« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng các niên biểu lịch sử của Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Hai dạng niên biểu lịch sử.
- Niên biểu lịch sử thuộc về Niên đại học và là một trong các công cụ để xác định niên đại nói chung, tức là xác định thời gian, ở đây cụ thể là xác định ngày tháng năm (date) xảy ra các sự kiện.
- Niên biểu lịch sử là một sách công cụ rất cần thiết cho việc nghiên cứu khoa học xã hội như Lịch sử, Khảo cổ, Văn hoá, Văn học cổ, Hán Nôm, Gia phả học....
- Niên biểu lịch sử yếu lược và Niên biểu lịch sử chi tiết..
- Niên biểu lịch sử yếu lược (NBYL) có tiêu chí chính là các niên hiệu được liệt kê chủ yếu theo dòng thời gian như ở cuốn Niên biểu Việt Nam 1 hoặc theo vần chữ cái như ở cuốn Biểu nhất lãm áp dụng cho Lịch sử Việt Nam (Biểu nhất lãm) 2 .
- Tiêu chí thứ hai không thể thiếu là thời dụng, tức là khoảng thời gian tồn tại (sử dụng) của một niên hiệu.
- Tiêu chí thứ ba cũng hay được quan tâm là các vị vua dùng niên hiệu và thường đi kèm với tên triều đại xem như là tiêu chí thứ tư..
- Niên biểu lịch sử chi tiết (NBCT) thường liệt kê thêm các tiêu chí phụ sau: ngày sinh, ngày mất, ngày lên ngôi, ngày thoái vị – nhường ngôi, ngày mất ngôi của nhà vua.
- chúng tôi đã khảo cứu kỹ để đi đến kết luận Thông sử viết đúng và qua đó phát hiện ra các niên biểu trước đây ghi sai thời dụng của 8 niên hiệu.
- Điển hình về một NBCT là phần niên biểu trong cuốn Bảng đối chiếu Âm Dương lịch 2000 năm và niên biểu lịch sử (Bảng đối chiếu) 3.
- hơn nữa các cuốn cổ sử của ta thường có ghi thêm các niên hiệu của Trung Quốc.
- nên cần soạn thêm cả niên biểu lịch sử của Trung Quốc và niên biểu của mỗi nước đều nên có sự đối chiếu qua lại với nhau..
- Hai cuốn niên biểu phổ biến nhất.
- Từ năm 1986, chúng tôi đã đặt vấn đề cần biên soạn lại niên biểu lịch sử Việt Nam qua bài Vài ý kiến về việc biên soạn niên biểu lịch sử Việt Nam 4 .
- Vào lúc đó, cuốn Niên biểu Việt Nam 5 là phổ biến nhất và thuộc loại NBYL, còn cuốn Bảng đối chiếu 6 thuộc loại NBCT cũng được in ra với số lượng lớn.
- Cuốn Niên biểu Việt Nam 7 của Vụ Bảo tồn Bảo tàng được tái bản nhiều lần, kể cả gần đây, chứng tỏ nhu cầu về loại sách này rất lớn.
- 2) Một năm với một niên hiệu nhưng trải nhiều vua.
- Nhược điểm thứ hai của Niên biểu Việt Nam là đã không coi nhà Mạc từ khi có nhà Lê Trung Hưng (1533) là một triều đại nữa và chép các vua của họ vào Thế phả họ Mạc thay vì một Niên biểu nhà Mạc.
- Nhược điểm thứ ba là có khá nhiều nhầm lẫn: 1) Các tên gọi Dục Đức và Hiệp Hoà (trang 31) bị ghi nhầm là niên hiệu, thực ra đó chỉ là các niên hiệu dự định dùng cho năm sau, chưa từng là một niên hiệu thực thụ.
- 2) Trịnh Cối không được xếp vào Thế phả họ Trịnh mà lại đưa sang Tên các vua và niên hiệu nhuận triều (trang 42) với một niên hiệu Trần Đức Hầu không hề tồn tại, cái tên này có thể do nhầm từ chức tước của ông là Tuấn Đức Hầu.
- ngày 19 vua Thế Tổ (Gia Long) mất, hôm sau thuộc quyền vua Thánh Tổ (Minh Mệnh), nhưng vẫn còn dùng tiếp niên hiệu Gia Long cho đến hết năm.
- Do cách nhìn không dứt khoát về nhà Mạc, các tác giả Bảng đối chiếu sau khi lập Niên biểu nhà Mạc.
- rồi lại lập Thế phả họ Mạc 10 , khiến cho các vua từ Đăng Dung đến Mậu Hợp và các niên hiệu họ dùng được liệt kê 2 lần, dư thừa, dễ sai và dễ lẫn.
