« Home « Kết quả tìm kiếm

Xác định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Xác định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Dân sự.
- Abstract: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về trách nhiệm dân sự liên đới và xác định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng trong một số trường hợp cụ thể liên quan..
- Nghiên cứu thực tiễn của việc xác định, áp dụng những quy định pháp luật dân sự về trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng ở Việt Nam trong thời gian qua.
- Đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm thực hiện có hiệu quả hơn nữa việc xác định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng trong thực tế..
- Keywords: Luật dân sự.
- Trách nhiệm dân sự.
- Tội liên đới Content.
- Theo hệ thống pháp luật về HN&GĐ (HN&GĐ) của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay đã có một số quy định liên quan đến việc xác định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng: từ Luật HN&GĐ năm 1959, đến Luật HN&GĐ năm 1986 và năm 2000.
- Pháp luật điều chỉnh vấn đề trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng vừa mang tính khách quan, vừa thể hiện ý chí chủ quan của Nhà nước.
- Kế thừa và phát triển các qui định về trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam, Luật HN&GĐ năm 2000 của Nhà nước ta.
- thể: ““Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình”..
- Vì thế, việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài “ Xác định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ sẽ phần nào đáp ứng được những đòi hỏi cấp bách hiện nay trên cả phương diện khoa học và thực tiễn..
- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ LIÊN ĐỚI CỦA VỢ CHỒNG Trong khuôn khổ Chương 1 của đề tài này, chúng tôi đã tìm hiểu một số khái niệm về trách nhiệm dân sự nói chung, trách nhiệm dân sự liên đới và trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng nói riêng khi một bên vợ hoặc chồng thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.
- Từ đó, tác giả rút ra ý nghĩa của việc xác định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng và tìm hiểu sơ lược về trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng trong hệ thống pháp luật Việt Nam..
- Khái niệm chung về trách nhiệm dân sự liên đới và trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng..
- Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm dân sự.
- Trước hết, ta phải khẳng định rằng: trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý và luôn được các luật gia xem là một vấn đề quan trọng được nghiên cứu tổng quát trong môn học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật.
- Từ việc phân tích những đặc điểm của trách nhiệm dân sự theo quan điểm của đa số chuyên gia nghiên cứu pháp luật đồng thời nêu lên một số quan điểm khác nhau tồn tại ở trong nước và trên thế giới xung quanh khái niệm về trách nhiệm dân sự, chúng tôi cũng rút ra khái niệm về trách nhiệm dân sự như sau.
- Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm của một người hoặc nhiều người phải thực hiện vì lợi ích hợp pháp của người khác theo những căn cứ do pháp luật quy định”..
- Khái niệm trách nhiệm dân sự liên đới.
- Trách nhiệm dân sự nói chung chỉ phát sinh do một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đã giao kết, thỏa thuận đối với bên kia hay do một bên có lỗi gây thiệt hại cho một bên khác về tài sản, tính mạng, sức khỏe, các quyền nhân thân và bên bị thiệt hại đòi hỏi sự bồi thường..
- Từ những quy định trong Bộ luật Dân sự hiện hành, chúng ta có thể chia nghĩa vụ dân sự thành những loại sau đây:.
- Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ;.
- Nghĩa vụ dân sự liên đới;.
- Nghĩa vụ dân sự được chia theo phần;.
- Nghĩa vụ dân sự hoàn lại;.
- Nghĩa vụ dân sự bổ sung..
- Trong những loại nghĩa vụ trên đây, chúng ta đặc biệt chú ý tới nghĩa vụ dân sự liên đới.
- nghĩa vụ dân sự liên đới là loại nghĩa vụ nhiều người, trong đó, một trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ hoặc một trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bất cứ ai trong số người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.”.
- Dựa vào khái niệm chung về trách nhiệm dân sự và nghĩa vụ dân sự liên đới, chúng tôi đưa ra khái niệm về trách nhiệm dân sự liên đới theo cách hiểu của riêng mình như sau:.
- “trách nhiệm dân sự liên đới là trách nhiệm của hai hay nhiều người cùng phải thực hiện vì lợi ích của người khác theo các căn cứ do pháp luật quy định”.
- Khái niệm trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng..
- Khái niệm về trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng theo quy định của pháp luật dân sự..
- Theo BLDS hiện hành, chúng tôi thấy chỉ có quy định về nghĩa vụ dân sự liên đới tại Điều 298 mà thôi.
- Theo đó: “Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải.
- Dựa vào những quy định này, chúng tôi cũng đưa ra khái niệm về nghĩa vụ dân sự liên đới của vợ chồng như sau: Nghĩa vụ dân sự liên đới của vợ chồng là nghĩa vụ mà trong đó vợ hoặc chồng có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ phát sinh trong giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình..
- Từ cách hiểu về nghĩa vụ trên đây, chúng tôi cho rằng: Trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng là quy định của pháp luật về hậu quả pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng buộc vợ, chồng phải cùng nhau gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bên có quyền dân sự bị xâm phạm trong giao dịch dân sự mà họ tham gia..
- Khái niệm về trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng theo quy định của pháp luật HN&GĐ..
