gia tăng dịch bệnh)..
- 2.2 Xác định các chỉ tiêu cho đánh giá tiềm năng đất đai Các phương pháp tiếp cận.
- Các công cụ của PRA sẽ sử dụng trong nghiên cứu Huyện Hồng Dân và Tam Bình được trình bày trong Bảng 1..
- Phỏng vấn nông hộ: Điều tra phỏng vấn nông dân, thu thập các số liệu về kinh tế- xã hội của các kiểu sử dụng đất đai đã chọn lọc như: lịch thời vụ, chi phí đầu tư (phân bón, giống, thuốc trừ sâu, khác), năng suất, kỹ thuật áp dụng, phong tục tập quán, tín dụng, giá cả thị trường và các thông tin về môi trường: mức độ giảm.
- 2.2.1 Đánh giá về mặt tự nhiên.
- Theo phương pháp FAO (1976): xác định các kiểu sử dụng đất đai có triển vọng, các yêu cầu sử dụng đất đai cùng với các yếu tố giới hạn có ảnh hưởng.
- Thành lập bản phân cấp các yếu tố của từng kiểu sử dụng đất đai.
- Đối chiếu và phân vùng thích nghi đất đai..
- 2.2.2 Đánh giá về mặt kinh tế-xã hội-môi trường.
- Xác định các yếu tố đầu vào và đầu ra của các kiểu sử dụng đất đai.
- Có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng đất đai.
- Ứng dụng phần mềm Stella 9.0, Excel (Kite) để đánh giá tính hiệu quả của các mô hình sản xuất..
- 2.2.3 Đề xuất các tiêu chí cho đánh giá đất đai bán định lượng theo các mục tiêu kinh tế-xã hội và môi trường bền vững.
- Phương pháp định điểm lượng hóa cho các chỉ tiêu: Xác định các mục tiêu dựa vào nguồn thông tin từ việc điều tra dã ngoại để xác định các chỉ tiêu của các mục tiêu về: (i) Kinh tế.
- (ii) Xã hội và (iii) Môi trường được người dân địa phương đánh giá.
- Kế tiếp là phân tích và chuẩn hóa các tiêu chuẩn, xác định điểm đánh giá của từng kiểu sử dụng ứng với tất cả các chỉ tiêu của các mục tiêu được căn cứ dựa trên các kết quả phân tích định lượng.
- Các chỉ tiêu của mục tiêu xã hội và môi trường được đánh giá bằng phương pháp định tính (xác định điểm bằng thang đánh giá 5 cấp) và được chuyển đổi từ định tính sang định lượng.
- Trong các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường được chọn ra các chỉ tiêu khảo sát để đánh giá đa mục tiêu được trình bày trong Bảng 2..
- Phương pháp tính tổng trọng điểm của từng kiểu sử dụng đất đai: Từ các điểm đánh giá tiến hành chuẩn hóa theo phương pháp dạng khoảng, thu được giá trị điểm chuẩn 0-1.
- Xác định trọng điểm cho các mục tiêu theo phương pháp so sánh cặp.
- Để so sánh giữa các mục tiêu, sử dụng thang đánh giá từ 1- 9..
- Điểm đánh giá các mục tiêu = Σ (Điểm chuẩn hóa i * Trọng điểm j).
- Bảng 2: Các chỉ tiêu của các mục tiêu được sử dụng đánh giá ở xã Phong Phú và Huyện Tam Bình, Vĩnh Long.
- Mục tiêu Chỉ tiêu.
- Xã hội.
- Môi trường.
- 3.1 Điều kiện tự nhiên và đơn vị bản đồ đất đai - kết quả đánh giá thích nghi đất đai.
- Qua kết quả điều tra, khảo sát và kết quả tổng hợp các bản đồ đơn tính của các đặc tính đất đai thông qua việc xử lý, chồng lắp các bản đồ đơn tính bằng kỹ thuật GIS (cụ thể phần mềm MAPINFO và IDRISI) cho thấy huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu có 19 đơn vị bản đồ đất đai (Phan Ngọc Duyên, 2006), và huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long gồm 94 đơn vị đất đai được phân lập được trình bày qua hình 1a,1b và 2a, 2b.