- Niên biểu Việt Nam và Bảng đối chiếu còn một vài sai sót khác, nhất là đối với nhà Mạc: 1) Thời dụng của các niên hiệu thời Mạc Mậu Hợp đều sai.
- Điểm qua một vài cuốn niên biểu khác.
- Biểu nhất lãm 11 là loại NBYL được xuất bản ở miền Nam, ưu tiên sắp xếp các niên hiệu theo vần chữ cái.
- Các niên hiệu khác của cùng một vua được sắp xếp ở cột cuối, như vậy chúng có thể được liệt kê nhiều lần, khiến cho niên biểu dài và trùng lặp..
- Các niên biểu Tableau chronologique des dynastíes annamites 12 của L.
- Cadière và Hoàng Việt Giáp Tý niên biểu 13 của Nguyễn Bá Trác đều được soạn đã lâu, không.
- Phần niên biểu trong cuốn Lịch và niên biểu lịch sử hai mươi thế kỷ Lịch và niên biểu) 14 của chúng tôi tỷ mỷ, chi tiết, cặn kẽ đến tận ngày sinh, ngày mất, ngày lên ngôi, ngày cải nguyên của các vị vua, tất nhiên là một công cụ tra cứu tốt.
- Nhưng vì chi tiết nên dày, lại in cùng phần lịch nên sách càng nặng, không tiện mang theo những khi điền dã và không thể lấy làm phụ lục cho một số sách cần đến niên biểu lịch sử..
- Các tác giả cuốn Tiền kim loại Việt Nam 15 và cuốn Cổ vật Việt Nam 16 đã soạn một Niên biểu Việt Nam làm phụ lục cho sách và có nhờ chúng tôi hiệu đính.
- Để làm phụ lục cho hai cuốn sách đó thì có thể niên biểu đó là hợp, nhưng nó vẫn còn những nhược điểm: không có niên biểu Trung Quốc, do đó cũng không thể đối chiếu qua lại giữa niên biểu 2 nước.
- Về hình thức, việc đặt miếu hiệu của các vua ở cột 1 không nêu bật vai trò chính yếu của các niên hiệu..
- Về niên biểu ở cuốn Lịch và niên biểu lịch sử hai mươi thế kỷ Năm 2000, chúng tôi in cuốn Lịch và niên biểu 17 , gồm 2 phần chính: lịch và niên biểu lịch sử.
- Đó là thí dụ về niên biểu đầu thời Trần: Các cột từ 1 đến 7 của bảng 1 để ghi chép về Việt Nam.
- nội dung chính là các niên hiệu được ghi ở cột 4 bằng chữ nghiêng đậm, cột 5 ghi số năm dùng niên hiệu đó, cột 6 và 7 ghi thời điểm bắt đầu dùng niên hiệu đó.
- Các cột 8 và 9 nêu ở bảng 2 là niên hiệu và triều đại của Trung Quốc được liệt kê ra để đối chiếu.
- con số thứ hai là số năm dùng niên hiệu đó hoặc số năm nhà vua tại vị.
- “Tỷ số” “11/12” cho biết niên hiệu Thuần Hựu chỉ có 12 năm, nên năm Nguyên Phong thứ 3 không thể là Thuần Hựu thứ 13 được nữa.
- ta phải tìm trong niên biểu của Trung Quốc để biết được đó là năm Bảo Hựu thứ nhất.
- B ảng 1: Dạng bảng ghi niên hiệu trong cuốn “Lịch và niên biểu lịch sử hai mươi thế kỷ” in năm 2000.
- STT Nhà vua Dùng niên hiệu Th ời điểm, theo Lịch.
- Tên Số năm Niên hiệu Số Âm Dương N.
- Dương Niên hiệu Triều vua.
- Phan Huy Lê, tới đây khi tái bản cuốn sách này, chúng tôi sẽ sửa lại cột 7 như ở bảng 2, đối với niên biểu sẽ ghi thời đoạn từ khi bắt đầu đến khi kết thúc theo lịch Dương, chẳng hạn niên hiệu Nguyên Phong là từ 1251 đến 1258, thay vì trước đây chúng tôi chỉ ghi năm bắt đầu là 1251 (cột 7 bảng 1).
- Một số niên hiệu trước đây chỉ ghi đến tháng cải nguyên, nay tìm thêm được tư liệu, chúng tôi sẽ chép cả ngày cải nguyên..
- Ngay từ năm 1986, chúng tôi đã nêu ra những vấn đề cơ bản cần cho việc biên soạn lại một Niên biểu lịch sử Việt Nam sao cho chính xác và khoa học, phác ra những công việc cần làm 18.
- Đóng góp quan trọng nhất của chúng tôi là việc xây dựng một niên biểu mới, chính xác cho nhà Mạc.