- Trong đó, Luật đã đặc biệt quan tâm, chú trọng tới vấn đề tài sản của vợ chồng, trách nhiệm của vợ chồng đối với sinh hoạt chung của gia đình.
- Do đó, Luật HN&GĐ năm 2000 đặt ra vấn đề trách nhiệm dân sự liên đới giữa vợ chồng tại một điều luật duy nhất: Điều 25 “Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình”..
- Tuy nhiên, pháp luật HN&GĐ cũng chưa dự liệu định nghĩa thế nào là trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng.
- Vì vậy, dựa trên những khái niệm trong dân luật nói trên, chúng tôi mạnh dạn đưa ra khái niệm trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng như sau: Trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng là quy định của pháp luật về hậu quả pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng buộc vợ, chồng phải cùng nhau gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bên có quyền trong giao.
- dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình theo những căn cứ do pháp luật quy định..
- Từ nội dung Điều 25, chúng tôi hiểu rằng những nhà làm luật đã đồng nghĩa hai thuật ngữ “trách nhệm liên đới của vợ chồng” với “nghĩa vụ dân sự liên đới của vợ chồng”.
- Vì thế trong Luật này không có quy định về nghĩa vụ dân sự liên đới của vợ chồng mà chỉ có quy định về trách nhệm liên đới của vợ chồng mà thôi..
- Ý nghĩa của việc xác định trách nhiệm liên đới của vợ chồng..
- Việc xác định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng đối với xã hội là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong quan hệ HN&GĐ, thể hiện sự tiến bộ về trình độ, kĩ thuật lập pháp cũng như tiến bộ trong cách tiếp cận với vấn đề bình đẳng giới của những nhà làm luật ở nước ta..
- Pháp luật quy định về trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng vừa bảo đảm lợi ích của vợ chồng, lợi ích của gia đình, quyền lợi của những người khác khi tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng, cũng là góp phần ổn định các giao dịch dân sự và còn là cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp trong thực tế.
- Vì vậy, việc quy định trách nhiệm liên đới giữa vợ chồng là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa..
- Sơ lƣợc về trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Trong phần này, tác giả đã tìm hiểu và phân tích những quy định của pháp luật dân sự và hôn nhân, gia đình về trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng trong một số thời kỳ cụ thể ở nước ta (sáu thời kỳ) từ trước năm 1945 đến nay, trong đó đặc biệt chú ý tới quy định của Luật HN&GĐ hiện hành.
- Trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng theo những quy định về chế độ hôn sản bậc nhất ở Nam kỳ trƣớc năm 1959..
- Thời kỳ này, trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng đã được đặt ra nhưng còn sơ sài, trao quá nhiều quyền cho người chồng vì xã hội thời kỳ đó công nhận chỉ người chồng là chủ sở hữu tài sản trong gia đình..
- Trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng theo những quy định về chế độ hôn sản bậc nhất ở Bắc kỳ và Trung kỳ trƣớc năm 1959..
- Hai bộ Dân luật trên cũng có đề cập tới trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng đặc biệt là của người chồng đối với một số việc mà người vợ thực hiện vì nhu cầu của gia đình.
- Trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng theo Luật HN&GĐ trong thời kỳ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (từ 1945 đến 1954)..
- Đây là hai văn bản pháp luật đã quy định về chế độ HN&GĐ, trong đó đặc biệt chú ý những quy định liên quan tới quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong gia đình bao gồm cả quyền thực hiện mọi hành vi dân sự cần thiết để lo cho nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình và người chồng dù không muốn cũng phải liên đới chịu trách nhiệm đối với những hành vi này của vợ..
- Trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng theo quy định tại Luật Gia đình năm 1959, Sắc luật số 15/64 và Dân luật Sài Gòn năm 1972..
- Trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 1959 của Nhà nƣớc ta..
- Tuy nhiên, trong tất cả các điều của Luật HN&GĐ năm 1959 không có điều luật nào nói về trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng đối với nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.
- Trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng trong Luật HN&GĐ năm .
- Tuy nhiên, cũng giống như Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986 cũng chưa có dự liệu về trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng nhất là khi một trong hai bên thực hiện giao dịch để lo cho nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.
- Chỉ đến Luật HN&GĐ năm 2000 mới chính thức đề cập tới trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện vì cho nhu cầu thiết yếu của gia đình tại Điều 25.
- Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình”.
- XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ LIÊN ĐỚI CỦA VỢ CHỒNG TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH.
- Ở chương này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu những quy định của pháp luật liên quan tới việc xác định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng trong một số trường hợp nhất định, từ đó rút ra những tồn tại xung quanh việc áp dụng những quy định pháp luật đó..
- Xác định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng đối với giao dịch do một bên vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình..
- Kế thừa và phát huy những điểm tiến bộ trong pháp luật dân sự hiện hành, pháp luật về HN&GĐ của nước ta đã đề ra những quy định rất tiến bộ về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với gia đình, tài sản nói chung và trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một bên vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nói riêng..