- Nhìn chung cho thấy đối với 02 Huyện do địa bàn rộng hơn và đa dạng hơn về mặt sử dụng đất đai, điều kiện sinh thái khác nhau với các đặc tính khác nhau và có tầm nhìn xa hơn nên chỉ dựa vào kết quả của phân vùng thích nghi hay phân vùng sản xuất chưa đủ thuyết phục và đủ cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất đai.
- Do đó trên kết quả phân hạng thích nghi này có cần thiết phải đánh giá bán định lượng theo các mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trường..
- -Độ sâu xuất hiện tầng phèn - Độ sâu tầng sinh phèn - Mức độ cấp nước Đơn vị bản đồ đất đai 19 đơn vị 94 đơn vị.
- Kiểu sử dụng đất đai có triển vọng.
- LUT3: 2 lúa + màu LUT4 : Lúa + 2 màu LUT5 : Chuyên màu LUT6 : Cây ăn trái Phân vùng TN đất đai - 8 vùng thích nghi - 6 vùng thích nghi Phân vùng sản xuất - 5 vùng sản xuất - 5 vùng sản xuất.
- Hình 3: Các yếu tố đầu vào và đầu ra quyết định đến sử dụng đất đai.
- Kết quả thực hiện đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA) cho thấy: việc sử dụng đất đai diễn ra rất phức tạp do chịu tác động của điều kiện tự nhiên.
- Do đó, nguồn nước là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp làm thay đổi kiểu sử dụng đất đai trên các vùng sinh thái khác nhau trong địa bàn huyện.
- Tiêu chí: Là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định sử dụng đất đai của người dân.
- Thuộc tính: Là những yếu tố ảnh hưởng gián tiếp đến quyết định sử dụng đất đai thông qua các mối quan hệ đa chiều.
- CÁC MỤC TIÊU TRỌNG ĐIỂM.
- HIỆU QUẢ XÃ HỘI.
- MÔI TRƯỜNG.
- Bảng 4 cho thấy được trọng điểm ưu tiên để xác định điểm đánh giá của từng kiểu sử dụng đất đai ứng với tất cả các mục tiêu được căn cứ trên kết quả điều tra, phân tích các chỉ tiêu tài chính: Chi phí đầu tư, tổng thu, lợi nhuận, công lao động và các chỉ tiêu xã hội, môi trường của các kiểu sử dụng đất đai.
- Đối với các yếu tố: Vốn, thị trường, tập quán, tín dụng, kỹ thuật và các tiêu chuẩn trong mục tiêu môi trường bền vững điểm đánh giá xác định theo phương pháp định tính và chuyển sang định lượng..
- Huyện Hồng Dân: Qua Bảng 5 cho thấy: kiểu sử dụng đất đai Lúa + cá - tôm (LUT4) có điểm đánh giá cao nhất với ưu thế là đáp ứng tốt nhất cho mục tiêu Gia tăng lợi nhuận và mục tiêu Môi trường bền vững, đứng thứ 4/5 LUT về mục tiêu.
- An ninh lương thực và vị trí thứ 3/5 về mục tiêu Hiệu quả xã hội, hiện tại đây là kiểu sử dụng đất đai được đánh giá cao tại địa phương.
- Kiểu sử dụng đất đai Lúa - tôm (LUT3) có điểm đánh giá thứ 2, đáp ứng tốt nhất cho mục tiêu Hiệu quả xã hội, đáp ứng thứ 2 về mục tiêu Gia tăng lợi nhuận, 3/5 về mục tiêu Môi trường bền vững và mục tiêu An toàn lương thực.
- Kiểu sử dụng đất đai 2 vụ lúa (LUT) đứng ở vị trí thứ 3, đáp ứng tốt nhất cho mục tiêu An toàn lương thực, xếp 2/5 về mục tiêu Hiệu quả xã hội và 3/5 về mục tiêu Gia tăng lợi nhuận.
- Hạn chế của kiểu sử dụng đất đai này mục tiêu Môi trường bền vững xếp ở vị trí cuối cùng.
- Kiểu sử dụng đất đai 2 vụ lúa + cá (LUT2) và kiểu sử dụng đất đai Chuyên tôm (LUT5) đứng ở vị trí thứ 4 và 5.
- Bảng 5: Tổng hợp điểm đánh giá chung về kinh tế-xã hội-môi trường của các kiểu sử dụng đất đai tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.
- Mục tiêu.
- Kết quả so sánh đánh giá giữa các kiểu sử dụng đất.
- Kết quả tổng hợp điểm và chuẩn hóa điểm tất cả các mục tiêu của các kiểu sử dụng đất đai được trình bày trong Bảng 6..
- Bảng 6: Kết quả chuẩn hóa tổng hợp điểm tất cả các mục tiêu của các kiểu sử dụng đất đai ở huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long.
- Hạng mục Kết quả so sánh, đánh giá giữa các nhóm sử dụng đất LUT1 LUT2 LUT3 LUT4 LUT5 LUT6.
- Hiệu quả xã hội .
- Môi trường .
- Tổng điểm Qua Bảng 6 cho thấy hiệu quả đáp ứng của từng kiểu sử dụng đất với các mục tiêu như sau: Cơ cấu có điểm số bình quân cao thứ nhất là cơ cấu LUT 3 với tổng số điểm đạt là 2,96 ưu thế là đáp ứng tương đối đồng đều các mục tiêu.
- Mục tiêu môi trường đứng hàng thứ 2/6, hiệu quả xã hội đứng hàng thứ 3/6, hạn chế là không đáp ứng mục tiêu an toàn lương thực.
- Riêng mục tiêu môi trường là đáp ứng cao nhất nhưng mục tiêu hiệu quả kinh tế thì đáp ứng ở mức độ trung bình (4/6).
- Đứng hàng thứ 3 là cơ cấu 3 lúa với ưu thế là đáp ứng cao nhất mục tiêu an toàn lương thực và mục tiêu hiệu quả xã hội.
- mục tiêu hiệu quả kinh tế và môi trường đứng hàng 6/6.
- Kế đến là cơ cấu 2 lúa - 1 màu đứng hàng thứ 4: Có đảm bảo mục tiêu an toàn lương.
- thực (2/6), mục tiêu môi trường đáp ứng ở mức độ 2/6 và đem lại lợi nhuận không cao (5/6), mục tiêu hiệu quả xã hội đứng hàng thứ 3/6.
- Cơ cấu 1 lúa - 2 màu đứng hàng thứ 5 với khả năng đáp ứng 4 mục tiêu nhưng chỉ ở mức độ trung bình hoặc thấp.
- Cơ cấu chuyên màu có điểm số thấp nhất đáp ứng cao đối với mục tiêu lợi nhuận (2/6) nhưng đối với mục tiêu hiệu quả xã hội và môi trường thì đáp ứng ở mức độ thấp và không đáp ứng mục tiêu an toàn lương thực..
- Hình 4: Biểu đồ Kite các kiểu sử dụng đất đai đáp ứng các mục tiêu theo tiêu chí bền vững.
- Qua Hình 4 cho thấy: mục tiêu về hiệu quả kinh tế luôn được đặt ở vị trí quan trọng hàng đầu những mục tiêu còn lại ít nhận được sự quan tâm của người dân đặc biệt là mục tiêu về bảo vệ môi trường.
- Như vậy đối với người dân khi lựa chọn một cơ cấu sản xuất thì chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế đặc biệt là hiệu quả đồng vốn và đối với ý kiến của chính quyền địa phương/tỉnh thì họ có sự quan tâm nhiều hơn về các mục tiêu an toàn lương thực, hiệu quả xã hội và môi trường.
- Như vậy tùy vào cách xác định mức độ quan trọng của các mục tiêu mà ta có cách chọn lựa cơ cấu sử dụng khác nhau.
- Riêng đối với huyện Hồng Dân thì cơ cấu Tôm-lúa, lúa-cá/tôm đạt hiệu quả nhất, đáp ứng các mục tiêu đề ra, phù hợp với chính sách của địa phương cũng như nhu cầu người dân..
- 3.2.1 Đề xuất mô hình trên cơ sở so sánh giữa kết quả đánh giá đất đai về mặt tự nhiên và đánh giá đa mục tiêu.
- Từ các bản đồ qua Hình 5 thể hiện khả năng đáp ứng cho từng mục tiêu của các vùng sản xuất ta tiến hành đánh giá đa mục tiêu theo mức độ quan trọng khác nhau của từng mục tiêu..
- Hình 5: Bản đồ phân vùng đề xuất các kiểu sử dụng đất đai trên kết quả đánh giá đất đai tự nhiên và đa mục tiêu Huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long và Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu Bảng 7: Chú dẫn đề xuất kiểu sử dụng đất đai theo thứ tự ưu trên các vùng sản xuất cho.
- Qua kết quả đánh giá đa mục tiêu, đây là vùng đạt điểm đánh giá cao nhất với mục tiêu An toàn lương thực, điểm đánh giá cho các mục tiêu khác tương đối thấp.
- Đây là vùng đáp ứng khá tốt cho mục tiêu Gia tăng lợi nhuận, Hiệu quả xã hội và An toàn lương thực.
- Qua kết quả đánh giá tiềm năng đất đai và kinh tế xã hội cho thấy cơ cấu thích nghi là Lúa - tôm (LUT3), Lúa + cá - tôm (LUT4).
- Qua kết quả đánh giá đất đai đa mục tiêu cơ cấu đề xuất cho vùng này là Lúa + cá - tôm (LUT4), Lúa - tôm (LUT3) và 2 vụ lúa (LUT1)..
- Vùng 4 là vùng được đánh giá ở mức độ khá cho các mục tiêu và với đặc điểm nằm ở 2 vùng mặn và lợ nên cơ cấu đề xuất là Chuyên tôm (LUT5) ở vùng mặn, Lúa + cá - tôm (LUT4), Lúa - tôm (LUT3) ở vùng lợ.
- Vùng 5 đánh giá ở mức độ thấp cho các mục tiêu.
- Áp dụng phương pháp đánh giá thích nghi đất đai của FAO (1976) để đánh giá đất đai và đánh giá đa mục tiêu KT-XH-MT làm nền tảng để đánh giá bán định lượng..
- Đối với huyện Tam Bình là vùng đất phù sa ngọt hoàn toàn với các đặc tính đất đai được sử dụng để đánh giá khả năng thích nghi cho 6 kiểu sử dụng đất đai đã chọn lọc: 3 lúa (LUT1), 2 lúa - cá (LUT2).
- Đối với Huyện Hồng Dân thì đây là vùng sinh thái phèn ngọt, lợ và mặn với 05 kiểu sử dụng đất đai có triển vọng được đề xuất là: 02 lúa, 02 lúa-cá, lúa-cá/tôm, lúa-tôm, chuyên tôm, kết quả đánh giá đã phân thành 05 vùng sản xuất.
- Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, một số chỉ tiêu được dùng để đánh giá bán định lượng theo các mục tiêu bền vững đã đáp ứng theo điều kiện cụ thể của từng vùng sinh thái được thể hiện qua biểu đồ Kite, đây sẽ là cơ sở để giúp hỗ trợ cho các địa phương xây dựng quyết định trong quản lý và sử dụng đất đai hiệu quả và bền vững.
- Giáo trình đánh giá đất đai.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng quy trình phân tích hệ thống canh tác và đánh giá đất đai đa mục tiêu 02 cấp xã và huyện làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất đai bền vững.
- Xây dựng quy trình xác định đầu vào và đầu ra của các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống sử dụng đất đai phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất đai bền vững cấp Xã