« Home « Kết quả tìm kiếm

XÁC ĐỊNH NHU CẦU ĐẠM CỦA CÁ KẾT (MICRONEMA BLEEKERI GUNTHER, 1864) GIAI ĐOẠN GIỐNG


Tóm tắt Xem thử

- XÁC ĐỊNH NHU CẦU ĐẠM CỦA CÁ KẾT (MICRONEMA BLEEKERI GUNTHER, 1864) GIAI ĐOẠN GIỐNG.
- Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định nhu cầu đạm trong thức ăn của cá kết giai đoạn giống.
- Cá kết (269 mg) được ương trong bể composite 12 lít với mật độ 2,5 con/L (30 con/bể) trong thời gian 06 tuần.
- Bảy nghiệm thức thức ăn có mức đạm là và 54% với cùng mức năng lượng (4,36 Kcal/g) và chất béo (10.
- Kết quả cho thấy, tốc độ tăng trưởng (SGR) của cá kết tăng và hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) giảm khi hàm lượng đạm trong thức ăn tăng từ 24% đến 49%.
- Tuy nhiên, ở hàm lượng đạm 54% thì SGR của cá giảm và FCR tăng.
- Tỷ lệ sống của cá kết không bị ảnh hưởng bởi hàm lượng đạm khác nhau trong thức ăn..
- Nhu cầu đạm trong thức ăn của cá kết cỡ 269 mg là 43,2%..
- Cá kết (Micronema bleekeri) phân bố chủ yếu ở các thủy vực nước ngọt, chất lượng thịt thơm ngon và giá trị kinh tế cao (Trương Thủ Khoa và Trần.
- Giá cá kết thương phẩm hiện trên thị trường khoảng 200.000đ/kg.
- Kích thước tối đa của cá kết cái khoảng hơn 60 cm tương ứng với trọng lượng 1.500g (Nguyễn Văn Trọng và Nguyễn Văn Hảo, 1994).
- Cá kết được.
- Vì vậy, nghề nuôi cá kết đang được người dân chú ý phát triển.
- Trong thời gian gần đây đã có một số nghiên cứu về loài cá này như nghiên cứu đặc điểm sinh học cá kết (Nguyễn Văn Triều và ctv, 2006), nghiên cứu sinh sản nhân tạo (Dương Nhựt Long và Nguyễn Văn Triều, 2008), nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng của cá kết giai đoạn cá bột đến cá hương của Nguyễn Văn Triều và ctv, 2010.
- Bui Chau Truc Dan (2008) cũng đã nghiên cứu về ảnh hưởng của thức ăn tươi sống và mật độ ương đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá kết bột..
- Kết quả cho thấy cá kết 15 ngày tuổi có khả năng sử dụng tốt thức ăn viên công nghiệp.
- Trái lại, cho ăn thức ăn chứa lượng đạm cao sẽ rất lãng phí..
- Hàm lượng đạm trong thức ăn là yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng của cá, giá thành và hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất giống cá.
- Vì vậy, việc xác định được nhu cầu đạm của cá ở các giai đoạn khác nhau và tối ưu hóa hàm lượng đạm trong thức ăn của cá là yêu cầu rất cần thiết..
- Trong các nghiên cứu về kỹ thuật ương hiện nay chưa có một nghiên cứu nào xác định nhu cầu đạm trong thức ăn của cá kết ở giai đoạn giống nhằm tiến tới sử dụng thức ăn công nghiệp trong ương nuôi loài cá này..
- Nghiên cứu “Xác định nhu cầu đạm của cá kết (Micronema bleekeri) giai đoạn giống” được.
- thực hiện nhằm tìm ra hàm lượng đạm thích hợp trong thức ăn ương cá kết đến giai đoạn giống đạt hiệu quả cao, góp phần hoàn thiện quy trình ương cá kết..
- Cá thí nghiệm mg) được tập cho ăn thức ăn chế biến bằng phương pháp tăng dần lượng thức ăn chế biến đồng thời giảm dần lượng trùn chỉ trong thời gian 7 ngày.
- Các nghiệm thức thức ăn được xây dựng có cùng mức năng lượng (4,36 Kcal/g) và chất béo (10%) với mức đạm tăng dần gồm và 54%..
- 2.2 Thức ăn thí nghiệm.
- Thức ăn dùng cho ương cá được phối chế từ các nguồn nguyên liệu như bột cá, bột đậu nành, bột mì tinh, dầu cá, dầu thực vật, vitamin – khoáng, gelatin và chất độn.
- Thành phần hóa học của thức ăn chế biến được trình bày ở Bảng 1..
- Bảng 1: Thành phần nguyên liệu và thành phần hóa học của thức ăn.
- Nguyên liệu Thức ăn thí nghiệm.
- Đến khi kết thúc thí nghiệm tất cả số cá sẽ được thu và cân để đánh giá ảnh hưởng thức ăn chế biến (TACB) có hàm lượng đạm khác nhau lên cá kết.
- tăng trọng của cá.
- hệ số tiêu tốn thức ăn và hiệu quả sử dụng đạm..
- chính là hàm lượng đạm cho cá đạt tăng trưởng tối đa..
- Trong điều kiện sục khí liên tục, hàm lượng ôxy hòa tan trong các bể ương rất cao dao động trong khoảng ppm đến ppm.
- Bên cạnh đó, hàm lượng NO 2.
- NO 3 - và TAN đều nằm trong khoảng thích hợp đối với sự phát triển của cá..
- 3.2 Tăng trưởng về chiều dài của cá Tăng trưởng về chiều dài của cá kết được trình bày ở Bảng 2..
- Bảng 2: Tăng trưởng về chiều dài của cá kết.
- Nghiệm thức (NT) L đ (mm) L c (mm) DLG (mm/ngày).
- Tăng trưởng về chiều dài của cá ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Chiều dài của cá tăng khi hàm lượng đạm trong thức ăn tăng.
- Ở nghiệm thức cá sử dụng 49% đạm có chiều dài lớn nhất 87,3 mm/con.
- Ở nghiệm thức cá ăn.
- thức ăn 24% đạm chiều dài của cá nhỏ nhất 61,1 mm/con (Bảng 2)..
- 3.3 Tăng trưởng về khối lượng của cá Kết quả tăng trưởng về khối lượng của cá trong thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 3..
- Bảng 3: Tăng trưởng về khối lượng của cá kết.
- NT thức ăn W đ (mg) W c (mg) DWG (mg/ngày) SGR (%/ngày).
- Tốc độ tăng trưởng của cá kết tăng dần từ nghiệm thức 1 (24 % đạm) đến nghiệm thức thức ăn có 49% đạm (NT 6).
- Tốc độ tăng trưởng (SGR) của cá kết đạt cao nhất ở nghiệm thức sử dụng thức ăn chứa 49% đạm (4,81%/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <.
- 0,05) so với các nghiệm thức còn lại (Bảng 3).
- Điều này cho thấy, tốc độ tăng trưởng của cá kết tăng khi tăng hàm lượng đạm trong thức ăn.
- Ở nghiệm thức thức ăn chứa 54% đạm tốc độ tăng trưởng DWG của cá kết đạt 20,5 mg/ngày, cao hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức 1 và 2.
- Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng.
- của cá ở nghiệm thức này lại thấp hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức Bảng 3).
- Như vậy, thức ăn có hàm lượng đạm quá cao (54% đạm) làm cho tốc độ tăng trưởng của cá kết giảm.
- Tương tự, hàm lượng đạm trong thức ăn của cá lóc cao hơn 55% thì tốc độ tăng trưởng của cá sẽ giảm (Mohanty và Samantaray, 1996).
- Ở cá lăng vàng hàm lượng đạm trên 42% thì tốc độ tăng trưởng của cá bị giảm (Khan et al., 1993)..
- Để tìm ra nhu cầu đạm của cá kết, phương trình đường cong bậc hai biểu diễn mối quan hệ giữa SGR và mức đạm trong thức ăn (Zeitoun, 1976) được xác định.
- Kết quả cho thấy, nhu cầu đạm của cá kết cỡ 269 mg là 43,2% (Hình 1)..
- Hình 1: Nhu cầu chất đạm của cá kết.
- Trong khi đó, một số loài cá khác thì có nhu cầu đạm tương đương cá kết như cá trê Heterobranchus longifilis là 45%.
- Hiền và ctv., 2003) và cá thát lát còm cỡ 2,42g là 40 và 45 % tương ứng với hàm lượng lipid trong thức ăn 9 và 6% (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2013)..
- 3.4 Hệ số tiêu tốn thức ăn, hiệu quả sử dụng đạm và tỷ lệ sống của cá.
- Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR), hiệu quả sử dụng đạm (PER) và tỷ lệ sống của cá kết được thể hiện ở Bảng 4..
- Bảng 4: Hệ số tiêu tốn, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ sống của cá kết.
- Nghiệm thức thức ăn FCR PER Tỷ lệ sống.
- Ở nghiệm thức cá sử dụng thức ăn 24% đạm cho giá trị FCR cao nhất (2,19), giá trị FCR giảm dần theo sự tăng dần của hàm lượng đạm trong thức ăn và đạt giá trị thấp nhất ở nghiệm thức 49%.
- longifilis có hệ số thức ăn giảm từ khi hàm lượng đạm trong thức ăn tăng đến 40% thì hệ số thức ăn đạt 1,33 (Otchoumou et al., 2011), ở cá trê phi (C.
- gariepinus) hệ số thức ăn là 1,28 khi cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm 40% (Sotolu, 2010).
- Tuy nhiên, khi cho cá kết ăn thức ăn có hàm lượng đạm tăng lên 54% thì FCR tăng lên (1,74) (Bảng 4).
- Theo Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009), nếu thức ăn được cung cấp quá nhiều đạm thì đạm dư không được cơ thể hấp thu để tổng hợp đạm mới mà sử dụng để chuyển hóa thành năng lượng hoặc thải ra ngoài.
- Thêm vào đó cơ thể còn phải tốn năng lượng cho quá trình tiêu hóa đạm dư thừa, vì thế sinh trưởng của cơ thể sẽ giảm và hệ số thức ăn tăng..
- Mối quan hệ giữa hàm lượng chất đạm trong thức ăn và hệ số thức ăn tương tự như cá kết cũng được ghi nhận ở một số loài cá khác: Ở cá hú, cá tra và cá ba sa (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004).
- Hiệu quả sử dụng đạm (PER) không những thay đổi theo loại chất đạm ăn vào mà còn thay đổi theo hàm lượng đạm trong thức ăn.
- hiệu quả sử dụng đạm ở cá lóc bông (Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004) cho biết: Hiệu quả sử dụng đạm của cá tăng khi hàm lượng đạm trong thức ăn càng cao.
- Ở cá kết, hiệu quả sử dụng đạm tốt nhất ở nghiệm thức cá ăn thức ăn 49% đạm với giá trị PER là 2,39 cao hơn có ý nghĩa thống kê (p <.
- 0,05) so với các nghiệm thức còn lại.
- Tuy nhiên, nếu hàm lượng đạm trong thức ăn quá cao thì sẽ dẫn đến thừa đạm, cơ thể phải tốn năng lượng để tiêu hóa lượng đạm thừa làm cho tăng trưởng giảm dẫn đến hiệu quả sử dụng đạm cũng sẽ giảm.
- Trong khi đó, ở nghiệm thức 49% đạm tăng trọng của cá cao nhất và hiệu quả sử dụng đạm đạt giá trị tối ưu so với tất cả các nghiệm thức còn lại..
- Tỷ lệ sống của cá ở tất cả 07 nghiệm thức đều đạt mức tối đa là 100% (Bảng 4).
- Trong quá trình thí nghiệm, cá khỏe mạnh, không có hiện tượng ăn lẫn nhau, trong cùng một bể kích cỡ cá chênh lệch không nhiều và thức ăn được cung cấp đầy đủ nên cũng ít cạnh tranh về thức ăn vì vậy tỷ lệ sống không bị thay đổi so với ban đầu.Theo nghiên cứu của một số tác giả thì tỷ lệ sống của cá không bị ảnh hưởng bởi thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau (Bosworth và ctv., 1998).
- Kết quả tỷ lệ sống của cá không bị ảnh hưởng bởi hàm lượng đạm trong thức ăn cũng được chứng minh trên cá thát lát còm (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2013) và cá Pseudobagrus fulvidraco (Lee và Sang-Min, 2005)..
- 3.5 Ảnh hưởng của thức ăn chế biến có hàm lượng đạm khác nhau lên sự phân đàn của cá.
- Hàm lượng đạm trong thức ăn có ảnh hưởng khác nhau đến tốc độ tăng trưởng của từng cá thể..
- Điều này cho thấy giá trị dinh dưỡng thức ăn ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ phân hóa sinh trưởng của cá..
- Hình 2: Mức độ phân hóa sinh trưởng của cá kết 4 KẾT LUẬN.
- Sau 60 ngày ương, tốc độ tăng trưởng của cá kết tăng khi hàm lượng đạm trong thức ăn tăng từ 24% đến 49%.
- Tuy nhiên, khi hàm lượng đạm trong thức ăn tăng lên 54% thì tốc độ tăng trưởng của cá giảm.
- Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) giảm khi tăng hàm lượng đạm trong thức ăn từ 2,19 ở mức đạm 24% đến 0,85 ở mức đạm 49%.
- Tỷ lệ sống của cá kết không bị ảnh hưởng bởi hàm lượng đạm khác nhau trong thức ăn.
- Nhu cầu đạm trong thức ăn của cá kết cỡ 269 mg cho tăng trưởng tối ưu được xác định là 43,2%..
- Nghiệm thức thức ăn.
- Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm cá kết tại Đồng Tháp..
- Thức ăn và dinh dưỡng thủy sản.
- Nghiên cứu sử dụng thức ăn chế biến để ương nuôi cá lóc bông.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá kết (Kryptopterus bleekeri Gunther, 1864).
- Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản.
- Ảnh hưởng của việc bổ sung một số nguồn Lipid và Vitamin C vào thức ăn lên chất lượng Tôm mẹ và ấu trùng Tôm càng xanh.
- Nghiên cứu nhu cầu chất đạm, chất bột đường và phát triển thức ăn cho ba loài cá trơn phổ biến: cá basa (Pangasius bocourti), cá hú (Pangasius conchophilus) và cá tra (Pangasius.
- Nghiên cứu xác định nhu cầu protein và lipid của cá thát lát còm (Chitala chitala) giai đoạn giống