- Thông qua Điều 25, quyền tự chủ của vợ, chồng đã được khẳng định trong việc thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo đảm nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày của gia đình cũng chính là nhằm bảo vệ lợi ích của gia đình, đồng thời cũng khẳng định trách nhiệm liên đới của bên kia đối với hành vi dân sự hợp pháp do vợ hoặc chồng mình thực hiện vì lợi ích chính đáng của gia đình.
- Từ Điều 25, tác giả rút ra và phân tích một số điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng giúp cho việc xác định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng được rõ ràng, cụ thể hơn trong từng trường hợp khác nhau.
- Xác định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng trong trƣờng hợp vợ, chồng thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản có giá trị lớn, tài sản là nguồn sống duy nhất của.
- Ở phần này, chúng tôi nghiên cứu những quy định của pháp luật liên quan đến việc xác định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng theo một số quy định tại Luật HN&GĐ năm 2000 và văn bản hướng dẫn thi hành Luật này đồng thời liệt kê, phân tích một số trường hợp cụ thể trong thực tế mà vợ chồng có thể tham gia giao dịch nhằm đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt thiết yếu, cơ bản của gia đình và điều kiện để xác định trách nhiệm liên đới của một bên vợ chồng khi không tham gia giao dịch.
- Từ đó, tác giả cũng rút ra những ưu điểm và những hạn chế cần phải khắc phục đối với những quy định pháp luật hiện hành liên quan tới việc xác định trách nhiệm liên đới đó..
- Xác định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng trong trƣờng hợp bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Trong phần này, tác giả nêu và phân tích một số trường hợp cụ thể trong thực tế mà vợ, chồng có thể phải chịu trách nhiệm vì gây thiệt hại (hoặc do tài sản của vợ, chồng gây thiệt hại) cho người khác dù có lỗi hay không có lỗi, từ đó xác định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng đối với mỗi trường hợp cụ thể kèm theo một số điều kiện nhất định mà pháp luật dân sự nói chung và pháp luật HN&GĐ nói riêng đã dự liệu.
- THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ LIÊN ĐỚI CỦA VỢ CHỒNG.
- Thực tiễn áp dụng pháp luật về xác định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng:.
- Thực tiễn áp dụng pháp luật về xác định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng..
- Nhận xét chung về thực tiễn áp dụng pháp luật xác định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng.
- Đây là loại trách nhiệm dân sự đặc biệt bởi quan hệ hôn nhân hợp pháp và vì tính chất cộng đồng tạo sản đã làm cho vợ chồng phải liên đới chịu trách nhiệm cùng nhau cho dù chỉ một bên tham gia giao dịch dân sự hợp pháp nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.
- Vì thế, những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về xác định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng vẫn còn tồn tại khá phổ biến..
- Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xác định trách nhiệm liên đới của vợ chồng.
- Trong phần này, tác giả đề xuất một số giải pháp được tiến hành đồng bộ để khắc phục những hạn chế, tồn tại trong việc xác định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng đã nêu trên cả phương diện pháp luật và thực tiễn, cụ thể:.
- Cần thành lập một cơ quan định giá tài sản chuyên nghiệp và thống nhất làm tham mưu cho các hoạt động xét xử của Tòa án đối với các tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng, làm cơ sở để xác định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng.
- Nhà nước ta cần sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật một cách cụ thể, chi tiết liên quan đến việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng và trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng đối với giao dịch từ việc sử dụng hai loại tài sản này khi một bên vợ, chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.
- phải có sự thống nhất, phù hợp nhằm tạo ra một cơ chế pháp lý đồng bộ để xác định rõ ràng và chính xác trách nhiệm dân sự liên.
- Tăng cường và đổi mới công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhằm nâng cao sự hiểu biết của nhân dân về pháp luật HN&GĐ, đặc biệt là chế định tài sản của vợ chồng, trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng..
- Từ sự phân tích về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật HN&GĐ ở nước ta, có thể nhận thấy rằng việc xác định trách nhiệm dân sự liên của vợ chồng trong pháp luật dân sự Việt Nam là một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, không chỉ là cơ sở quan trọng để bảo.
- trách nhiệm của vợ chồng đối với giao dịch, hợp đồng đó.
- Từ đây, chúng ta có thể xác định được trách nhiệm dân sự liên đới giữa vợ chồng có được đặt ra hay không..
- Trên cơ sở đó, luận văn có một số kiến nghị, đề xuất hướng hoàn thiện quy định pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng cũng như trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng theo pháp luật hiện hành và việc tổ chức thực hiện những quy định đó, bảo đảm tính hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với chế độ tài sản của vợ chồng nói chung và chế định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng nói riêng ở nước ta trong thời kỳ đổi mới./..
- Nguyễn Hải An (2008), Trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với hợp đồng dân sự do một bên thực hiện, http.
- Trần Việt Anh (2010), So sánh trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, http.
- Bộ luật Dân sự Pháp (1804), Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Bộ luật Dân sự Nhật Bản (1889), Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Chính phủ (2006), Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày của Chính phủ quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005..
- Ngô Huy Cương (2009), Trách nhiệm dân sự so sánh và phê phán, diendankienthuc.net..
- Tổ Luật Hôn nhân và gia đình, khoa Luật Dân sự - Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu và phát hiện những bất cập của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Hà Nội..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại – Vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội.