« Home « Kết quả tìm kiếm

Xác định yêu cầu cho sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh An Giang trên cơ sở tham vấn các chủ thể khác nhau


Tóm tắt Xem thử

- XÁC ĐỊNH YÊU CẦU CHO SẢN XUẤT LÚA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI TỈNH AN GIANG TRÊN CƠ SỞ THAM VẤN CÁC CHỦ THỂ KHÁC NHAU Phan Chí Nguyện.
- An Giang, Đánh giá đa tiêu chí, Sản xuất lúa, Tiêu chí.
- công nghệ cao, Ứng dụng công nghệ cao.
- Nghiên cứu nhằm xác định các yêu cầu cho sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao dưới hình thức sản xuất đại trà, từ đó làm cơ sở khoa học xây dựng vùng có khả năng phát triển lúa ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh An Giang.
- Kết quả nghiên cứu đã xác định được bốn yêu cầu chung và 20 yêu cầu cụ thể cho sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh An Giang.
- Kết quả này là cơ sở bước đầu xây dựng được các tiêu chí đánh giá khả năng phù hợp để xác định vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững trong thời kỳ hội nhập..
- Xác định yêu cầu cho sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh An Giang trên cơ sở tham vấn các chủ thể khác nhau.
- Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu trong thời kỳ hội nhập (Phạm.
- hỏi cần thiết phải đặt ra là phải có vùng sản xuất tập trung với quy mô sản xuất lớn (Nguyễn Tất Khương, 2014.
- Tuy nhiên, hiệu quả mang lại chưa cao, do chưa có những yêu cầu rõ ràng, cụ thể trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến việc lúng túng, khó thực hiện (Phan Chí Nguyện và ctv., 2017).
- An Giang là một trong những tỉnh có diện tích sản xuất lúa lớn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Nguyễn Hoàng Đan và ctv., 2015.
- Trong những năm gần đây, việc thực hiện ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp theo nghị quyết 09-NQ/TU của Tỉnh ủy đã được nhân rộng, và mang lại những thành tựu đáng kể bởi việc áp dụng khoa.
- Tuy vậy, trong quá trình xây dựng vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao theo quyết định 66/2015/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ còn gặp nhiều khó khăn do những tiêu chí còn mang tính chung chung, chưa cụ thể (Phan Chí Nguyện và ctv., 2017).
- Từ đó, nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yêu cầu cần thiết cho sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao dưới dạng sản xuất đại trà làm cơ sở khoa học xây dựng, đề xuất những vùng có khả năng phát triển lúa ứng dụng công nghệ cao thật sự cần thiết..
- Trên cơ sở các tài liệu trên nhóm nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và xây dựng các yêu cầu cơ bản cần thiết cho sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao dưới hình thức sản xuất đại trà cho tỉnh An Giang (Bảng 1)..
- Bảng 1: Các yêu cầu cần thiết cơ bản cho sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao Yêu cầu chung Yêu cầu cụ thể Cơ sở lý luận.
- Luật công nghệ cao (2008);.
- Trình độ nông hộ Khả năng quản lý Nguồn lao động Cơ sở hạ tầng Tổ chức sản xuất Quyền sử dụng đất Chính sách hỗ trợ Kỹ thuật canh tác.
- 2.2 Phương pháp tham vấn chuyên gia Trên cơ sở các yêu cầu cơ bản đã được xây dựng dựa trên việc hệ thống hóa cơ sở lý luận, nghiên cứu tiến hành tham vấn các chủ thể bao gồm người dân, nhà quản lý và nhà khoa học để xác định mức độ quan tâm đối với các yêu cầu cơ bản, và hoàn thiện lại các yêu cầu trên cho sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao dưới hình thức sản xuất đại trà.
- Các nhóm chuyên gia sẽ chọn lựa những yêu cầu cần thiết và xếp hạng mức độ quan tâm (điểm) đối với từng nhóm yêu cầu và cho các yêu cầu cần thiết trong sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao..
- 2.3 Phương pháp xác định chỉ số quan tâm các chủ thể đối với yêu cầu cần thiết cho phát triển lúa ứng dụng công nghệ cao.
- Để so sánh mức độ quan tâm của yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể với nhau, phương pháp của Sharifi (1990) được sử dụng để xác định chỉ số ưu tiên của yêu cầu cần thiết.
- Roãn Ngọc Chiến, 2001) về các yêu cầu cần thiết cho sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao dưới hình thức sản xuất đại trà..
- Xi: Điểm chuẩn hóa mức độ quan tâm của yêu cầu thứ i (trong khoảng từ 0 đến 1)..
- 𝑌𝑖𝑗: là giá trị tổng điểm của các chuyên giá đánh giá cho yêu cầu thứ i trong nhóm yêu cầu j cho phát triển lúa ứng dụng công nghệ cao..
- 𝑍𝑚𝑎𝑥𝑗: là giá trị tổng điểm cao nhất của yêu cầu trong nhóm yêu cầu j cho phát triển lúa ứng dụng công nghệ cao được các chuyên gia đánh giá..
- 3.1 Các yêu cầu chung cho sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao dưới dạng sản xuất đại trà.
- Các yêu cầu chung cho sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh An Giang được xét đến gồm yêu cầu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và yêu cầu về môi trường (Bảng 1).
- Sau đó tiến hành tham vấn ý kiến trên ba nhóm chuyên gia là người dân, nhà quản lý và nhà khoa học để đánh giá mức độ quan trọng của các yêu cầu trên qua việc xếp hạng điểm số của từng yêu cầu..
- Hình 1: Điểm đánh giá các yêu cầu chung cho phát triển lúa ứng dụng công nghệ cao theo.
- Kết quả đánh giá của các nhóm chuyên gia cho thấy nhóm chủ thể là người dân quan tâm nhiều đến yêu cầu về kinh tế, kế đến là tự nhiên, xã hội, ít quan tâm đến yêu cầu về môi trường bởi vì nhóm cho rằng hiện nay các mô hình sản xuất phải đảm bảo được kinh tế hộ, đảm bảo được đời sống của người dân.
- Bên cạnh đó, việc sản xuất cây trồng đòi hỏi phải phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, cũng như nguồn nước phải đảm bảo cho quá trình sản xuất (Nguyễn Việt Anh và ctv., 2010;.
- Tuy nhiên, chủ thể là nhà quản lý lại cho rằng vấn đề cần quan tâm nhất là kinh tế và xã hội, kế đến là tự nhiên và yêu cầu về môi trường ít được quan tâm (Hình 1), bởi khi thực hiện mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhằm đáp ứng đời sống của người dân tham gia, đồng thời cần xem lại nguồn vốn của người dân có đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất và đầu tư ban đầu cho việc thay đổi này không, và nhà nước sẽ có những chính sách gì hỗ trợ khi người dân tham gia vào mô hình.
- sản xuất này (Lê Tất Khương và ctv., 2014).
- Ngoài ra, nhà quản lý cho rằng hiện nay người dân trên địa bàn tỉnh đã ý thức dần trong việc quản lý sự ô nhiễm, và cán bộ quản lý cũng đã tập huấn và triển khai nhiều mô hình nhằm hạn chế sử dụng thuốc và hóa chất trong quá trình sản xuất nông nghiệp “1 phải 5 giảm, 3 giảm 3 tăng, tưới khô ngập luân phiên.
- và về thổ nhưỡng, nguồn nước đã ổn định để đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp cho người dân..
- Mặc dù vậy, nhà khoa học cho rằng phải cần có các yêu cầu chung về tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường và chỉ số quan tâm của các yêu cầu này ngang nhau (Hình 1), kết quả này cũng tương đồng với quan điểm của Phạm Thanh Vũ và ctv.
- Nguyên nhân nhà khoa học cho rằng như vậy là bởi khi thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cần phải đáp ứng được sự tăng trưởng về kinh tế cao hơn so với phương thức sản xuất truyền thống, thân thiện với môi trường (tức là phải mang tính bền vững về môi trường), sản xuất phải phù hợp với tiềm năng tự nhiên sẵn có tại địa phương.
- Để đáp ứng được những yêu cầu trên, đòi hỏi phải phát triển về nguồn nhân lực cho ứng dụng công nghệ cao như.
- kiến thức của người sản xuất, cơ sở hạ tầng phải đáp ứng được yêu cầu vận chuyển và sản xuất hàng hóa chất lượng (Lê Tất Khương và ctv., 2014.
- Tóm lại, mức độ quan tâm của các yêu cầu chung cho sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao dưới dạng sản xuất đại trà tại tỉnh An Giang đối với từng nhóm chủ thể có sự khác nhau.
- Kết quả cho thấy cả ba nhóm chủ thể đều có chỉ số yêu cầu như nhau về mặt kinh tế, nhóm người dân có yêu cầu thấp hơn về tự nhiên, môi trường và xã hội.
- Trong khi đó, nhóm nhà khoa học có yêu cầu cao cho tất cả các tiêu chí, nhóm nhà quản lý có chỉ số quan tâm về tự nhiên và môi trường thấp hơn nhà khoa học..
- 3.2 Các yêu cầu cụ thể cho sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao dưới dạng sản xuất đại trà.
- Các yêu cầu cụ thể cho sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao được xác định tại Bảng 1, được các chủ thể gồm nhà khoa học, nhà quản lý và người dân cho từng yêu cầu, chỉ số quan tâm của các yêu cầu cụ thể được thể hiện qua Bảng 2..
- Bảng 2: Chỉ số các yêu cầu cụ thể cho sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh An Giang Yêu cầu.
- chung STT Yêu cầu cụ thể Chỉ số quan tâm.
- 14 Tổ chức sản xuất .
- Yêu cầu cụ thể về tự nhiên: các yêu cầu được xét đến bao gồm về điều kiện thổ nhưỡng, nước và khí hậu phục vụ cho sản xuất lúa ứng dụng.
- công nghệ cao tỉnh An Giang.
- Trong đó, người dân cho rằng yêu cầu về khí hậu cần quan tâm khi thực hiện sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,.
- Yêu cầu về điều kiện thổ nhưỡng (đất) và nước chưa được người dân quan tâm do các điều kiện này có thể cải tạo được khi áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong quá trình canh tác (Công Mạo, 2017).
- Từ những ý kiến đánh giá của các nhóm chuyên gia trên, các yêu cầu về điều kiện tự nhiên bao gồm yêu cầu về thổ nhưỡng, nước và khí hậu cần được đưa vào trong các tiêu chuẩn làm cơ sở cho phát triển công nghệ cao.
- Bên cạnh đó, nhà quản lý cho rằng cả hai yêu cầu đất và nước có mức độ quan trọng như nhau và cần thiết trong sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao (Bảng 2), phải đảm bảo được sự phù hợp về điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương và nhu cầu nước tưới mới xét đến yếu tố khí hậu, và hầu như khí hậu trên địa bàn tỉnh An Giang cũng không có sự khác biệt lớn.
- Yêu cầu về nước được sự quan tâm nhiều từ nhà khoa học, kế đến là thổ nhưỡng, và yêu cầu về khí hậu có sự quan tâm thấp nhất trong ba yêu cầu về tự nhiên, bởi nước tưới là yêu cầu quan trọng trong quá trình sản xuất, và sản xuất phải chọn lựa cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng mới có thể phát triển tốt nhất và có năng suất và chất lượng sản phẩm cao (Bùi Tuấn Anh và ctv., 2013).
- Kết quả cũng cho thấy yêu cầu về tự nhiên với nhóm người dân thấp hơn nhà khoa học và nhà quản lý..
- Yêu cầu cụ thể về kinh tế: có sáu yêu cầu cần được xem xét đến bao gồm chi phí đầu tư, lợi nhuận mang lại, hiệu quả đồng vốn, thị trường tiêu thụ, giá cả của sản phẩm nông nghiệp và nguồn vốn đầu tư của người dân.
- Trong đó, người dân quan tâm đến thị trường tiêu thụ đầu tiên (Nguyễn Tuấn Kiệt, 2017), nguyên nhân là do khi sản xuất hàng hóa tập trung, sản phẩm nhiều sẽ bị ảnh hưởng bởi thị trường tiêu thụ “được mùa, mất giá”, do vậy cần có thị trường tiêu thụ ổn định nhằm mang lại hiệu quả về lợi nhuận và đồng vốn đầu tư của người dân.
- Bởi lẽ, việc sản xuất nông nghiệp người dân sẽ chọn lựa những mô hình nào mang lại lợi nhuận kinh tế cao (Phan Chí Nguyện và ctv., 2017), từ đó dẫn đến thực trạng sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ trong thời gian qua (Đỗ Kim Chung, 2012), do đó để phát huy được vai trò phát triển nông nghiệp người dân mong muốn rằng khi thực hiện ứng dụng công nghệ cao phải cần có thị trường ổn định nhằm mang lại hiệu quả về.
- Nhà quản lý cũng có cùng quan điểm với nhà khoa học về các yêu cầu phụ cho kinh tế, tuy nhiên đối nhà quản lý quan tâm đến nguồn vốn đầu tư hơn hiệu quả sử dụng đồng vốn (Bảng 2), bởi điều kiện người dân trên tại địa phương còn hạn chế về vốn đầu tư ban đầu mà chi phí cho sản xuất ứng dụng công nghệ cao thì cao hơn nhiều so với sản xuất truyền thống của người nông dân.
