« Home « Kết quả tìm kiếm

XÁC ĐỊNH NHÓM KÝ SINH TRÙNG TẠO BÀO NANG TRÊN CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)


Tóm tắt Xem thử

- XÁC ĐỊNH NHÓM KÝ SINH TRÙNG TẠO BÀO NANG TRÊN CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS).
- Mẫu cá được quan sát dấu hiệu bệnh lý, soi mẫu tươi kiểm tra bào nang ký sinh trùng.
- Kết quả cho thấy có 2 nhóm ký sinh trùng là Myxozoa (gồm Myxobolus, Henneguya) và Microsporidia tạo ra những bào nang màu trắng sữa có đường kính dao động từ 0,5-3 mm ký sinh trong mang, màng treo ruột, ruột, thận, túi mật và cơ của cá.
- Bào nang ký sinh trong cơ cá có chứa Myxobolus và Microsporidia, trong khi đó bào nang ở các cơ quan khác chỉ chứa Myxobolus hoặc Henneguya.
- Ngoài ra, một số trường hợp bào nang nhiễm ở màng treo ruột không thấy xuất hiện bất kỳ nhóm ký sinh trùng nào.
- Tỉ lệ nhiễm bào nang trên cá giống 72,34%, cá thịt 92,30%.
- Số lượng bào nang nhiễm phụ thuộc vào giống Henneguya, myxobolus, Microsporedia và cơ quan ký sinh, bào nang nhiễm ở cá thịt nhiều hơn cá giống.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt số lượng bào nang nhiễm ở các cơ quan: mang (1-45 bào nang/cung mang).
- Hầu hết các mẫu cá có dấu hiệu xuất huyết, phù đầu hoặc vàng da thường có số lượng bào nang nhiễm nhiều hơn mẫu cá khỏe..
- Từ khóa: Cá tra, bào nang ký sinh trùng, Microsporidia, Myxobolus, Henneguya.
- Ký sinh trùng là một trong những tác nhân gây bệnh trên cá tra giống và thương phẩm.
- Tùy theo giống loài và vị trí ký sinh mà trùng gây tác hại cho cá, một số nhóm trùng đơn bào (thích bào tử trùng Myxobolus, Henneguya và vi bào tử trùng Microsporedia) ký sinh dưới dạng bào nang ở mang và các cơ quan nội tạng làm hưởng đến sức khỏe cá, đặc biệt là ký sinh ở trong cơ sẽ làm giảm giá trị thương phẩm và sản phẩm thịt cá không tiêu thụ được..
- Dykova (1992) thích bào tử trùng và vi bào tử trùng ký sinh nội bào bắt buộc trong cơ hoặc nội tạng của cá ở dạng bào nang màu trắng sữa, đường kính 2-3 mm.
- Lúc cá nhiễm nặng có thể nhìn thấy rõ các bào nang rất lớn trên mang hoặc thân cá, cá bơi lội không bình thường, sinh trưởng chậm và tỉ lệ chết khá cao.
- Trùng lây nhiễm trực tiếp qua đường tiêu hóa của cá và xâm nhập qua thành mạch máu đến ký sinh ở các cơ quan khác nhau.
- Khi cá bị nhiễm bệnh thì đường kính của bào nang cũng thay đổi nhanh, đặc biệt là giai đoạn 4-9 tuần sau khi nhiễm (Rodriguez-Tovar et al., 2004.
- Các nghiên cứu gần đây trên cá tra nhiễm bào nang “gạo” trong cơ cá bằng phương pháp soi tươi, mô học và sinh học phân tử cũng đã xác định được Myxobolus và Microsporedia ký sinh trong các bào nang làm cơ cá bị mất cấu trúc và hoại tử (Hồ Hữu Trọng, 2010.
- Bên cạnh đó, hai nhóm ký sinh trùng này được bào nang bảo vệ bên ngoài nên hầu hết thuốc và hóa chất khó tiêu diệt được chúng (Kent &.
- Qua thu thập thông tin kết hợp thu mẫu từ các ao nuôi cá trong nghiên cứu này cho thấy cá bị nhiễm bào nang “gạo” thì thời gian điều trị khá lâu, đôi khi không đạt hiệu quả.
- Để tìm hiểu tần suất xuất hiện cũng như tác hại của nhóm ký sinh trùng tạo bào nang ký sinh trên cá tra nên đề tài được thực hiện là vấn đề rất cần thiết..
- Giải phẫu cá, lấy mẫu mang, dạ dày, màng treo ruột, ruột, gan, thận, mật kiểm tra dưới kính soi nổi tìm bào nang ký sinh trùng.
- miếng thịt mỏng, sau đó ép các lát thịt mỏng giữa hai đĩa thủy tinh và quan sát dưới dưới ánh sáng đèn neon hoặc ánh sáng mặt trời để xác định số lượng bào nang trong cơ..
- Phết mẫu bào nang ở các cơ quan bị nhiễm và quan sát tiêu bản tươi dưới kính hiển vi.
- Nhuộm Giemsa tiêu bản để định loại ký sinh trùng theo phương pháp của và Tonguthai et al.
- Phương pháp nhuộm tiêu bản: Thu bào nang của ký sinh trùng để lên lame sạch..
- Dùng kim nhọn chọc thủng bào nang.
- Cắt phần cơ có chứa bào nang cố định trong Formol trung tính 10% (tỉ lệ formol:.
- Mức độ nhiễm của ký sinh trùng được tính theo phương pháp của Margollis et al..
- Xác định số lượng bào nang/cơ quan.
- Phân loại ký sinh trùng dựa vào các chỉ tiêu hình thái và cấu tạo.
- 3 KẾT QUẢ.
- Kích thước bào nang dao động từ 0,5-3 mm tùy theo kích cỡ cá, đôi khi tạo thành những hốc to hơn 3 mm chứa đầy chất dịch màu trắng sữa (dễ vỡ) hoặc vàng nhạt (khó vỡ)..
- Kiểm tra các cung mang cá dưới kính soi nổi thấy rất nhiều bào nang màu trắng sữa (dạng tròn hoặc vệt dài) ký sinh giữa hai phiến mang, trong tơ mang, trong phần sụn của mang.
- Đường kính bào nang 0,5-3 mm.
- Bào nang bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang, có trường hợp vùng mang cá bị hoại tử làm giảm chức năng hô hấp của cá.
- Ở các cơ quan nội tạng như màng treo ruột, ruột, thận, mật cũng có bào nang ký sinh, tuy nhiên số lượng ít hơn nhiều so với ký sinh ở mang và cơ cá..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng bào nang ký sinh trên mang và các cơ quan nội tạng tập trung nhiều ở những mẫu cá có dấu hiệu xuất huyết và vàng da.
- David (2005) cho biết sự lây nhiễm bào tử qua các cơ quan khác xảy ra sau 4-6 tuần.
- Một vài giai đoạn tiền bào tử của ký sinh trùng được tìm thấy trong nội mô tim trước khi hình thành bào nang trong mang và các cơ quan khác.
- Bào nang phát triển trong các tế bào làm tế bào trương to và chứa đầy bào tử, cuối cùng bào nang vỡ ra lây nhiễm nghiêm trọng.
- Kết quả quan sát tiêu bản mô học cũng cho thấy một số bào tử xâm nhiễm vào các đại thực bào..
- Hình 1: Bào nang trong cơ cá giống (A) và cá thịt (B).
- C&D: bào nang dạng tròn hoặc vệt dài trong tơ mang.
- bào nang trong ruột cá.
- 3.2 Đặc điểm của bào nang.
- Kết quả soi tươi và nhuộm Giemsa các tiêu bản phết kính bào nang ở mang, màng treo ruột, ruột, thận, mật, cơ cá ở vật kính 10-100X đã xác định được Henneguya, Myxobolus và Microsporidia hiện diện trong các bào nang (Hình 2)..
- Bào tử của giống Henneguya thon mảnh, vỏ nhẳn bóng, phần phía sau vỏ phát triển thành đuôi, đuôi thon dài và có chia thùy nằm tập trung rất nhiều trong bào nang (Lom &.
- Bào nang Henneguya được tìm thấy ở phía trong và giữa các khe mang, một sợi mang chứa 1-9 bào nang hoặc nhiều hơn, làm cho lá mang bị căng phồng lên.
- Ngoài ra, bào nang tấn công mang làm vỡ nhiều mạch máu, gây ra hiện tượng xung huyết ở mang.
- Theo Bùi Quang Tề (2006) ở một số loài cá nước ngọt như cá lóc bông (Channa micropeltes), cá rô đồng (Anabas testudineus), cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis) thường bị nhiễm bào nang ở mang với tỉ lệ nhiễm dao động 46,6-66,6%.