- Cuốn Niên biểu Việt Nam 19 đã sơ sót khi viết về nhà Mạc dưới dạng thế phả như thế phả họ Trịnh, họ Nguyễn.
- Ngược lại, chúng tôi đã xây dựng thành một niên biểu cho nhà Mạc..
- Thông sử chép: “Ngày mồng 7 tháng 2 niên hiệu Chính Trị thứ 7 [1564 – Giáp Tý], vợ Phúc Nguyên là Bùi Thị sinh ra Mậu Hợp” 21 .
- Để giải quyết triệt để mâu thuẫn này, chúng tôi đã dùng các minh văn trên 60 tấm bia đá ở 60 địa điểm khác nhau trải ra trong 60 năm lấy trong sách Văn bia thời Mạc 22 tạo thành một thể thống nhất không mâu thuẫn cho phép tái hiện toàn bộ các niên hiệu của nhà Mạc từ Mạc Đăng Dung đến Mạc Mậu Hợp 23 .
- Đây mới là một niên biểu chính xác..
- Trên cơ sở những phát hiện đó chúng tôi xây dựng lại một Niên biểu lịch sử mới cho nhà Mạc 26 .
- Niên biểu mới này khác niên biểu cũ xây dựng theo Toàn thư ở 8 niên hiệu, cụ thể nêu ở bảng 3..
- Xác định lại 8 niên hiệu thời Mạc.
- TT Niên hiệu Thời dụng Mới xác định lại.
- Chúng tôi cũng đã nêu ra 126 vị tiến sỹ bị ghi sai năm đỗ ở cuốn sau qua bài Tính lại niên hiệu các khoa thi Tiến sỹ triều Mạc trong cuốn “Các nhà khoa bảng Việt Nam” 31.
- Khác với các tác giả đi trước, đối với các niên hiệu, chúng tôi thông báo chi tiết cho đến ngày cải nguyên, vì thế có nhiều ưu điểm, khắc phục được các nhược điểm đã nêu trên ở các niên biểu trước.
- Một vài sai sót ở các niên biểu trước đây tưởng như là “nhỏ”, nhưng với một đòi hỏi cao về tính chính xác đối với một niên biểu lịch sử thì không thể bỏ qua được.
- Ta biết: Dục Đức, Hiệp Hoà không phải là niên hiệu.
- Niên hiệu thứ nhất của Lê Nhân Tông phải là Đại Hoà chứ không thể là Thái Hoà như chúng tôi đã bàn cặn kẽ trong nghiên cứu của mình 32 .
- Các nội dung cơ bản khác của một niên biểu Việt Nam đã được chúng tôi khảo cứu dần và lần lượt công bố như: việc sắp xếp các triều đại cùng tồn tại trong không gian và thời gian vừa mang tính đồng đại vừa mang tính lịch đại 34 , việc xem các tước hiệu của các chúa Nguyễn tương tự như các niên hiệu nhà vua để làm mốc ghi niên đại trong Thế phả họ Nguyễn 35 , khảo kỹ về các vua Nguyễn 36 .
- Các thành quả nghiên cứu đã được đúc kết trong cuốn sách Lịch và niên biểu 37.
- Chúng tôi xây dựng Niên biểu lịch sử Trung Quốc chủ yếu là dựa vào 2 cuốn sách 38 , để liệt kê chi tiết đến tận ngày cải nguyên và ghi chú vào từng trang lịch..
- Chúng tôi hy vọng vào dịp thuận lợi sẽ tái bản có cải tiến và bổ sung cuốn Lịch và niên biểu 39 thành cuốn Lịch và niên biểu lịch sử của Việt Nam và Trung Quốc 2100 năm.
- ở đây không chỉ kéo dài thời gian cho hết thế kỷ XXI mà còn bổ sung lịch và niên biểu của các triều đại đồng thời khác của Trung Quốc, như nhà Thục, nhà Ngô, nhà Kim, nhà Liêu cho được toàn diện và phong phú… Công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và sức lực.
- Phan Huy Lê mà sửa lại cột 7 ở bảng 1 thành cột 7 ở bảng 2, theo đó các niên hiệu có ghi rõ cả thời dụng của chúng theo năm lịch Dương để tiện dụng cho người sử dụng.
- Xây dựng một niên biểu yếu lược.
- Chúng tôi đang tiến hành biên soạn một Niên biểu yếu lược của Việt Nam và Trung Quốc, phong phú về nội dung, nhất quán về hình thức.
- Ở bảng 4, chúng tôi nêu hai đoạn trong Niên biểu nhà Nguyễn làm ví dụ về cấu trúc của NBYL mà chúng tôi đang soạn và sắp xuất bản..
- Niên biểu nhà Nguyễn như một ví dụ về NBYL Nieân.
- Niên hiệu là tiêu chí chủ yếu nên được đặt ở cột 1.
- Ở đoạn dưới lại cho thấy rõ rệt năm Ất Dậu – 1885 trải 3 thời đoạn với 2 niên hiệu: Đầu tiên là niên hiệu Hàm Nghi của vua Xuất Đế (Ưng Lịch).
- gần như các niên hiệu của các vị vua để làm mốc tính niên đại.
- Các niên biểu trước đây thường bị ảnh hưởng của cách nhìn thiên kiến riêng của từng dòng họ này nên không đưa Trịnh Cối và Nguyễn Phúc Dương vào thế phả của dòng họ mình.
- Chúng tôi đã nêu những đặc điểm của các niên biểu lịch sử hiện có cũng như dự định cải tiến phần niên biểu chi tiết trong cuốn sách đã xuất bản năm 2000 và nhất là phác thảo những nét chính về cuốn Niên biểu lịch sử yếu lược của Việt Nam.
- 1 Vụ Bảo tồn Bảo tàng, Niên biểu Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1970..
- 3 Nguyễn Trọng Bỉnh – Nguyễn Linh – Bùi Viết Nghị: Bảng đối chiếu Âm Dương lịch 2000 năm và niên biểu lịch sử, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1976..
- 4 Lê Thành Lân, Vài ý kiến về việc biên soạn niên biểu lịch sử Việt Nam, tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6, 1986, tr.61 – 68..
- 5 Vụ Bảo tồn Bảo tàng, Niên biểu Việt Nam, sđd..
- 6 Nguyễn Trọng Bỉnh – Nguyễn Linh – Bùi Viết Nghị, Bảng đối chiếu Âm Dương lịch 2000 năm và niên biểu lịch sử, sđd..
- 7 Vụ Bảo tồn Bảo tàng, Niên biểu Việt Nam, sđd..
- 9 Nguyễn Trọng Bỉnh – Nguyễn Linh – Bùi Viết Nghị, Bảng đối chiếu Âm Dương lịch 2000 năm và niên biểu lịch sử, sđd..
- 10 Nguyễn Trọng Bỉnh – Nguyễn Linh – Bùi Viết Nghị, Bảng đối chiếu Âm Dương lịch 2000 năm và niên biểu lịch sử, sđd..
- 14 Lê Thành Lân, Lịch và niên biểu lịch sử hai mươi thế kỷ NXB Thống kê, Hà Nội, 2000..
- 15 Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Tiền kim loại Việt Nam, Hà Nội, 2005 (Phụ lục: Niên biểu Việt Nam, tr .
- 16 Bộ Văn hoá – Thông tin – Cục Bảo tồn Bảo tàng – Bảo tàng Lịch sử, Cổ vật Việt Nam, Hà Nội, 2003 (Phụ lục: Niên biểu Việt Nam, tr .
- 17 Lê Thành Lân, Lịch và niên biểu lịch sử hai mươi thế kỷ sđd..
- 18 Lê Thành Lân, Vài ý kiến về việc biên soạn niên biểu lịch sử Việt Nam, tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6, 1986, tr.61 – 68..
- 19 Vụ Bảo tồn Bảo tàng, Niên biểu Việt Nam, sđd..
- 23 Lê Thành Lân – Trần Ngọc Dũng, Dùng văn bia để xác định lại một vài niên hiệu của nhà Mạc, tạp chí Khảo cổ học, số 3, 1996, tr.70 – 96..
- 26 Lê Thành Lân, Niên biểu nhà Mạc, tạp chí Hán Nôm, số tr.22 – 33..
- 31 Trần Ngọc Dũng – Lê Thành Lân, Tính lại niên hiệu các khoa thi Tiến sỹ triều Mạc trong cuốn Các nhà khoa bảng Việt Nam", tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 5 – 1999, tr.39 – 44..
- 32 Lê Thành Lân, Niên hiệu thứ nhất của vua Lê Nhân Tông: cũng có thể tạm coi là Thái Hoà, nhưng đúng hơn phải là Đại Hoà!, tạp chí Xưa &.
- Và Lê Thành Lân: Bàn về niên hiệu thứ nhất của vua Lê Thánh Tông, tạp chí Thông tin Khoa học và công nghệ Thừa Thiên – Huế,.
- 36 Lê Thành Lân, Niên biểu nhà Nguyễn, trong: Một số vấn đề quan chế triều Nguyễn, NXB Thuận Hoá, 1998, tr.242 – 253..
- 37 Lê Thành Lân, Lịch và niên biểu lịch sử hai mươi thế kỷ sđd..
- 39 Lê Thành Lân, Lịch và niên biểu lịch sử hai mươi thế kỷ sđd.