- Nhà khoa học cho rằng yêu cầu về chi phí đầu tư, lợi nhuận và thị trường tiêu thụ là những yêu cầu cần thiết nhất, kế đến là hiệu quả sử dụng đồng vốn, nguồn vốn đầu tư và giá sản phẩm có mức độ quan tâm thấp nhất (Bảng 2) (Phan Chí Nguyện và ctv., 2017), nguyên nhân là do mục tiêu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng hiệu quả kinh tế mang lại trên cùng đơn vị diện tích, tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, với số lượng sản phẩm lớn thì cần có một thị trường tiêu thụ ổn định.
- Đồng thời để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu rất lớn, do đó cần xem xét đến tiềm lực của nông hộ khi phát triển sản xuất..
- Nhìn chung, chỉ số yêu cầu các chỉ tiêu về kinh tế đối với nhà khoa học và nhà quản lý gần như nhau và nhóm người dân thấp hơn.
- Điều này đặt ra khi triển khai thực hiện sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao cần có thị trường ổn định để đảm bảo được giá cả nông sản nhằm tăng lợi nhuận sản xuất, hiệu quả sử dụng đồng vốn.
- Do chi phí đầu tư ban đầu cao cho việc phát triển mô hình, các yêu cầu về nguồn vốn đầu tư và chi phí đầu tư cũng cần được thiết lập trong tiêu chí cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh An Giang..
- Yêu cầu cụ thể về xã hội: các yêu cầu về xã hội được đề ra trong sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao dưới dạng sản xuất đại trà bao gồm trình độ của người nông dân, khả năng quản lý nông hộ, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng, tổ chức sản xuất, quyền sử dụng đất, các chính sách hỗ trợ của nhà nước và yêu cầu về kỹ thuật sản xuất.
- Bảng 2 cho thấy người dân quan tâm nhiều đến trình độ người sản xuất và ít quan tâm đến quyền sử dụng đất và nguồn lao động, nguyên nhân là do việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa đòi hỏi người sản xuất phải có khả năng tiếp cận với những khoa học và kỹ thuật áp dụng mới, đòi hỏi người dân phải có trình độ học vấn ở mức độ nhất định.
- Bên cạch đó, để thực hiện hài hòa cho sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao thì yêu cầu về kỹ thuật canh tác là một trong những yêu cầu quan trọng, bởi việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong hầu hết các khâu sản xuất từ làm đất đến thu hoạch và sau thu hoạch đã và đang mang lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất nông.
- Thêm vào đó, chính sách hỗ trợ sẽ tạo điều kiện cho người dân tham gia vào sản xuất như chính sách tín dụng, hỗ trợ lãi suất, chính sách hạn điền, chính sách thu hút đầu tư và nguồn nhân lực nhằm thu hút doanh nghiệp và người dân có đủ điều kiện tham gia vào hoạt động tổ chức sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Lê Tất Khương và ctv., 2014.
- Mahazril et al., 2012) để phát triển tốt hơn trong việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa tại tỉnh An Giang.
- Nguyên nhân là do sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi cần tập trung sản xuất để sản phẩm tạo ra có sự đồng nhất về chất lượng, từ đó đòi hỏi cần có một cơ chế tổ chức sản xuất và sự thống nhất về kỹ thuật cho người dân (Nguyễn Duy Cần và Nguyễn Ngọc Đệ, 2016.
- Tóm lại, kết quả tham vấn chuyên gia về các yêu cầu cụ thể trong nhóm yêu cầu xã hội phục vụ sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và mang tính bền vững, cho thấy yêu cầu về kỹ thuật sản xuất, tổ chức sản xuất, trình độ nông hộ, cơ sở hạ tầng và chính sách hỗ trợ được sự quan tâm nhiều..
- Yêu cầu cụ thể về môi trường: Nhóm chủ thể là người dân quan tâm đến yêu cầu về không gây suy thoái đất, không gây mặn hóa/phèn hóa và không gây ô nhiễm nguồn nước, bởi họ đã nhận thấy được tác hại của việc lạm dụng phân thuốc và thâm canh tăng vụ ảnh hưởng đến môi trường đất trong khu vực (Lê Văn Khoa và Trần Bá Linh, 2013).
- Bên cạnh đó, người dân hiện nay cũng đã chuyển dần sang những hình thức sản xuất khác như sử dụng phân bón hữu cơ, sản xuất theo mô hình sinh thái, áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới trong canh tác (Mai Văn Trịnh và Lê Hoàng Anh, 2018.
- hai yêu cầu về không gây mặn hóa/phèn hóa và ô nhiễm nguồn nước ít được quan tâm hơn, nhà quản lý cho rằng người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của các vi sinh vật có lợi trong môi trường đất và nước (Nguyen Quoc Khuong et al., 2018), cũng như các loài thiên địch có lợi trong sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Hữu Huân và ctv., 2010).
- Nhóm chủ thể là nhà khoa học cho rằng để phát triển bền vững trong sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao cần phải đảm bảo không tác động xấu đến môi trường, mang quan điểm thân thiện với môi trường nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng các chất hóa học, cũng như phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật (Bảng 2) (Chính phủ, 2015.
- Trên cơ sở đó nghiên cứu đã xác định các yêu cầu về môi trường cần thiết cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó bao gồm không gây mặn hóa/phèn hóa, suy thoái đất và không gây ô nhiễm nguồn nước, kết quả này cũng cùng quan điểm với nghiên cứu của Trần Anh Tuấn và ctv..
- Qua kết quả đánh giá mức độ quan tâm của các yêu cầu cụ thể về tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường cho sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh An Giang của các nhóm chủ thể khác nhau, chỉ số quan tâm của nhóm nhà khoa học cao nhất, kế đến là nhà quản lý và sau cùng là nhóm chủ thể người dân.
- Kết quả nghiên cứu này là tiền đề cho việc xây dựng những yêu cầu chung, xác định vùng có khả năng phát triển lúa ứng dụng công nghệ cao không chỉ riêng tỉnh An Giang mà cho cả toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và những vùng có điều kiện tương tự tại Việt Nam nói chung, phục vụ cho phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mang tính hiệu quả và bền vững..
- Nghiên cứu đã xác định được bốn yêu cầu chung (tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường) cho sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh An Giang với mức độ yêu cầu như nhau về mặt kinh tế của ba nhóm chủ thể, nhóm người dân có yêu cầu thấp hơn về tự nhiên, môi trường và xã hội, nhóm nhà khoa học có yêu cầu cao cho tất cả các tiêu chí, nhóm nhà quản lý có mức độ quan tâm về tự nhiên và môi trường thấp hơn nhà khoa học.
- Kết quả nghiên cứu cũng đã xác định được 20 yêu cầu cụ thể trong bốn nhóm yêu cầu chung, các yêu cầu cụ thể.
- Kết quả này làm cơ sở xây dựng các yêu cầu cho việc xác định vùng có khả năng thích nghi đất đai phát triển lúa ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh An Giang nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt trong thời kỳ hội nhập, mang lại hiệu quả kinh tế cho người sử dụng đất nông nghiệp..
- Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm Nghiệp .
- Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao tại Việt Nam.
- Phân tích một số khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất nông nghiệp trong vùng đê bao khép kín, trường hợp nghiên cứu tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
- Nhu cầu đổi mới công nghệ trong sản xuất và sau thu hoạch lúa gạo của Việt Nam.
- Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 6: 16-18..
- Khảo sát xu hướng thay đổi chất lượng nước mặt liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trong vùng đê bao khép kín huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
- Định hướng phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh An Giang, ngày truy cập.
- Vai trò của liên kết sản xuất nông nghiệp đối với kinh tế hộ tại đồng bằng sông Cửu Long.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất lúa ở tỉnh An Giang.
- Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam - kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc.
- Tạp chí Chính sách và quản lý khoa học và công nghệ.
- Nghiên cứu đề xuất bổ sung một số giải pháp cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hóa ở Việt Nam.
- Ứng dụng công nghệ sinh thái trong mô hình “Ba giảm - Ba tăng” tại Tiền Giang, “Một phải - Năm giảm” tại An Giang trong sản xuất lúa gạo theo VietGAP ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, 4 trang..
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất lúa của chương trình cùng nông dân ra đồng với doanh nghiệp tại huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An.
- Ứng dụng GIS trong đánh giá tính tổn thương cho sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang dưới tác động của biến đổi khí hậu.
- Đánh giá các tiêu chí của công nghệ cao trong sản xuất lúa và rau màu ở huyện Thoại Sơn và Châu Phú-An Giang.
- Sản xuất lúa và rau màu ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang – Thực trạng và giải pháp.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn tại huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng, ngày truy cập 22/07/2019