- Dykova (2005) cho biết Henneguya ký sinh trong cơ cá hồi đỏ dưới dạng bào nang màu trắng sữa, kích cỡ bào nang 3-5 mm, tuy nhiên ở nghiên cứu này thì chưa tìm thấy Henneguya trong cơ cá tra..
- Hình 2: Mẫu tươi bào tử (A: Hennengya -10X.
- Số lượng bào nang Myxobolus xuất hiện rất nhiều ở mang, ở màng treo ruột, ruột, thận, mật và cơ của cá tra thì ký sinh ít hơn.
- Kết quả phân tích này cũng thấy được Myxobolus ký sinh ở nhiều cơ quan của cá tra..
- Các bào nang ký sinh trong cơ cá chứa nhiều bào tử Microsporidia, số lượng bào tử trong bào nang khác nhau theo loài, bào tử có kích thước rất nhỏ dao động 1- 8m (Lom &.
- Ngoài ra trong bào nang còn bội nhiễm với bào tử Myxobolus, tuy nhiên số lượng Myxobolus rất ít (1-5 bào tử/TT).
- David (2005), bào tử Myxobolus &.
- Microsporidia luôn hiện diện trong môi trường nước, chúng xâm nhiễm vào cơ thể cá qua da, mang, đường tiêu hóa và ký sinh dưới dạng bào nang ở các cơ quan trong cơ thể cá.
- Kết quả phân tích cho thấy tử Myxobolus &.
- Microsporidia ký sinh trong các cơ quan của cá, có thể khẳng định môi trường môi trường ao nuôi cá tra luôn hiện diện nhóm bào tử trùng, điều này cũng phù hợp với đặc điểm sinh học của chúng..
- Bên cạnh các bào nang chứa Henneguya, Myxobolus và Microsporidia còn có một số tiêu bản phết mẫu ở màng treo ruột chỉ thấy chất sền sệt, chứa nhiều hạt lipid bên trong và không thấy bất kỳ nhóm ký sinh trùng khác..
- 3.3 Tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm bào nang.
- Kiểm tra 266 mẫu cá (gồm 188 mẫu cá giống và 78 mẫu cá thịt) đã xác định được nhóm ký sinh trùng tạo bào nang ký sinh chủ yếu trên mang, màng treo, ruột, thận, mật và cơ cá.
- Kết quả bảng 1 cho thấy tỉ lệ nhiễm bào nang trên cá giống và cá thịt rất cao.
- Tuy nhiên, số lượng bào nang ký sinh ở các cơ quan có sự.
- khác biệt rõ rệt, bào nang chiếm ưu thế trên mang cá thịt (45 bào nang/cung mang;.
- cao nhất là 210 bào nang/cung mang) và cơ cá giống (181 bào nang/cá).
- Ở các cơ quan nội tạng của cá giống và thịt thì số lượng bào nang nhiễm thấp hơn..
- Bảng 1: Số lượng bào nang nhiễm trên cá giống và cá thịt Ký sinh trùng Cơ quan ký.
- Số lượng bào nang (thấp-cao).
- Bào nang Myxobolus hầu như ký sinh ở nhiều cơ quan trong cơ thể cá so với hai nhóm còn lại.
- xuất hiện quanh năm với cường độ nhiễm cao nhất là 14 bào nang/cung mang và tỷ lệ cảm nhiễm 80%, thấp hơn nhiều so với đợt thu mẫu này với cường độ nhiễm cao nhất là 45 bào nang/cung mang và tỷ lệ nhiễm cao nhất đạt 92,30%.
- (2008) bào nang Henneguya ký sinh trong cơ cá hồi đỏ và một số loài cá khác.
- Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này chỉ phát hiện bào nang Henneguya ký sinh trên mang cá tra giống và thịt, số lượng nhiễm tương đối thấp, cao nhất cũng chỉ 9 bào nang/cung mang.
- cảm nhiễm trên cá tra nuôi với cường độ nhiễm 2 bào nang/cung mang, tỷ lệ nhiễm 3,57%.
- Ngoài ra Henneguya còn ký sinh trên cá rô đồng, cá sặc rằn, cá bống dừa với cường độ cảm nhiễm lần lượt là 1-15 bào nang/cung mang, 1-5 bào nang/cung mang và 1-2 bào nang cung mang, tỷ lệ nhiễm là 55,5%.
- Số lượng bào nang chứa Microsporidia nhiễm trong cơ khá cao, chúng tạo thành những hạt “gạo” dày đặc trong cơ cá làm cá gầy yếu chậm lớn, giảm chất lượng thịt thương phẩm hoặc làm cá chết nếu không phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời.
- Một số bào nang nhiễm đồng thời hai loại bào tử Myxobolus &.
- (2007) thì Microsporidia phân bố rộng và ký sinh nội bào nên cơ quan ưa thích của chúng là phần cơ của cá.
- Ở một số loài cá sống ngoài môi trường tự nhiên, nhiều giống loài thuộc nhóm Microsporidia ký sinh giữa lớp niêm mạc da cá tạo nên bào nang nhô ra ngoài, một số trường hợp bào nang rất to (xenomas) trên đầu, thân hoặc vây cá.
- Như vậy, các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy Microsporidia dù ký sinh ở bất kỳ hình thức nào cũng cản trở hoạt động hô hấp, bơi lội.
- Như phần trên đã đề cập, bào nang chiếm ưu thế trên mang cá thịt và cơ cá giống, tuy nhiên kết quả này cũng chưa thật sự đánh giá khách quan bởi vì cỡ mẫu cá giống (188 cá) và cá thịt (78 cá) không đồng đều.
- Hơn nữa, một số mẫu cá giống thu ở những ao xảy ra bệnh “gạo”, vì vậy số lượng bào nang nhiễm cao và tập trung nhiều ở cá giống.
- Theo ghi nhận thông tin từ các ao nuôi giai đoạn cá thịt gần xuất khẩu cũng phát hiện nang gạo ký sinh trong cơ cá làm sản phẩn thịt cá không tiêu thụ được.
- Qua thông tin về kỹ thuật nuôi kết hợp phân tích mẫu cá thu trong ao cho thấy hầu hết các ao nuôi thâm canh với mật độ cao đã không quản lý lượng thức ăn dư thừa, không có biện pháp xử lý tốt nguồn nước thải trong quá trình nuôi dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước, sức đề kháng của cá kém, tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh ký sinh trùng xâm nhập và phát triển làm tăng khả năng nhiễm bệnh..
- Kết quả phân tích mô bệnh học cho thấy không có sự khác biệt giữa 2 nhóm bào tử trùng bên trong vùng cơ nhiễm gạo, hầu hết các vùng cơ bị hoại tử và mất cấu trúc, bên trong là bào nang chứa vi bào tử trùng Microsporidia hoặc thích bào tử trùng Myxobolus.
- Đối với bào nang chứa Myxobolus, bào tử có kích thước dài và to hơn (Hình 3B)..
- Mẫu nhuộm H&E, 40X (A: bào nang Microsporidia.
- B: bào nang Myxobolus).
- Sự hoại tử nghiêm trọng xảy ra trên sợi cơ theo các giai đoạn phát triển của bào nang và trên bề mặt của các bào nang..
- Như vậy, kết quả nghiên cứu này cũng giống như kết quả của Hiroshi Yokoyama et al.
- Kết quả cho thấy bất kỳ nhóm bào tử trùng nào xâm nhập vào cơ của cá tra cũng tạo ra những bào nang và hủy hoại tế bào cơ, khi số lượng bào tử phát triển quá mức sẽ làm vỡ bào nang, bào tử tiếp tục lây nhiễm sang những vùng cơ khác.
- Nghiên cứu đã xác định được Henneguya, Myxobolus và Microsporidia ký sinh dạng bào nang trên cá tra nuôi thâm canh.
- Tỉ lệ nhiễm bào nang trên cá giống là 72,34%, cá thịt 92,30%.
- Bào nang ở cơ cá có chứa Myxobolus &.
- Microsporidia, bào nang ở mang, màng treo ruột, ruột, thận, túi mật chứa Myxobolus &.
- Số lượng bào nang nhiễm phụ thuộc vào kích cỡ cá và cơ quan ký sinh, bào nang nhiễm ở mang và các cơ quan nội tạng ở cá thịt nhiều hơn cá giống và tập trung nhiều ở cá có dấu hiệu vàng da, xuất huyết, phù mắt..
- Xác định mầm bệnh ký sinh trùng gây bệnh gạo trên cá Tra (Pangasius hypophthalmus) bằng phương pháp mô bệnh học và polymerase chain reaction.
- Kết quả nghiên cứu bước đầu về bệnh gạo ở cá tra (Pagasianodon hypophthalmus).
- Khảo sát sự nhiễm ký sinh trùng trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi thâm canh ở tỉnh An Giang